img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11 có đáp án

Tác giả Hoàng Uyên 09:42 11/01/2024 10,249 Tag Lớp 11

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11 có đáp án theo chương trình sách mới giúp các em học sinh luyện giải đề và nắm vững cấu trúc đề thi. Cùng theo dõi bài viết và làm thử đề thi để tự kiểm tra kiến thức của bản thân trước khi bước vào kì thi chính thức nhé!

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11 có đáp án
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11: Đề số 1 

1.1 Đề thi

1.2 Đáp án 

Phần 1: Đọc hiểu văn bản

Câu 1: 

Một trong những cách tốt nhất để thay đổi cuộc đời là làm bất cứ điều gì xuất  hiện trong danh sách “Tôi nên làm”. 

Câu 2: 

Chúng ta nên nỗ lực đến cực hạn trước các thách thức vì con người chúng ta  được trao đặc quyền chọn lựa. Bạn có thể chọn là tất cả hoặc ít hơn. 

Câu 3: 

Quá trình quyết định giống như một cuộc chiến nội tâm vì có những lựa chọn  rất dễ đưa ra quyết định nhưng cũng có những lựa chọn không dễ đưa ra quyết  định; để đưa ra được quyết định của mình, chúng ta phải nghiền ngẫm thật kĩ vấn  đề, cân nhắc kết quả có thể đạt được khi quyết định được thực hiện. 

Câu 4: 

- Đồng tình với ý kiến “Mọi thứ chỉ thay đổi khi chính tôi thay đổi”. 

- Vì: Nếu chúng ta không thay đổi trong (cảm xúc, nhận thức, hành động) thì mọi  thứ khác có thay đổi cũng chẳng khiến ta thay đổi được. 
Phần 2: Tập làm văn

Câu 1: Viết đoạn văn theo dàn ý tham khảo sau: 

- Giải thích: Sự nỗ lực là người có ý chí, lòng quyết tâm vươn lên cuộc sống. Những người có ý chí, nỗ lực có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi hoàn cảnh khó khăn, thử thách và vươn lên khắc phục hoàn cảnh.

- Biểu hiện của sự nỗ lực: 

+ Không khuất phục trước khó khăn. 

+ Vươn lên trước những khó khăn bằng cách tự lao động, tự học tập tìm ra con đường tốt đẹp cho tương lai. 

+ Những người mắc bệnh nặng, khiếm khuyết về thân thể đều cố gắng tự chăm sóc bản thân, tập luyện và làm nhưng việc có ích. 

- Vai trò, ý nghĩa của sự nỗ lực:

+ Giúp con người vượt khó khăn, thử thách của cuộc sống. 

+ Giúp thay đổi hoàn cảnh, số phận theo chiều hướng tích cực hơn. 

+ Là tấm gương cho người khác noi theo và tạo động lực, niềm tin cho mọi người xung quanh. 

- Mở rộng bàn luận: 

+ Phê phán lối sống tiêu cực

+ Liên hệ thực tế bản thân.

Câu 2: Hướng dẫn lập dàn ý bài viết:

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm "Chiều tối".

b. Thân bài

- Phân tích hai câu thơ đầu: 

+ Không gian núi rừng rộng lớn => nổi bật sự cô đơn, lẻ loi của con người, cảnh vật. 

+ Thời gian: Chiều tối - thời khắc cuối cùng của một ngày => thời điểm cần được nghỉ ngơi sau một ngày mệt mỏi. 

+ Điểm nhìn: Từ dưới lên cao => Thể hiện phong thái ung dung, lạc quan của tác giả 

+ Cảnh vật: Hình ảnh mây và cánh chim quen thuộc trong thơ cổ. 

  • Chim mỏi: biểu tượng cho buổi chiều tà, cảm nhận từ bên trong của sự vật.
  • Chòm mây: Cô đơn, trôi chầm chậm giữa bầu trời bao la.

+ Nghệ thuật: Lấy động tả tĩnh, bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.

=> Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối hiện lên thật đẹp, đậm màu sắc cổ điển.

- Phân tích hai câu thơ cuối: 

+ Điểm nhìn: Từ cao chuyển về thấp.

+Thời gian: Chiều muộn sang tối.

+ Hình ảnh: Từ thiên nhiên chuyển sang hình ảnh con người lao động.

→ Hình ảnh con người lao động xay ngô với vẻ đẹp mộc mạc, khỏe khoắn trở  thành trung tâm của bức tranh. 

+ Điệp vòng: "ma bao túc"  - "bao túc ma"

+ Chữ “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ, nơi hội tụ ánh sáng, sự ấm áp và cả ý nghĩa toàn bài thơ

- Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: 

+ Lạc quan và yêu đời. 

+ Yêu lao động. 

+ Có ý chí, nghị lực phi thường.

+ Tình yêu thương nhân dân, nâng niu tất cả nhưng quên bản thân mình. 

=> Bằng thủ pháp điệp vòng, lấy sáng tả tối, tác giả cho ta thấy bức tranh lao động  hiện ra thật gần gũi. Tác giả quên đi cảnh ngộ của mình để đồng cảm với nỗi vất  vả, niềm vui nho nhỏ của người lao động. 

c. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 

>> PAS THPT - khóa học online cá nhân hóa giúp các em xây dựng lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+

 

2. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11: Đề số 2

2.1 Đề thi

2.2 Đáp án

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. 

- Biện pháp tu từ: Nói quá: "gươm mài đá" – "đá núi phải mòn"; "Voi uống nước"  - "nước sông phải cạn". 

- Tác dụng: Đoạn văn khẳng định sức mạnh và ca ngợi sức tiến công như vũ bão  của quân ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lựơc. 

Câu 2: Hướng dẫn lập dàn ý

a. Mở bài:

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

b. Thân bài:

- Nhan đề và lời đề từ: 

+ Nhan đề: Dùng từ Hán Việt gợi không khí cổ điển, điệp vần "ang" tạo cảm giác dư âm vàng xa, mênh mang. 

+ Lời đề từ: Thể hiện nội dung và tư tưởng của tác giả. Đó là nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát, cái tôi nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn.

- Bức tranh thiên nhiên qua tâm trạng của nhà thơ

+ Khổ 1:

  • Hình ảnh sóng, thuyền, nước song song gợi tả cảnh sông nước mênh mông, vô tận, hoang văng. 
  • Hình ảnh củi một cành khô >< lạc mấy dòng gợi tả sự chìm nổi cô đơn, biểu tượng cho thân phận con người lênh đênh giữa dòng đời.
  • Tâm trạng: buồn điệp điệp => từ láy gợi nỗi buồn thương da diết, miên man không dứt.

=> Khổ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu và cách gieo vần nhịp nhàng và dùng nhiều  từ láy, khổ thơ đã diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên.

+ Khổ 2: 

  • Cảnh sông: cồn nhỏ lơ thơ, đìu hiu vắng lặng gợi lên sự cô đơn, lạnh lẽo.
  • Âm thanh: tiếng chợ chiều mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi không khí vắng vẻ,.
  • Hình ảnh: trời "sâu chót vót" gợi cảm giác bầu trời nâng cao hơn, thoáng đãng hơn. 
  • "sông dài rộng">< "bến cô liêu": Tạo sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng, gợi lên cảm giác trống vắng và cô đơn. 

→ Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, Huy Cận như muốn lấy âm  thanh để xoá nhoà không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được. Nhà thơ cố  tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín. 

+ Khổ 3: 

  • Hình ảnh ước lệ: "bèo" diễn tả thân phận, kiếp người chìm nổi. 
  • Câu hỏi "về đâu" gợi sự bơ vơ, lạc loài của kiếp người vô định. 
  • Không cầu, không đò: Không có sự giao lưu, kết nối

→ Ba khổ thơ là một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người, mang nặng  nỗi buồn bâng khuâng, nỗi bơ vơ của kiếp người. 

+ Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cổ điển và hiện đại. Sử dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.

c. Kết bài

- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 

COMBO 12 cuốn sổ tay hack điểm thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đánh giá năng lực đã có mặt trên kệ sách của bạn chưa? 

