img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Ôn tập sinh học 10 bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - VUIHOC

Tác giả Minh Châu 16:00 06/12/2023 63,027 Tag Lớp 10

Các cấp tổ chức của thế giới sống là phần kiến thức Sinh học lớp 10 quen thuộc và thường gặp trong các câu hỏi cuối kỳ. Trong bài viết sau đây, VUIHOC sẽ cùng các em học sinh ôn tập lý thuyết tổng quan về phần kiến thức này, luyện tập với bộ bài tập ôn luyện chọn lọc.

Ôn tập sinh học 10 bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống - VUIHOC
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Tóm tắt lý thuyết chung - sinh học 10 bài 1

Để có thể hiểu rõ hơn về các cấp tổ chức của thế giới sống, hãy cùng VUIHOC tóm tắt một số lý thuyết quan trọng của phần kiến thức này nhé!

1.1. Các cấp tổ chức của thế giới sống

Các cấp bậc tổ chức trong thế giới sống:

Nguyên tử → phân tử → bào quan →tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể →quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

Các cấp tổ chức sống chính trong sinh thái bao gồm: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Học thuyết tế bào: Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ nguồn gốc tế bào và các tế bào chỉ được sinh ra bằng cách thức phân chia tế bào.

Thế giới sinh vật được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc vô cùng chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị tổ chức sống cơ bản nhất của sự sống.

Các cấp tổ chức của thế giới sống - sinh học 10 bài 1

1.2. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức

1.2.1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

Các tổ chức sống cấp thấp hơn phải làm nền tảng để xây dựng nên các tổ chức sống cấp cao hơn

Các tổ chức sống cao hơn không chỉ có những đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc điểm khác và nổi trội hơn.

Nguyên tắc thứ bậc - sinh học 10 bài 1

1.2.2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

Hệ thống mở: Sinh vật ở trong tất cả tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Điều này làm cho sinh vật không chỉ bị ảnh hưởng dưới sự tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường.

Tất cả cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao đều có các cơ chế tự điều chỉnh khác nhau để đảm bảo duy trì, điều hòa và đem lại sự cân bằng trong hệ thống → hệ sinh thái cân bằng và phát triển.

1.2.3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

Thế giới sinh vật luôn luôn, liên tục sinh sản, nảy nở và không ngừng tiến hóa.

Các sinh vật trên Trái Đất có nhiều những đặc điểm chung vì có chung nguồn gốc nhưng lại tiến hóa theo vô số chiều hướng tiến hóa khác nhau hình thành nên thế giới sống đa dạng và phong phú.

Đăng ký ngay khóa học DUO để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!

2. Bài tập luyện tập sinh học 10 bài 1

2.1. Luyện tập sách giáo khoa sinh học bài 1

Câu 1: Một vật sống hay không sống đều được cấu tạo từ các nguyên tử, nguyên tố hóa học, có thể được tổ chức theo các cấp độ khác nhau và có chung một số đặc điểm. Tuy vậy, thế giới sống lại được tổ chức một cách đặc biệt để tạo nên các sinh vật có những đặc điểm sống mà vật không sống không có. Vậy thế giới sống được tổ chức như thế nào và tổ chức sống có đặc điểm chung là gì?

 

Lời giải chi tiết:

Các cấp độ tổ chức sống cơ bản bao gồm:

 Tế bào → Cơ thể → Quần thể → Quần xã → Hệ sinh thái

- Các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ những cấp độ tổ chức nhỏ nhất là các nguyên tử, phân tử hóa học.

- Các cấp độ tổ chức nhỏ hơn sẽ góp phần hình thành nên cấu trúc của các cấp độ tổ chức sống lớn hơn.

cấp độ tổ chức của thế giới sống - sinh học 10 bài 1

 

Câu 2: Giải thích các mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.

Lời giải chi tiết:

- Mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức sống dựa trên các hoạt động sống trong cấp độ tế bào.

Ví dụ:

- Các cá thể tương tác với các cá thể khác và với môi trường vật lý dựa trên cơ sở các hoạt động truyền tin ở cấp độ tế bào.

- Các cấp độ tổ chức sống còn liên hệ với nhau bởi quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong thế giới sống.

- Nguồn năng lượng cung cấp cho thế giới sống chủ yếu đến từ mặt trời và được truyền từ cấp độ tổ chức này sang cấp độ tổ chức khác của thế giới sống cùng với sự chuyển hóa của vật chất.

Câu 3: Tại sao nói các cấp độ tổ chức sống là những hệ thống mở tự điều chỉnh?

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống là:

- Được tổ chức theo thứ bậc

- Là những hệ mở và tự điều chỉnh

- Thế giới sống liên tục tiến hóa

Ta nói các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở, tự điều chỉnh vì:

- Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở vì không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường.

Ví dụ: Tế bào chỉ tồn tại, lớn lên và phân chia khi thường xuyên thu nhận các chất hóa học từ bên ngoài, biến đổi chúng tạo thành các chất sống, đồng thời loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. 

