img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 94 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:23 27/12/2023 1,341 Tag Lớp 10

Để giúp các em hiểu hơn về tính đặc thù riêng của văn bản nghị luận, VUIHOC trân trọng gửi đến các em chi tiết phần soạn bài củng cố, mở rộng trang 94 sách ngữ văn 10 tập 1 kết nối tri thức.

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 94 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 94 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

1. Câu 1 trang 94 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Văn bản nghị luận là một loại văn bản có mục đích bàn luận, phân tích, đánh giá một vấn đề có thật trong xã hội xưa và nay. Dù cho nội dung bàn luận hoặc đối tượng hướng tới có khác nhau, song văn bản nghị luận vẫn thường có một số đặc điểm chung về nội dung và hình thức.

- Đặc điểm nội dung: Văn bản nghị luận bàn luận về một vấn đề trong xã hội hoặc một tư tưởng đạo đức. Các vấn đề xã hội thương bàn luận như là: môi trường, kinh tế, giáo dục, y tế,.. Còn các vấn đề đạo đức như là: tinh thần đoàn kết, tính trung thực, tình yêu thương, sự sẻ chia,..

- Đặc điểm hình thức: 

  • Mỗi bài văn nghị luận cần có luận điểm, và các luận cứ rõ ràng, chia thành nhiều đoạn văn. Đối với mỗi luận điểm, luận cứ cần đưa ra lý lẽ dẫn chứng có sức thuyết phục. Các luận điểm, luận cứ cũng cần được sắp xếp mạch lạc, logic, dễ hiểu.

  • Các đoạn văn trong bài nghị luận phải nhất quán và logic: các đoạn  trong bài viết của bạn phải được liên kết chặt chẽ với nhau. Có thể dùng các biện pháp tu từ như phép nối, phép lặp, phép thế,...Các kết nối, lặp lại và thay thế giữ cho các câu  được  kết nối và tạo ra dòng chảy. Lối viết mượt mà, dễ hiểu.  

  • Ngôn ngữ và giọng điệu phải nhất quán với nội dung đang được thảo luận và phải gây hứng thú, lôi cuốn người đọc. Ngôn ngữ trong các cuộc thảo luận bằng văn bản không được quá trang trọng cũng không quá thân mật và phải phù hợp với nội dung đang được thảo luận. Giọng điệu của một đoạn văn tranh luận phải thể hiện  sự nghiêm túc, chân thành và có sức thuyết phục đối với người đọc.

2. Câu 2 trang 94 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Các trường hợp có thể sử dụng yếu tố tự sự (trần thuật) trong văn nghị luận: 

+ Sử dụng yếu tố tự sự để giúp cho các luận được được trình bày rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn. 

Ví dụ, khi thảo luận về chủ đề bạo lực học đường ở Việt Nam, tác giả có thể sử dụng yếu tố tự sự để kể lại một câu chuyện cụ thể về một vụ bạo lực học đường. Việc sử dụng yếu tố tự sự thông qua câu chuyện sẽ giúp  người đọc hiểu rõ hơn về thực trạng bạo lực học đường hiện nay và có được cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về vấn đề này.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 kết nối tri thức

+ Dùng khi trình bày luận cứ, dẫn chứng để tăng tính thuyết phục. 

Chẳng hạn, khi bàn luận về chủ đề “Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam”, tác giả có thể sử dụng yếu tố trần thuật để kể lại các câu chuyện về tinh thần yêu nước của các vị anh hùng từ xa xưa cho đến nay. Việc này sẽ giúp  người đọc cảm nhận được sức mạnh của lòng yêu nước và từ đó  yêu quý, trân trọng những truyền thống  của đất nước này.

*Lưu ý khi sử dụng các yếu tố tự sự trong văn nghị luận: 

  • Khi viết văn nghị luận nên sử dụng yếu tố trần thuật một cách có chừng mực. Những điều này không nên được sử dụng quá thường xuyên và có thể dễ bị nhầm lẫn với văn bản tự sự.

  • Phải xác định rõ mục đích sử dụng yếu tố tự sự trước khi sử dụng. Cần xác định rõ yếu tố tường thuật được sử dụng trong văn bản tranh luận là  gì? Để làm cho lập luận trở nên rõ ràng hơn hay  thuyết phục hơn? 

  • Bạn phải lựa chọn và tìm kiếm các yếu tố tự sự phù hợp với nội dung bài viết: Tránh sử dụng các yếu tố câu chuyện quá  lạ hoặc không liên quan đến nội dung bài viết.

  • Cần sắp xếp các yếu tố tự sự một cách hợp lý, logic, tránh gây rối cho người đọc. Ngoài ra cũng cần chú ý đến cách diễn đạt phù hợp với tính chất nghị luận của bài viết, tránh sử dụng những cách diễn đạt quá hoa mỹ, lãng mạn.

=> Việc sử dụng các yếu tố tự sự có vai trò quan trọng giúp cho bài văn nghị luận trở nên thuyết phục hơn, sinh động hơn, tuy nhiên cũng cần sử dụng một cách hợp lý để đảm tính nghị luận của bài viết.