 

3. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11: Đề số 3

3.1 Đề thi

3.2 Đáp án 

Câu 1: 

a. Nhận thức của người con về tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ của mẹ dành  cho con: sống hết cuộc đời con cũng không thể hiểu hết, thấy hết, dùng hết những  tình cảm, ước mong, lời khuyên nhủ ấy. 
- Tình cảm của con dành cho mẹ: tình yêu thương, sự biết ơn, ngợi ca,… 

b. Xác định các biện pháp nghệ thuật: 
- “Đi” (1): ẩn dụ: sống hết cuộc đời của mỗi con người. 
- “Đi” (2): ẩn dụ: hiểu, thấy, dùng hết những tình cảm, ước mong, khuyên nhủ  của mẹ. 
- Phép ẩn dụ làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm hơn. 

c. Giải thích từ ngữ: “Mấy lời mẹ ru”: câu ca dao, dân ca; những tình cảm, ước  mong, lời khuyên nhủ,… của mẹ. 

d. Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận:

- Tình mẫu tử: Là tình cảm mẹ con ruột thịt, tình thân bền chặt. 

- Phân tích, bàn luận: 

+ Mẹ dùng cả cuộc đời để nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên người.

+ Mẹ hi sinh thầm lặng cho con. 

+ Tình mẫu tử còn là tình cảm người con dành cho mẹ, sự quan tâm, lo lắng khi mẹ đau ốm. 

+ Mẹ là điểm tựa tinh thần cho con. 

+ Vẫn có những người mẹ sẵn lòng vứt bỏ, phá bỏ đứa con của mình chỉ vì sự ích kỷ của bản thân. 

+ Không một ai có quyền làm vẩn đục tình mẫu tử thiêng liêng. 

+ Liên hệ bản thân.

Câu 2: Hướng dẫn lập dàn ý: 

a. Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vấn đề cần nghị luận. 

b. Thân bài: 

- Nhan đề và lời đề từ: 

+ Nhan đề: Dùng từ Hán Việt gợi không khí cổ điển, điệp vần "ang" tạo cảm giác dư âm vàng xa, mênh mang. 

+ Lời đề từ: Thể hiện nội dung và tư tưởng của tác giả. Đó là nỗi buồn trước cảnh vũ trụ bao la bát ngát, cái tôi nhỏ bé trước thiên nhiên rộng lớn.

- Bức tranh thiên nhiên qua tâm trạng của nhà thơ

+ Khổ 1:

  • Hình ảnh sóng, thuyền, nước song song gợi tả cảnh sông nước mênh mông, vô tận, hoang văng. 
  • Hình ảnh củi một cành khô >< lạc mấy dòng gợi tả sự chìm nổi cô đơn, biểu tượng cho thân phận con người lênh đênh giữa dòng đời.
  • Tâm trạng: buồn điệp điệp => từ láy gợi nỗi buồn thương da diết, miên man không dứt.

=> Khổ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu và cách gieo vần nhịp nhàng và dùng nhiều  từ láy, khổ thơ đã diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên.

+ Khổ 2: 

  • Cảnh sông: cồn nhỏ lơ thơ, đìu hiu vắng lặng gợi lên sự cô đơn, lạnh lẽo.
  • Âm thanh: tiếng chợ chiều mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi không khí vắng vẻ,.
  • Hình ảnh: trời "sâu chót vót" gợi cảm giác bầu trời nâng cao hơn, thoáng đãng hơn. 
  • "sông dài rộng">< "bến cô liêu": Tạo sự tương phản giữa cái nhỏ bé và cái vô cùng, gợi lên cảm giác trống vắng và cô đơn. 

→ Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm bổng, Huy Cận như muốn lấy âm  thanh để xoá nhoà không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng không được. Nhà thơ cố  tìm sự giao cảm với vũ trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín. 

c. Kết bài: 

- Khái quát về vấn đề nghị luận. 

 

Tham gia khóa học PAS THPT để được luyện tập các dạng bài thi tốt nghiệp THPT mới nhất nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là bộ đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11 được biên soạn theo chương trình sách mới mà VUIHOC đã tổng hợp lại nhằm mục đích giúp các em có thêm một nguồn tài liệu tham khảo, tự đánh giá năng lực trước khi bước vào kì thi chính thức. Hy vọng với bộ đề thi trên, các em có thể nắm bắt được cấu trúc đề thi và thực hành viết thật tốt. Hiện nay trên trang web vuihoc.vn đã cập nhật đề thi giữa kì 2 các môn học chính như Toán, Lý, Hóa, Anh và đề cương ôn thi giữa kì chi tiết các môn học trên, đừng quên cập nhật các bài viết để dễ dàng ôn tập bạn nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990