img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 12 môn lý chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 09:45 10/07/2024 2,102 Tag Lớp 12

Kiểm tra học kỳ 2 môn lý cần ôn tập những kiến thức nào? Mời bạn cùng tham khảo ngay đề cương ôn thi học kì 2 môn Lý 12 chi tiết của VUIHOC dưới đây.

Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 12 môn lý chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn lý: Dao động và sóng điện từ 

a. Tần số góc

\large \omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}

b. Chu kỳ riêng: 

\large T=2\pi \sqrt{LC}

c. Tần số riêng: 

\large f=\frac{1}{T}=\frac{1}{2\pi\sqrt{LC} }

d. Bước sóng điện từ: 

\large \lambda =c.T=\frac{c}{f}=c.2\pi \sqrt{LC}

Với Cs = 3.108 m/s: Vận tốc ánh sáng. 

e. Năng lượng mạch dao động: 

- Năng lượng điện trường: 

\large W_{C}=\frac{1}{2}CU^{2}=\frac{1}{2}qu=\frac{1}{2}\frac{q^{2}}{C}

- Năng lượng điện trường cực đại: 

\large W_{C_{max}}=\frac{1}{2}CU_{o}^{2}=\frac{1}{2}Q_{o}U_{o}=\frac{1}{2}\frac{Q_{o}^{2}}{C}

- Năng lượng từ trường: 

\large W_{Lmax}=\frac{1}{2}Li^{2}

- Năng lượng từ trường cực đại: 

\large W_{Lmax}=\frac{1}{2}LI_{o}^{2}

- Năng lượng điện từ: W = WC + WL 

\large W=\frac{1}{2}Cu^{2}+\frac{1}{2}Li^{2}=\frac{1}{2}qu+\frac{1}{2}Li^{2}=\frac{1}{2}\frac{q^{2}}{C}+\frac{1}{2}Li^{2}

\large \Rightarrow W=W_{Cmax}=W_{Lmax}=\frac{1}{2}CU_{o}^{2}=\frac{1}{2}Q_{o}U_{o}=\frac{1}{2}\frac{Q_{o}^{2}}{C}=\frac{1}{2}LI_{o}^{2}

COMBO sổ tay môn Vật Lý tổng hợp đầy đủ kiến thức môn học. Nhanh tay đăng ký thôi bạn ơi!!!

 

2. Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn lý: Giao thoa ánh sáng

2.1 Ánh sáng đơn sắc: 

Ta có: a là khoảng cách giữa 2 khe S1 và S2

D là khoảng cách từ 2 khe tới màn

\large \lambda là bước sóng của ánh sáng kích thích

x là khoảng cách từ vị trí vân đang xét tới vân sáng trung tâm. 

- Khoảng vân: \large i=\frac{\lambda D}{a}

- Vị trí vân sáng: \large x=k\frac{\lambda D}{a}=ki

- Vị trí vân tối: \large x=(k+\frac{1}{2})\frac{\lambda D}{a}=(k+0,5)i

- Khoảng cách giữa 2 vân x1 và x2

+ Cùng phía: \large \Delta x=|x_{1}-x_{2}|
+ Khác phía: \large \Delta x=x_{1}+x_{2}

- Xét vị trí x cách vân trung tâm cho vân gì: 

+ Vân sáng tứ k: \large \frac{x}{i}=k

+ Vân tối thứ k+1: \large \frac{x}{i}=k +0,5

+ Hai vân trùng nhau: x1 = x2

- Tìm số vân sáng, vân tối quan sát được trên bề rộng trường giao thoa L: 

+ Số khoảng vân trên nửa trường: \large n=\frac{L}{2i}

Ns = (phần nguyên của n) x 2 + 1

Nt = (phần làm tròn của n) x 2

>> Lý thuyết giao thoa ánh sáng 

2.2 Giao thoa với ánh sáng trắng

\large 0,4\mu m\leq \lambda \leq 0,75\mu m

- Bề rộng quang phổ bậc 1 (với k = 1)

\large \Delta x_{1}=x_{d1}-x_{t1}=k\frac{D}{a}(\lambda _{d}-\lambda _{t})

- Bề rộng quang phổ bậc 2 

\large \Delta x_{2}=2\Delta x_{1}

- Điểm M cách vân sáng trung tâm 1 khoảng x cho bao nhiêu vân sáng, bao nhiêu vân tối: 

+ Tại M cho vân sáng: \large x_{M}=k\frac{\lambda D}{a}

\large \Rightarrow \lambda =\frac{ax_{M}}{kD}(\mu m)\Rightarrow 0,4\mu m\leq \frac{ax_{M}}{kD}\leq 0,75\mu m

=> Các giá trị k (k nguyên). 

