img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Sông Đáy sách cánh diều 11 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 14:50 30/11/2023 22,218 Tag Lớp 11

Sông Đáy là một bài thơ khắc họa về sự trân trọng về quê hương và đất nước, nơi sinh ra, tâm trạng có sự vui buồn lẫn lộn khi được trở về với quê hương, nhớ đến hình ảnh con sông Đáy - con sông quê hương. Cùng tìm hiểu những nghệ thuật và nội dung của tác phẩm này thông qua Soạn bài Sông Đáy sách cánh diều 11 tập 2.

Soạn bài Sông Đáy sách cánh diều 11 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Sông Đáy sách cánh diều 11 tập 2: Chuẩn bị

1.1 Tác giả Nguyễn Quang Thiều 

- Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957, ông là một nhà thơ. 

- Ngoài lĩnh vực chính về thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn được biết đến là một nhà văn với nhiều thể loại  truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. 

- Ông hiện nay đang nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi.

- Nguyễn Quang Thiều không chỉ là một nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà ông còn là cây viết văn xuôi rất giàu cảm xúc. Trong ông không chỉ là con người bay bổng và ưu tư với những phiền muộn về thi ca, mà còn là một nhà báo rất linh hoạt và nhạy bén.

- Ông có phong cách thơ hết sức nổi bật chủ yếu về những đề tài vô cùng gần gũi bên ngoài đời thực, thơ mang đậm nét hồn nhiên và đẹp đẽ.

- Những tác phẩm chính của ông:

+ Thành phố chỉ sống 60 ngày (năm 1991)

+ Mùa hoa cải bên sông (năm 1989)

+ Cỏ hoang, tiểu thuyết (năm 1992)

>> Xem thêm: Soạn văn 11 Cánh diều

1.2 Tác phẩm Sông Đáy

a. Hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm Sông Đáy được sáng tác vào năm 1991, khi tác giả trở về thăm quê hương của mình và thăm lại dòng sông Đáy thân yêu.

b. Xuất xứ

 Đây là tác phẩm vô cùng xuất sắc của ông, với những cung bậc tình yêu với quê hương và tình mẫu tử được in dấu sâu ở trong tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” vào năm 1992.

c. Bố cục

Bố cục của bài thơ được chia thành 4 phần tương ứng với 4 khổ thơ:

– Phần 1: Từ đầu tới “tiếng lá reo”.

– Phần 2: Từ “Những chiều xa quê” tới “giàn dụa nước mưa sông”.

– Phần 3: Từ “Sông Đáy ơi” tới “một trăng xưa”.

– Phần 4: Còn lại.

d. Giá trị nội dung và nghệ thuật 

- Giá trị nội dung:

Sông Đáy là một bài thơ vô cùng nổi tiếng đã được Nguyễn Quang Thiều khắc họa về sự trân trọng đối với quê hương và đất nước của mình, nơi ông được sinh ra, tâm trạng vui buồn lẫn lộn khi được trở về với quê hương, nhớ về hình ảnh của con sông Đáy - con sông quê hương.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ thơ giàu chất nhạc điệu và tinh tế.

+ Ngòi bút hết sức uyên bác và tạo được nét riêng.

1.3 Em biết những bài thơ, bài hát nào viết về con sông quê hương?

Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ,... mà những bài thơ, bài hát đó gợi ra cho em là gì?

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ: Nhớ con sông quê hương (tác giả Tế Hanh), Bên sông nắng rụng (tác giả Phạm Hùng), Nhớ sông quê! (tác giả Hoàng Minh Tuấn), Khúc hát dòng sông (tác giả Phan Thu Hà).

- Bài hát: Người con gái sông La, Con sông tuổi thơ tôi, Khúc hát sông quê, Câu hò trên bến Hiền Lương.

- Dòng sông quê hương chính là dòng sông của tuổi thơ, dòng sông đã ấp ủ em trong tình yêu thương, dòng sông ấy đỏ của màu phù sa, đỏ của màu lúa chín, đỏ của màu yêu thương. Phải chăng con sông ấy không chỉ được bồi đắp nên từ phù sa mà còn được bồi đắp nên từ tình yêu thương vô cùng tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ cùng tiếng hò đò và tiếng mái chèo khua nước, cũng văng vẳng phía bên kia sông tiếng trái tim và tiếng yêu thương rất nhẹ nhàng mà đằm thắm một cách kì lạ! Còn nói được gì nữa đây khi nghe thấy và cảm nhận thấy câu hát quan họ hết sức mượt mà và trữ tình vào một đêm trăng thanh tại bến sông? Đêm trăng thanh và đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông đó, buổi sáng thì vô cùng trong trẻo, mát lành, còn buổi chiều khi hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực cả lên, sáng ánh lửa còn lúc trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại vô cùng lấp lánh trong bộ xiêm y của nàng lọ lem, sáng và đẹp một cách lạ kỳ! Lắng nghe, bạn còn có thể nghe thấy được cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, khi trầm, khi bổng vang lên từ đáy sông. Đó cũng chính là lúc dòng sông đang hát đấy, sông đang hát một khúc tình ca, sông đang hát lên và hát về chính cuộc đời của mình, hát cho quê hương.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

