Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã - Sinh học 12
Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Cùng VUIHOC tìm hiểu về khái niệm, đặc trưng và mối quan hệ giữa các loài trong bài viết ngày hôm nay nhé. Mời bạn tham khảo ngay!!!
1. Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1.1 Khái niệm quần xã sinh vật
- Tập hợp các quần thể sinh vật bao gồm nhiều loài khác nhau và cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian nhất định được gọi là quần xã.
- Các sinh vật sống trong quần xã thường có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Vì vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật của quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
+ Ví dụ: Tập hợp tất cả các sinh vật sống trong một khu rừng, một hồ nước...
1.2 Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
a. Đặc trưng về thành phần loài
- Đặc trưng về thành phần loài thể hiện qua số lượng loài trong quần xã, số lượng cá thể của mỗi loài, các loài đặc trừng và ưu thế loài.
+ Số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài: Thể hiện mức độ đa dạng của quần xã, sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã. Quần xã ổn định thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của mỗi loài cao.
+ Loài ưu thế và loài đặc trưng: Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do chúng có số lượng cá thể lớn hoặc hoạt động của chúng mạnh mẽ trong quần xã. Còn loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác.
Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi sớm đạt hiệu quả tốt nhất
b. Đặc trưng về phân bố cá thể
- Các cá thể phân bố trong quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Về một mặt nào đó, các cá thể phân bố có xu hướng giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.
- Sự phân bố cá thể được chia thành 2 kiểu phân bố là phân bố theo chiều thẳng đứng và phân bố theo chiều ngang.
+ Phân bố theo chiều ngang: Loại phân bố này thường gặp ở những vùng có điều kiện sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ hoặc vùng có lượng thức ăn dồi dào. Ví dụ điển hình cho loại phân bố này là sự phân bố sinh vật ở vùng cửa sông.
+ Phân bố theo chiều thẳng đứng: Phân theo tầng hoặc theo lớp. Sự phân tầng này chủ yếu ở thực vật => sự phân tầng của động vật. Còn ở môi trường nước, sự phân tầng theo chiều thằng đứng được quyết định bởi ánh sáng chiếu xuống mặt nước.
c. Đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng
- Quần xã sinh vật gồm có sinh vật dị dưỡng và sinh vật tự dưỡng
+ Các sinh vật dị dưỡng: Tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu cơ có sẵn. Sinh vật thuộc nhóm này chủ yếu là động vật được chia thành các nhóm động vật ăn mùn bã, ăn cỏ, ăn thịt, ăn tạp và các vi sinh vật có khả chức năng phân giải chất hữu cơ thành vô cơ.
+ Các sinh vật tự dưỡng: Sinh vật tự tổng hợp chất hữu cơ thành chất vô cơ. Nhóm sinh vật tự dưỡng chủ yếu là cây xanh và các loài vi khuẩn hóa tổng hợp hoặc quang tổng hợp. Các sinh vật tự dưỡng tạo ra nguồn ngữu cơ sơ cấp cho quần xã.
2. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật
2.1 Các mối quan hệ sinh thái
a. Quan hệ hỗ trợ
- Cộng sinh: Tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi. Các loài hợp tác chặt chẽ với nhau, cộng sinh có thể xảy ra ở 2 hay nhiều loài khác nhau. Ví dụ như nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào cộng sinh trong địa y, hải quỳ và cua sống cộng sinh...
- Hợp tác: Là 2 hay nhiều loài tham gia hợp tác với nhau và các bên đều có lợi. Quan hệ hợp tác không chặt chẽ như quan hệ cộng sinh. Các loài không nhất thiết phải tham gia quan hệ hợp tác mới có thể tồn tại được. Ví dụ như quan hệ hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng, lươn biển và cá nhỏ...
- Hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài, trong đó 1 loài có lợi còn loài kia không có lợi nhưng cũng không có hại. Ví dụ như cây phong lan sống trên thân cây gỗ...
Tham khảo ngay bộ sổ tay ôn tập kiến thức và tổng hợp kĩ năng xử lý mọi dạng bài tập trong đề thi THPT Quốc Gia
b. Quan hệ đối kháng
- Cạnh tranh: Các loài tranh giành nơi ở, thức ăn... Mối quan hệ này sẽ có 1 loài thắng thể hoặc cả 2 đều bị hại. Ví dụ như cạnh tranh nước, sánh sáng ở thực vật, cạnh tranh giữa các loài có cùng nguồn thức ăn...
- Kí sinh: Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy nguồn dinh dưỡng của loài đó để nuôi sống bản thân. Kí sinh bao gồm kí sinh hoàn toàn và kí sinh không hoàn toàn. Ví dụ như cây tầm gửi, giun kí sinh trong cơ thể người...
- Ức chế, cảm nhiễm: Một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác. Ví dụ như cây tỏi tiết ra hoạt chất gây ức chế hoạt động của các vi sinh vật xung quanh.
- Sinh vật này ăn sinh vật khác: Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn bao gồm động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, thực vật ăn động vật... Ví dụ trâu ăn cỏ, sư tử ăn thịt linh dương, cây nắp ấm bắt mồi...
2.2 Hiện tượng khống chế sinh học
- Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng mà số cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng hoặc không giảm quá mức do các tác động hỗ trợ hoặc đối kháng trong quần xã.
- Hiện tượng khống chế sinh học được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp bằng cách sử dụng thiên địch của sâu hại cây trồng để thay thế thuốc trừ sâu. Ví dụ dùng ong kí sinh để tiêu diệt loài bọ dừa.
3. Sơ đồ tư duy quần xã sinh vật
Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn trọn kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh!!!
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Trên đây là toàn bộ kiến thức về Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã trong chương trình Sinh học 12. Để học thêm nhiều kiến thức hữu ích phục vụ cho quá trình ôn thi THPT Quốc Gia môn Sinh, các em hãy truy cập vào trang web vuihoc.vn hàng ngày nhé!
>> Mời các bạn xem thêm:
- Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
- Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể