img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo) Sách kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 13:56 30/11/2023 33,824 Tag Lớp 11

Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong tiếng Việt có những đặc điểm riêng biệt và được sử dụng trong các tình huống khác nhau để truyền tải thông điệp. Dưới đây là bài soạn thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo) trong sách ngữ văn kết nối tri thức 11 tập 2

Soạn bài thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo) Sách kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo)

1. Câu 1 trang 89 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức: “Hãy tìm trong các bài viết của mình hoặc bạn bè một số trường hợp diễn đạt “giống văn nói” và đề xuất cách chỉnh sửa.”

Trả lời:

Một số bài viết của mình hoặc bạn bè diễn đạt “giống văn nói”:

  • Trong một bài miêu tả nhân vật thị Nở có viết: “Thị quá là xấu xí, khiến ma chê quỷ hờn, mọi người đều không để ý đến.”

→ Trong câu văn này có chứa những từ thường được dùng trong văn nói “ma chê quỷ hờn”. Vậy ta có thể chỉnh sửa lại câu văn như sau: Thị Nở là một người đàn bà xấu xí đến mức mọi người ai ai cũng đều xa lánh và không thèm để ý đến thị. 

  •  Khi viết về “Cầu hiền chiếu”, có một bạn học sinh viết: “Vua Quang Trung và Ngô Thì Nhậm quả là những người sáng suốt, họ đã nhận ra yêu cầu cấp thiết của thời đại và đưa ra được…”. 

→ Trong câu văn trên, người viết đã sử dụng từ “quả là”. Từ này thường được dùng trong văn nói, ta có thể sửa lại câu văn như sau: Cả Vua Quang Trung và Ngô Thì Nhậm đều là những người sáng suốt, họ đã nhận ra yêu cầu cấp thiết của thời đại, đồng thời đưa ra được…

  • Khi bình về nhân vật Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, có bạn viết: “Tràng đúng là một tên ngốc nghếch, đang trong lúc đói kém như vậy lại đèo bòng.” 

→ Ở câu văn trên, từ chỉ văn nói ở đây là “đúng là”. Ta có thể chỉnh sửa lại như sau: Nhân vật Tràng hẳn là một tên ngốc nghếch, đang trong hoàn cảnh đói kém như vậy lại đèo bòng.

2. Câu 2 trang 89 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức: “Tìm trong văn bản Chí Phèo những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết” 

Trả lời:

Những đoạn có sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản Chí Phèo là:

  •  “Tức thật! Tức thật! Ồ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!...”

  •  “Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì nó có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha!”

  •  “Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…”

  •  “Thôi thì cứ đóng cái cổng cho thật chặt rồi mặc thây cha nó… Thật là ầm ĩ! Hàng xóm phải một bữa điếc tau, nhưng có lẽ trong bụng thì họ hả…” 

  •  “Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có: người nhà quê vốn ghét lôi thôi?...”

  •  “… Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…”

  •  “Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao! Ngoài bốn mươi tuổi đầu…”

  •  “Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm với nhau như “vợ chồng”. Tiếng “vợ chồng”, thấy ngường ngượng mà thinh thích…”

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!

3. Câu 3 trang 90 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức:

“Chọn một cảnh có hội thoại trong một bộ phim hoặc một chương trình trên truyền hình và nhận xét đặc điểm của ngôn ngữ nói được thể hiện trong cảnh này. Từ đó, hãy đánh giá hiệu quả trình bày, truyền đạt thông tin bằng lời nói ở ví dụ mà bạn đã chọn.” 

  • Một cảnh có hội thoại trong một bộ phim hoặc một chương trình trên truyền hình:

“Dẫn chuyện: Đây là một cảnh phim về gia đình, hai nhân vật mẹ và con đang nói chuyện với nhau về vấn đề con bị điểm kém:

  •  Mẹ: Sao điểm của con lại kém như vậy?

  •  Con: Con xin lỗi!

  •  Mẹ: Nhìn bạn X đi! Lần nào cũng xếp thứ nhất kia kìa! Rốt cuộc con học hành cái kiểu gì vậy hả?

  • (Cô bé rơi vào trầm tư rồi nhìn vào người mẹ…)

  •  Con: Rốt cuộc mẹ muốn con được điểm cao để làm gì? Để mẹ đi khoe với những người bạn khác của mẹ, để mẹ nở mày nở mặt… Mẹ có thực sự biết năng lực của con không?... Cái mẹ cần là tốt cho con hay là chỉ cần mấy cái con số kia?

  •  Mẹ:… Mẹ cũng chỉ muốn tốt cho con thôi!

  •  Con:… (Đi về phòng và đóng cửa lại) 

Đặc điểm ngôn ngữ trong cảnh của đoạn hội thoại trên: 

  • Ngôn ngữ nói được thể hiện qua âm thanh và những từ “như vậy”, “vậy hả”, “thôi”, “để làm gì”,… Đây đều là những ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hàng ngày để đặt câu hỏi. 

  • Nhân vật trong đoạn hội thoại giao tiếp trực tiếp, phản hồi tức khắc và có sự đổi vai.

  • Các phương tiện hỗ trợ: ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt nét mặt…thể hiện sự nghi hoặc về một vấn đề nào đó, thái độ muốn được biết rõ nhưng không bình tĩnh mà có chút nóng giận. 

