img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Nghệ thuật băm thịt gà| Văn 12 tập 2 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 17:10 24/09/2024 922 Tag Lớp 12

Nghệ thuật băm thịt gà là một tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố, qua đó tác giả khéo léo kết hợp giữa những mô tả tinh tế và lối viết hài hước, mang đến cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và văn hóa của người dân vùng nôn nôn miền Bắc xưa. Cùng theo dõi Soạn bài Nghệ thuật băm thịt gà| Văn 12 tập 2 kết nối tri thức để hiểu rõ hơn về tác phẩm này.

Soạn bài Nghệ thuật băm thịt gà| Văn 12 tập 2 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Nghệ thuật băm thịt gà: Chuẩn bị đọc 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Ngô Tất Tố

a. Tiểu sử

- Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê tại làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc địa phận Đông Anh, ngoại thành của Hà Nội).

- Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân và là một học giả với rất nhiều công trình triết học và văn học cổ có giá trị cao; một nhà báo nổi tiếng với khá nhiều bài mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chất chiến đấu; một nhà văn hiện thực vô cùng xuất sắc chuyên viết về chủ đề nông thôn trước cách mạng.

- Sau cách mạng nhà văn đã tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ nhằm phục vụ kháng chiến chống Pháp, ông đã phải hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. 

b. Sự nghiệp văn học

* Tác phẩm chính

Ông để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị cao thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như là:

- Các tiểu thuyết: Tắt đèn (năm 1939), Lều chõng (năm 1940) ...

- Các phóng sự: Tập án cái đình (năm 1939); Việc làng (năm 1940) ...

=> Trong đó, phải kể đến Tắt đèn, được coi là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố

* Phong cách nghệ thuật

- Là một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài người nông dân và nông thôn vào trước Cách mạng. Ông được mệnh danh là nhà văn của nông thôn và của người nông dân lao động Việt Nam.

- Ngòi bút hướng đến khám phá và phát hiện ở nhân dân lao động những đức tính vô cùng tốt đẹp.

c. Giải thưởng

Với những đóng góp hết sức lớn lao của bản thân cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, Ngô Tất Tố đã vinh dự được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật đợt 1 vào năm 1996.

1.2 Trả lời câu hỏi chuẩn bị đọc 

Câu 1: Ngoài lĩnh vực nghệ thuật chuyên nghiệp, từ “nghệ thuật” và “nghệ sĩ” còn được dùng để chỉ các hoạt động và con người trong nhiều lĩnh vực khác, thể hiện sự tinh tế, khéo léo và sáng tạo như trong nấu ăn, thiết kế đồ họa, kinh doanh, quản lý, giáo dục, đồ thủ công… 

Ví dụ: Nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật đàm phán, nghệ thuật quản lý… 

Câu 2: 

a. Tập tục (Phong tục, Tập quán)

- Khái niệm: Tập tục bao gồm những thói quen, quy tắc và phong cách sống mà một cộng đồng, dân tộc hình thành qua thời gian. Các tập tục này có thể liên quan đến lễ hội, nghi lễ, phong cách sống hàng ngày, cách ứng xử và giá trị văn hóa.

- Đặc điểm:

+ Thường được xem là tích cực và có lợi cho sự phát triển văn hóa xã hội.

+ Là sự phản ánh bản sắc văn hóa, lịch sử và truyền thống của một cộng đồng.

+ Có thể thay đổi theo thời gian và được điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh xã hội mới.

- Ví dụ:

+ Tết Nguyên Đán: Là một phong tục truyền thống của người Việt Nam, thể hiện sự sum vầy gia đình, lòng biết ơn tổ tiên qua việc cúng bái và bữa cơm gia đình.

+ Lễ cưới: Các bước trong lễ cưới bao gồm lễ dạm ngõ, lễ rước dâu, thường được tổ chức với sự tham gia của cả gia đình và bạn bè, thể hiện giá trị tình cảm và cộng đồng.

b. Hủ tục

- Khái niệm: Hủ tục là những tập tục hoặc thói quen cũ kỹ, lỗi thời, đã trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với thời đại hiện tại. Hủ tục thường gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và cá nhân.

Đặc điểm:

+ Thường bị giới phê phán và có thể gây hại cho con người hoặc xã hội.

+ Là những tập quán không còn phù hợp với các giá trị văn hóa, đạo đức hiện đại.

+ Thường có tính cứng nhắc, khó thay đổi, dù đã được nhiều người nhận biết là không tốt.

- Ví dụ:

+ Tảo hôn: Việc kết hôn khi còn quá trẻ, không đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và quyền lợi của người trẻ.

+ Bóc lột phụ nữ: Các phong tục như cấm phụ nữ đi học hoặc bắt buộc họ phải chịu đựng bạo lực gia đình, gây tổn hại đến quyền lợi và sự phát triển của họ.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 kết nối tri thức

2. Soạn bài Nghệ thuật băm thịt gà: Đọc văn bản 

2.1 Cách tác giả dẫn dắt vào không gian của câu chuyện.

Cách tác giả dẫn dắt vào không gian câu chuyện là cuộc gặp gỡ tình cờ của ông với người bạn cũ Lăng Vân và từ đó biết được tình huống éo le của anh khi hằng ngày anh ta phải chứa hàng xóm. Với cách dẫn dắt này đã tạo ra sự tò mò cho người đọc về diễn biến tiếp theo của câu chuyện. 

2.2 Việc đan xen giữa yếu tố miêu tả, tự sự và ngôn ngữ đối thoại có hiệu quả như thế nào?

- Tạo sự sinh động, hấp dẫn cho tác phẩm

- Thể hiện được rõ tính cách của nhân vật

- Làm nổi bật lên chủ đề của tác phẩm.

2.3 Chú ý cách kể, miêu tả chi tiết cùng thủ pháp “gây tò mò” về quá trình băm thịt gà.

Qua cách kể và miêu tả chi tiết quá trình băm thịt gà cùng thủ pháp gây tò mò giúp tác giả tái hiện sinh động quá trình băm thịt và thể hiện được sự trân trọng đối với những người dân lao động bình dị. 

2.4 Các chi tiết miêu tả động tác, âm thanh khi băm thịt gà có tác dụng gì?

- Thể hiện sự khéo léo, tài ba của anh Mới

- Tạo sự sinh động, hấp dẫn cho tác phẩm

- Làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: “nghệ thuật” băm thịt gà

2.5 Đoạn kết tạo ấn tượng thế nào cho người đọc?

- Gây bất ngờ: Băm được 92 miếng thịt gà

- Gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc

- Làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.

- Khẳng định tài năng của anh Mới: “Nghệ thuật” băm thịt gà. 

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

3. Soạn bài Nghệ thuật băm thịt gà: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 45 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

Nhan đề "Nghệ thuật băm thịt gà" gợi lên những suy luận và phán đoán sau về nội dung của bài phóng sự:

- Tiêu đề này gợi ý rằng bài viết sẽ tập trung vào các kỹ thuật và phương pháp trong việc chế biến thịt gà, cho thấy sự tinh tế và khéo léo cần có của người đầu bếp.

- Nhan đề cũng có thể dẫn dắt tới việc khám phá các phong tục hay tập quán liên quan đến việc chế biến và ăn thịt gà  trong các cộng đồng khác nhau và những ý nghĩa xã hội mà chúng mang lại.

3.2 Câu 2 trang 45 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

- Các sự việc chính diễn ra trong văn bản: 

+ Khung cảnh chứa hàng xóm

+ Quy trình băm thịt gà

- Các sự việc chính trên được diễn tả theo trình tự: 

+ Thời gian: Tác giả thuật lại sự việc theo trình tự thời gian từ khi chuẩn bị cho đến khi cảnh chứa hàng xóm kết thúc. 

+ Trình tự logic: Các sự việc diễn ra được sắp xếp logic và liên hệ chặt chẽ với nhau. 

- Nhận xét về cách quan sát và ghi chép của tác giả: 

+ Ghi chép tỉ mỉ chi tiết về khung cảnh chứa hàng xóm và chử chỉ hành động của từng người trong đó. 

