img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Mùa xuân chín sách văn 10 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 17:02 14/12/2023 36,293 Tag Lớp 10

“Mùa xuân chín” là một bài thơ tiêu biểu, góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Vậy hãy cùng VUIHOC tham khảo bài soạn Mùa xuân chín sách văn 10 kết nối tri thức dưới đây để hiểu rõ hơn về tác giả Hàn Mặc Tử cùng tác phẩm Mùa xuân chín nhé.

Soạn bài Mùa xuân chín sách văn 10 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Mùa xuân chín: Trước khi đọc 

1.1 Tác giả Hàn Mặc Tử 

a. Tiểu sử:

- Hàn Mặc Tử (1912-1940) tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Ông sinh ra tại Đồng Hới, Quảng Bình. Và ông được biết đến là một nhà thơ khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn, đồng thời cũng là người tiên phong cho Trường thơ loạn.

- Từ nhỏ, cha Hàn Mặc Tử mất sớm nên ông sống với mẹ tại Quy Nhơn.

- Đến năm 21 tuổi, Hàn Mặc Tử rời xa mẹ để một mình vào Sài Gòn lập nghiệp.

- Hàn Mặc Tử có một thời gian ngắn làm việc công chức, tuy nhiên, không lâu sau, ông mắc bệnh phong và qua đời.

b. Sự nghiệp văn học

- Hàn Mặc Tử được đánh giá là là một trong những hiện tượng thơ kì lạ bậc nhất trong thời kỳ phong trào Thơ mới. Đọc thơ ông, ta sẽ bắt gặp một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, con người thiết tha và đầy khát khao, cháy bỏng. Cùng với đó, độc giả cũng có thể cảm nhận được khát vọng sống mãnh liệt  của Hàn Mặc Tử đến đau đớn tột cùng.

- Trong thơ của Hàn Mặc Tử, nhiều bài có khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo… nhưng nếu ta tìm hiểu sâu hơn sẽ thấy đó giống như là hình chiếu của khát vọng sống, khát vọng được giao cảm với đời của tác giả.

- Các tác phẩm nổi bật: Lệ Thanh thi tập, Gái Quê (1936), Kịch thơ “Duyên kỳ ngộ” – (1939), Thơ Điên, Kịch thơ “Quần tiên hội” đang được viết dở năm 1940… 

>> Xem thêm: Soạn văn 10 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

1.2 Tác phẩm Mùa xuân chín.

a. Xuất xứ

Tác phẩm chưa rõ thời điểm sáng tác, nhưng theo Trần Thanh Mại thì: Qua cái năm bệnh hoạn đầu, nghĩa là vào khoảng cuối năm 1937, Hàn Mặc Tử đã gom góp xong tập thơ làm trên giường bệnh, theo một thể tài mới mà ông gọi là Thơ Điên, nghĩa là thi phẩm đã được sáng tác trước thời điểm đó.

b. Tóm tắt tác phẩm Mùa xuân chín

Bài thơ “Mùa xuân chín” giống như một bức tranh vẽ về cảnh đẹp mùa xuân trong con mắt của một thi sĩ yêu đời. Bên cạnh đó, bài thơ còn thể hiện được tâm trạng háo hức và bồn chồn của người con gái sắp đi lấy chồng cũng như tâm trạng đầy bâng khuâng, nhung nhớ của nhân vật trữ tình trong bài thơ khi nhắc thấy cảnh cũ người xưa. Từ đó, bài thơ đã thể hiện được niềm yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống của tác giả cũng như gửi gắm vào trong đó là niềm yêu thương và hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp, mùa xuân mang vị “chín” của lòng người.

c. Bố cục tác phẩm Mùa xuân chín

Bài thơ Mùa xuân chín được chia làm 4 phần:

Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước trước cảnh đẹp mùa xuân của thiên nhiên và đất trời.

Khổ 2 + 3: Cảm xúc của thi nhân về mùa xuân của đất nước mình.

Khổ 4 + 5: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả khi đứng trước mùa xuân đất nước.

Khổ cuối: Lời ca ngợi về quê hương, đất nước thông qua làn điệu dân ca xứ Huế.

d. Giá trị nội dung

- Bài thơ vẽ nên một khung cảnh mùa xuân đầy tươi mới, đẹp đẽ và căng đầy sức sống nơi nông thôn ở làng quê Việt Nam

- Bên cạnh bức tranh mùa xuân tươi đẹp đó là tâm trạng đầy háo hức và bồn chồn của người con gái sắp phải lấy chồng xen kẽ sự nhung nhớ và bâng khuâng của nhân vật trữ tình khi nhắc thấy cảnh cũ người xưa

- Thể hiện được niềm yêu đời, yêu con người và yêu cuộc sống của tác giả cũng như gửi gắm vào trong đó là niềm yêu thương, hy vọng vào một cuộc sống tươi đẹp hơn như mùa xuân mang vị “chín” của lòng người

e. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ được tác giả sử dụng trong bài thơ giản dị, mộc mạc và gần gũi khiến cho người đọc có thể hiểu được dễ dàng

