img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Lý thuyết về hạt sơ cấp

Tác giả Minh Châu 11:08 22/07/2023 4,532 Tag Lớp 12

Trong quá trình nghiên cứu đi sâu vào bên trong cấu tạo của vật chất, các nhà khoa học đã chứng minh rằng hạt sơ cấp là những vật chất nhỏ nhất góp phần cấu tạo thành vũ trụ. Cùng theo dõi bài viết của VUIHOC để hiểu rõ hơn về hạt sơ cấp và cấu tạo của nó nhé!

Lý thuyết về hạt sơ cấp
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Khái niệm về hạt sơ cấp 

1.1 Hạt sơ cấp là gì?

- Hạt sơ cấp còn được gọi là hạt cơ bản là một tồn tại nguyên vẹn và đồng nhất, không thể tách thành các hạt nhỏ hơn, là các hạt hạ nguyên tử, không có cấu trúc phụ và không được tạo thành từ các hạt khác.

- Các hạt có kích thước vào cỡ kích thước hạt nhân trở xuống chính là hạt sơ cấp. Ví dụ như hạt electron, proton, nơtrinô...

- Tính đến hiện nay, các hạt được coi là hạt sơ cấp bao gồm: 

+ Hạt vật chất và hạt phản vật chất thuộc họ femion

+ Các hạt lực thuộc họ hạt boson

1.2 Hạt sơ cấp mới xuất hiện

- Để tạo thành các hạt sơ cấp mới, người ta tăng vận tốc của một số hạt và bắn chúng vào các hạt khác nhau. Máy gia tốc được sử dụng để nghiên cứu tạo ra hạt sơ cấp mới. 

- Một số hạt sơ cấp mới được tạo ra: hạt muyôn (\mu ^{-}), hạt  \pi ^{+}, \pi ^{-}, \pi ^{0}, hạt Kaôn K^{-}, K^{0}

1.3 Phân loại

- Hạt sơ cấp được phân loại dựa trên đặc tính tương tác, khối lượng: 

+ Hạt phôtôn

+ Hạt leptôn

+ Các hạt hađrôn bao gồm 3 nhóm hạt con là mêzon, nuclôn, hipêron

 

>>> Đăng ký ngay để được các thầy cô lên lộ trình ôn tập Vật Lý 12<<< 

2. Các tính chất của hạt sơ cấp 

2.1 Thời gian sống trung bình

- Hầu hết các hạt sơ cấp đều không bền, chúng sẽ tự phân rã biến thành các hạt sơ cấp khác. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạt sơ cấp rất bền, thời gian sống \sim \infty

2.2 Phản hạt 

- Phản hạt là một hạt tương ứng với hạt sơ cấp có điện tích trái dấu nhưng cùng khối lượng và giá trị tuyệt đối. 

- Hạt sơ cấp nào không mang điện tích như hạt nơtron thì qua thực nghiệm thấy có momen từ ngược hướng và cùng độ lớn. 

Tham khảo ngay tài liệu tổng hợp kiến thức và các dạng bài tập bám sát đề thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia môn vật lý bạn nhé! 

3.Tương tác của hạt sơ cấp 

3.1 Tương tác điện từ

- Là tương tác giữa các phôtôn và các hạt mang điện, giữa các hạt mang điện với nhau. 

- Một số lực tương tác điện từ như lực lo-ren, lực cu-lông... 

3.2 Tương tác mạnh

- Tương tác mạnh là tương tác giữa các hạt hađron không tính quá trình phân rã của chúng. Một số trường hợp riêng của lực tương tác mạnh là lực hạt nhân. 

3.3 Tương tác yếu

- Tương tác giữa các lepton là tương tác yếu. Có 2 kiểu tương tác yếu là tương tác dòng điện tích và tương tác dòng trung hòa. 

3.4 Tương tác hấp dẫn 

- Là tương tác giữa các hạt có khối lượng khác không. Ví dụ như lực hút của trái đất và mặt trăng, trọng lực, lực hút giữ mặt trời và các hành tinh khác... 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

 Trên đây là toàn bộ kiến thức về hạt sơ cấp trong chương trình Vật lý 12. Các em cần ghi nhớ những kiến thức này phục vụ cho quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia môn Vật Lý. Để học thêm nhiều kiến thức các môn học hữu ích, các em hãy truy cập trang web vuihoc.vn hàng ngày nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:  

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990