img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tự tình sách văn 10 tập 1 cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 09:32 31/01/2024 1,680 Tag Lớp 10

Tự tình (II) của tác giả Hồ Xuân Hương bộc lộ về kiếp số hồng nhan bạc mệnh của những người phụ nữ, đồng thời cũng gửi gắm khát vọng về tình yêu, khát vọng được làm chủ cho cuộc đời của người phụ nữ ở trong xã hội thời xưa. Cùng VUIHOC Soạn bài Tự tình (Hồ Xuân Hương) sách văn 10 tập 1 cánh diều để biết thêm chi tiết về bài thơ này nhé!

Soạn bài Tự tình sách văn 10 tập 1 cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tự tình sách văn 10 tập 1 cánh diều: Chuẩn bị 

Hiểu biết về tác giả Hồ Xuân Hương cùng với hoàn cảnh sáng tác và thời gian ra đời bài thơ Tự tình 2.

Phương pháp giải:

- Tìm hiểu những thông tin liên quan đến tác giả Hồ Xuân Hương, hoàn cảnh sáng tác cùng với thời gian ra đời của bài thơ Tự tình 2 thông qua sách báo, internet,...

Lời giải chi tiết:

- Tự tình (bài 2) nằm trong chùm thơ Nôm Tự tình bao gồm 3 bài của tác giả Hồ Xuân Hương.

- Chùm thơ “Tự tình” đã bộc lộ những nỗi niềm vô cùng sầu tủi và cay đắng của chính nhà thơ.

- Hồ Xuân Hương:

+ Theo như tài liệu lưu truyền, tác giả Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh và năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, thuộc huyện Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An nhưng bà chủ yếu sống tại kinh thành Thăng Long.

+ Hồ Xuân Hương sở hữu một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây mang tên là Cố Nguyệt Đường.

Bà đã từng đi đến nhiều nơi và quen biết với rất nhiều danh sĩ nổi tiếng (trong đó có cả nhà thơ Nguyễn Du).

+ Cuộc đời của Hồ Xuân Hương đã từng trải qua rất nhiều cuộc tình ngang trái, thường rơi vào cảnh ngộ hết sức éo le (làm vợ lẽ).

+ Con người bà vô cùng phóng túng, tài hoa, lại có cá tính mạnh mẽ và sắc sảo.

+ Nữ sĩ còn có cả một tập thơ Lưu hương kí (phát hiện vào năm 1964) bao gồm 24 bài chữ Hán cùng với 26 bài chữ nôm.

+ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng hết sức độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về chủ đề phụ nữ, trào phúng mà đậm chất trữ tình, đậm đà bản chất văn học dân gian từ đề tài và cảm hứng cho đến ngôn ngữ và hình tượng.

+ Bà còn được người đời gọi là “Bà chúa Thơ Nôm”.

>> Mời bạn tham khảo: Soạn văn 10 Cánh diều 

2. Soạn bài Tự tình sách văn 10 tập 1 cánh diều: Đọc hiểu 

Chú ý vào cách gieo vần, sử dụng từ ngữ, đặc biệt là những động từ; tính từ chỉ màu sắc và mức độ; thời gian và không gian.

Phương pháp giải:

- Đọc thật kĩ lại toàn bộ bài thơ.

- Chú ý vào các chi tiết mà đề bài yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

- Cách gieo vần: Bài thơ gieo vần “on” tại cuối câu thơ (non, hòn, tròn, con).

- Sử dụng những động từ mạnh: trơ, đâm toạc, xiên ngang → sự phản kháng hết sức mạnh mẽ, dữ dội và quyết liệt của người phụ nữ.

- Từ láy tượng thanh “văng vẳng”: những âm thanh nhỏ bé từ xa vọng tới → nhấn mạnh về sự tĩnh lặng của không gian (nghệ thuật lấy động để tả tĩnh).

- Thời gian: đêm khuya và không gian: im ắng và tĩnh lặng 

3. Soạn bài Tự tình sách văn 10 tập 1 cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 48 SGK Văn 10/1 Cánh diều

Hãy xác định bố cục chính của bài thơ. Tác phẩm là lời tâm sự của ai và về điều gì? Điều đó có liên quan như thế nào tới nhan đề tự tình?

Phương pháp giải:

- Đọc thật kỹ bài thơ,

- Ôn lại những kiến thức liên quan đến bố cục

- Vận dụng những kỹ năng đọc hiểu để có thể tìm ra được bố cục, lời tâm sự cùng với mối liên quan tới nhan đề.