+ Quan sát sắc sảo và tinh tế: Không bỏ qua những chi tiết sinh động nhỏ nhất. 

+ Khác quan và trung thực: Ghi chép lại hiện thực một cách khách quan, không đặt quan điểm của bản thân lên những ghi chép đó. 

3.3 Câu 3 trang 45 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

Cảnh anh mõ làng băm thịt gà trong cuộc chia cỗ phản ánh một số hiện thực đặc trưng của nông thôn Việt Nam xưa:

- Phản ánh sự đói khổ của người nông dân xưa: Hình ảnh anh mõ làng gầy gò, rách rưới, khuôn mặt thì hốc hác, nhăn nheo. Công việc băm thịt gà thì vất vả, mệt mỏi, chỉ được ăn phần xương gà thừa thãi. 

- Phản ánh sự bất công, áp bức của giai cấp thống trị: Hình ảnh nhà với lối sống phung phí, xa hoa, ăn uống linh đình. Khi chia cỗ thì phần ngon thuộc về nhà quan và những người có địa vị trong làng. 

=> Cảnh anh mõ băm thịt gà trong cuộc chia cỗ là bức tranh phản ánh sự đối lập trong cuộc sống của người dân lao động và tầng lớp cường hào, qua đó tác giả bày tỏ sự bất công, lên án chế độ phong kiến thối nát và sự đồng cảm với tầng lớp nông dân lao động ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8. 

3.4 Câu 4 trang 45 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất trong bài phóng sự "Nghệ thuật băm thịt gà" của Ngô Tất Tố mang lại nhiều tác dụng quan trọng:

- Ngôi kể thứ nhất giúp người đọc cảm nhận được sự gần gũi, thân thuộc như một người đồng hành trong câu chuyện. Điều này khiến độc giả dễ dàng gắn kết với nhân vật và những trải nghiệm của họ.

- Với ngôi kể thứ nhất, tác giả có thể trực tiếp diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật, tạo ra những cảm xúc chân thực và sống động. Điều này làm cho câu chuyện trở nên sâu sắc và dễ diệu hơn trong việc truyền tải nội dung.

- Ngôi kể thứ nhất mang đến góc nhìn chủ quan, phản ánh quan điểm và cảm nhận của một người cụ thể, từ đó làm phong phú thêm nội dung và chiều sâu của tác phẩm. Nó giúp độc giả hiểu rõ hơn về bối cảnh văn hóa và xã hội mà tác giả muốn nhấn mạnh.

- Việc sử dụng ngôi kể này còn thể hiện phong cách tự sự của tác giả, cho phép biến hóa câu chuyện thành một tác phẩm nghệ thuật hơn là chỉ đơn thuần là một bài phóng sự thông tin. Tác giả có thể thêm vào những chi tiết, hình ảnh sinh động, giúp câu chuyện thêm phần hấp dẫn và lôi cuốn.

- Ngôi kể thứ nhất khuyến khích độc giả đồng cảm với nhân vật và những tình huống mà họ phải đối mặt. Điều này tạo ra một kết nối cảm xúc mạnh mẽ, khiến độc giả không chỉ đọc mà còn cảm nhận sâu sắc nội dung bài viết.

- Qua góc nhìn của một nhân vật cụ thể, ngôi kể thứ nhất cũng mở ra những khía cạnh khác nhau của cuộc sống nông thôn, từ những hình ảnh cụ thể đến những vấn đề xã hội đang tồn tại. Từ đó, giúp độc giả có cái nhìn tổng quát hơn về bức tranh hiện thực.

3.5 Câu 5 trang 45 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

Giọng điệu của bài phóng sự "Nghệ thuật băm thịt gà" của Ngô Tất Tố được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

- Bài phóng sự sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm, với nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, giúp tái hiện chân thực cảnh băm thịt gà và không khí cuộc chia cỗ. Ngôn ngữ sinh động này không chỉ thu hút người đọc mà còn làm cho sự việc trở nên sống động và gần gũi hơn.