2. Soạn bài Sông Đáy sách cánh diều 11 tập 2: Đọc hiểu 

2.1 Hình ảnh "giàn giụa nước mưa sông" gợi cho em liên tưởng gì?

Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thơ thứ ba rồi đưa ra nội dung của hình ảnh “giàn giụa nước mưa sông”, từ đó liên tưởng tới điều gì

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh đã diễn tả về hình ảnh một người con khi xa quê hương, nhớ thương da diết về con sông thân quen. Từ đấy, liên tưởng về những giọt nước mắt ấy như con sông quê hương. Gợi cho mỗi người đọc một nỗi niềm nhớ thương về quê hương của chính mình.

2.2 Tại sao điệp ngữ "Sông Đáy ơi" được lặp lại ở khổ 3 và 4?

Phương pháp giải: Đọc kĩ khổ thơ thứ ba và bốn, chú ý vào điệp ngữ và nội dung được thể hiện của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Điệp ngữ đã được lặp lại như muốn nhấn mạnh thêm về thứ tình cảm nhớ nhung không thể nào quên được trong lòng tác giả. Nó khắc sâu vào trong trái tim để rồi khắc khoải không thể nào quên. Tác giả đã lặp lại ở cả hai khổ nhằm thể hiện sâu sắc về việc tình cảm của mình sẽ mãi mãi, không thể nào quên

3. Soạn bài Sông Đáy sách cánh diều 11 tập 2: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 40 SGK văn 11/2 Cánh diều 

Bài thơ Sông Đáy được viết trên thể thơ nào? Việc lựa chọn thể thơ ấy cùng với cách chấm câu của bài thơ có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, chú ý vào cấu trúc của các câu, số tiếng trong một dòng để có thể xác định thể thơ. Từ đó nhận xét về cách lựa chọn thể thơ ấy và dấu chấm câu với sự thể hiện cảm xúc của tác giả.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ Sông Đáy được viết với thể thơ tự do. 

- Đúng với cái tên gọi của thể thơ, việc sử dụng từ ngữ cùng dấu chấm câu ở trong bài thơ không bị gò bó mà vô cùng tự do, thoải mái và giúp cho mạch thơ cùng với mạch cảm xúc của bài cũng vô cùng tự nhiên, đã thể hiện được rõ nét tình cảm của tác giả đối với con sông Đáy, cho thiên nhiên con người sinh sống nơi đây và cho cả người mẹ của mình. 

3.2 Câu 2 trang 40 SGK văn 11/2 Cánh diều

Hình ảnh sông Đáy được hiện lên thông qua những mốc thời gian nào ở trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Những mốc thời gian ấy được sắp xếp theo trình tự như thế nào? Ý nghĩa của trình tự ấy là gì?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bộ bài, tìm ra những hình ảnh sông Đáy được xuất hiện trong bài thơ để thấy được các mốc thời gian của nhân vật trữ tình, cách sắp xếp những mốc thời gian đó như thế nào. Sau đó đưa ra kết luận về mục đích mà tác giả sắp xếp như vậy

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh dòng sông Đáy hiện lên thông qua những mốc thời gian ở trong cuộc đời của nhân vật trữ tình từ ký ức cho đến hiện tại, từ khi nhân vật trữ tình ấy còn nhỏ, đến khi lớn lên và đi xa quê hương để đến cuối cùng là ngày trở về.

- Trình tự thời gian ấy sẽ giúp cho mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện một cách rõ nét và chi tiết hơn. 

- Nó đã giúp thể hiện được những kỉ niệm vui có buồn có từ khi xa quê cho đến ngày trở về của tác giả. Thông qua đó đã nhấn mạnh hơn về mối quan hệ hết sức mật thiết giữa sông Đáy với tác giả.

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

3.3 Câu 3 trang 40 SGK văn 11/2 Cánh diều

Hình tượng “mẹ” đã được xuất hiện bao nhiêu lần ở trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng ấy là gì?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bộ bài thơ, đếm số lần hình ảnh “mẹ” xuất hiện. Hình tượng ấy nhằm thể hiện được điều gì? (dựa vào nội dung chính trong bài thơ)

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh của người mẹ xuất hiện những 4 lần trong bài thơ, ở câu thơ mở đầu của bài thơ, ở câu thơ thứ 7, thứ 16 và 17.

