img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 75 sách cánh diều 11 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 14:55 30/11/2023 4,475 Tag Lớp 11

Nhằm giúp các em nắm vững hơn cấu trúc ngữ pháp, hiểu được hàm ý và cách sử dụng các nghĩa gốc, nghĩa chuyển cũng như cách trích dẫn tài liệu tham khảo, VUIHOC trân trọng cung cấp chi tiết bài soạn thực hành tiếng việt trang 75 sách ngữ văn 11 cánh diều.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 75 sách cánh diều 11 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 75 sách cánh diều 11 tập 2

1. Câu 1 trang 75 SGK Văn 11/2 Cánh diều 

Từ “già” trong các câu có nghĩa như sau:

a) ...một người nghệ nhân già...Từ “già” ở đây được hiểu là chỉ tuổi tác của người nghệ nhân. Đây là một người nghệ nhân cao tuổi, đã sống được lâu năm

b) ...rừng già…Từ “già” ở đây để chỉ sự lâu đời. Khu rừng, những tán cây đó đã có từ rất rất lâu về trước.

c) ...cười già…Từ “già” ở đây được hiểu là cười nhiều, cười sâu

Ngoài ra, từ già còn có một số hàm ý khác như:

  • Già nua: Chỉ sự lão hóa, suy thoái, không còn sức sống.

  • Già đầu: chỉ sự trưởng thành, nhưng mang hàm ý quở trách

  • Già làng: đại từ dùng khi xưng hô với người có tuổi và địa vị cao trong một làng

>> Xem thêm: Soạn văn 11 Cánh diều

2. Câu 2 trang 76 SGK Văn 11/2 Cánh diều

a) ...say sưa... – Đây là từ chỉ trạng thái đắm đuối tập trung suy tư một điều gì đó. Được hiểu là mê đắm không dứt ra được. Say trong say sưa là nghĩa chuyển.

b) ...say lòng... – Từ say trong say lòng là để chỉ trạng thái yêu thích một điều gì đó, một đồ vật, có thể là con người, hoặc sự vật. Được hiểu là yêu thích đồ vật. Say trong say lòng là nghĩa chuyển. 

c) ...say đắm... – Từ say ở đây là từ chỉ tâm trạng cực kỳ yêu thích đến mức như chìm sâu vào, không còn nhận thức hay chú ý đến những cái khác, đến xung quanh nữa. Được hiểu là mê đắm, thích thú. Say trong say đắm là nghĩa chuyển. 

d) ...người say...hắn say... – Từ say ở đây là từ chỉ trạng thái bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của rượu, thuốc hay các chất có tác dụng kích thích hệ thần kinh. Say ở đây ám chỉ trạng thái cảm xúc mê man, não bộ và cơ thể mất nhận thức. Say trong người say, hắn say là nghĩa gốc của từ này. 

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

3. Câu 3 trang 76 SGK Văn 11/2 Cánh diều

Các tài liệu tham khảo cần được sắp xếp theo đúng trình tự quy ước. Dưới đây là cách sắp xếp đúng.

- Trần Đình Sử (1987), Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ số 7. 

- Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, 21/03/2010.

- Phạm Xuân Dũng (2009), Phải đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, 07/11/2009.

- Trần Thùy Mai (2002), Kí văn hóa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí sông Hương số 161, 07/2002.

- Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 

- Hồ Thế Hà (2002), Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí sông Hương số 161, 07/2002. 

4. Câu 4 trang 76 SGK Văn 11/2 Cánh diều

- Hoàng Thị Thanh Xuân (2010), Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2007), Sự giao thoa của tư tưởng nho giáo và phật giáo trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Những góc nhìn văn hóa, Văn hóa Nghệ An. 

- Nguyễn Thị Chinh (2019), triết lý nhân sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Luận văn thạc sĩ Triết học, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

- Triệu Thùy Dương (2000), Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ của người đời sau (từ năm 1930 đến nay), Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đinh Thị Điểm (2016), Tư Tưởng Triết Học Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NH N HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 75 sách cánh diều 11 tập 2. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990