- Tác giả cũng sử dụng một chút giọng mỉa mai, châm biếm để phản ánh những thói quen, phong tục của người dân trong việc băm thịt gà hay tổ chức bữa cỗ. Điều này không chỉ làm sáng tỏ bản chất của các tập tục mà còn thể hiện sự châm biếm nhẹ nhàng và hài hước trong cách nhìn nhận xã hội.

- Tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất tạo nên giọng điệu gần gũi và chân thực. Với ngôi kể này, tác giả chính là nhân chứng chứng kiến tận mắt những điều xảy khiến bài phóng sự khách quan và trung thực hơn. 

3.6 Câu 6 trang 45 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

Nội dung của văn bản "Nghệ thuật băm thịt gà" của Ngô Tất Tố vẫn mang những ý nghĩa sâu sắc đối với thực tiễn hiện nay, với các lý do sau:

- Giá trị văn hóa ẩm thực: Văn bản ca ngợi nghệ thuật băm thịt gà không chỉ đơn thuần là một cách chế biến món ăn mà còn thể hiện giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống. Trong bối cảnh hiện đại, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực đang trở thành một yêu cầu cấp thiết để bảo vệ bản sắc dân tộc.

- Phê phán xã hội: Văn bản cũng phê phán những thói quen tiêu cực trong xã hội như sự tham lam, bủn xỉn. Tình trạng này vẫn tồn tại trong đời sống hiện đại và cần được lên án để xây dựng một xã hội công bằng và đoàn kết hơn.

- Giá trị đạo đức: Các bài học về đạo đức như sự cần thiết của lòng nhân ái, sự trung thực và tôn trọng con người vẫn rất hiện hữu trong đời sống. Việc nhắc nhở những giá trị này qua văn bản vẫn có thể giúp gợi mở suy nghĩ và hành động tích cực cho thế hệ trẻ.

3.7 Câu 7 trang 45 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

Đặc điểm cơ bản của thể loại phóng sự qua văn bản “Nghệ thuật băm thịt gà”:

- Phản ánh lên hiện thực

- Độ chính xác cao

- Tính sinh động

4. Kết nối đọc viết trang 45 sgk văn 12/2 kết nối tri thức

Trong bài phóng sự "Nghệ thuật băm thịt gà," khía cạnh nghệ thuật miêu tả mang lại cảm xúc mạnh mẽ và ấn tượng về quy trình băm thịt. Ngô Tất Tố không chỉ đơn thuần mô tả hành động băm gà mà còn thể hiện một cách sinh động và tinh tế những âm thanh, hình ảnh gây ấn tượng cho người đọc. Từng động tác băm, từ việc cầm dao cho đến rơi từng miếng thịt, được miêu tả một cách tỉ mỉ, làm cho người đọc dễ dàng hình dung như họ đang đứng ngay tại khung cảnh đó. Những từ ngữ như "băm nhuyễn," "nghe tiếng dao chạm vào thớ thịt," không chỉ khơi gợi cảm giác thèm ăn mà còn gợi lên những kỷ niệm về bữa ăn gia đình, về sự gắn bó giữa con người và ẩm thực. Điều này cũng giúp phản ánh phần nào sự chuyển giao văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác, khi mà mỗi món ăn không chỉ chứa đựng hương vị mà còn mang theo cả tình cảm, truyền thống và lịch sử. Sự kết hợp giữa miêu tả chi tiết và cảm xúc chân thành đã tạo nên một tác phẩm không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. "Nghệ thuật băm thịt gà" không chỉ là một phóng sự về món ăn, mà còn là một bức tranh sinh động về cuộc sống, con người và những giá trị văn hóa được lưu giữ qua từng thế hệ. Từ đó, tác phẩm không chỉ khiến người đọc vỡ lẽ về một nghệ thuật băm thịt gà mà còn khơi dậy trong họ niềm tự hào về văn hóa ẩm thực dân tộc.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Nghệ thuật băm thịt gà Văn 12 tập 2 kết nối tri thức. Tham khảo các bài soạn văn khác trong chương trình ngữ văn 12 tại VUIHOC ngay trên website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC để được lên lộ trình học tập và ôn thi tốt nghiệp THPT ngay từ sớm bạn nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990