img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 11 môn hóa chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 16:21 05/04/2024 12,862 Tag Lớp 11

Chuẩn bị thật tốt kiến thức cho bài kiểm tra giữa kỳ 2 môn hóa cùng VUIHOC trong Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 11 môn hóa chi tiết. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 11 môn hóa chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ôn thi học kì 2 lớp 11 môn hóa: Hydrocacbon

2.1 Alkane 

a. Khái niệm

- Alkane là những hydrocacbon mạch hở chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử và có công thức chung CnH2n+2 ( n là số nguyên \large \geq 1) 

- Bậc của một nguyên tử carbon trong phân tử alkane được xác định bằng số nguyên tử carbon liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon đó. Bậc của các nguyên tử carbon được kí hiệu bằng số La Mã.

b. Danh pháp

- Tên theo danh pháp thay thế của alkane không phân nhánh: 

Tiền tố ứng với số nguyên tử carbon của alkane + ane

- Tên theo danh pháp thay thế của alkane phân nhánh: 

Số chỉ vị trí nhánh - tên nhánh + tiền tố ứng với số nguyên tử carbon mạch chính + ane

c. Tính chất vật lý 

- Các alkane đều nhẹ hơn nước, không tan trong nước, nhưng tan trong các dung môi không phân cực. 

d. Tính chất hóa học

- Phản ứng thế halogen: 

CnH2n+2 + Cl2 \large \overset{as}{\rightarrow} CnH2n+1 + HCl

- Phản ứng cracking và reforming

CnH2n+2 \large \rightarrow CmH2m+2 + CpH2p

- Phản ứng oxi hóa 

\large C_{n}H_{2n+2}+\frac{3n+1}{2}O_{2}\overset{t^{o}}{\rightarrow}nCO_{2}+(n+1)H_{2}O

e. Điều chế & Ứng dụng

- Trong công nghiệp, alkane được khai thác, chế biến từ khí thiên nhiến, khí đồng hành, dầu mỏ. 

- Ứng dụng: Alkane dùng làm nhiên liệu, dung môi, dầu nhờn... và là nguyên liệu trong tổng hợp hữu cơ. 

2.2 Hydocacbon không no

a. Khái niệm: 

- Alkane là những hydrocacbon mạch hở, chỉ chứa những liên kết đơn và một liên kết đôi C=C trong phân tử, có công thức chung CnH2n ( n \large \geq 2)

- Alkyne à những hydrocacbon mạch hở, chỉ chứa những liên kết đơn và một liên kết ba C\large \equivC trong phân tử, có công thức chung CnH2n -2 ( n \large \geq 2)

b. Danh pháp: 

c. Đồng phân:

-  Alkene và Alkyne có các đồng phân cấu tạo, alkene từ C4 có thể có đồng phân hình học.

d. Tính chất vật lý:

- Ở nhiệt độ thường, Alkene và Alkyne từ C2 đến C4 ở trạng thái khí, từ C5 - C17 ở trạng thái lỏng, từ C18 trở lên ở trạng thái rắn. 

- Không tan hoặc tan ít trong nước, tan trọng một số dung môi hữu cơ.

e. Tính chất hóa học: 

- Phản ứng cộng: 

CH2=CH2 + H2 \large \overset{Ni,t^{o}as}{\rightarrow} CH3 - CH3

- Phản ứng cộng halogen:

CH2=CH2 + Br2 \large \rightarrow BrCH2-CH2Br

CH\large \equivCH + 2Br2 \large \rightarrow Br2HC-CHBr2

- Phản ứng cộng hydrogen halide vào Alkene và Alkyne tạo thành halogenoalkane tương ứng. 

CH2=CH2 + HBr2 \large \rightarrow CH3-CH2Br

CH\large \equivCH + HBr2 \large \rightarrow CH2=CHBr

CH\large \equivCH + 2HBr2 \large \rightarrow CH3-CHBr2

- Phản ứng cộng nước tạo ra alcohol, sử dụng chất xúc tác là phosphoric acid hoặc sulfuric acid. 

CH2=CH2 + H2\large \xrightarrow[t^{o}]{H_{3}PO_{4}} CH3-CH2OH

- Phản ứng trùng hợp của alkene

- Phản ứng của alk-1-yne với AgNO3 trong NH3 để nhận biết các alkyne có liên kết ba ở đầu mạch. 

