img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 có đáp án

Tác giả Hoàng Uyên 10:09 05/12/2023 84,819 Tag Lớp 11

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 có đáp án theo chương trình sách mới giúp các em học sinh luyện giải đề và nắm vững cấu trúc đề thi. Cùng theo dõi bài viết và làm thử đề thi để tự kiểm tra kiến thức của bản thân trước khi bước vào kì thi chính thức nhé!

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 có đáp án
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Đề số 1 

1.1 Đề thi

1.2 Đáp án 

I. Đọc hiểu

Câu 1 (0.5 điểm) 

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do 

Câu 2 (0.5 điểm)

Bài thơ có sự kết hợp đối thoại giữa nhà thơ với đồng nghiệp, giữa nhà thơ với họa sĩ, giữa nhà thơ với người buôn bán. 

Câu 3 (0.5 điểm)

Trong bài thơ, nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để đặt lên giá sách ở trong phòng khách của nhà mình. 

Câu 4 (1 điểm)

Dấu chấm lửng (...) thể hiện tâm trạng hồi hộp của tác giả và mong muốn biết được nhà họa sĩ sẽ tiếp nhận tập thơ của mình như thế nào. 

Câu 5 (1 điểm)

Người buôn bán đã phá lên cười khi nghe được nghề nghiệp của nhà thơ bởi đối với người làm ăn buôn bán thì việc làm thơ là vô bổ, phù phiếm. Đối với họ, việc kiếm được tiền, lời lãi từ việc đi buồn mới là mục đích chính. 

Câu 6 (1 điểm)

Qua mỗi người đối thoại, hình tượng nhà thơ lại có sự thay đổi đó là: 

Đối với người đồng nghiệp: Nhà thơ là một người đáng thương vì người làm thơ thường "khổ lắm" 

Đối với người họa sĩ: Thơ ca cũng chỉ là một vật phẩm bình thường và nhà thơ cũng chỉ là một người thợ bình thường tạo ra sản phẩm chỉ để trưng bày. 

Đối với người đi buôn: Nhà thơ hiện nên với sự gàn dở vì làm những việc phù phiếm

=> Qua đó chúng ta thấy được sự cô độc và khó khăn của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. 

Câu 7 (1điểm)

Trong cuộc đời mỗi người sẽ có nhiều lúc sự lựa chọn của chúng ta không được đa số mọi người hoan nghênh, thậm chí có thể bị người khác coi thường hoặc phản đối. Việc lựa chọn nghề nghiệp cũng vậy. Nếu tôi đam mê nghề nghiệp nhưng lại ở trong hoàn cảnh như nhà thơ, nhân vật trữ tình trong bài thơ trên, bị cho là điên rồ, phù phiếm… thì tôi vẫn cần xem lại những lựa chọn và đam mê của mình. Nếu đây thực sự là mong muốn, đam mê của tôi và nghề nghiệp tôi chọn có thực sự phù hợp với cộng đồng thì tôi vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê của mình. Tôi sẽ dùng nhiệt huyết và nỗ lực của mình để tạo ra giá trị và chứng minh rằng những nhận xét, đánh giá tiêu cực của những người xung quanh là không chính xác.

Câu 8 (0.5 điểm)

Nhà thơ làm thơ để “giải tỏa nỗi mong đợi của mình”, điều này là cần thiết vì thơ ca chứa đựng tâm tư, cảm xúc của người nghệ sĩ. Tuy nhiên, nếu nhà thơ làm thơ “chỉ để giải tỏa mong đợi” thì chưa đủ để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đích thực, bởi tác phẩm phải là sự hài hòa giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Thơ là tiếng nói của cảm xúc, là nơi thể hiện, truyền tải những tâm tư của người nghệ sĩ nhưng đồng thời nội dung của nó phải được thể hiện thông qua một loại hình nghệ thuật độc đáo, giàu tính thẩm mỹ.

II Viết (4 điểm) 

Hướng dẫn lập dàn ý: 

a. Mở bài

- Giới thiệu được tác phẩm, tác giả và nội dung khái quát của bài thơ. 

b. Thân bài

- Bài thơ mang hình thức một câu chuyện kể về ba đoạn đối thoại với ba nhân vật đồng nghiệp của nhân vật trữ tình, họa sĩ, một người buôn bán. 

+ Đoạn đối thoại thứ nhất với đồng nghiệp thể hiện sự ái ngại, thương cảm cho sự nghiệp cầm bút đầy gian khổ. 

+ Đoạn đối thoại thứ hai với họa sĩ mang cảm giác hồi hộp khi được đề nghị tặng thơ nhưng lại kết thúc bằng sự thất vọng khi người họa sĩ nói rằng chỉ muốn trưng bày ở kệ sách phòng khách. 

