Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn sách cánh diều 11 tập 2
Tác phẩm “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” của Lưu Quang Vũ là một lời nhắc nhở cho chúng ta về sự quý giá của cuộc sống và tầm quan trọng của việc sống chính mình. Bài viết dưới đây, VUIHOC sẽ giới thiệu cho các bạn chi tiết soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn sách cánh diều 11 tập 2. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn: Chuẩn bị
1.1 Tác giả Lưu Quang Vũ
a. Tiểu sử
- Tác giả Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), sinh ra ở Phú Thọ, ông là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.
- Nhắc đến Lưu Quang Vũ, ta lại nhớ đến ông là một nhà viết kịch, nhà thơ kiêm nhà văn hiện đại của Việt Nam. Ông chính là một tài năng trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật, trong mỗi một lĩnh vực, Lưu Quang Vũ đều để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc.
- Năm 1954, gia đình Lưu Quang Vũ chuyển về sống tại Hà Nội.
- Từ năm 1965 đến 1970, ông nhập ngũ và gia nhập vào Quân chủng phòng không – không quân.
- Từ năm 1970 đến 1978, ông xuất ngũ và làm nhiều nghề để kiếm sống: làm tại Xưởng Cao su Đường sắt do Tạ Đình Đề làm Giám đốc, làm hợp đồng cho nhà xuất bản Giải phóng, hay chấm công trong một đội cầu đường, vẽ pano và áp phích,...
- Từ năm 1978 đến 1988, Lưu Quang Vũ làm biên tập viên “Tạp chí sân khấu”.
- Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ đã qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ 5 tại Hải Dương cùng người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
b. Sự nghiệp văn học
- Phong cách nghệ thuật: Kịch của nhà văn Lưu Quang Vũ thể hiện nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện sự xung đột trong cách sống và quan niệm sống, đồng thời bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người.
- Tác phẩm chính
- Lưu Quang Vũ để lại di sản văn học đồ sộ bao gồm kịch, thơ và tiểu luận, với các tác phẩm nổi bật như Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tôi và chúng ta, Sống mãi tuổi 17, Hương cây, Nàng Sita, Ngọc Hân công chúa,...
→ Các tác phẩm của Lưu Quang Vũ giàu tính hiện thực và nhân văn, in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộc sống của ông và đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng.
>> Xem thêm: Soạn văn 11 Cánh diều
1.2 Sự khác biệt giữa truyện cổ tích và tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ
Trả lời:
Sự khác biệt đó là: Lưu Quang Vũ đã hiện đại hóa để chuyển thành vở kịch và phân tích một cách cụ thể những rắc rối khi hình hài và linh hồn không đồng nhất với nhau, thể hiện rõ hơn sự mâu thuẫn về những tranh cãi trong chính nhân vật Trương Ba.
Cái kết hoàn toàn khác nhau, trong truyện cổ tích chấp nhận sự sắp đặt của thần linh nhưng trong vở kịch thì Trương Ba không chịu được khi phải sống ở trong thân xác người khác. Vì không còn là chính mình cho nên đã chọn cách ra đi để trả lại thân xác cho anh Hàng Thịt.
2. Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn: Đọc văn bản
Nội dung chính:
Được sống trên đời và được là người chính là một điều thật quý giá nhưng chỉ khi ta được là chính mình, sống một cách trọn vẹn với việc theo đuổi và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản thân còn là một điều quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống đúng với quy luật của tự nhiên với sự hài hòa và đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn.
2.1 Vì sao càng về cuối, lời thoại của Trương Ba càng ngắn lại?
Trả lời:
Càng về cuối, lời thoại của nhân vật Trương Ba càng ngắn lại vì lúc này ông cảm thấy bất lực, tuyệt vọng đến mức không biết phải nói gì.
2.2 Lập luận này của Đế Thích có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Trả lời:
Lập luận này của nhân vật Đế Thích đối lập làm mâu thuẫn giữa quan niệm sống của ông và Hồn Trương Ba sâu sắc thêm. Đế Thích có quan niệm sống chỉ là sống, nhưng Hồn Trương Ba lại có quan niệm nên sống là chính mình, làm tôi một cách trọn vẹn, được hòa hợp cả về thể xác lẫn tinh thần. Qua đó, nhà văn Lưu Quang Vũ nhấn mạnh không thể có một tâm hồn thanh cao ở trong một thân xác phàm tục. Con người chỉ thực sự cảm thấy hạnh phúc khi được sống là chính mình, được hoà hợp giữa xác và hồn, trong và ngoài, nội dung và hình thức trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải cuộc sống chắp vá, bất nhất: “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
2.3 Suy nghĩ của em về cách hành xử của các nhân vật trên Thiên Đình?
Trả lời:
Cách hành xử của những nhân vật trên Thiên Đình: dù họ làm những công việc rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến con người nhân gian nhưng lại làm việc một cách tắc trách hay chỉ vì cảm xúc cá nhân mà để cho một đứa trẻ nhỏ phải chết. Hành động của những nhân vật này đáng phải lên án.