Đăng ký ngay để nhận combo sổ tay tổng hợp kiến thức các môn học vô cùng hữu ích trong quá trình học tập của bạn!

3. Câu 3 trang 94 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Tiêu chí Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Yêu và đồng cảm Chữ bầu lên nhà thơ
Luận đề Nhân tài, hay hiền tài, có một vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Dó, nhân tài chính là nguyên khí của quốc gia. Tình yêu và sự đồng cảm là những cảm xúc rất quan trọng mà ai cũng cần có trong cuộc sống. Điều làm nên một nhà thơ kiệt xuất không phải danh xưng mà người đời đặt cho họ, mà bởi tự thân những con chữ, những giọng văn, những hiểu biết cũng như cảm xúc của họ làm nên. 
Cách triển khai luận điểm Các luận điểm của bài đọc được triển khai từ cái chung/khái quát đến cái riêng, cái chi tiết. Đồng thời, những luận điểm này còn được trình bày một cách mạch lạc rõ ràng và vô cùng logic dễ hiểu. Ở bài đọc này, luận điểm được triển khai từ cái riêng, cái nhỏ nhặt cho đến cái chung, cái lớn lao. Cùng với đó, việc trình bày luận điểm theo trình tự logic khoa học khiến người đọc dễ dàng nắm bắt được các luận đề. Luận điểm của bài được trình bày theo dạng phát triển và mở rộng hơn từ những ý đã có. Các luận điểm này do đó được trình bày theo trình tự nêu vấn đề, giải quyết vấn đề và cuối cùng là đưa ra kết luận chung.
Cách nêu lí lẽ và bằng chứng Các bằng chứng, lí lẽ được trình bày hợp lý, cụ thể nhưng chưa có sự liên hệ với thực tiễn và do đó chưa thật sự thuyết phục người đọc. Tuy hệ thống luận điểm có lý lẽ và bằng chứng xác đáng và rõ ràng, nhưng sự liên hệ giữa các luận điểm chưa thực sự tốt và còn nhiều lỗ hổng. Điều này khiến bài đọc thiếu sức thuyết phục. Bằng chứng và lý lẽ đưa ra có sức thuyết phục cao bởi chúng rõ ràng, hợp lý, có ví dụ cụ thể và liên hệ với thực tiễn. Vì vậy, bài đọc tạo được sức thuyết phục cao.
Lí do chọn cách triển khai luận điểm và nêu lí lẽ, bằng chứng Đưa ra nội dung khái quát nhằm gây sự tò mò khiến người đọc muốn đi sâu vào tìm hiểu chi tiết vấn đề được đưa ra bàn luận. Đưa ra những phân tích, chứng minh tạo nên sự hấp dẫn với người đọc để qua đó thôi thúc họ muốn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bàn luận. Đặt vấn đề và tổng hợp, phân tích để giúp người đọc hiểu rõ hơn nội dung bàn luận. Sau  đó nội dung bàn luận được nâng cao và phát triển sâu rộng hơn.

 

4. Câu 4 trang 94 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Nhìn chung, một văn bản nghị luận xã hội sẽ có các đặc điểm riêng sau đây:

- Luận đề chính thường nhằm mục đích thảo luận, bàn luận về các vấn đề, hiện tượng cụ thể có thực trong đời sống xã hội xưa và nay.

- Các luận cứ, luận điểm nhằm mục đích đưa ra bằng chứng và lí lẽ để ủng hộ hoặc phản đối, tranh biện về tính đúng sai của hiện tượng mà luận đề đã nêu lên. Đồng thời, các luận điểm và luận cứ này còn chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ ý kiến, thái độ của người viết đối với hiện tượng xã hội đó. Do đó, văn bản nghị luận có thể đúng với một bộ phận người đọc, hoặc chưa đúng với một số người đọc khác, tùy thuộc vào góc nhìn và cảm nhận của tác giả. 

- Dẫn chứng đầy đủ, rõ ràng mạch lạc. Đặc biệt, nên sử dụng các dẫn chứng là những ví dụ thực tế, câu chuyện có thật trong đời sống để tăng tính thuyết phục và tạo ra sự uy tín cho bài đọc.

5. Câu 5 trang 94 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Một số văn bản nghị luận điển hình có thể kể đến:

- Nhóm văn bản bàn về những vấn đề cơ bản của sáng tạo nghệ thuật: Thơ còn tồn tại được không (Eugenio Montale); Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh, Hoài Chân); Thi pháp học (Hoài Thanh); Mấy ý nghĩ về thơ (Tố Hữu); Lối sống mới (Thế Lữ), Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng), Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh), …..

- Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Cầu hiền chiếu (Ngô Thì Nhậm), Bàn luận về nhân tài (Lê Quý Đôn), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)

- Nhóm văn bản bàn về vấn đề xã hội: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết phần soạn bài củng cố, mở rộng trang 94 sách ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990