img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Nguyệt cầm sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 14:38 30/11/2023 20,700 Tag Lớp 11

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ hết sức tiêu biểu trong phong trào Thơ mới vào đầu thế kỷ XX với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Bài viết này VUIHOC cùng các em soạn một tác phẩm độc đáo của ông mang tên Nguyệt Cầm. Các em cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu khái quát về tác phẩm này nhé!

Soạn bài Nguyệt cầm sách chân trời sáng tạo 11 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Nguyệt cầm sách chân trời sáng tạo 11 tập 2 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Xuân Diệu 

- Xuân Diệu (1916 – 1985) tên đầy đủ là Ngô Xuân Diệu, quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra tại Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ, còn mẹ là Nguyễn Thị Hiệp

- Năm 1927, ông đi học ở Quy Nhơn

- Năm 1937 ông ra Huế để học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu đi ra Hà Nội học trường Luật sau đó viết báo

- Ông trở thành một thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.

- Xuân Diệu là nhà thơ lớn và nổi tiếng nhất nền văn học Việt Nam, thơ của ông mang một làn điệu tươi trẻ, một cái nhìn về tuổi trẻ, về cuộc đời con người đã thấm đẫm trong máu của ông, ông ý thức được rằng sự chảy trôi của thời gian và đặc biệt là tuổi trẻ. 

- Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ tình, nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới, mang ngôn ngữ vô cùng tươi trẻ và ấm áp mà ai cũng thấy được sự khác biệt ở những sáng tác thơ văn của ông.

- Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (năm 1938), Gửi hương cho gió (năm 1945), Riêng chung (năm 1960)... Ngoài ra ông còn viết các tác phẩm văn xuôi và tiểu luận phê bình và nghiên cứu văn học.

1.2 Tác phẩm nguyệt cầm

a. Nội dung chính của tác phẩm

Bài thơ Nguyệt cầm đã thể hiện một cách rất tuyệt vời quan niệm về sự tương giao giữa những giác quan của Baudelaire: tiếng nhạc, ánh sáng cùng với hơi lạnh – thính giác, thị giác và xúc giác, ba giác quan đều vô cùng bén nhọn “tương giao” với nhau, diễn tả về những rung cảm.

b. Bố cục

- Phần 1: Một không gian thiên nhiên tràn ngập bởi ánh trăng và tiếng đàn

- Phần 2: Nỗi cô đơn của thi nhân trong cảnh đàn trăng

c. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

- Giá trị nội dung: Nguyệt Cầm là một bài thơ vô cùng nổi tiếng của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Ông chịu ảnh hưởng từ trường phái văn Pháp, bài thơ Nguyệt cầm là trường hợp thể hiện hết sức tuyệt vời quan niệm về sự tương giao giữa nhiều giác quan của Baudelaire: tiếng nhạc, ánh sáng cùng hơi lạnh – thính giác, thị giác và xúc giác, ba giác quan đều vô cùng bén nhọn “tương giao” với nhau, diễn tả về những rung cảm.

- Giá trị nghệ thuật:

  •   Ngôn ngữ thơ rất giàu nhạc điệu và vô cùng tinh tế

  •  Sử dụng nhịp thơ vô cùng độc đáo

  •  Ngòi bút uyên bác và tạo được chất riêng

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!

1.3 Trả lời câu hỏi trong sách

Hãy hình dung cảm giác của bạn khi nghe được tiếng đàn trong một đêm trăng.

Khi lắng nghe tiếng đàn vào một đêm trăng, cảm giác của em đó là rất bình yên và thư thái. Âm nhạc tràn ngập khắp không khí và tạo nên một bầu không khí vô cùng lãng mạn, đặc biệt là khi những nốt nhạc điệu được hòa âm tạo nên một tác phẩm chứa đầy cảm xúc. Em cảm thấy như đang được đắm chìm vào một không gian kỳ diệu, rất xa xôi và cô đơn, nhưng cũng vô cùng gần gũi và ấm áp. Tiếng đàn khiến cho em đắm say và làm quên đi mọi mệt mỏi trong cuộc sống, mang tới cho em cảm giác hạnh phúc và bình an trong đêm trăng yên tĩnh.

>> Xem thêm: Soạn văn 11 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

 

2. Soạn bài Nguyệt cầm trong khi đọc văn bản

2.1 Hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn” gợi tả điều gì? 

- Giọt ở đây có nghĩa là giọt đàn, cả bảy chữ là sự chuyển đổi của những kênh cảm giác: lấy cái hữu hình hoá và cái vô hình: nếu như “giọt” là đơn vị của một chất lỏng nào đó thì “giọt rơi tàn như lệ ngân” lại để nói về giọt ánh sáng và giọt âm thanh.

- “Rơi” không chỉ nghe thấy được tiếng vang ngân mà còn thấy được cả ánh sáng “tàn”, được đem so sánh với “lệ” là loại giọt chất lỏng tạo cho “giọt” đó có cấu trúc muôn hình thể: âm thanh biến đổi thành ánh sáng, ý thơ lung linh và chính tâm hồn tinh tế của thi nhân đã “kết” tiếng đàn kia từ âm với sắc thành giọt lỏng.

- Âm thanh tích tụ nỗi sầu ở cảnh, ở tình kết thành giọt rơi vào giữa đêm vắng, giọt âm thanh cứ chơi vơi ở giữa lòng vũ trụ và giữa lòng thi sĩ. Dư âm của nó cứ thế lay động nhẹ trái tim của nhà thơ, cứ đọng dần và đọng dần cho đầy tâm hồn cô đơn. 

2.2 Bạn hình dung âm anh “long lanh tiếng sỏi” như thế nào?

Câu thơ đảo từ “long lanh” lên trước cho ta thấy được ánh sáng phát ra từ tiếng đàn, đọng lại vào sỏi đá. Cái cảm giác xù xì và trầm đục ấy lẽ ra phải được cảm nhận bằng giác quan là thị giác nay “vang vọng” thì lại chuyển sang thính giác. Tiếng đàn đẹp và hay nay lại chính là tiếng vang của những mối hận sâu thẳm trong lòng, những mối hận đã thực sự lên tiếng. Thi nhân đã thu lòng mình lại vào khí thu lạnh lẽo, ánh trăng tỏ ngời cùng với nỗi niềm uất hận từ tiếng đàn và những nỗi niềm ấy vẫn còn tồn tại trong cả sỏi đá.

2.3 Hình ảnh “biển” và “chiếc đảo” có mối quan hệ như thế nào?

- Hình ảnh "biển":  Không gian bao quanh cùng tiếng đàn hoá thành đại dương chứa âm thanh, mỗi giọt âm thanh lại vừa là trăng, là bạc, là pha lê, cũng là một bể sầu vô định, mênh mông và choáng ngợp mà trên đó là một linh hồn - chiếc đảo đang bơ vơ.

- Hình ảnh “chiếc đảo hồn tôi ...": là nỗi lòng tự bạch của thi sĩ nói riêng cũng như một tầng lớp lúc bấy giờ.

=> Cả hai hình ảnh đều gợi ra không gian mênh mông, rộng lớn và chứa đựng nỗi sầu vô định của thi sĩ, gợi lên một cảnh tượng cho thấy con người thật bé nhỏ, khó xác định và cứ bị ngợp dần.

 

3. Soạn bài Nguyệt cầm sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 62 sách chân trời sáng tạo 11/2 

Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn trong khổ thơ đầu tiên có gì độc đáo so với hình ảnh trăng và đàn có trong tác phẩm nghệ thuật (văn học hoặc âm nhạc, hội hoạ) mà bạn biết?

Trả lời:

- Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn trong khổ thơ đầu tiên đem tới nhiều vẻ đẹp độc đáo và đặc sắc hơn so với hình ảnh của trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật (văn học hoặc âm nhạc, hội họa) mà em biết:

+ Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn không chỉ để gợi ra sự giao hòa giữa trăng - đàn mà nó còn gợi ra sự hợp lại làm một giữa chúng.

+ Sự giao hòa tuyệt đối ấy gợi ra cho người đọc một sự choáng ngợp, đồng thời cũng cảm nhận được hơi lạnh vô hình đang len lỏi, tác động vào tâm trí và trong dòng cảm nhận “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh”. 

