img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 10 môn hóa chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 16:18 05/04/2024 15,411 Tag Lớp 10

Kiến thức hóa ôn thi học kì 2 lớp 10 môn hóa cần chú ý những chủ đề nào? Mời bạn theo dõi ngay đề cương ôn thi học kì 2 môn Hóa 10 chi tiết của VUIHOC nhé!

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 10 môn hóa chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn hóa: Phản ứng oxi hóa khử

a. Số oxi hóa: Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn. 

- Cách biểu diễn số oxi hóa: Số oxi hóa được đặt ở phía trên kí hiệu của nguyên tố. 

b. Cách xác định số oxi hóa: 

Xác định số oxi hóa Số oxi hóa
Đơn chất 0
Phân tử Tổng số oxi hóa bằng 0 
Ion đơn nguyên tử Điện tích của ion
Ion đa nguyên tử Tổng số oxi hóa các nguyên tử bằng điện tích của ion
Ion fluoride -1
Oxygen trong hợp chất ( trừ OF2 và các peroxide, superoxide) -2
Hydrogen trong hợp chất ( trừ các hydride) +1

c. Phản ứng oxi hóa khử: 

- Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển dịnh electron giữa các chất phản ứng hay có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử. Trong phản ứng oxi hóa khử luôn xảy ra đồng thời quá trình oxi hóa và quá trình khử.

Chất khử Chất oxi hóa
Nhường electron Nhận electron
Số oxi hóa tăng Số oxi hóa giảm
Bị oxi hóa Bị khử
Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron. Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron

Ví dụ: \large \overset{o}{Zn}+\overset{+1}{H_{2}SO_{4}}\rightarrow \overset{+2}{ZnSO_{4}}+\overset{o}{H_{2}}

Zn nhường electron nên Zn là chất khử. Quá trình Zn nhường electron gọi là quá trình oxi hóa: 

\large \overset{o}{Zn}\rightarrow \overset{+2}{Zn}+2e

Ion H+ đã nhận electron nên H+ là chất oxi hóa. Quá trình H+ nhận electron gọi là quá trình khử: 

\large 2\overset{+1}{H}+2e\rightarrow \overset{o}{H_{2}}

- Chất oxi hóa mạnh thường là các hợp chất chứa nguyên tử của nguyên tố có số oxi hóa cao như \large \overset{+7}{MnO_{4}^{-}};\overset{+6}{CrO_{3}}

- Chất khử mạnh thường là các hợp chất chứa nguyên tử của nguyên tố có số oxi hóa thấp như H2S; KI, NaH... hoặc đơn chất kim loại như kim loại kiềm, kiềm thổ... 

- Chất chứa nguyên tử của nguyên tố có số oxi hóa trung gian như H2O2, SO2, NO... thì tùy thuộc vào điều kiện phản ứng mà thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa hoặc cả hai. 

d. Cách lập phương trình oxi hóa khử: 

- Nguyên tắc: Tổng số e chất khử nhường = tổng số e chất oxi hóa nhận. 

- Các bước lập phương trình: 

Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử.

Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử: 

+ Quá trình oxi hóa: \large \overset{-2}{S}\rightarrow \overset{+4}{S}+6e

+ Quá trình khử: \large \overset{o}{O_{2}}+4e\rightarrow 2\overset{-2}{O}

Bước 3: Xác định và nhân hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận. 

Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại. 

2H2S + 3O2 \large \rightarrow 2SO2 + 2H2O

2. Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn hóa: Năng lượng hóa học

2.1 Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

a. Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường. 

b. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. 

c. Biến thiên enthalpy chuẩn hay nhiệt phản ứng chuẩn của một phản ứng hóa học, được kí hiệu là \large \Delta _{r}H_{298}^{o} là nhiệt kèm theo phản ứng đó trong điều kiện chuẩn.

d. Điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch) và ở nhiệt độ không đổi, thuongf chọn nhiệt độ 25oC (hay 298K). 

e. Phương trình nhiệt hóa học là phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm.

f. Enthalpy tạo thành của một chất là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất. Kí hiệu: \large \Delta _{f}H_{298}^{o} ; đơn vị là kJ/mol hoặc kcal/mol. 

\large \Delta _{f}H_{298}^{o}  của đơn chất bằng 0 trong điều kiện tiêu chuẩn.

\large \Delta _{f}H_{298}^{o} > 0 chất kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên nó. 