- Hình ảnh được dùng trong bài thơ đều là những hình ảnh gần gũi và rất đỗi thân thuộc với người đọc

- Giọng thơ đầy tự nhiên mang tính thủ thỉ và tâm tình

1.3 Bạn có nhớ những bài thơ hoặc câu thơ nào diễn tả về mùa xuân mà mình đã từng đọc?

Trả lời: 

- Những bài thơ viết về mùa xuân đã từng đọc: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Mưa xuân (Anh Thơ), Vội vàng (Xuân Diệu), …

- Những câu thơ diễn tả về mùa xuân: 

+ “Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ”

+“Ai biết hồn tôi say mộng ảo 

Ý thu góp lại cản tình xuân?”

1.4 Điều gì đã để lại ấn tượng hay khiến bạn thích thú ở những bài thơ, câu thơ ấy?

Trả lời: 

Điều làm cho em có ấn tượng và thích thú ở những bài thơ, câu thơ trên chính là những bài thơ, câu thơ ấy miêu tả về khung cảnh mùa xuân theo một cách rất đặc biệt. Mùa xuân khoác lên mình một vẻ đẹp đầy hài hòa, vô cùng thơ mộng, nó khiến người ta nhớ mãi không quên.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

2. Soạn bài Mùa xuân chín: Trong khi đọc.

Trả lời: 

- Các vần được Hàn Mặc Tử gieo trong toàn bộ bài thơ: ang (vàng, sang); ơi (trời, chơi); ây (mây, ngây); ang (làng, chang).

- Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa khác nhau hoặc có khả năng giúp cho người đọc liên tưởng về âm thanh, hình ảnh: Làn nắng ửng, sột soạt, hổn hển, bóng xuân sang, thì thầm, nắng chang chang.

- Những kết hợp từ ngữ ít xuất hiện trong lời nói thông thường: gợn tới trời,ý vị và thơ ngây, mùa xuân chính, đám xuân xanh, bờ sông trắng.

3. Soạn bài Mùa xuân chín: Sau khi đọc.

3.1 Câu 1 trang 52 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Tiêu đề của bài thơ “Mùa xuân chín” được cấu tạo bởi những từ thuộc loại từ nào và có thể gợi những liên tưởng gì cho bạn?”

Trả lời: 

- Tiêu đề của bài thơ “Mùa xuân chín” được cấu tạo bởi những từ loại thuộc Danh từ, Động từ và Tính từ.

- Tiêu đề được cấu tạo bởi 2 từ loại là Danh từ + Động từ: gợi cho độc giả cảm giác mùa xuân như đang bước vào độ căng mọng, tươi đẹp nhất và nó vẫn đang tiếp tục phát triển đẹp hơn nữa.

- Nhan đề được cấu tạo bởi 2 từ loại là Danh từ +Tính từ: khiến cho độc giả cảm nhận được mùa xuân đã đến độ tròn đầy rồi.

3.2 Câu 2 trang 52 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ đã được tác giả thể hiện thông qua những từ ngữ nào?”

Trả lời: 

Trạng thái “chín” của mùa xuân trong bài thơ được tác giả Hàn Mặc Tử thể hiện thông qua những từ ngữ như: làn nắng ửng, mùa xuân chín, khói mơ tan, sóng cỏ xanh tươi, lấm tấm vàng, bóng xuân sang.

3.3 Câu 3 trang 52 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Trả lời: 

  • Ở khía cạnh đầu tiên: Bài thơ Mùa xuân chín đã có những sự lựa chọn và kết hợp ngôn ngữ khiến cho em chú ý như:

- Sự lựa chọn và kết hợp giữa các từ láy với các tính từ, danh từ đầy độc đáo: lấm tấm vàng, sột soạt gió, nắng chang chang.

- Hình ảnh mùa xuân không chỉ được thi sĩ Hàn Mặc Tử miêu tả thông qua cảnh vật, ánh nắng mà nó còn được thể hiện rõ nét ở “đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”. Với từ láy “lấm tấm”, độc giả có thể cảm nhận được sự rơi rớt của ánh nắng, từ đó tạo nên sắc thái động đậy đầy thú vị cho cảnh vật.

- Những ánh nắng dường như được ai đó rắc một cách rất từ từ trên mái nhà tranh. Khung cảnh đẹp đẽ ấy cùng với cái ánh nắng vàng ửng đã tạo nên một không gian mùa xuân thật tươi mới, một mùa xuân chín đang quay trở về.

  • Khía cạnh thứ hai: Ngôn từ của bài thơ Mùa xuân chín đã vẽ nên một khung cảnh mùa xuân xanh tươi đẹp tuyệt:

- Mùa xuân chín của nhà thơ Hàn Mặc Tử đã đưa người đọc đến với một cảnh xuân đầy mới mẻ, độc đáo, với vẻ đẹp của mùa xuân đang ở độ chín, giống như chính con người đang ở độ tuổi đẹp nhất, độ tuổi rạo rực nhất.