2.4 Em có bất ngờ trước quyết định này của Trương Ba không?
Trả lời:
Em không cảm thấy bất ngờ trước quyết định của nhân vật Trương Ba vì sau khi nhập vào xác người Hàng Thịt, Hồn Trương Ba đã hiểu được rằng dù nhập vào bất kì ai thì cũng sẽ không thể đồng nhất được, chỉ có Xác Trương Ba mới có thể hợp với hồn chính ông. Nhân vật này đã nhận thức rõ được điều này và không muốn lặp lại bi kịch như trước nữa.
Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!
3. Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn: Trả lời câu hỏi sau khi đọc
3.1 Câu 1 trang 109 SGK văn 11/2 Cánh diều:
Trả lời:
Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt trong Hồn Trương Ba đã cho thấy có những xung đột như sau:
- Lời đối thoại: "tôi đã chán cái chỗ ở không phải của tôi… ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát" cho thấy sự chán ngấy cái cảnh phải ở trong thân xác của người khác. Đây chính là bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
- Cả linh hồn và thể xác đều là hai thứ vô cùng quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bất chấp sự phủ nhận yếu ớt của phần hồn, phần thân xác đã hùng hồn đưa ra những minh chứng cho thấy hồn của Trương Ba cũng tha hóa theo nhu cầu của hắn.
→ Qua đó, người đọc có thể thấy được sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba ở trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt. Từ thái độ rất hùng hồn và kiên quyết đã trở nên yếu ớt hơn sau khi nghe phần xác đưa ra những chứng cứ.
3.2 Câu 2 trang 109 SGK văn 11/2 Cánh diều:
Trả lời:
Những ví dụ tiêu biểu cho thấy việc các chỉ dẫn sân khấu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm sáng tỏ từ bối cảnh, hành động, cho đến tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch
- Lời thoại "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác" giúp cho việc miêu tả khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho nhân vật Trương Ba một cách rõ nét, giúp độc giả có thể hình dung dễ dàng hơn.
- Lời dẫn "như tuyệt vọng" trước lời thoại "Trời!" của Hồn Trương Ba đã nhấn mạnh tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh của câu chuyện.
3.3 Câu 3 trang 109 SGK văn 11/2 Cánh diều:
Trả lời:
Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được tác giả thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu như:
- Nhân vật Đế Thích: Với Đế Thích, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình thì vẫn không sao. Vì vậy, ông đã nói với Trương Ba: "Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào".
- Nhân vật Trương Ba: Với nhân vật Trương Ba, được sống là chính mình mới là điều tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn", "không thể sống với bất cứ giá nào được". Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết".
- Trương Ba đã trách Đế Thích rằng: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” rất đúng đắn vì sự sống chỉ ý nghĩa khi con người được sống là chính mình một cách toàn vẹn. Việc Trương Ba sống dựa vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác ấy và không được sống đúng với con người mình.
Sự khác biệt này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của nhân vật Trương ba.
3.4 Câu 4 trang 109 SGK văn 11/2 Cánh diều:
Trả lời:
- Điều khiến cho Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình là bởi ông cảm thấy vô cùng đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống trong thân xác của Hàng thịt. Trương Ba cảm thấy mình dần bị thay đổi, trở nên bạo lực hơn, ham vật chất và có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ ông hàng thịt.
- Theo em, cái chết ấy cho thấy đặc điểm bi kịch của con người đó là khi sống mà không được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.
3.5 Câu 5 trang 109 SGK văn 11/2 Cánh diều:
Trả lời:
Theo em, tác giả Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như trong truyện cổ tích cho vở kịch của mình bởi vì ông muốn truyền tải thông điệp sống chết chính là quy luật tự nhiên ở đời, chết không phải là hết. Bằng cái chết, dường như nhân vật Trương Ba đã gìn giữ được những kỉ niệm tốt lành, đã giữ cho các thế hệ đời sau niềm tin vào con người vào cuộc sống.
3.6 Câu 6 trang 109 SGK văn 11/2 Cánh diều:
Trả lời:
Trong đoạn trích, em tâm đắc nhất với triết lí nhân sinh về quan niệm sống của tác giả Lưu Quang Vũ “tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
Bởi được sống làm chính mình mới là điều quý giá nhất trên cuộc đời này. Sự sống chỉ trọn vẹn khi nó được sự hài hòa giữa phần hồn và phần xác. Con người để có cuộc sống tốt đẹp cần phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, bảo vệ nhân phẩm và phẩm chất tốt đẹp của bản thân. Nó mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt và quan trọng trong cuộc sống hôm nay khi mà có rất nhiều vấn đề, nghịch cảnh xảy ra khiến cho con người chúng ta không thể là chính mình.
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Tôi muốn được là tôi toàn vẹn sách cánh diều 11 tập 2. Hi vọng rằng có thể giúp các em hiểu được triết lí sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống đúng với quy luật của tự nhiên với sự hài hòa, đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn mà tác phẩm tuyệt vời này mang lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: