img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Mẫu Nguyên Tử Bo Là Gì? Lý Thuyết, Cấu Tạo Nguyên Tử Và Bài Tập

Tác giả Cô Hiền Trần 11:31 21/10/2024 70,233 Tag Lớp 12

Các em học sinh sẽ gặp dạng bài về mẫu nguyên tử bo trong quá trình học và ôn luyện. Chính vì vậy VUIHOC sẽ hệ thống lại kiến thức về mẫu nguyên tử bo, cấu tạo nguyên tử và phương pháp làm bài tập dễ hiểu nhất thông qua các bài tập minh họa. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Mẫu Nguyên Tử Bo Là Gì? Lý Thuyết, Cấu Tạo Nguyên Tử Và Bài Tập
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Lý thuyết mẫu nguyên tử Bo

1.1. Mẫu nguyên tử Bo là gì?

Mẫu nguyên tử bo là gì chắc hẳn là thắc mắc của nhiều bạn học sinh. Mẫu nguyên tử bo được hiểu là sự phối hợp giữa mẫu nguyên tử Rutherford cùng 2 tiên đề Bo về trạng thái dừng, về sự hấp thụ và bức xạ năng lượng của nguyên tử và các quỹ đạo dừng. 

Định nghĩa mẫu nguyên tử bo

1.2. Mô hình hành tinh của nguyên tử

Vào năm 1911 sau nhiều nghiên cứu, Rutherford đã đề xuất lên mẫu hành tinh nguyên tử. Theo Rutherford thì nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân mang điện tích (+) nằm ở giữa, xung quanh có các electron mang điện tích (-) chuyển động trên các quỹ đạo tròn hay quỹ đạo elip giống hệ Mặt Trời nên ta gọi đó là mẫu hành tinh nguyên tử.

Tuy vậy, mẫu hành tinh nguyên tử này gặp khó khăn là không giải thích được sự tạo thành quang phổ vạch của các nguyên tử và tính bền vững của nguyên tử.

Vào năm 1913, Bo đã vận dụng được thuyết lượng tử ánh sáng vào hệ thống nguyên tử và đề ra mẫu nguyên tử mới và gọi là mẫu nguyên tử Bo. Đến nay mẫu nguyên tử Bo vẫn giữ được mô hình hành tinh nguyên tử và 2 tiên đề.

2. Các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử

2.1. Tiên đề về các trạng thái dừng

Trạng thái dừng là khi nguyên tử chỉ tồn tại trong 1 vài trạng thái có năng lượng xác định En. Các nguyên tử sẽ không bức xạ khi mà nguyên tử đang ở trạng thái dừng.

Nguyên tử ở trạng thái cơ bản (n = 1) là trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất. Khi được hấp thụ năng lượng, nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng cao hơn gọi là trạng thái kích thích thứ n (n > 1).

Tiên đề trạng thái dừng mẫu nguyên tử bo 

Trạng thái dừng của nguyên tử, electron chuyển động quanh hạt nhân trên quỹ đạo có bán kính xác định hoàn toàn rn là quỹ đạo dừng.

  • Tên của các quỹ đạo dừng

Tên quỹ đạo dừng mẫu nguyên tử bo 

Bán kính bo r= n2.r0 với r= 5,3.10-11 và n là số nguyên tử là bán kính quỹ đạo dừng của electron trong Hidro.

2.2. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử

Tiên đề về sự bức xạ mẫu nguyên tử bo 

Khi nguyên tử chuyển trạng thái dừng năng lượng Em sang trạng thái dừng nhỏ hơn mang năng lượng En thì sẽ phát ra phôtôn có năng lượng = hiệu của năng lượng Em – En.

Em – En = hfnm

Nếu nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng En hấp thụ 1 phôtôn có năng lượng hf bằng hiệu của năng lượng Em – En thì lúc này sẽ chuyển năng lượng gọi là En là trạng thái dừng

→ Khi nguyên tử hấp thụ ánh sáng có bước sóng nào thì sẽ phát ra ánh sáng có cùng bước sóng đó.

3. Quang phổ phát xạ và sự hấp thụ của nguyên tử Hydro

Sau khi tìm hiểu về mẫu nguyên tử bo lý thuyết, học sinh sẽ được hiểu rõ hơn về quang phổ phát xạ và sự hấp thu của nguyên tử Hydro.

Quang phổ phát xạ mẫu nguyên tử bo

Khi electron chuyển từ mức năng lượng Ecao xuống mức năng lượng Ethấp thì phát ra 1 phôtôn có năng lượng xác định hoàn toàn: hf = Ecao – Ethấp.

Phôtôn có tần số f ứng với sóng ánh sáng đơn sắc có bước sóng là λ = c/f, nghĩa là ứng với vạch quang phổ có 1 màu nhất định. 

⇒ Quang phổ phát xạ là quang phổ của Hidro.

Để giải thích cho sự tạo thành quang phổ vạch hấp thụ:

Nếu 1 nguyên tử hidro đang ở mức năng lượng Ethấp mà nằm trong 1 chùm ánh sáng trắng, trong đó gồm tất cả các phôtôn có năng lượng từ nhỏ đến lớn khác nhau thì nguyên tử đó lập tức sẽ hấp thụ 1 phôtôn có năng lượng phù hợp ε = Ecao – Ethấp để chuyển thành mức năng lượng Ecao.

1 sóng ánh sáng đơn sắc bị hấp thụ làm cho quang phổ liên tục xuất hiện vạch tối. Vì vậy, quang phổ hấp thụ nguyên tử hydro cũng là quang phổ vạch.

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp trọn bộ kiến thức Lý ôn thi tốt nghiệp THPT

 

4. Một số bài tập trắc nghiệm về mẫu nguyên tử Bo (có đáp án)

Học sinh hãy cùng luyện tập mẫu nguyên tử bo bài tập dưới đây để áp dụng vào bài kiểm tra thật chính xác nhé!

Bài 1: Chỉ ra điểm khác nhau giữa mẫu nguyên tử Bo và mẫu nguyên tử Rutherford?

Giải:

Các electron chuyển động quanh hạt nhân trên quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng. Đây chính là điểm khác nhau giữa 2 mẫu nguyên tử trên.

 

Bài 2: Chọn câu đúng cho câu hỏi trạng thái dừng là?

A. Trạng thái hạt nhân không được electron chuyển động quanh

B. Hạt nhân không dao động

C. Nguyên tử có trạng thái đứng yên

D. Hệ thống nguyên tử có trạng thái ổn định

Lời giải:

Nguyên tử không hấp thụ là trạng thái dừng, không bức xạ nên đó là trạng thái ổn định của hệ thống nguyên tử.

⇒ D

 

Bài 3: Tính hiệu giữa 2 mức năng lượng khi chuyển giữa 2 mức độ, ion crom phát ra ánh sáng biết Ion crom trong hồng ngọc phát ra ánh sáng đỏ có bước sóng bằng 0,694 μm.

Lời giải:

Hiệu giữa 2 mức năng lượng:

Ví dụ giải mẫu nguyên tử bo

 

Bài 4:  Trạng thái dừng của nguyên tử theo mẫu nguyên tử Bo là:

A. Có thể là trạng thái kích thích hoặc cơ bản

B. Chỉ ở trạng thái kích thích

C. Trong nguyên tử các electron ngừng chuyển động

D. Chỉ ở trạng thái cơ bản

Giải

Đây có thể là trạng thái kích thích hoặc cơ bản theo mẫu nguyên tử bo.

⇒ A

 

Bài 5: Mẫu nguyên tử Rutherford khác Bohr ở điểm nào?

A. Lực tương tác của hạt nhân nguyên tử với electron

B. Năng lượng ổn định ở trạng thái dừng

C. Là hình quỹ đạo của electron

D. Mô hình nguyên tử chứa hạt nhân

Giải:

Bohr chỉ ra khái niệm trạng thái có năng lượng ổn định là trạng thái dừng. Còn Rutherford thì không 

⇒ B

 

Bài 6: Tính bán kính quỹ đạo dừng qua công thức

A. $r_{n}=\frac{r_{0}}{n^{2}}$

B. $r_{n}=\frac{n^{2}}{r_{0}}$

C. $r_{n}=n^{2} r_{0}$

D. $r_{n}=r_{0}^{n^{2}}$

Giải

Bán kính quỹ đạo dừng tính theo $r_{n}=n^{2} r_{0}$ theo mẫu nguyên tử bo.

⇒ C

 

Bài 7: Nguyên tử H có bán kính quỹ đạo Bo thứ nhất là 0,53.10-10 m. Bán kính quỹ đạo Bo thứ 5 là bao nhiêu?

A. 10,25.10-10 m

B. 2,65.10-10 m

C. 13,25.10-10 m

D. 0,106.10-10 m

Giải:

Bán kính quỹ đạo thứ là 

r= 52 0,53.10-10 = 13,25.10-10 m

⇒ C

 

Bài 8: Bán kính quỹ đạo dừng K là r0 trong nguyên tử Hidro có bán kính quỹ đạo dừng K là r0. Khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng O xuống M thì bán kính giảm:

A. 21r0

B. 24r0

C. 16r0

D. 2r0

Giải:

Quỹ đạo O có n = 5; M có n = 3

⇒ r= r09

r= r025

Khi bán kính chuyển từ O về M thì bán kính giảm 25 r- 9r= 16 r0

⇒ C

 

Bài 9: Nguyên tử Hiđrô mức năng lượng cơ bản đang ở trạng thái dừng thì hấp thụ 1 photon năng lượng là $\varepsilon =E_{N}-E_{K}$. Nguyên tử sẽ:

A. Giữ nguyên trạng thái

B. Chuyển dần K-L-N

C. Chuyển thẳng từ K-N

D. Chuyển dần từ K-L-M-N

Giải:

Nguyên tử Hiđrô mức năng lượng cơ bản đang ở trạng thái dừng thì hấp thụ 1 photon năng lượng là $\varepsilon =E_{N}-E_{K}$. Nguyên tử sẽ chuyển thẳng từ K - N.

⇒ C

 

Bài 10: Trong Hidro electron chuyển động trên quỹ đạo K có bán kính r= 5,3.10-11 m. Tính vận tốc electron.

A. 2,19.106m/s

B. 2,19.105m/s

C. 4,17.106m/s

D. 4,17.105m/s

Giải:

ADCT:  mẫu nguyên tử bo 100%

Quỹ đạo K có n = 1

Suy ra vận tốc của electron trên quỹ đạo K là

 mẫu nguyên tử bo $2,19.10^{6}m/s$

⇒ A


Như vậy, trong bài viết này VUIHOC đã giúp các em khái quát lại kiến thức về mẫu nguyên tử bo cùng các dạng bài tập nhằm giúp các em vận dụng bài thật hiệu quả trong quá trình học Vật Lý 12 cũng như ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý. Ngoài ra, để có thể luyện tập thêm nhiều bài tập  các em hãy truy cập ngay tại Vuihoc.vn và đăng ký khóa học dành cho học sinh lớp 12 nhé!

     

Tham khảo thêm:

Bộ Sách Thần Tốc Luyện Đề Toán - Lý - Hóa THPT Có Giải Chi Tiết

 

Bài viết tham khảo thêm:

Lý thuyết hiện tượng quang phát quang

Sơ lược về laze

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990