HC\large \equivHC + 2AgNO3 + 2NH3 \large \rightarrow Ag-C\large \equivC-Ag + 2NH4NO3

- Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn làm mất màu thuốc tím

3CH2=CH2 + 2KMnO4 +4H2\large \rightarrow 3HO-CH2-CH2-OH + 2MnO2 + 2KOH

- Phản ứng cháy tỏa nhiều nhiệt: 

\large C_{n}H_{2n}+\frac{3n}{2}O_{2}\overset{t^{o}}{\rightarrow}nCO_{2}+nH_{2}O

\large C_{n}H_{2n-2}+\frac{3n-1}{2}O_{2}\overset{t^{o}}{\rightarrow}nCO_{2}+(n-1)H_{2}O

>> Xem thêm: Hydrocacbon không no

2.3 Arene

a. Khái niệm

- Arene là những hydrocacbon có chứa vòng benzene trong phân tử. 

b. Tính chất vật lý: 

- Các arene đều có độc, không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. Một số arene có mùi đặc trưng.

c. Tính chất hóa học 

- Phản ứng halogen hóa: 

- Phản ứng nitro hóa 

- Phản ứng cộng chlorine: 

- Phản ứng công hydrogen

- Phản ứng oxi hóa

+ Phản ứng oxi hóa hoàn toàn: C6H5CH3 + 9O2 \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} 7CO2 + 4H2O

+ Phản ứng oxi hóa nhóm alkyl: C6H5CH3 + 2KMnO4 \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} C6H5COOK + 2MnO2 + KOH + H2O

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức toán vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

2. Ôn thi học kì 2 lớp 11 môn hóa: Dẫn xuất halogen - alcohol - phenol

2.1 Dẫn xuất halogen

a. Khái niệm:

- Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng một hay nhiều nguyên tử halogen, ta được dẫn xuất halogen của hydrocarbon. 

b. Đồng phân và danh pháp: 

- Đồng phân cấu tạo của dẫn xuất halogen gồm có đồng phân mạch carbon, đồng phân vị trí liên kết đôi, liên kết ba và đồng phân vị trí nguyên tử halogen.

- Tên theo danh pháp thay thế của dẫn xuất halogen: 

Số chỉ vị trí nhóm thế - tên nhóm thế halogen + Tên hydrocarbon

c. Tính chất vật lý 

- Nhiệt độ sôi của các dẫn xuất halogen có xu hướng tăng dần theo chiều tăng khối lượng phân tử.

- Dẫn xuất halogen không tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ như alcohol, ehter, benzene. 

- Một số dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học cao: 

d. Tính chất hóa học 

- Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH

CH3CH2-Br + NaOH \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} CH3CH2-OH + NaBr

- Phản ứng tách hydrogen halide: 

e. Ứng dụng: 

- Dẫn xuất halogen được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như làm dung môi hữu cơ, sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng thực vật, chất dẻo, sử dụng trong công nghiệp nhiệt lạnh...

- Lạm dụng thuốc bảo vệ và thuốc kích thích tăng trưởng thực vật gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. 

- Thay thế các dẫn xuất halogen chứa chlorine bằng fluorine trong công nghiệp nhiệt lạnh làm giảm tác hại đến tầng ozone. 

2.2 Alcohol

a. Khái niệm: 

- Alcohol là hợp chất hữu cơ có nhóm chức hydroxy (-OH) liên kết với nguyên tử carbon no.

- Alcohol no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là CnH2n+1OH (n \large \geq 1)

- Alcohol có nhiều hơn 1 nhóm -OH gọi là polyalcohol. 

- Bậc alcohol là bậc của nguyên tử carbon liên kết với nhóm -OH. 

b. Đồng phân và danh pháp 

- Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đơn chức:

Tên hydrocarbon (bỏ kí tự e ở cuối) - Số chỉ vị trí nhóm -OH - ol

- Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đa chức 

Tên hydrocarbon - các số chỉ vị trí nhóm -OH - Từ chỉ số lượng nhóm - ol 

c. Tính chất vật lý

- Alcohol tồn tại ở thể lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường. 