\large \Delta _{f}H_{298}^{o} < 0, chất bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên nó. 

>> Tổng hợp lý thuyết về phản ứng tỏa nhiệt và thu nhiệt 

2.2 Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

a. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết:  

\large \Delta _{r}H_{298}^{o}=\sum E_{b}(cd) - \sum E_{b}(sp)

Với \large \sum E_{b}(cd) ;\sum E_{b}(sp): Tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm của phản ứng.

b. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành:

\large \Delta _{r}H_{298}^{o}=\sum\Delta _{f}H_{298}^{o}(sp) -\sum\Delta _{f}H_{298}^{o}(cd)

Với \large \sum\Delta _{f}H_{298}^{o}(sp) ;\sum\Delta _{f}H_{298}^{o}(cd): Tổng enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn tương ứng của sản phẩm, chất đầu của phản ứng. 

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức toán vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

3. Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn hóa: Tốc độ phản ứng

3.1 Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

a. Tốc độ phản ứng của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

  • Kí hiệu là v
  • Đơn vị: (đơn vị nồng độ)/(đơn vị thời gian)

- Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng. Cho phản ứng tổng quát: aA + bB \large \rightarrow cC + dD

\large \overline{v}=-\frac{1}{a}. \frac{\Delta C_{A}}{\Delta t}=-\frac{1}{b}. \frac{\Delta C_{B}}{\Delta t}=\frac{1}{c}. \frac{\Delta C_{C}}{\Delta t}=\frac{1}{d}. \frac{\Delta C_{D}}{\Delta t}

Trong đó: 

  • \large \overline{v}: tốc độ trung bình của phản ứng; 
  • \large \Delta C=C_{2}-C_{1}: Sự biến thiên nồng độ; 
  • \large \Delta t=t_{2}-t_{1}: Sự biến thiên thời gian; 

b. Biểu thức tốc độ phản ứng: 

- Cho phản ứng tổng quát: aA + bB \large \rightarrow cC + dD: 

  • Mối liên hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hóa học được biểu diễn bằng biểu thức: \large v=kC_{A}^{a}C_{B}^{b}, trong đó k là hằng số tốc độ phản ứng, CA; CB là nồng độ (M) chất A,B tại thời điểm xét.
  • Khi nồng độ chất phản ứng bằng đơn vị (1M) thì k = v, vậy k là tốc độ của phản ứng và được gọi là tốc độ riêng, đây là ý nghĩa của hằng số tốc độ phản ứng.
  • Hằng số k chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng và nhiệt độ. 

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

a. Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

b. Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng. Mối liên hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng hóa học được biểu diễn bằng công thức: 

\large \frac{v_{t_{2}}}{v_{t_{1}}}=\gamma ^{\frac{t_{2}-t_{1}}{10}}

Trong đó: \large v_{t_{1}}; v_{t_{2}} là tốc độ phản ứng ở 2 nhiệt độ t1 và t2; \large \gamma  là hệ số nhiệt độ Van't Hoff. 

c. Ảnh hưởng của áp suất: Đối với phản ứng có chất khí tham gia, tốc độ phản ứng tăng khi áp suất tăng.

d. Ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc: Khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. 

e. Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng hóa học, nhưng vẫn được bảo toàn về chất và lượng khi kết thúc phản ứng. 

4. Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn hóa: Nguyên tố nhóm VIIA - Halogen

a. Vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn: 

Nhóm halogen gồm những nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn bao gồm các nguyên tố hóa học sau: 

  • Fluorine (F);
  • Chlorine (Cl);
  • Bromnine (Br);
  • Iodine (I);
  • Astatine (At);
  • Tennessine (Ts). 

b. Trạng thái tự nhiên của các halogen: Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Hợp chất chủ yếu của halogen là muối halide.

c. Đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử X2, liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực. 

d. Tính chất vật lý của các halogen:

- Từ fluorine đến iodine:

+ Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20oC thay đổi: fluorine và chlorine ở thể khí, bromine ở thể lỏng, iodine ở thể rắn. 

+ Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine. 

+ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần. 

e. Tính chất hóa học

- Tác dụng với kim loại

2Ag + F2 \large \rightarrow 2AgF

2Fe + 2Cl2 \large \rightarrow 2FeCl3

2Na + Br2 \large \rightarrow 2NaBr

- Tác dụng với hydrogen.