  • Đánh giá hiệu quả trình bày  của ngôn ngữ trong đoạn hội thoại trên:

  • Việc truyền đạt lời nói trong dẫn truyện này không hiệu quả bởi người mẹ trong câu chuyện vẫn chưa nhận được câu trả lời mà bà muốn. Bên cạnh đó, câu trả lời của người con cũng không đầy đủ thông tin mà hỏi ngược lại. 

  • Đổi lại, độc giả có thể nhận thấy được sự thay đổi trong nhận thức và cảm nhận của mỗi nhân vật. Nhân vật người mẹ vì muốn tốt cho con nên mới hỏi về vấn đề điểm số, nhưng người con lại hiểu nhầm và cho rằng đó là sự đòi hỏi quá đáng và gây áp lực lên người con. 

  • Chính vì vậy, trong cuộc đối thoại ta có thể nhận thấy được tâm tư, tình cảm của mỗi nhân vật thay đổi theo chiều hướng xấu.  

4. Câu 4 trang 90 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức :

“Thể hiện nội dung của đoạn hội thoại được chọn ở bài tập 3 bằng ngôn ngữ viết và nhận xét sự khác biệt về phương tiện ngôn ngữ biểu đạt trong hai trường hợp.”

- Người mẹ trong ví dụ trên cảm thấy thất vọng về điểm kém của con mình. Bà muốn biết lí do và hỏi tại sao cô bé lại bị điểm thấp như vậy. Trong khi đó, những người bạn khác cũng tiến bộ lên nhiều với những điểm số cao, bà đã quay sang hỏi con rốt cuộc con đã học hành như thế nào. Sau một hồi trầm tư, dường như nỗi buồn và sự căm phẫn của cô bé đã lên đến đỉnh điểm, cô quay sang hỏi mẹ với giọng điệu không được bình tĩnh. Cô hỏi mẹ muốn điểm số cao để làm gì, là vì muốn tốt cho cô hay chỉ đơn giản là muốn đi khoe với những người khác… Nghe xong, người mẹ dường như nhận thấy rằng hình như mình đã sai với con, bà ấp úng trả lời lại là vì muốn tốt cho cô gái. Nhưng đổi lại câu trả lời ấy chỉ là sự lạnh lùng và bỏ về phòng của cô bé. 

→ Nếu cách biểu đạt bằng văn nói mọi cảm xúc của nhân vật đều biểu hiện trên phương diện ngôn từ, kể từ sự tức giận cho đến sự giải tỏa thì trong văn viết, tâm lý của từng nhân vật đều được diễn tả một cách cụ thể. Từ đó giúp giúp người đọc có thể hiểu rõ được tâm lý của từng nhân vật qua những lời diễn giải của người viết mà không cần suy đoán hay dựa vào ngữ cảnh để nắm bắt tâm lý nhân vật như văn nói.  

5 Câu 5 trang 90 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức: “Phân tích những ưu thế và giới hạn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.”

 

Ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ viết

Ưu thế

- Trước hết ngôn ngữ nói chính là phương tiện sơ khai nhất, nó giúp con người có thể biểu đạt những  thông điệp, tình cảm, cảm xúc của bản thân một cách cụ thể bằng những từ ngữ trực tiếp thể hiện cảm xúc. 

- Bên cạnh đó, ngôn ngữ nói còn giúp người nói, người nghe được trao đổi trực tiếp. Trong hoàn cảnh đó có thể giải quyết những thắc mắc để đi đến những thống nhất chung.

- Ví dụ: khi ai đó đang tức giận, sẽ là rất khó để kiềm chế cảm xúc của mình khi mắng một người khác.

- Ngược lại với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được trau chuốt trong nội dung cũng như cách sử dụng từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh. Vì vậy nó thường có nhiều sự mềm mại hơn trong cách biểu đạt. 

- Ví dụ: Khi chúng ta đang tức giận, nếu trong lúc đó nói ra thành lời sẽ có khả năng không kiểm soát được lời nói, dẫn đến rạn nứt mối quan hệ bởi cảm xúc lúc đó bị chi phối. Đổi lại nếu chúng ta viết thư, hay gửi nhắn tin, ta sẽ có thời gian nhìn lại những lời bản thân định nói, trau chuốt nó để bớt gay gắt và nhẹ nhàng hơn. Điều đó không chỉ làm cho người đọc thấy dễ chịu trong lòng mà người viết cũng cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Giới hạn

- Ngôn ngữ nói diễn ra một cách tức thời, mau lẹ nên nhiều khi sự trau chuốt trong từ ngữ vẫn còn bị hạn chế. Trong hoàn cảnh đó thường là sự thẳng thắn nên dẫn đến mất lòng, nhiều khi nó còn có thể gây rạn nứt trong các mối quan hệ. 

- Ngôn ngữ nói thường bị chi phối bởi các yếu tố tình cảm. Bởi vậy nó thường xen lẫn cảm xúc của người nói một cách rõ ràng và khó có thể kiểm soát.

- Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngôn ngữ viết thường bị dài và lan man khiến người nghe, người đọc khó nắm bắt được thông tin, 

- Không chỉ vậy, người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu học thuật như chữ viết, các quy tắc chính tả, quy tắc tổ chức văn bản. Từ đó mà việc tiếp thu sẽ trở lên khó khăn hơn. Lúc này chúng ta sẽ cần đến sự giải thích của ngôn ngữ nói.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết soạn bài thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo)Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức trong bài học này. Để học nhiều hơn các kiến thức Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990