Cơ thể được cấu tạo nên từ một hay nhiều tế bào, cơ thể cũng không ngừng trao đổi khí, trao đổi nước, lấy thức ăn và thải chất thải ra ngoài môi trường trong quá trình sống.

- Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh duy trì ổn định các thông số trong hệ thống không phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường.

- Sự duy trì ổn định môi trường nội môi được gọi là sự cân bằng nội môi.

Ví dụ:

Cơ thể con người có có các cơ chế duy trì thân nhiệt, pH, đường huyết, nồng độ các ion quan trọng,... ở mức tương đối ổn định. Nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc, chúng ta có thể bị bệnh, thậm chí tử vong.

 

2.2. Câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 bài 1

Câu 1: Đâu là đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật dưới đây: 

A. các đại phân tử

B. tế bào

C. mô

D. cơ quan

Câu 2: Tập hợp của các cá thể cùng loài, cùng chung sống trong một không gian nhất định và sống cùng vào một thời điểm xác định, có quan hệ sinh sản với nhau thì được gọi là: 

A. quần thể

B. Nhóm quần thể

C. quần xã

D. hệ sinh thái

Câu 3: Cho một số nhận định sau đây về tế bào:

1. Tế bào chỉ có thể được sinh ra bằng cách thức phân chia tế bào.

2. Tế bào là nơi diễn ra tất cả mọi hoạt động sống.

3. Tế bào được gọi là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.

4. Tế bào có khả năng trao đổi chất theo cách thức đồng hóa và dị hóa.

5. Tế bào chỉ có một hình thức phân chia duy nhất đó chính là nguyên phân.

Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?

A. 2    B. 3    C. 4    D. 5

Câu 4: Khi nói đến động vật, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng? 

1. Có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ cung cấp cho hệ sinh thái 

2. Làm tăng hàm lượng oxy trong không khí

3. Cung cấp lượng thực phẩm đến con người

4. Góp phần tạo nên sự cân bằng trong sinh thái

5. Nhiều loài có thể là tác nhân lây nhiễm, truyền bệnh cho con người

6. Khi mà tăng số lượng lên thì đều gây hại cho cây trồng

A. 5                              B. 4                                C. 3                                       D. 2

Câu 5: Khi nói đến nguyên tắc thứ bậc trong các cấp của tổ chức sống, phát biểu nào dưới đây chính xác? 

A. Cấp bậc tổ chức thấp hơn sẽ làm nền tảng để xây dựng nên cấp tổ chức cao hơn

B. Tất cả các cấp bậc của tổ chức sống đều được xây dựng từ cấp tế bào

C. Kích thước của các cấp tổ chức sống được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn

D. Các cơ thể còn non chưa trưởng thành phải phục tùng các cơ thể đã trưởng thành

Câu 6: Cho các ý sau:

1. Được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

2. Là một hệ kín, có tính chất bền vững và ổn định.

3. Liên tục được tiến hóa.

4. Là một hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.

5. Có khả năng là cảm ứng và vận động.

6. Thường xuyên trao đổi chất dinh dưỡng với môi trường.

Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

A. 5                                  B. 3                                          C. 4                                     D. 2

Câu 7: Sự đa dạng trong thế giới sinh vật được thể hiện ở những đặc điểm nào dưới đây? 

1. Đa dạng về loài, đa dạng về nguồn gen

2. Đa dạng về lưới và đa dạng về chuỗi thức ăn

3. Đa dạng về hệ sinh thái

4. Đa dạng về sinh quyển

A. 1, 2, 3                           B. 1, 2, 4                                 C. 1, 3, 4                                D. 2, 3, 4

Câu 8: Tất cả các tổ chức sống đều là một hệ mở. Vì sao? 

A. Vì các tổ chức sống thường xuyên trao đổi chất với môi trường 

B. Vì các tổ chức sống thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh

C. Vì các tổ chức sống thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa

D. Vì các tổ chức sống có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động

Câu 9: “Các tổ chức sống cấp thấp hơn phải làm nền tảng để xây dựng nên các tổ chức sống cấp cao hơn” đã giải thích cho nguyên tắc nào trong thế giới sống?

A. Nguyên tắc thứ bậc.    

B. Nguyên tắc mở.

C. Nguyên tắc tự điều chỉnh.    

D. Nguyên tắc bổ sung

Câu 10: Đặc tính nào là quan trọng nhất đảm bảo nên tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống?

A. Khả năng trao đổi chất và năng lượng

B. Khả năng sinh sản

C. Khả năng sinh trưởng và phát triển

D. Khả năng tự điều chỉnh, cân bằng nội môi

Đáp án gơi ý:
 

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A C C A A A A A D


 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Bài viết đã tổng hợp toàn bộ lý thuyết và bài tập áp dụng về Các cấp tổ chức của thế giới sống trong chương trình Sinh học 10. Hy vọng rằng sau bài viết này, các em học sinh sẽ tự tin vượt qua các dạng bài tập liên quan đến kiến thức về phần học này. Để học nhiều hơn các kiến thức Sinh học 10 thú vị, các em truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay hôm nay nhé!

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990