img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tôi yêu em - sách cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:44 30/11/2023 18,217 Tag Lớp 11

“Tôi yêu em” được giới yêu văn chương cho rằng là kiệt tác, bản giao hưởng của một tình yêu nhiệt tình đầy trắc trở của đại thi hào người Nga - Aleksandr Sergeyevich Pushkin. Bài viết dưới đây, VUIHOC trình bày đầy đủ nội dung bài soạn” Tôi yêu em”- Ngữ văn lớp 11 sách Cánh diều hay, ngắn gọn và đầy đủ nhất nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm này.

Soạn bài Tôi yêu em - sách cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tôi yêu em (sách cánh diều): Tác giả Puskin

1.1 Cuộc đời 

  • Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799 – 1837) được biết đến là “Mặt trời của thi ca Nga”.

  • Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở còn là học sinh.

  • Puskin sinh ra và lớn lên trong thời đại mà cả đất nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế.

  • Ông là một nhà thơ vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn trên đất nước mặt trời mọc “Puskin có tầm ảnh hưởng to lớn không chỉ trong văn chương mà cả trong sự thức tỉnh của dân tộc Nga”.

  • Puskin chính là người đã đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.

1.2 Sự nghiệp văn học 

- Phong cách nghệ thuật:

  • Những đóng góp của Puskin cho nền văn học: Puskin có đóng góp trên nhiều mặt và nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ ca trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ.

  • Về nội dung: những tác phẩm của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga. Chính vì thế, Bielinxki đã nhận định rằng Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.

  • Về nghệ thuật: Puskin có những đóng góp vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại. Nói chung, các tác phẩm của ông phản ánh đời sống tinh thần phong phú, cùng với đó là khát khao hạnh phúc và tự do của nhân dân Nga. Lời thơ của Puskin thể hiện tâm hồn nhân hậu và tuyệt vời của con người nơi đây.

- Các tác phẩm chính của Puskin:

+ Tiểu thuyết bằng thơ: Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin (1823 – 1831)...

+ Bi kịch lịch sử: Bô-rít Gô-đu-nốp (1825)...

+ Trường ca: Ruslan và Li-út-mi-la (1820), Người tù Cáp-ca-dơ (1821)...

+ Truyện ngắn: Cô tiểu thư nông dân (1830), Con đầm pích (1833)...

2. Soạn bài Tôi yêu em (sách cánh diều): Tác phẩm 

2.1 Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm thơ "Tôi yêu em” được ra đời vào mùa hè năm 1829. Đây là một trong số những bài thơ tình nổi tiếng và rất được yêu thích của Puskin. Tác phẩm mang cảm hứng chủ đạo về tình yêu đôi lứa với nhiều cung bậc cảm xúc tình cảm, được khơi nguồn cảm hứng từ chính mối tình của chính nhà thơ dành cho Ô-lê-nhi-na. Cô gái này là con gái của Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga. Chính trong mùa hè năm ấy khi nhà thơ cầu hôn cô gái nhưng không được chấp nhận. 

2.2 Nhan đề

  • Trong nguyên tác, bài thơ không có tên. Nhan đề “Tôi yêu em” là do người chính dịch đặt.

  • Trong tiếng Nga “явас любил – Tôi yêu em” có thể được dịch ra tiếng Việt là:

+ Tôi yêu chị.

+ Tôi yêu em.

+ Tôi yêu cô.

+ Anh yêu em...

  • Khi lựa chọn nhan đề “Tôi yêu em”, người dịch đã đạt được hai điều:

+ Phù hợp với sắc thái tình cảm, vừa thể hiện được sự gần gũi, lại vừa có sự xa cách, vừa đằm thắm nhưng cũng vừa dang dở của hình tượng bài thơ.

+ Phù hợp với một bài thơ viết về tình cảm đôi lứa.

2.3 Bố cục

Bố cục bao gồm: 2 phần

  • Phần 1 (4 câu thơ đầu): Lời giãi bày tình yêu chân thành.

  • Phần 2 (4 câu thơ cuối): Những cung bậc trong tình yêu và nhân cách cao thượng.

2.4 Giá trị nội dung và nghệ thuật 

- Giá trị nội dung:

  • Bài thơ thể hiện tình yêu đơn phương tuy chân thành, sâu sắc nhưng cũng vô cùng trong sáng và cao thượng của nhân vật trữ tình.

  • Đó là một tình yêu chân chính, đầy lòng vị tha và đức hi sinh, luôn mong muốn những gì tốt đẹp nhất đến với người mình yêu thương.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Sử dụng những ngôn từ nghệ thuật giản dị, trong sáng.

  • Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng xuyên suốt bài thơ.

  • Nghệ thuật diễn tả lý trí và tình cảm song song tồn tại luôn giằng co, tác giả diễn tả thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình.

3. Soạn bài Tôi yêu em (sách cánh diều): Hướng dẫn trả lời câu hỏi

3.1 Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu

Câu 1:Lời giãi bày thể hiện tình cảm, tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

“Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”

- 2 câu thơ trên, tác giả đã thể hiện tình yêu mãnh liệt vẫn còn vương vấn, vẫn còn si mê khao khát mãnh liệt.

“Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn sóng u hoài”.

- Có thể thấy, tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho cô gái đã quá rõ ràng, vậy nhưng chàng trai ấy lại không muốn làm khó thêm nữa, bởi vì đây chỉ là mối tình đơn phương. Đây chính là sự cảm thông và vị tha trong thứ tình cảm cao đẹp của lứa đôi. 

⇒ Lời giã từ đầy ắp, chan chứa tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn của thứ tình cảm một chiều vô vọng.

Câu 2: Chú ý biện pháp lặp cấu trúc và hai dòng thơ kết.

Trả lời:

“Tôi yêu em âm thầm không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen

Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”

- Điệp cấu trúc “tôi yêu em” cùng tính từ “đằm thắm”; “chân thành”: Tác giả muốn nhấn mạnh về tình yêu sâu đậm mà nhân vật trữ tình đã dành cho cô gái đó. Dẫu biết tình yêu ấy dù chỉ đơn phương nhưng nó mang đủ mọi cung bậc xúc cảm, dù âm thầm lặng lẽ nhưng luôn da diết cháy bỏng và chân thành. Tình yêu ấy chắc chắn không bao giờ nhạt phai, nó sẽ còn đọng lại mãi nơi tận cùng của trái tim. 

- Cuối cùng 2 câu kết lại đoạn thơ: vừa là lời chúc phúc, cầu chúc cho người con gái mình yêu có được hạnh phúc, vừa cũng là lời ngầm khẳng định lại về tình cảm sâu sắc của nhân vật trữ tình. Đây là lời giã biệt cho mối tình không thành nhưng vẫn tràn ngập sự yêu thương không một chút hận thù mà chứa chan lời cầu mong đầy tính nhân văn.

3.2 Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: trang 21 SGK Văn 11/1 sách cánh diều: “Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Dựa vào yếu tố nào để xác định điều đó?”

Trả lời: 

  • Nhân vật trữ tình trong bài thơ chính là: tác giả, 

  • Yếu tố để nhận biết: thông qua đại từ xưng hô  “tôi - em”.

Câu 2: trang 21 SGK Văn 11/1 sách cánh diều: “Cụm từ nào trở thành điệp khúc được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc đó là gì?”

Trả lời:

  • Cụm từ “tôi yêu em” được lặp lại nhiều lần và trở thành điệp khúc trong bài thơ.

  • Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc này:

+ Điệp khúc “tôi yêu em” ở trong câu thơ “Tôi yêu em đến nay chừng có thể”: tác giả muốn thể hiện cảm xúc khi bị kìm nén, dè dặt và bị lý trí chi phối.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” ở trong câu thơ “Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng”:  diễn tả chân thật sự chuyển đổi đột ngột và tuôn trào của cảm xúc  khi không còn nghe theo sự điều khiển của lý trí nữa.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” ở trong hai câu thơ cuối: tác giả muốn nhấn mạnh sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch ra hết sự chân thành và đằm thắm của tình yêu của tôi dành cho em. Mặc dù vì người yêu mà tác giả sẵn sàng rút lui nhưng tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt

Câu 3: trang 21 SGK Văn 11/1 sách cánh diều: “Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua bốn dòng thơ đầu?”

Trả lời:

Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua khổ thơ đầu khá phức tạp:

  • Hai câu thơ đầu:

  • Puskin khẳng định tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của mình bằng câu thổ lộ rất chân thành, tha thiết “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể”.