→  Đây chính là nét tài hoa tạo thành một Xuân Diệu khác biệt. Hiếm có thể thấy một hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nào lại hàm ý và đặc sắc như “Nguyệt Cầm” - Xuân Diệu.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

3.2 Câu 2 trang 62 sách chân trời sáng tạo 11/2

Kẻ bảng sau vào vở sau đó liệt kê vào cột [1], cột [2] một số chi tiết nghệ thuật đã kết hợp để tạo thành các hình ảnh thể hiện nên sự tương giao của các giác quan trong cột [3]

Trả lời:

Khổ thơ Ánh sáng (trăng) [1]   Âm thanh (đàn - âm nhạc) [2] Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3]
1 “trăng nhớ”, “trăng thương”, “trăng ngần” “đàn lặng”, “đàn buồn”, “đàn chậm” …giọt rơi tàn như lệ ngân
2


“trời trong”, “mây vắng”

“ đêm thủy tinh” …bóng sáng bỗng rung mình
3 “nguyệt tỏ ngời” “đàn ghê như nước” Long lanh tiếng sỏi…
4 “sương bạc”


“khuya nín thở”

…ánh nhạc: biển pha lê…

→ Sự kết hợp giữa nhiều cảm giác đã tạo nên một dấu ấn rất đặc biệt, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Sự kết hợp giữa nhiều cảm giác được cấu tạo từ sự tương giao và sự chuyển đổi giữa các giác quan: thị giác, xúc giác, thính giác,…. Qua cách kết hợp hết sức độc đáo này, người đọc có thể cảm nhận được âm nhạc đang tỏa lan trong không gian mang lại cả màu sắc, hình khối và tạo ra những liên tưởng chân thực nhất.

- Ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm: gợi cho người đọc các liên tưởng về sự hòa quyện của ánh trăng có trong bản nhạc của người nghệ sĩ, sự hòa quyện ấy không chỉ tạo nên khung cảnh tuyệt sắc mà còn tạo ra được âm thanh du dương, quyến rũ và hấp dẫn người nhìn, người xem. Mặt khác cũng gợi ra bóng dáng của nhân vật trữ tình cùng với cây đàn cầm gảy trong đêm trăng. 

3.3 Câu 3 trang 62 sách chân trời sáng tạo 11/2

Các cảm giác “lạnh” (trong khổ 1), “rung mình” (trong khổ 2), “ghê như nước” (trong khổ 3), “rọn” (trong khổ 4),... là cảm giác của ai và toát ra từ đâu?

Lời giải:

Cảm giác “lạnh” (trong khổ 1), “rung mình” (trong khổ 2), “ghê như nước” (trong khổ 3), “rọn” (trong khổ 4),... là cảm giác của nhân vật trữ tình và cũng chính là nhà thơ Xuân Diệu, được toát lên từ một hồn thơ vô cùng dạt dào những cảm xúc tươi mới, sự hối hả, vội vàng đầy đắm say cùng với tình yêu, với cảnh sắc và vẻ đẹp của “thời tươi” thì trong bài thơ này tuy vẫn dạt dào cảm xúc, song lại mang tới âm vị trầm buồn, chứa đầy những nỗi suy tư và những bí mật không thể nào giãi bày cũng không thể tâm sự.

3.4 Câu 4 trang 62 sách chân trời sáng tạo 11/2

Chủ thể trữ tình ở trong bài thơ đã thể hiện loại cảm xúc gì khi lắng nghe tiếng đàn? Những chi tiết nào ở trong bài thơ cho thấy điều đó?

Lời giải:

- Chủ thể trữ tình ở trong bài thơ đã thể hiện sự trầm buồn, chất chứa những nỗi suy tư và  những bí mật không thể nào giãi bày, không thể tâm sự.

-  Trong không gian tuyệt sắc của đêm trăng ấy, vang vọng đâu đây tiếng đàn đầy u uẩn, vì nó lạnh như nước và làm tái tê cõi bao nhiêu tâm hồn người nghe “Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi..”, câu thơ đã gợi cho người đọc liên tưởng đến một thứ âm thanh rất réo rắt, lạnh lẽo và khắc khoải đến tận tâm can. Và sở dĩ tiếng nhạc bi thương và réo rắt như thế là do chính chủ thể của tiếng đàn đó đang chất chứa nỗi sầu không có người giãi bày “Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người”.