H2 + F2 \large \rightarrow 2HF

H2 + Cl2 \large \overset{askt}{\rightarrow} 2HCl 

H2 + Br2 \large \overset{t^{^{o}}}{\rightarrow} 2HBr

H2 + I2 \large \xrightarrow[]{350^{o}C - 500^{o}C, pt} 2HI

Nắm trọn kiến thức, các công thức và phương pháp giải mọi dạng bài tập Hóa thi THPT Quốc gia ngay!

5. Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn hóa: Một số dạng bài tập 

Bài 1: Cho các chất và ion sau : Zn ; Cl2 ; FeO ; Fe2O3 ; SO2 ; H2S ; Fe2+ ; Cu2+ ; Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là?

Lời giải: 

Các chất vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là: Cl2, FeO ; SO2 ; Fe2+

Bài 2: Xác định hệ số cân bằng của KMnO4 trong phản ứng sau: SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + ...

Lời giải: 

Bài 3: Cho 15,8 gam KmnO4 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc. Thể tích khí clo thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là:

Lời giải: 

Mn+7nhường 5 e (Mn+2),Cl-thu 2.e (Cl2)

Áp dụng định luật bảo toàn e ta có :

5.nKmnO4 =2.nCl2

⇒ nCl2 = 5/2 nKmnO4 =0.25 mol rArr; VCl2 =0,25 . 22,4 =0,56 lít

Bài 4: Cho phản ứng: 2NaCl (s) → 2Na (s) + Cl2 (g). Biết \large \Delta _{f}H_{298}^{o} (NaCl)=−411,2(kJmol-1). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng này là? 

Lời giải: 

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:

\large \Delta _{r}H_{298}^{o}=2\Delta _{f}H_{298}^{o}(Na(s))+1\Delta _{f}H_{298}^{o}(Cl_{2}(g))-2\Delta _{f}H_{298}^{o}(NaCl(s))

=  2 × 0 + 1 × 0 – 2 × (-411,2) = 822,4 (kJ).

Bài 5: Cho biết nồng độ ban đầu của A là 0,8M, của B là 0,9M và hằng số tốc độ k = 0,3. Hãy tính tốc độ phản ứng khi nồng độ chất A giảm 0,2M.

Lời giải: 

Ta có [A] giảm 0,2M thì theo phương trình:

A  +   2B → C

0,2 → 0,4 → 0,2

⇒ [B] giảm 0,4

Nồng độ còn lại của các chất: [A] = 0,8 – 0,2 = 0,6M

[B] = 0,9 – 0,4 = 0,5M

Tốc độ phản ứng: v = k.[A].[B]2 = 0,3 x 0,6 x (0,5)2 = 0,045

Bài 6: Cho phản ứng Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2

Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.104 mol (l.s). Tính giá trị của a?

Lời giải: 

Ta có:

\large \overline{v}=\frac{\Delta C}{\Delta t}\Rightarrow 4.10^{-5}=\frac{a-0,01}{50}\Rightarrow a=0,012

Bài 7: 

a) Từ MnO2 , HCl đặc, Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2 , FeCl2 và FeCl3 .

b) Từ muối ăn, nước và các thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2 , HCl và nước Javel. 

Lời giải: 

a, MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2 O

Fe + HCl → FeCl2 + H2 ↑

FeCl2 + 2Cl2 → 2FeCl3

b, 2NaCl + 2H2 O → H2 + 2NaOH + Cl2

Cl2 + H2 → 2HCl

Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2

Bài 8: Viết 3 phương trình phản ứng chứng tỏ clo có tính oxi hóa, 2 phương trình phản ứng chứng tỏ clo có tính khử.

Lời giải: 

3 phương trình phản ứng chứng tỏ Clo có tính oxi hóa:

2Na + Cl2 → 2NaCl

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

H2 + Cl2 → 2HCl

2 phương trình phản ứng chứng tỏ Clo có tính khử:

Cl + H2 O → HCl+ HClO ( Axit hipoclorơ)

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2 O

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là toàn bộ kiến thức cần nhớ trong quá trình Ôn thi học kì 2 lớp 10 môn hóa mà VUIHOC đã tổng hợp lại giúp các em. Bên cạnh đó, VUIHOC cũng đã liệt kê một số dạng bài tập hóa 10 có thể sẽ xuất hiện trong đề thi.  Chúc các em hoàn thành tốt bài thi học kì 2 môn hóa 10 cũng như những môn học khác. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để cập nhật thêm bài ôn thi học kì các môn học khác nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990