+ Đoạn đối thoại thứ ba với người buôn bán đã biến nhà thơ trở thành kẻ gàn dở trong mắt người đó. Họ cho rằng thơ ca là thứ phù phiếm, không thực tế, làm điều vô ích. 

- Bài thơ có kết cấu hình thức bất thường, tưởng như đó chỉ là sự chắp vá vu vơ của những mẩu đối thoại nhưng đằng sau đó lại là những trăn trở, suy nghĩ về nghề nghiệp của người nghệ sĩ. 

c. Kết bài: 

- Khái quát lại vấn đề, đưa ra nhận định của cá nhân. 

>> PAS THPT - khóa học online cá nhân hóa giúp các em xây dựng lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+

 

2. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Đề số 2

2.1 Đề thi

2.2 Đáp án 

I. Đọc hiểu

Câu 1 (0.5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận 

Câu 2 (0.5 điểm)

Theo tác giả, sự khác nhau giữa chuyến phiêu lưu khám phá và chuyến đi mạo hiểm chính là sự chuẩn bị. Khi ta có sự chuẩn bị kĩ càng thì chuyến đi đó là chuyến đi phiêu lưu khám phá, còn không có sự chuẩn bị thì đó là chuyến đi mạo hiểm.

Câu 3 (1 điểm)

Câu văn " Cứ tưởng tượng bạn như một con sò sống bên bờ biển, ngay cả khi bạn nằm im không di chuyển thì những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác" đã đề cập đến lối sống khá phổ biến trong một bộ phận giới trẻ hiện nay. 

Tưởng tượng mình là một con sò bên bờ biển, không di chuyển => lối sống không vận động, không thay đổi thích nghi vươn lên trước những biến động của cuộc sống.

Những con sóng đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác => Lối sống thụ động bị cuộc đời xô đẩy và không biết đi về đâu. 

Câu 4 (2 điểm)

Lựa chọn "dấn thân" 

Giải thích lý do chọn dấn thân:  Dấn thân là vượt lên phía trước sẵn sàng đương đầu với khó khăn và thử thách. Đây là hành động tích cực đối với cá nhân và cộng đồng. 

+ Vượt lên khó khăn tức là dám thoát khỏi cái bóng của bản thân, mở rộng giới hạn của chính mình và đạt được hiệu quả cao, thành tựu lớn trong cuộc sống. 

II Viết (6 điểm) 

Hướng dẫn lập dàn ý: 

a. Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo

- Dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài

- Khái quát chung: Giới thiệu qua về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, cốt truyện

- Giới thiệu về nhân vật Chí Phèo: Cuộc đời Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở

+ Chí Phèo là trẻ mồ côi được cả làng Vũ Đại nuôi lớn, lớn lên, Chí đi làm canh điền cho gia đình bá Kiến. 

+ Chí Phèo là người đàn ông lương thiện và có ước mơ nhưng do sự ghen tuông vô lí của Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù. 

+ Thời gian ở tù đã biến Chí Phèo từ một người thanh niên tốt bụng trở thành một kẻ lưu manh. Khi đi tù trở về, Chí Phèo tiếp tục bị Bá Kiến biến thành " con quỷ của làng Vũ Đại" 

+ Trước khi gặp Thị Nở, Chí Phèo triền miên trong cơn say, không có cảm xúc, sống như một tên tay sai của Bá Kiến

- Chí Phèo gặp Thị Nở

+ Thị Nở là người đàn bà xấu xí, dở hơi và ế chồng nhưng lại có một tâm hồn lương thiện và tràn đầy tình yêu thương.

+ Cuộc gặp gỡ: Chí Phèo đến với Thị Nở như một bản năng sinh vật của một kẻ say rượu, lưu manh

=> Cuộc gặp gỡ là bước ngoặt thay đổi Chí Phèo

- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở

+ Dần tỉnh rượu: Ý thức về nơi sống, lắng nghe âm thanh xung quanh

+ Tỉnh ngộ: Nhận thức về ước mơ quá khứ và tỏ ra nuối tiếc, đau khổ khi ý thức được bi kịch hiện tại và sự lo lắng khi nghĩ đến tương lai. 

+ Khát vọng hoàn lương sau khi ăn bát cháo hành: Cảm xúc ùa về, cảm thấy hạnh phúc và muốn về một nhà với Thị Nở. 

+ Niềm tin về con đường hoàn lương sau khi về một nhà với Thị Nở

=> Khát khao lương thiện. 

- Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành: 

+ Là liều thuốc giải cảm hữu hiệu và cũng là liều thuốc giải độc giúp Chí Phèo thức tỉnh. 

+ Chứa đựng tình cảm và sự quan tâm

+ Là hạnh phúc muộn màng mà đến giờ Chí mới được cảm nhận. 