+ Tại M cho vân tối: 

\large x_{M}=\left ( k+\frac{1}{2} \right )\frac{\lambda D}{a}

\large \Rightarrow \lambda =\frac{ax_{M}}{(k+0,5)D}\Rightarrow 0,4\mu m\leq \frac{ax_{M}}{(k+0,5)D}\leq 0,75\mu m

=> Các giá trị k (k nguyên).

3. Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn lý: Lượng tử ánh sáng

- Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện\large \lambda <\lambda _{o}, trong đó: 

+ \large \lambda: Bước sóng ánh sáng kích thích

\large \lambda _{o} : Bước sóng giới hạn của kim loại

- Năng lượng của photon ánh sáng: 

\large \varepsilon =hf=\frac{hc}{\lambda }(J)

- Công thoát của electron: 

\large A=\frac{hc}{\lambda _{o}}(J)

- Phương trình Anhxtanh: \large \varepsilon =A+W_{d_{o}max}

- Cường độ dòng quang điện: 

\large I_{bh}=\frac{n_{e}.e}{t}(A)

- Công suất nguồn bức xạ: 

\large P=\frac{n_{p}.\varepsilon }{t}

- Hiệu suất lượng tử: 

\large H=\frac{n_{e}}{n_{p}}(%)

Đăng ký đặt mua bộ sách cán đích 9+ để nhận ưu đãi lên đến 50% của vuihoc bạn nhé!

4.  Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn lý : Hạt nhân nguyên tử 

4.1 Cấu tạo hạt nhân: 

- Hạt nhân \large _{Z}^{A}\textrm{X} có A nuclon; Z prôtôn; N = (A – Z) nơtrôn.

- Liên hệ giữa năng lượng và khối lượng: E = mc2

- Đột hụt khối của hạt nhân: 

\large \Delta m=Zm_{p}+(A-Z)m_{n}-m_{hn}

- Năng lượng liên kết: \large W_{lk}=\Delta m.c^{2}

- Năng lượng liên kết riêng: \large W_{lkr}=\frac{W_{lk}}{A}

4.2 Phóng xạ 

Gọi T là chu kì bán rã, t là thời gian phóng xạ. Hằng số phóng xạ: 

\large \lambda =\frac{ln2}{T}

Gọi mo: Khối lượng chất phóng xạ lúc đầu (g)

m: Khối lượng chất phóng xạ còn lại

No: Số nguyên tử ban đầu

N: Số nguyên tử còn lại

A: Số khối hạt nhân

Ho: Độ phóng xạ lúc đầu (Bq)

H: Độ phóng xạ lúc sau (Bq)

\large m=m_{o}.2^{\frac{-t}{T}}=m_{o}.e^{-\lambda t}

\large N=\lambda N=\lambda N_{o}.2^{-\frac{t}{T}}=N_{o}.e^{-\lambda t}

\large H=\lambda N=\lambda N_{o}.2^{\frac{-t}{T}}=H_{o}.2^{\frac{-t}{T}}

\large N_{o}=\frac{m_{o}}{A}N_{A}

- Khối lượng hạt nhân mẹ bị phân rã sau thời gian t: 

\large \Delta m=m_{o}(1-2^{-\frac{t}{T}})

- Số hạt nhân con mới được tạo thành bằng số hạt nhân mẹ bị phân rã sau thời gian t: 

\large N'=\Delta N=N_{o}-N=N_{o}(1-2^{-\frac{t}{T}})

- Tỉ lệ hạt nhân còn lại: \large \frac{N}{N_{o}}(%)