- Giữa các phân tử alcohol có liên kết hydrogen liên phân tử nên có nhiệt độ sôi cao hơn hydrocarbon hoặc ether có phân tử khối tương đương. Nhiệt độ sôi t ang khi phân tử khối tăng.

- Polyalcohol có nhiệt độ sôi cao hơn alcohol đơn chức có phân tử khối tương đương.

- Do tạo được liên kết hydrogen với nước nên các alcohol có phân tử khối nhỏ tan tốt trong nước, độ tan giảm khi số nguyên tử carbon tăng. 

d. Tính chất hóa học 

- Phản ứng thế nguyên tử hydrogen của nhóm - OH

HOCH2CH2OH + 2Na \large \rightarrow NaOCH2CH2ONa + H2

- Phản ứng tạo ether của alcohol: 

2C2H5OH \large \xrightarrow[]{H_{2}SO_{4}d, 140^{o}C} C2H5-O-C2H5 + H2O

- Phản ứng tạo thành alkene

CH3CH2 - OH - \large \xrightarrow[]{H_{2}SO_{4}d, 170^{o}C} CH2=CH2 + H2O

- Phản ứng oxu hóa alcohol

C2H5OH(l) + 3O2(g) \large \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2CO2(g) + 3H2O(g)

- Phản ứng riêng của polyalcohol

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 \large \rightarrow [C3H5(OH)2]Cu + 2H2O

e. Điều chế alcohol 

CH2=CH2 + H2\large \xrightarrow[]{H_{3}PO_{4},t^{o}} CH3CH2OH

2.3 Phenol 

a. Khái niệm

- Phenol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzen. 

- Phenol có nhóm phenyl hút electron, làm giảm mật độ electron ở nguyên tử oxygen, dẫn đến tăng sự phân cực của liên kết O-H, đồng thời làm tăng mật độ electron trong vòng benzene, nhiều nhất ở các vị trí ortho và para. 

b. Tính chất vật lý: 

- Phenol là chất rắn, khong màu, phenol độc, gây bỏng cho da. Phenol ít tan trong nước lạnh, tan vô hạn trong nước ở 66oC, tan tốt trong ethanol.

- Các phenol có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon thơm có khối lượng phân tử tương đương.

c. Tính chất hóa học 

- Tính acid yếu:

C6H5OH \large \rightleftharpoons C6H5O- + H+

- Phản ứng thế nguyên tử hydrogen của vòng benzen

d. Ứng dụng và điều chế

- Phenol được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất như chất sát trùng, diệt nấm, vi khuẩn, chất bảo quản, chất dẻo, chất kết dính, dược phẩm, phẩm nhuộm... 

- Phenol thường được điều chế từ cumene và được tách ra từ nhựa than đá.

COMBO sổ tay môn Vật Lý tổng hợp đầy đủ kiến thức môn học. Nhanh tay đăng ký thôi bạn ơi!!!

3. Ôn thi học kì 2 lớp 11 môn hóa: Hợp chất carbonyl - carboxylic acid

3.1 Hợp chất carbonyl 

a. Khái niệm: 

- Hợp chất carbonyl là hợp chất chứa nhóm carbonyl trong phân tử. 

b. Danh pháp: 

- Aldehyde: Tên theo danh pháp thay thế của aldehyde đơn chức mạch hở

Tên hydrocarbon tương ứng (bỏ kí tự e ở cuối) + al

- Ketone: Tên theo danh pháp thay thế của ketone đơn chức mạch hở: 

Tên hydrocarbon tương ứng (bỏ kí tự e ở cuối) - Số chỉ vị trí nhóm carbonyl + one

c. Tính chất vật lý 

d. Tính chất hóa học

- Phản ứng khử aldehyde, ketone

R-CHO \large \xrightarrow[]{LiAlH_{4}} R-CH2-OH

RCOR' \large \xrightarrow[]{LiAlH_{4}} R-CHOH-R'

- Phản ứng oxi hóa aldehyde

R-CH=O \large \xrightarrow[]{[O]} R-COOH

- Phản ứng cộng hydrogen cyanide

CH3-CH=O + H-C\large \equiv\large \rightarrow CH3-CH(OH)-CN

CH3-CO-CH3 + H-C\large \equiv\large \rightarrow (CH3)2C(OH)-CN

- Phản ứng tạo iodoform

CH3-CHO + 3I2 + 4NaOH \large \rightarrow CHI3 + CH3COONa + 3NaI + 3H2O

e. Điều chế 

- Acetaldehyde: 2CH2=CH2 + O2 \large \xrightarrow[]{PbCl_{2},CuCl_{2}} 2CH3CHO

- Acetone:

3.2 Carboxylic acid

a. Khái niệm: 

Carboxylic acid là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm carboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen. 