- Ý nghĩa cuộc gặp gỡ với Thị Nở: 

+ Giúp Chí Phèo thức tỉnh

+ Khẳng định bản chất của con người là sự lương thiện cho dù bị tha hóa, vùi dập

+ Sức mạnh tình yêu có thể cảm hóa quỷ dữ. 

c. Kết bài: 

- Khái quát giá trị nội dung 

- Khái quát giá trị nghệ thuật 

COMBO 12 cuốn sổ tay hack điểm thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đánh giá năng lực đã có mặt trên kệ sách của bạn chưa? 

 

3. Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11: Đề số 3

3.1 Đề thi

3.2 Đáp án 

I. Đọc hiểu

Câu 1 (1 điểm) 

Yếu tố tự sự: " Đó là những sân phơi trải đầy lúa vàng... nóng hừng hực dưới chân"

Yếu tố trữ tình: "Tôi thương cái mùi rơm rạ quê mình. Nó cứ thoang thoảng rồi loang dần, quấn chặt vào sống mũi". 

Tác dụng của việc kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình giúp tăng sức gợi hình và gợi cảm cho diễn đạt. Giúp gợi lên hình ảnh đồng quê cũng như bộc lộ tình cảm của tác giả. 

*Lưu ý: Có thể chọn các yếu tố tự sự và trữ tình khác hợp lý và thuyết phục

Câu 2 (1 điểm)

Ý nghĩa của từ ngan ngát: chỉ mùi thơm dễ chịu, lan tỏa ra xa

Câu 3 (1 điểm)

Biện pháp tu từ được sử dụng là liệt kê và điệp từ "mùi"

Tác dụng giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho văn bản, tạo thành giọng điệu nhớ thương tha thiết quê hương. Giúp nhấn mạnh những kỉ niệm thân thương trong kí ức của tác giả thông qua mùi hương rơm rạ. 

Câu 4 (1 điểm)

Chủ đề của văn bản: Từ những kí ức thân thương với cánh đồng, tác giả đã bộc lộ tình cảm nhớ thương quê hương, nhớ về những kỷ niệm xưa đồng thời bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước. 

Nhận xét chủ đề: Từ việc lựa chọn mùi hương rơm rạ đồng quê làm hình tượng trung tâm của bài viết thay cho những cái lớn lao, cao cả là cách đặc biệt và độc đáo để tác giả bày tỏ tình cảm với quê hương. Qua những sự việc rất nhỏ bé đó càng cho chúng ta cảm nhận được sự gắn bó với quê hương bắt nguồn từ những điều bình dị nhất. 

Câu 5 (1 điểm)

Em đồng ý với ý kiến của tác giả. Bởi con người dù trưởng thành có đi xa thì trong tâm trí của chúng ta vẫn luôn hướng về quê hương, về những kỷ niệm tuổi thơ. Chúng ta có thể bộn bề vì cuộc sống nhưng trong một giây phút nào đó, quê hương vẫn luôn là nơi mà chúng ta hướng về.  

Câu 6 (1 điểm)

Gợi ý: Trình bày ý nghĩa tuổi thơ và phân tích lí giải ý nghĩa đó. 

II Phần Tiếng Việt (4 điểm) 

Hướng dẫn lập dàn ý

a. Mở bài: 

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và quan điểm của người viết về vấn đề này. 

b. Thân bài

- Giải thích vấn đề bàn luận: trách nhiệm mình lựa chọn là gì? Biểu hiện của trách nhiệm ấy trong thời đại 4.0

- Đưa ra luận điểm, luận cứ bài viết: 

+ Luận điểm 1: Thời đại công nghệ 4.0 là gì

+ Luận điểm 2: Người trẻ cần tiếp thu thành quả của thời đại 4.0

+ Luận điểm 3: Học hỏi, tìm tòi và sáng tạo, chuẩn bị hành trang để bước vào thời đại 4.0

+ Luận điểm 4: Bứt phá, không ngại khó khăn tiến về phía trước. 

+ Luận điểm 5: Thời đại 4.0 có nhiều mặt tệ nạn. Đưa ra giải pháp 

c. Kết bài:   

- Khẳng định lại quan điểm của bản thân

- Đề xuất giải pháp và bài học 

Tham gia khóa học PAS THPT để được luyện tập các dạng bài thi tốt nghiệp THPT mới nhất nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 11 được biên soạn theo chương trình sách mới mà VUIHOC đã tổng hợp lại nhằm mục đích giúp các em có thêm một nguồn tài liệu tham khảo, tự đánh giá năng lực trước khi bước vào kì thi chính thức. Hy vọng với bộ đề thi trên, các em có thể nắm bắt được cấu trúc đề thi và thực hành viết thật tốt. Hiện nay trên trang web vuihoc.vn đã cập nhật đề thi giữa kì 1 các môn học chính như Toán, Lý, Hóa, Anh và đề cương ôn thi giữa kì chi tiết các môn học trên, đừng quên cập nhật các bài viết để dễ dàng ôn tập bạn nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990