- Tỉ lệ hạt nhân bị phân rã: \large \frac{\Delta N}{N_{o}}(%)

>> Lý thuyết về hạt nhân nguyên tử

4.3 Phản ứng hạt nhân

- Trong phản ứng hạt nhân: 

\large _{Z_{1}}^{A_{1}}\textrm{X}_{1}+_{Z_{2}}^{A_{2}}\textrm{X}_{2}\rightarrow _{Z_{3}}^{A_{3}}\textrm{X}_{3}+_{Z_{4}}^{A_{4}}\textrm{X}_{4}

+ Số nuclon và số điện tích được bảo toàn: 

A1 + A= A3 + A4  và Z1 + Z2 = Z3 + Z4

+ Năng lượng tỏa ra hoặc thu vào trong phản ứng hạt nhân: 

W = (m1 + m2 - m3 - m4).c2

+ Nếu m1 + m2 > m3 + m4 =>  W > 0 thì phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

+ Nếu m1 + m2 < m3 + m4 => W < 0 thì phản ứng hạt nhân thu năng lượng. 

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân. 

5. Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn lý: Bài tập thực hành 

Bài 1: Cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng có phương trình \large i=2\sqrt{2}cos(2\pi t10^{7}) mA (t tính bằng giây). Khoảng thời gian ngắn nhất tính từ lúc i = 0 đến i = 2 mA là bao nhiêu?

Lời giải: 

\large \Delta t=\frac{T}{8}=\frac{2\pi }{8\omega }=\frac{2\pi }{8.2\pi .10^{7}}=1,25.10^{-8}s

Bài 2: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện tích ở một bản tụ điện trong mạch dao động LC lí tưởng có dạng như hình vẽ. Phương trình dao động của điện tích ở bản tụ điện này là?

Lời giải: 

Dựa vào đồ thị ta thấy:

\large \frac{T}{12}+\frac{T}{2}=7.10^{-7}s\rightarrow T=12.10^{-7}s; \omega =\frac{2\pi }{T}=\frac{10^{7}\pi }{6}rad/s

\large cos\varphi =\frac{q}{q_{o}}=\frac{1}{2}cos\left ( \pm \frac{\pi }{3} \right )

Do q giảm nên: \large \varphi =\frac{\pi }{3}

=> Phương trình dao động là: 

\large q=q_{o}cos\left ( \frac{10^{7}\pi }{6}t +\frac{\pi }{3}\right )(C)

Bài 3: Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung 20 nF, cuộn cảm có độ tự cảm 8 µH và điện trở thuần 0,1 ω. Để duy trì dao động của mạch với điện áp cực đại giữa hai bản tụ là 10 V trong 1 ngày đêm thì phải cung cấp cho mạch một năng lượng tối thiểu là?

Lời giải: 

Bảo toàn năng lượng có: 

\large W=\frac{LI_{o}^{2}}{2}=\frac{CU_{o}^{2}}{2}\rightarrow I_{o}^{2}=\frac{CU_{o}^{2}}{L}

Năng lượng cần cung cấp trong 1 ngày là: 

\large W=Q=I^{2}rt=\frac{I_{o}^{2}}{2}rt=\frac{CU_{o}^{2}}{2L}rt

\large =\frac{20.10^{-9}.10^{2}}{2.8.10^{-6}}.0,1.24.3600=1080J=1,08kJ

Bài 4: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2,5m; a = 1mm; λ = 0,6 μm. Bề rộng trường giao thoa đo được là 12,5mm. Số vân quan sát được trên màn là?

Lời giải: 

\large i=\frac{\lambda D}{a}=\frac{0,6. 10^{-6}.2,5}{10^{-3}}=1,5.10^{-3}m=1,5mm

Số vân trên một nửa trường giao thoa:

\large \frac{L}{2i}=\frac{12,5}{2.1,5}=4,16

⇒ Số vân tối quan sát được trên màn là: Nt = 2.4 = 8 vân tối.

Và số vân sáng quan sát được trên màn là: Ns = 2.4 + 1 = 9 vân sáng.

Bài 5: Thực hiện giao thoa ánh sáng với nguồn gồm hai thành phần đơn sắc nhìn thấy có bước sóng λ1 = 0,64μm; λ2. Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 11 vân sáng. Trong đó, số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 3 vân, bước sóng của λ2 là?

Lời giải: 

Gọi x là khoảng cách giữa 2 VS trùng gần nhau nhất.

Trường hợp 1: trong khoảng giữa 2 VS trùng có 7 VS của λ1 và 4 VS của λ2

Kể cả 2 VS trùng thì có 9 VS của λ1 và 6 VS của λ2 nên

x = 8i1 = 5i2 → 8λ1 = 5λ2 → λ2 = 1,024μm (loại)

Trường hợp 2: trong khoảng giữa 2 VS trùng có 4 VS của λ1 và 7 VS của λ2

Kể cả 2 VS trùng thì có 6 VS của λ1 và 9 VS của λ2

Nên x = 5i1 = 8i2 → 5λ1 = 8λ2 → λ2 = 0,4μm (nhận).

Bài 6: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 4410Ao và λ2. Trên màn trong khoảng giữa 2 vân sáng liên tiếp có màu giống màu của vân trung tâm còn có 9 vân sáng khác. Biết rằng 0,38 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm. Giá trị của λ2 bằng?

Lời giải: 

Trên đoạn giữa 2 vân sáng liên tiếp có màu giống màu của vân trung tâm có tổng số vân sáng là: 9 + 2.2 = 13 (vân)

Gọi n là số vân sáng λ1 → số khoảng vân: k1 = n – 1

Thì (13 – n) là số vân sáng λ2 → số khoảng vân: k2 = 13 - n – 1 = 12 – n

Ta có: 

\large \frac{k_{1}}{k_{2}}=\frac{\lambda _{2}}{\lambda _{1}}\rightarrow \frac{n-1}{12-n}=\frac{\lambda _{2}}{0,441}

\large \rightarrow \mu _{2}=\frac{(n-1).0,441}{12-n}

\large \rightarrow 0,38\mu m\leq \frac{(n-1).0,441}{12-n}\leq 0,76\mu m

→ 6,09 ≤ n ≤ 7,96 → n = 7 → λ2 = 0,5292 μm.

Bài 7: Công thoát êlectron của một kim loại là A = 1,88 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là?

Lời giải: 

\large \lambda _{o}=\frac{hc}{A}=\frac{6,625.10^{-34}.3.10^{8}}{1,88.1,6.10^{-19}}=660,7nm

Bài 8: Một ống tia X có hiệu điện thế giữa hai điện cực là 200kV. Bước sóng ngắn nhất của tia X mà ống tia X có thể phát ra được là?

Lời giải: 

Từ công thức:  \large \lambda _{min}=\frac{hc}{eU}  ta có: 

\large \lambda _{min}=\frac{6,625.10^{-34}.3.10^{8}}{1,6.10^{-19}.2.10^{5}}\approx 6,2.10^{-12}m

Bài 9: Hạt nhân đơteri \large _{1}^{2}\textrm{D} có khối lượng 2,0136u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Năng lượng liên kết của hạt nhân \large _{1}^{2}\textrm{D} là?

Lời giải:

Năng lượng liên kết của hạt nhân \large _{1}^{2}\textrm{D} là:

\large \DeltaE = Δm.c2 = (m0 - m)c2 = {[Z.mp + (A - Z)mn] - m}c2 = 2,23MeV.

Bài 10: Ban đầu có N0 hạt nhân của một chất phóng xạ. Giả sử sau 4 giờ, tính từ lúc ban đầu, có 75% số hạt nhân N0 bị phân rã. Chu kỳ bán rã của chất đó là? 

Lời giải: 

\large N=N_{o}.2^{-\frac{t}{T}}=\frac{1}{4}N_{o}

\large \rightarrow 2^{-\frac{t}{T}}=2^{-2}\rightarrow \frac{t}{T}=2\rightarrow T=\frac{t}{2}=2h

 

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình Ôn thi học kì 2 lớp 12 môn lý. Các em hãy nhanh tay note lại các kiến thức này sử dụng ôn tập thật tốt cho bài kiểm tra học kì của mình nhé. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để tham khảo thêm kiến thức các môn học khác nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990