- Mùa xuân chín lúc thì dạt dào, lúc lại lắng dịu trong tâm hồn thi sĩ. Có lúc nó vồn vã, có lúc lại mênh mang, như đang lắng hồn mình vào bước đi của mùa xuân rồi bồi hồi, “sực nhớ… ” và “bâng khuâng”.

- Cái cảm giác nhớ bâng khuâng của người lữ khách mãi là tình thương mến, nỗi khát khao giao cảm với hương sắc và khúc nhạc mùa xuân, với khung cảnh làng quê thân thuộc nơi miền Trung “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”…

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

3.4 Câu 4 trang 52 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Trả lời: 

- Bài thơ được tác giả ngắt nhịp 4/3, đặc biệt có những câu thơ nhà thơ đặt dấu chấm, phẩy để nhấn mạnh hơn vào nhịp điệu của bài:

“Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang”

“Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi”.

- Cách gieo vần: vàng – sang, trắng – nắng, chang – chang. Các vần kết thúc bằng âm “ng” tạo ra sự ngân nga, vang vọng mãi của bài thơ. 

- So sánh với một bài thơ trung đại:

Tiêu chí Thu hứng – Đỗ Phủ Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử
Nội dung Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

 
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang.

 
Ngắt nhịp 4/3 4/3
Gieo vần Gieo vần “âm” ở cuối các câu 1,2,4 Gieo vần “ang” cuối các câu 2,4 (vần “tan” trong câu 1 cũng có nét tương đồng với vần “vàng, sang” ở câu 2,4)
 

 

3.5 Câu 5 trang 52 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Con người trong bài thơ “Mùa xuân chín” hiện diện thông qua những hình ảnh nào? Hình ảnh nào gắn liền với hình tượng của nhân vật trữ tình? Hình ảnh nào là đối tượng quan sát hay nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình?”

Trả lời: 

Con người ở trong bài thơ Mùa xuân chính hiện lên thông qua những hình ảnh:

- Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

- Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi.

- Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín/ Chị ấy, năm nay còn gánh thóc.

Hình ảnh được gắn liền với nhân vật trữ tình trong bài thơ: Khách xa.

⇒ Hình ảnh là đối tượng quan sát của nhân vật trữ tình bao gồm: bao nhiêu cô thôn nữ  đang hát trên đồi, trong đám đó có kẻ theo chồng đã bỏ cuộc chơi. Hình ảnh nằm trong tâm tưởng của nhân vật trữ tình: Hình ảnh của một cô gái đang gánh thóc bên bờ sông.

3.6 Câu 6 trang 52 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ có mối liên hệ gì với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?”

Trả lời: 

Mối liên hệ giữa hình ảnh, nhịp và vần trong bài thơ với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình:

- Hình ảnh, nhịp, vần ở khổ thơ thứ nhất mang âm hưởng vui tươi, nhưng ngay sau đó lại trở nên trầm buồn và mang chút gì đó sâu lắng, tha thiết do có sự xuất hiện của bóng dáng “những cô thôn nữ” hát trên đồi, trong đó có bóng dáng người con gái mà tác giả thầm thương mến.

- Ở hiện tại, nhân vật khách xa sực nhớ là để ngậm ngùi và tiếc thương. Sự tiếc thương cho cái đẹp không biết bây giờ có còn không.

3.7 Câu 7 trang 52 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Hãy nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài thơ.”

Trả lời: 

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người có cảm xúc vô cùng tinh tế và nhạy cảm trong những cảm nhận về độ chín của xuân.

- Không chỉ vậy, đây còn là người có tình yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha với đời, luôn khát khao giao cảm với đời nhưng sâu thẳm lại có sự bất an về sự trôi chảy của thời gian.

4. Soạn bài Mùa xuân chín: Kết nối đọc viết.   

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận về một câu thơ hoặc một hình ảnh trong bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử đã gợi cho bạn nhiều ấn tượng và cảm xúc.

Trả lời: 

Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ vô cùng đặc biệt trong bức tranh "Mùa xuân chín". Câu thơ gợi nên sự ấn tượng về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của hoa cỏ mùa xuân. Câu thơ mở ra một bức tranh với không gian mênh mông, khoáng đạt với hình ảnh chủ đạo trong câu thơ là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt. Tuy nhiên, câu thơ mà tác giả Hàn Mặc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ "sóng" và từ "gợn” đặc tả động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ đơn thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang "cựa quậy" và đang "sóng sánh" ấy của cỏ khiến cho người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cây cỏ xuân và cảnh xuân.

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Mùa xuân chín sách văn 10 kết nối tri thức. Với tâm hồn lãng mạn cùng những lời thơ trữ tình đặc sắc, Hàn Mặc Tử đã để lại cho đời một bức tranh xuân, một hình ảnh xuân một nét xuân đằm thắm dịu dàng.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Hi vọng rằng có thể giúp các em hiểu được nội dung mà tác phẩm tuyệt vời này mang lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990