  • Khẳng định thứ tình cảm sâu sắc vẫn tồn tại trong trái tim người nghệ sĩ chưa từng đổi thay, vẫn luôn sâu sắc, nồng nàn và đơn giản chỉ bằng ba chữ “Tôi yêu em”,

→ Không phải là thứ tình cảm nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ vụng dại, mà là tình yêu chung thủy, vững bền dẫu qua bao năm tháng vẫn không hề đổi thay.

  • Hai câu thơ sau:

  • Quyết tâm rời bỏ hồn “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa/ Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.

  • Vẻ cao thượng trong nhân cách của tác giả được thể hiện một cách rõ nét, Puskin yêu và tôn trọng người mình yêu tuyệt đối, ông thà hy sinh, chấp nhận bản thân chịu đau khổ giày vò, cũng không muốn cô gái mình chịu tổn thương một chút.

  • Ẩn hiện sự kìm nén, nỗi xót xa khi buộc phải từ bỏ thứ tình yêu mà ông hằng quý trọng, nâng niu suốt một quãng thời gian dài tưởng như đã in sâu vào thịt.

⇒ Khổ thơ thể hiện nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha. Đó là là lời giã từ này có sự đúng đắn của lí trí, cả sự cao thượng, vị tha. Nó không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp của loài người.

Bộ sổ tay các môn học giúp các bạn hack điểm kì thi THPT, đánh giá năng lực mới nhất đang được ưu đãi lên đến 50%. Nhanh tay đăng ký để được sở hữu bộ sổ tay hữu ích này bạn nhé! 

Câu 4:trang 21 SGK Văn 11/1 sách cánh diều:”Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt và cho thấy điều gì trong tình cảm, quan niệm về tình yêu của nhà thơ?”

Trả lời:

“Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

Trong hai dòng thơ kết bài, ta có thể thấy được sự cao thượng, trong sáng và chân thành trong tình yêu của tác giả. Lựa chọn bước ra khỏi mối tình vô vọng chính là cách để tôn trọng người phụ nữ ông yêu, đồng thời cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Qua đó, thể hiện lối ứng xử thông minh, nhân hậu của một người đàn ông trưởng thành, khẳng định mạnh mẽ tình yêu sâu nặng của mình, và bộc lộ niềm tự hào, sự tự tin vào tình yêu ấy chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cho cô gái.

Câu 5: trang 21 SGK Văn 11/1 sách cánh diều: “Theo em, nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ là người như thế nào?”

Trả lời:

Có thể thấy, nhân vật “tôi”  trong bài thơ là một người hiểu biết và thấu hiểu chuyện trong tình yêu, ta thấy được ông thể hiện tình yêu sâu sắc và tâm hồn cao thượng trong tình yêu, sẵn sàng hy sinh để người mình yêu được hạnh phúc, được vui vẻ, dẫu điều đó có khiến lòng ông đau đớn, tổn thương vô cùng.

 

Câu 6: trang 21 SGK Văn 11/1 sách cánh diều: “Từ bài thơ Tôi yêu em, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu.”

Trả lời:

Đại thi hào Puskin không chỉ là Mặt trời của nền thi ca Nga ở tư cách công dân mà ông còn là thi sĩ ca hát về tình yêu. Hầu như những vấn đề liên quan đến tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất. Đó chính là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả cuộc đời ông. Tác phẩm “Tôi yêu em” của Puskin đã tạo nên một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người, đó là những tình cảm chân thành, cao thượng và nhân ái của tình yêu. Nó được chứa đựng trong những lời giản dị và trong sáng nhất. Tình yêu trong Puskin được bắt đầu từ những điều bình dị nhất như cách xung hô Tôi/ em. Nó thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương.

Tình yêu của vị đại thi hào  người Nga không phải một tình yêu ích kỉ, vụ lợi, ông tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái mà không hờn dỗi, trách móc hay oán thán. Lời cầu mong ở cuối bài thơ còn là lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng và cao thượng, cầu mong hạnh phúc sẽ đến với cô gái mà chàng trai yêu sâu đậm. Yêu là luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với người mình yêu.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết soạn bài “Tôi yêu em” - sách Ngữ Văn 11 cánh diều. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức mà tác phẩm tuyệt vời này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Lời tiễn dặn

Soạn bài Sóng - Xuân Quỳnh Văn 12 + Văn 11 cánh diều

 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990