img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Sinh học 12: Loài

Tác giả Minh Châu 15:15 30/11/2023 18,317 Tag Lớp 12

Chúng ta thường nghe thấy cụm từ loài người. Vậy loài là gì? Tham khảo bài học về loài trong chương trình Sinh học 12 để hiểu rõ khái niệm và các cơ chế cách ly trong sinh sản của các loài nhé!

Sinh học 12: Loài
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Khái niệm loài sinh học 

- Loài sinh học là một nhóm quần thể bao gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra được đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách ly sinh sản với các nhóm quần thể khác. 

Ví dụ về loài:  Một nhóm quần thể sư tử có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên, sinh ra con có sức sống và khả năng sinh sản và cách ly sinh sản với các nhóm động vật khác được gọi là 1 loài. 

Ví dụ không phải loài: Ngựa và lừa có thể giao phối và sinh ra con nhưng con của chúng không có khả năng sinh sản nên không được coi là 1 loài. Tương tự với dê và cừu, con của chúng sinh ra cũng không có khả năng sinh sản nên không được gọi là loài. 

2 Tiêu chuẩn phân biệt loài

2.1. Tiêu chuẩn hình thái 

- Dựa trên cơ sở khác nhau về hình thái: Các cá thể cùng một loài sẽ có chung hệ tính trạng hình thái giống nhau. Ngược lại, hai loài khác nhau sẽ có sự gián đoạn về hình thái. 

Ví dụ: Quần thể voi Ấn Độ đều có chung hình thái tai nhỏ, trán lõm, đầu vòi có núm thịt, răng hàm có nếp men hình bầu dục. Còn quần thể voi Châu Phi thì trán dô, tai to, răng hàm có nếp men hình quả trám. 

Voi Ấn Độ

Voi Châu Phi

                                               

- Tiêu chuẩn hình thái giữa các loài dễ sử dụng để phân biệt. Tuy nhiên tiêu chuẩn này chỉ có tính tương đối vì nhiều có những loài khác nhau nhưng lại khá giống nhau về hình thái nhưng cũng có những cá thể cùng loài nhưng lại có hình thái khác nhau vì điều kiện sống khác nhau hay ở những giai đoạn phát triển khác nhau. 

Ví dụ: Rau dền gai, rau dền tía và rau dền cơm là ba loài khác nhau. 

2.2 Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái

- Dựa vào khu vực phân bố của sinh vật để phân biệt. Trường hợp đơn giản thì hai loài khác nhau thường có khu vực phân bố riêng biệt. Phức tạp hơn thì hai loài có cùng khu vực phân hoặc trùng nhau 1 phần nhưng mỗi loài thích nghi với một điều kiện nhất định. 

- Các quần thể của loài có thể phân bố gián đoạn hoặc liên tục tạo thành các nòi khác nhau: 

+ Nòi địa lý: Là nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lý xác định và không trùng lên nhau.  

+ Nòi sinh thái: Là các nhóm quần thể thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định, mỗi nòi chiếm một sinh cảnh phù hợp trong cùng một khu vực địa lý. 

+ Nòi sinh học: Là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên các phần khác nhau của vật chủ. 

=> Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái chỉ mang tính chất tương đối bởi có những loài phân bố trên khắp thế giới thì đặc trưng địa lý không còn ý nghĩa. Ngoài ra còn có những loài thân thuộc có khu vực phân bố hoàn toàn trùng nhau. 

Tham khảo ngay bộ sổ tay ôn tập kiến thức và kỹ năng xử lý mọi dạng bài tập trong đề thi THPT Quốc Gia 

2.3 Tiêu chuẩn sinh lý, sinh hóa

- Dựa vào sự khác nhau trong cấu trúc và tính chất của thành phần cấu trúc tế bào để phân biệt. Những loài càng thân thuộc sẽ có nhiều sự tương đồng với nhau trong cấu trúc ADN và protein.

- Tiêu chuẩn sinh lý, sinh hóa thường áp dụng để phân biệt các chủng vi sinh vật. 

2.4 Tiêu chuẩn cách ly sinh sản

- Giữa hai loài có sự cách ly sinh sản ở nhiều mức độ 

- Tiêu chuẩn cách lý sinh sản là tiêu chuẩn được coi là chính xác nhất để phân biệt hai loài. Tuy nhiên trên thực tế, để áp dụng được tiêu chuẩn này không hề đơn giản bởi đôi khi không biết được hai quần thể trong tự nhiên có thực sự cách ly sinh sản được với nhau hay không. Hơn nữa tiêu chuẩn này không áp dụng được với các loài sinh sản vô tính.

=> Do các tiêu chuẩn cách ly sinh sản đều có mặt hạn chế nên người ta thường áp dụng nhiêu tiêu chuẩn khác nhau để xem xét: 

+ Các loài giao phối: Áp dụng tiêu chuẩn cách ly sinh sản

+ Các loài sinh sản vô tính, vi sinh vật: Áp dụng tiêu chuẩn sinh lý, sinh hóa

+ Các loài động vật, thực vật: Áp dụng tiêu chuẩn hình thái, địa lý và cách ly sinh sản

+ Các loài hóa thạch: Áp dụng tiêu chuẩn hình thái.  

3. Các cơ chế cách lý sinh sản giữa các loài 

3.1 Cách ly sau hợp tử

- Khái niệm: Cách ly sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai hữu thụ. 

- Đặc điểm: 

+ Không thể tạo ra con lai: Hợp tử bị chết ngay khi thụ tinh

+ Tạo ra được con lai: Con lai còn sống nhưng không có khả năng sinh sản

Đăng ký ngay để nhận bí kíp nắm trọn kiến thức và mọi dạng bài môn Sinh thi tốt nghiệp THPT

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

3.2 Cách ly trước hợp tử

- Khái niệm: Cách ly trước hợp tử là những trở ngại ngăn cảnh các sinh vật giao phối với nhau. Về bản chất là ngăn cản sự thụ tinh và tạo ra hợp tử. 

- Các kiểu cách ly trước hợp tử: 

+ Cách ly sinh cảnh: Các loài sống ở nơi khác nhau nên không giao phối với nhau. 

+ Cách ly tập tính: Các cá thể của các loài có tập tính giao phối khác nhau nên chúng thường không giao phối với nhau. Ví dụ như mỗi loại ruồi lại có cách giao phối khác nhau. 

+ Cách ly thời gian: Các cá thể thuộc loài khác nhau có thời gian sinh sản vào các mùa khác nhau nên không thể giao phối cùng nhau. Ví dụ chim én sinh sản vào mùa xuân còn chim gáy sinh sản vào mùa hè nên hai loài này không thể giao phối và sinh con với nhau. 

+ Cách ly cơ học: Do đặc điểm cấu tạo của cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối cùng nhau. 

3.3 Vai trò của cơ chế cách ly sinh sản

- Các cơ chế cách li đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài cũng như duy trì sự toàn vẹn của loài. 

- Trong quá trình tiến hóa, từ một quần thể ban đầu sẽ tách ra thành hai hay nhiều quần thể khác nhau. Nếu các nhân tố tiến hóa làm phân hóa vốn gen đến mức làm xuất hiện các cơ chế cách li sinh sản thì loài mới sẽ hình thành. 

3.4 Sơ đồ cơ chế cách li 

Trên đây là toàn bộ lý thuyết về loài trong chương trình Sinh học 12. Để học thêm nhiều bài học môn sinh và các môn học khác, các em học sinh đừng quên truy cập trang web vuihoc.vn hàng ngày nhé! 

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990