- Công thức cung của Carboxylic acid đơn chức, no, mạch hở: CnH2n+1COOH

b. Danh pháp: 

- Tên theo danh pháp thay thế của carboxylic acid đơn chứ, mạch hở: 

Số chỉ vị trí nhánh - tên nhánh + Tên hydrocarbon ứng với mạch chính (bỏ e cuối) + oic + acid

c. Tính chất vật lý

d. Tính chất hóa học

- Tính acid: 

CH3COOH + H2\large \rightleftharpoons CH3COO- + H3O+

- Phản ứng ester hóa: 

e. Ứng dụng

- Carboxylic acid có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, y tế, phẩm nhuộm... 
 

Đăng ký đặt mua bộ sách cán đích 9+ để nhận ưu đãi lên đến 50% của vuihoc bạn nhé!

4. Ôn thi học kì 2 lớp 11 môn hóa: Luyện tập một số dạng bài 

Bài 1: Clo hóa ankhan X theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo sản phẩm dẫn xuất monoClo có thành phần khối lượng Clo là 38,378%. Công thức phân tử của X là

Lời giải: 

CnH2n+2 + Cl2 \large \rightarrow CnH2n+1Cl + HCl

\large %m_{Cl}=\frac{35,5}{14n+36,5}.100%=38,375%\Rightarrow n=4

=> CTPT: C4H10

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được 4,48 lit khí CO2 (đktc) và m gam H2O. Giá trị của V là?

Lời giải: 

nX = 2,24/22,4 = 0,1 mol; nCO2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol

nX = nH2O - nCO2 ⇒ nH2O = nCO2 + nX = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol

⇒ m = 0,3.18 = 5,4 (gam)

Bài 3: Đề hidro hóa hỗn hợp A gồm: C2H6, C3H8 , C4H10. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B, dA/B =1,75. % ankan bị đề hiadro hóa là?

Lời giải: 

\frac{M_{A}}{M_{B}}=1,75\Rightarrow H=\frac{M_{A}-M_{B}}{M_{B}}.100%=\frac{(1,75-1)}{1}.100%=75%

Bài 4: Cho 54,5 g một ankyl clorua X tác dụng với dung dịch KOH trong C2H5OH đun nóng nhẹ, thu được V lít khí Y và 7,45 g muối Z.

Lời giải: 

CnH2n+1Cl + KOH  \large \xrightarrow[t^{o}]{C_{2}H_{5}OH} CnH2n + KCl + H2O

Số mol muối thu được: nKCl = 7,45/74,5 = 0,1 mol ⇒ nankyl clorua = 0,1 mol

Mankyl clorua = 5,45/0,1 = 54,5 ⇒ CT của X là C2H5Cl;

Số mol khí thu được: VC2H4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Bài 5: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là?

Lời giải: 

Đặt CTTQ của axit hữu cơ X đơn chức là RCOOH.

        2RCOOH + CaCO3 → (RCOO)2Ca + CO2 + H2O (1)

mol :      x →                          0,5x

Theo (1) và giả thiết, kết hợp với phương pháp tăng giảm khối lượng ta có :

(2R + 44.2 + 40).0,5x – (R + 45)x = 7,28 - 5,76

⇒ x = 0,08 ⇒ R + 45 = 5,76/0,08 = 72 ⇒ R = 27 (C2H3–).

Vậy CTPT của A là C2H3COOH hay CH2=CH-COOH.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ kiến thức trọng tâm Ôn thi học kì 2 lớp 11 môn hóa. Để làm tốt bài thi học kì 2 môn hóa bên cạnh việc ôn tập lý thuyết thì các em cần luyện thật nhiều dạng bài, đề thi thử để nắm chắc cách giải các bài hóa 11. Truy cập vuihoc.vn để xem thêm các bài viết khác về kiến thức hóa 11 nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

 

 

 

 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990