→  Ý nghĩa của hình tượng “mẹ” khi xuất hiện nhiều lần trong bài thơ để giúp cho những kí ức về người mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ ở trong tim mà còn thông qua những trang giấy để lưu lại muôn đời. 

3.4 Câu 4 trang 40 SGK văn 11/2 Cánh diều

Hình tượng “em” đã mang lại những cảm xúc như thế nào về sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình? Tại sao?

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài, hiểu được rõ ý nghĩa của hình tượng “em” (dựa vào nội dung chính trong bài thơ).

Lời giải chi tiết:

Sông Đáy ở trong tâm hồn của nhân vật trữ tình ấy không chỉ là nơi chứa những kí ức, kỉ niệm với mẹ mình mà còn là kí ức và kỉ niệm với “em”. Trong quá khứ, sông Đáy chính là nơi mà “em” đã cùng với nhân vật trữ tình gặp gỡ và hẹn hò, nơi đây chính là nơi đã chứng kiến tình yêu đôi lứa vô cùng đẹp đẽ. Họ yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau, tuy nhiên, đó cũng chính là đoạn tình cảm mà tác giả hết sức trân trọng và ghi nhớ ở trong tim. Khi giờ đây lúc trở về, sông Đáy chỉ còn có người mẹ đứng chờ mình, còn “em” thì chẳng thấy đâu.

3.5 Câu 5 trang 40 SGK văn 11/2 Cánh diều

Nhận diện một yếu tố tượng trưng ở trong bài thơ sau đó chỉ ra vai trò của yếu tố ấy đối với việc thể hiện nội dung.

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài, chỉ ra một yếu tố tượng trưng có trong bài thơ và nêu ra vai trò của nó với nội dung chính trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Một yếu tố tượng trưng có trong bài thơ mà em cảm thấy ấn tượng nhất chính là hình tượng của con sông Đáy. Có thể nói, đây là nhân vật chính ở trong bài thơ, được lấy làm nhan đề cho tác phẩm.

-  Trong bài thơ, sông Đáy đã mang tới nhiều vai trò cũng như ý nghĩa khác nhau. Đôi lúc nó là một phần của quê hương, là tình mẫu tử hết sức thiêng liêng. Đôi lúc nó lại là tình yêu, là một người bạn để cùng nhau trò chuyện và níu giữ những kỉ niệm trong cuộc đời với tác giả.

3.6 Câu 6 trang 40 SGK văn 11/2 Cánh diều

Từ nội dung của bài thơ và những hiểu biết về văn hoá dân tộc, hãy giải thích vì sao tình cảm gắn bó và yêu thương với quê hương của người Việt Nam đặc biệt sâu nặng. Tình cảm ấy liệu có thể thay đổi trong đời sống hiện nay hay không?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bài, từ nội dung của bài thơ kết hợp với những vốn kiến thức thực tế của cá nhân, trình bày những suy nghĩ về tình yêu thương với quê hương. 

Lời giải chi tiết:

- Quê hương từ xa xưa đã luôn chiếm một phần vô cùng quan trọng ở trong cuộc đời của mỗi con người Việt Nam. Tình yêu đối với quê hương không chỉ được vun đắp từ khi còn nhỏ, thông qua những câu ca dao, tục ngữ, thông qua những câu hát và câu ru mà còn cả qua những bài học thường ngày. Trong cuộc đời, có thể chúng ta sẽ đi đến và sống tại rất nhiều nơi, nhưng quê hương sẽ luôn luôn là nơi mà ta muốn trở về nhất bởi vì nơi đây không chỉ có gia đình, có họ hàng mà còn chất chứa biết bao nhiêu những kỉ niệm tuyệt vời nhất. 

- Tình cảm yêu quê hương, yêu đất nước chính là một truyền thống vô cùng tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam, nó đã ăn sâu vào trong máu thịt, đi sâu vào trong lòng mỗi con người. Do đó, có thể khẳng định một điều rằng dù đời sống hiện nay có quá nhiều thay đổi thì tình cảm đối với quê hương và đất nước của con người chắc chắn sẽ không thể nào có thể thay đổi được. Thứ tình cảm ấy sẽ luôn luôn được gìn giữ và được phát huy đến muôn đời. 

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là cách Soạn bài Sông Đáy sách cánh diều 11 tập 2 vô cùng chi tiết và được chọn lọc vô cùng kỹ lưỡng. Từ bài soạn phía trên, VUIHOC mong rằng các em hãy yêu thương quê hương của mình, dành tình cảm cho những thứ nhỏ nhặt và thân quen nhất. Ngoài ra, để học thêm những tác phẩm hay và ý nghĩa khác thuộc chương trình ngữ văn 11, hoặc những kiến thức của môn học thú vị khác, các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn rồi đăng ký khoá học của VUIHOC để có thể trải nghiệm học tập cùng các thầy cô ngay nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990