img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Nỗi niềm tương tư - Sách cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:44 30/11/2023 18,955 Tag Lớp 11

Soạn bài Nỗi niềm tương tư - sách cánh diều giúp các em hiểu rõ hơn về tâm trạng của chàng Tú Uyên khi đem lòng yêu thương và tương tư nàng Giáng Kiều. Nỗi nhớ đó được bộc lộ như thế nào? Cùng theo dõi bài soạn của VUIHOC nhé!

Soạn bài Nỗi niềm tương tư - Sách cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Nỗi niềm tương tư (sách cánh diều): Phần đọc hiểu

1.1 Câu 1: Chú ý những việc làm thể hiện tâm trạng tương tư của Tú Uyên.

Trong 14 câu thơ đầu của Nỗi niềm tương tư, chúng ta thấy được những câu thơ thể hiện được tâm trạng tương tư của chàng Tú Uyên dành cho nàng Giáng Kiều: 

  • Chàng trai thơ thẩn bước đi khi nghĩ đến cô gái mình yêu thể hiện ra câu “lần trăng ngơ ngẩn ra về” 

  • Trong đầu chàng trai tràn ngập hình ảnh của cô gái trong lần đầu gặp mặt nhau thể hiện qua “ Nỗi nàng canh cánh nào quên”

  • Vừa ngồi đánh đàn tranh vừa nhớ đến người mình yêu thương “ Có khi gảy khúc đàn tranh/ Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân” 

  • Càng uống rượu, chàng trai Tú Uyên lại càng nhớ nhung Giáng Kiều hơn. Nhờ men say mà chàng trai còn hình dung ra giọng nói của người mình yêu “ Có khi chuộc chén rượu đào… Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình” 

1.2 Câu 2: Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. 

  • Trong đoạn trích Nỗi niềm tương tư, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật sau: 

  • Biện pháp nhân hóa “lần trăng ngơ ngẩn ra về”

  • Biện pháp so sánh: “ Hơi men không nhấp mà say”, “ Như xong mùi nhớ, lại gây giọng tình” 

  • Điệp ngữ “ có khi” 

Bộ sổ tay các môn học giúp các bạn hack điểm kì thi THPT, đánh giá năng lực mới nhất đang được ưu đãi lên đến 50%. Nhanh tay đăng ký để được sở hữu bộ sổ tay hữu ích này bạn nhé! 

2. Soạn bài Nỗi niềm tương tư (sách cánh diều): Trả lời câu hỏi cuối sách 

2.1 Câu 1 trang 24 SGK Văn 11/1 Cánh diều 

Cách hiểu của em về nhan đề “ Nỗi niềm tương tư” : Theo em tác giả đã đặt tên đoạn trích là “ Nỗi niềm tương tư” hoàn toàn hợp lý. Bởi nhan đề này đã thể hiện đúng nội dung tư tưởng của đoạn trích và cũng bao hàm được toàn bộ nội dung đó: Trích đoạn chính là những nỗi niềm, tình cảm và tâm tư của Tú Uyên dành cho nàng Giáng Kiều khi nhớ về người con gái xinh đẹp mà mình mới được gặp một lần. 

2.2 Câu 2 trang 24 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Tâm trạng tương tư của Tú Uyên được tác giả thể hiện thông qua: 

  • Chàng trai thơ thẩn bước đi khi nghĩ đến cô gái mình yêu thể hiện ra câu “lần trăng ngơ ngẩn ra về” 

  • Trong đầu chàng trai tràn ngập hình ảnh của cô gái trong lần đầu gặp mặt nhau thể hiện qua “ Nỗi nàng canh cánh nào quên”

  • Vừa ngồi đánh đàn tranh vừa nhớ đến người mình yêu thương “ Có khi gảy khúc đàn tranh/ Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân” 

  • Càng uống rượu, chàng trai Tú Uyên lại càng nhớ nhung Giáng Kiều hơn. Nhờ men say mà chàng trai còn hình dung ra giọng nói của người mình yêu “ Có khi chuộc chén rượu đào… Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình” 

=> Dù Tú Uyên chỉ gặp Giáng Kiều một lần nhưng đã nhớ mãi không quên người con gái xinh đẹp này. Chàng ngày nhớ đêm mong, lúc nào hình bóng của nàng cũng xuất hiện trong tâm trí của chàng. 

2.3 Câu 3 trang 24 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích chính là biện pháp điệp ngữ “ Có khi…” 

=> Sử dụng biện pháp điệp ngữ giúp tác giả khắc họa chân thực hơn, rõ nét hơn các cung bậc cảm xúc của Tú Uyên. Đó là nỗi nhớ da diết hình bóng người con gái mình yêu dù mới gặp lần đầu. Nỗi nhớ này cứ lặp đi lặp lại mọi lúc, mọi nơi. 

2.4 Câu 4 trang 24 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Đặc điểm kết hợp giữa tự sự và trữ tình của truyện thơ Nôm qua đoạn trích: 

  • Sử dụng thể thơ lục bát

  • Dùng chữ Nôm

  • Tự sự: Bài thơ kể về câu chuyện một chàng trai tương tư cô gái dù chỉ mới gặp mặt một lần. 

  • Trữ tình: Thể hiện được nỗi nhớ nhung da diết, tình cảm tâm tư của chàng thư sinh dành cho cô gái mình yêu mến. 

=> đoạn trích : Nỗi niềm tương tư” là một câu chuyện tình yêu được viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát truyền thống. Đoạn trích kể về nỗi nhớ thương da diết của chàng trai dành cho cô gái mới gặp mặt lần đầu. Qua đoạn trích đã bộc lộ rõ tình cảm yêu mến, nhớ thương của chàng trai dành cho cô gái cả lúc tỉnh và lúc say. Đặc biệt khi chỉ có một mình, nỗi nhớ đó lại càng được phóng đại lên nhiều lần. 

2.5 Câu 5 trang 24 SGK Văn 11/1 Cánh diều

So sánh hai đoạn thơ, ta thấy: 

Điểm giống nhau: Cả hai đoạn thơ đều là nỗi niềm tương tư của chàng trai dành cho cô gái mà mình yêu thương. Ở đây là tính cảm của hai cặp đôi Tú Uyên - Giáng Kiều và Kim Trọng - Thúy Kiều. 

Điểm khác nhau: 

  • Nỗi nhớ của Tú Uyên: Chỉ mới gặp nàng Giáng Kiều một lần duy nhất ở hội chùa mà chàng trai đã nhớ mãi không quên. Hình bóng nàng cứ canh cánh trong lòng của chàng thư sinh => Tú Uyên là người si tình, yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên và mong ước được gặp lại người mình yêu thương. 

  • Nỗi nhớ của Kim Trọng: Yêu Kiều và nhớ nhung Kiều. Nỗi nhớ của Kim Trọng dành cho Kiều một ngày mà dài như ba năm. 

=> Qua hai đoạn thơ, ta thấy được nỗi tương tư của Tú Uyên sâu sắc hơn và được miêu tả đậm nét hơn so với Kim Trọng.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là soạn bài Nỗi niềm tương tư - Sách cánh diều mà VUIHOC đã hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - Bộ cánh diều. Để tham khảo thêm nhiều bài soạn khác, các em hãy truy cập trang web vuihoc.vn hàng ngày nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Soạn bài Tôi yêu em - sách cánh diều

Lời tiễn dặn

 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990