3.5 Câu 5 trang 62 sách chân trời sáng tạo 11/2

Xác định ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh người phụ nữ trong khổ thơ thứ hai, bến Tầm Dương trong khổ thơ thứ ba và sao Khuê trong khổ thơ cuối. Chỉ ra mối liên hệ giữa các hình ảnh này và từ đó xác định ra cấu tứ của bài thơ.

Lời giải:

- Trong bài thơ "Nguyệt cầm" của tác giả Xuân Diệu, hình ảnh của người phụ nữ trong khổ thơ thứ hai và bến Tầm Dương trong khổ thơ thứ ba đều tượng trưng cho nỗi nhớ về một tình yêu ở xa xôi đã qua. Người phụ nữ là hình ảnh tượng trưng của người phụ nữ yêu và luôn hy vọng chờ đợi, trong khi bến tầm dương lại là nơi nối vòng tay của người yêu ở xa xôi và trông chờ tới một ngày hẹn hò.

- Trong khi ấy, sao Khuê trong khổ thơ cuối lại là hình ảnh của người phụ nữ đã đi vào quên lãng sau đó trở thành một vì sao sáng trên bầu trời. Sự so sánh đó nhằm bày tỏ về sự tiếc nuối trong một tình yêu đã qua.

-  Cấu tứ của bài thơ mang những tính chất hết sức cơ bản của thi ca. Cùng nhịp thơ 2/2/3 vô cùng độc đáo, ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc điệu và tinh tế, ngòi bút thì uyên bác và tạo được chất riêng đậm chất Xuân Diệu. 

3.6 Câu 6 trang 62 sách chân trời sáng tạo 11/2

Xác định cách ngắt nhịp cùng sự phối hợp thanh điệu trong bài thơ. Cách ngắt nhịp cùng phối hợp thanh điệu ấy đã tạo nên nhạc điệu như thế nào với bài thơ và giúp bạn hình dung ra sao về tiếng đàn nguyệt trong đêm lạnh?

Lời giải:

- Một hồn thơ như vậy không thể không viết về nhạc. Cảm hứng về nhạc trong nhà thơ là đi sâu vào cái thế giới bên trong âm nhạc. Vào thế giới riêng của "Nguyệt Cầm", thi sĩ đã được hoà tan vào một niềm thơ duy nhất và tạo thành mối quan hệ tương giao kỳ diệu giữa hồn người, hồn nhạc cùng với hồn tạo vật.  

- Cách ngắt nhịp 2/2/3 vừa tạo nên tính nhạc nhuần nhị cho câu thơ lại vừa gợi lên một bức tranh vừa có hình lại vừa có thanh. Nếu ngôn ngữ là sợi dây đàn thì nhạc tính cùng âm điệu chính là những cung bậc thanh âm được ngân lên từ sợi dây đàn ấy. Bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ hết sức điêu luyện, Xuân Diệu đã tạo ra âm điệu cũng chính là tạo ra nhạc tính trong thơ. Từ đó dẫn dụ người đọc đi vào một thế giới lung linh màu nhiệm của Nguyệt Cầm. 

- Việc sử dụng những từ láy rồi lặp lại chúng “long lanh”, “lung linh”… là một trong những biện pháp tạo nhịp điệu cho thơ. Nhịp điệu ấy có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhạc tính trong thơ, đồng thời cũng thể hiện rất tinh tế những trạng thái cảm xúc của nhà thơ.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Khi nhắc đến bài thơ Nguyệt cầm, có lẽ ai cũng nghĩ đến việc cảm nhận tiếng đàn bằng thính giác, tuy nhiên bài thơ này còn thể hiện hết sức tuyệt vời về sự tương giao giữa các giác quan của Baudelaire. Cùng theo dõi soạn bài nguyệt cầm để tìm hiểu trước về tác giả và tác phẩm này. Ngoài ra, để học thêm những tác phẩm khác trong chương trình ngữ văn 11 hoặc nội dung các môn học khác, các em hãy nhanh chóng truy cập vào website vuihoc.vn sau đó đăng ký khoá học của VUIHOC để có thể học nhiều kiến thức hay nhất cùng các thầy cô nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990