img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 126| Văn 12 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 16:36 26/08/2024 4,069 Tag Lớp 12

Thực hành tiếng Việt trang 126 trong chương trình ngữ văn 12 tập 1 Cánh diều là bài học giúp củng cố kiến thức về biện pháp tu từ nghịch cảnh. Dưới đây, VUIHOC xin đưa ra gợi ý soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 126 để giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm bắt và tiếp cận nội dung bài học. Cùng tìm hiểu nhé.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 126| Văn 12 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 126| Văn 12 tập 1 cánh diều 

1. Câu 1 trang 126 sgk Văn 12/1 Cánh diều

 Tìm biện pháp tu từ nghịch ngữ trong các đoạn trích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Cho biết mỗi nghịch ngữ đó có tác dụng khắc hoạ hình ảnh các nghĩa sĩ áo vải như thế nào. 

Phương pháp giải:

Học sinh đọc lại lý thuyết về biện pháp tu từ nghịch ngữ ở sách giáo khoa trang 111

Lời giải chi tiết:

Biện pháp tu từ nghịch ngữ được sử dụng trong những đoạn trích dưới đây là:

a. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Biện pháp nghịch ngữ : tay vốn quen làm >< mắt chưa từng ngó

→ Tác dụng : khắc họa hình ảnh người nông dân chất phác, chưa từng trải qua chiến trận hay cầm gươm giáo như một người lính. Từ đó, làm nổi bật hình ảnh người binh sĩ áo vải, tuy giản dị nhưng lại mang trong mình sức mạnh vô cùng, sẵn sàng bảo vệ đất nước khi cần.

b) Một mối xa thư đồ sộ, hả để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Biện pháp nghịch ngữ: nào đợi ai đòi, ai bắt >< xin ra sức đoạn kình và chốn ngược, chốn xuôi >< dốc ra tay bộ hổ

→ Tác dụng: làm nổi bật tư thế, tâm thế tự tin, tự chủ của người nông dân binh sĩ khi họ nhận thức được trách nhiệm của bản thân khi đất nước rơi vào hoàn cảnh bị xâm lăng.

c) Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ. Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

- Biện pháp nghịch ngữ : Ngoài cật có một manh áo vải,... dao tu, nón gõ >< đạp rào lướt tới, ... liều mình như chẳng có

→ Tác dụng : Câu văn đã khéo léo thể hiện sự tương phản giữa sự thiếu thốn, thô sơ của trang thiết bị chiến đấu và tinh thần chiến đấu quyết tâm, mạnh mẽ, bền bỉ của người dân Nam Bộ. Mặc dù thiếu hụt về vũ khí, trang bị chiến đấu là vậy nhưng chỉ cần trong tay có một "ngọn tầm vông" họ vẫn dũng cảm cầm để xông vào trận mạc, đuổi đánh giặc ngoại xâm. Qua đó, hình ảnh những nghĩa sĩ Cần Giuộc hiện lên đầy xông pha, dũng cảm và cao cả như những anh hùng thực thụ.

d) Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ẩm đủ đền công đó.

- Biện pháp nghịch ngữ : Sống đánh giặc >< thác cũng đánh giặc; Sống thờ vua >< Thác cũng thờ vua

- Tác dụng : Tinh thần quả cảm và quyết tâm bảo vệ đất nước của các nghĩa sĩ nông dân được tôn vinh, làm sáng lên khí phách kiên cường. Dù họ đã ngã xuống, nhưng sự hy sinh của nghĩa sĩ Cần Giuộc là còn mãi, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc. Hình ảnh những người lính ấy được khắc ghi như một tượng đài bất tử với thời gian, biểu tượng cho lòng yêu nước và sự quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm, là tấm gương cho thế hệ sau.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều 

2. Câu 2 trang 127 sgk Văn 12/1 Cánh diều

 Tìm những nghịch ngữ nói lên lòng thương tiếc và sự tri ân của người dân đối với các nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Phương pháp giải:

Học sinh đọc lại lý thuyết về biện pháp tu từ nghịch ngữ ở sách giáo khoa trang 111

Lời giải chi tiết:

“Trận khói tan” – “nghìn năm tiết rỡ”: Sự đối lập giữa hình ảnh tan hoang, sự biến mất của thể xác và sự lưu truyền danh tiếng lâu dài. Điều này thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân của thế hệ sau đối với những người anh hùng đã hy sinh.

“Thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây; ở với Man di rất khổ”: Đây là sự đối lập giữa việc hy sinh để được về với tổ tiên, được con cháu nhớ ơn và tôn trọng suốt đời, so với việc sống trong sự nhục nhã và áp bức dưới ách thực dân, nơi mà cuộc sống trở nên cực kỳ khổ sở.

“Mẹ già ngồi khóc trẻ”: Sự đối lập giữa tuổi già và tuổi trẻ, đi ngược lại với quy luật tự nhiên, giống như hình ảnh “kẻ đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”. Điều này thể hiện nỗi đau xót và sự mất mát lớn lao trước thực tế tàn khốc khi những người con ra đi chiến đấu không bao giờ trở về, khiến người mẹ ở nhà chỉ biết gánh chịu nỗi đau.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

3. Câu 3 trang 127 sgk Văn 12/1 Cánh diều

Phân tích tác dụng của nghịch ngữ trong các ngữ liệu sau:

Phương pháp giải:

Học sinh đọc lại lý thuyết về biện pháp tu từ nghịch ngữ ở sách giáo khoa trang 111

Lời giải chi tiết:

a. Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Sử dụng các vế câu với ý nghĩa đối lập để tạo hiệu ứng tương phản:

“Con sóng nhớ bờ” >< “không ngủ được”: Ở đây, sóng vừa mang nỗi nhớ về bờ, đồng thời sóng cũng chính là biểu hiện của nỗi nhớ ấy. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là sóng luôn luôn chuyển động và không thể ngủ. Sự đối lập này nhấn mạnh rằng nỗi nhớ không chỉ hiện hữu trong trạng thái tỉnh táo mà còn là phần không thể thiếu của tự nhiên của sóng, khiến nỗi nhớ trở thành một phần thiết yếu trong cảm xúc.

“Trong mơ” >< “còn thức”: Sự tương phản này thể hiện rằng nỗi nhớ và cảm xúc không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn xâm nhập vào cả những giấc mơ. Điều này nhấn mạnh quy luật của tình yêu, khi nỗi nhớ không chỉ hiện hữu trong trạng thái tỉnh táo mà còn lấn át cả thế giới vô thức.

b. Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Sử dụng từ ngữ đối lập như “nhắm mắt” >< “nhìn thấy”:

Tác dụng: Ý nghĩa của sự đối lập này là để nhắc nhở các em nhỏ rằng khi "nhắm mắt nghe" câu chuyện cổ tích từ bà, họ sẽ “nhìn thấy” và sống trong những giấc mơ thần tiên. Hình ảnh này thể hiện rằng qua sự tưởng tượng và câu chuyện của bà, các em sẽ được dẫn vào thế giới kỳ diệu, nơi những ước mơ trở thành hiện thực. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích sẽ mãi sống trong tâm hồn trẻ thơ, là hành trang đẹp đẽ giúp các em bước vào cuộc sống trưởng thành.

c. Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Sử dụng các từ ngữ đối lập như “tới” >< “qua”; “già” >< “non”; “rộng” >< “chật”:

Tác dụng: Những sự đối lập này phản ánh quan điểm của tác giả về thời gian và tuổi trẻ, thể hiện sự hữu hạn và sự trôi chảy không thể quay lại. Đồng thời, nó cũng diễn tả cảm giác tiếc nuối trước sự biến đổi của thời gian và tuổi trẻ. Qua đó, niềm khát khao sống và hạnh phúc của con người được thể hiện rõ ràng, với mong muốn níu giữ tuổi thanh xuân và mùa xuân của cuộc đời để có thể mãi sống trong những khoảnh khắc tươi đẹp và tràn đầy sức sống.

4. Câu 4 trang 127 sgk Văn 12/1 Cánh diều

 Viết một đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn trích Việt Bắc; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ. 

Phương pháp giải:

Học sinh đọc lại lý thuyết về biện pháp tu từ nghịch ngữ ở sách giáo khoa trang 111

Lời giải chi tiết:

Vẻ đẹp của con người Việt Nam được nhà thơ Tố Hữu khắc họa rõ nét trong đoạn trích từ bài thơ “Việt Bắc”. Tố Hữu đã tái hiện vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi đây, nổi bật với tinh thần chia sẻ, gắn bó và đoàn kết trong cuộc sống kháng chiến gian khổ, thiếu thốn nhưng đầy nghĩa tình. Đồng thời, qua cái nhìn tinh tế của mình, Tố Hữu đã làm nổi bật hình ảnh con người Việt Bắc với vẻ đẹp lao động hăng say, cần cù và lòng trung thành với cách mạng. Trong bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hình ảnh con người hiện lên nổi bật qua những hoạt động hàng ngày như “hái măng”, “dao gài thắt lưng”, và “đan nón”. Dù những công việc này có vẻ nhỏ bé, nhưng chính những việc làm này có ý nghĩa to lớn, đóng góp vào chiến thắng của cuộc kháng chiến. Qua đó, người đọc có thể cảm nhận vẻ đẹp của đồng bào Việt Bắc: sự cần cù, kiên nhẫn, khéo léo, lạc quan và lòng yêu nước thủy chung. Những hình ảnh này gợi lên trong lòng mỗi người tình yêu sâu sắc đối với Việt Bắc và niềm tự hào về đất nước và con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến bảo vệ tổ quốc.

Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Sử dụng cặp từ đối lập “nhỏ bé” >< “lớn lao”.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 126 thuộc chương trình Văn 12 tập 1 Cánh diều vô cùng chi tiết và cụ thể. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990