Lời giải chi tiết:

Bố cục của bài thơ chia thành 4 phần

+ Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi và chán chường

+ Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn về tình cảnh lẻ loi cùng với nỗi niềm buồn tủi

+ Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất cùng với sự phản kháng của tác giả

+ Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường và buồn tủi

- Tác phẩm là lời tâm sự của chính tác giả, về cảnh ngộ vô cùng éo le ngang trái cùng với những nỗi niềm buồn tủi, đầy cay đắng của thi sĩ

- Điều đó có liên quan hết sức mật thiết tới nhan đề Tự tình: Tự tình nghĩa là bộc lộ những cảm xúc và tâm tình không cần phải che đậy hay vay mượn bất kỳ cảnh vật nào để có thể bộc lộ. Xuân Hương nói về tâm trạng của chính mình, về nỗi cô đơn của một kiếp người, nỗi bất hạnh của phận má hồng.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

3.2 Câu 2 trang 48 SGK Văn 10/1 Cánh diều

Những hình ảnh ở trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh cùng với tâm trạng của chủ thể trữ tình ra sao?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ toàn bộ bài thơ

- Ôn lại những kiến thức cũ

- Áp dụng vào bài thơ nhằm nắm bắt được hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Lời giải chi tiết:

- Câu thơ 1:

Thời gian: đêm khuya và lúc trống canh dồn: nhịp gấp gáp và liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi của thời gian gấp gáp và vội vã.

Không gian: “văng vẳng”: không gian bao la rộng lớn nhưng vô cùng tĩnh lặng và vắng vẻ.

=> Con người trở nên thực sự nhỏ bé và cô đơn, dễ chất chứa nhiều nỗi niềm tâm trạng.

- Câu thơ 2: Diễn tả trực tiếp về nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng mạnh như:

Từ “trơ” nhằm nhấn mạnh: nỗi đau và hoàn cảnh “trơ trọi”, đầy tủi hờn; đồng thời thể hiện được bản lĩnh thách thức và đối đầu với những bất công vô cùng ngang trái.

Hai chữ “hồng nhan” được đặt cạnh danh từ chỉ đơn vị “cái” để gợi lên sự bạc bẽo và bất hạnh của một kiếp phụ nữ.

=> Bi kịch của người phụ nữ ở thời xã hội xưa.

- Câu thơ 3:

Chén rượu hương đưa: mượn rượu để có thể giải sầu.

Say lại tỉnh: gợi vòng luẩn quẩn và không lối thoát, cuộc rượu say rồi lại tỉnh cũng như cuộc tình vương vít nhưng cũng chóng tàn, chỉ để lại sự rã rời.

=> Vòng luẩn quẩn đó gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành một trò đùa của số phận.

- Câu thơ 4:

Vầng trăng bóng xế: trăng đã chuẩn bị tàn hay cũng chính là độ tuổi xuân đã trôi qua.

Khuyết chưa tròn: nhân duyên chưa có sự trọn vẹn, chưa tìm được sự hạnh phúc viên mãn và tròn đầy, cho thấy được sự muộn màng dở dang của con người.

=> Niềm mong mỏi được thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại nhưng không tìm ra được lối thoát.

3.3 Câu 3 trang 49 SGK Văn 10/1 Cánh diều

 Hình ảnh thiên nhiên cùng với nghệ thuật sử dụng từ ngữ và nghệ thuật đối ở trong hai câu luận có điểm gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ đã được thể hiện ra sao?

Phương pháp giải:

- Đọc thật kỹ toàn bài thơ

- Ôn lại những kiến thức cũ

- Áp dụng vào bài thơ nhằm tìm ra nghệ thuật đối cùng với thái độ của nhà thơ.

Lời giải chi tiết:

- Rêu: sự vật yếu ớt và hèn mọn nhưng cũng không chịu mềm yếu

- Đá: im lìm nhưng nay cần rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để có thể “đâm toạc chân mây”

Động từ mạnh là “xiên, đâm” kết hợp với bổ ngữ là “ngang toạc” thể hiện nên sự bướng bỉnh và ngang ngạnh

- Nghệ thuật đối và đảo ngữ thể hiện được sự phản kháng dữ dội, mạnh mẽ và quyết liệt. Sức sống đã bị nén xuống giờ bắt đầu bật lên một cách mạnh mẽ vô cùng

- Nhà thơ đã thể hiện thái độ vô cùng phẫn uất và sự phản kháng dữ dội, mạnh mẽ và quyết liệt của người phụ nữ.

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé!

3.4 Câu 4 trang 49 SGK Văn 10/1 Cánh diều

Phân tích mối quan hệ giữa cảnh với tình ở trong hai câu kết để thấy được những tâm sự của chủ thể trữ tình?

Phương pháp giải:

- Đọc lại hai câu kết bài thơ

- Ôn lại những kiến thức cũ

- Tìm ra các chi tiết về tình

- Tìm ra các chi tiết về cảnh

- Phân tích mối quan hệ giữa tình với cảnh ở trong 2 câu kết.

Lời giải chi tiết:

Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng vô cùng chán trường và buồn tủi

“ngán”: tâm sự chán trường, ngán ngẩm, bất mãn.

“xuân đi”: tuổi trẻ của con người cứ thế trôi qua, thời gian thì không còn chờ đợi.

“xuân lại lại”: một vòng tuần hoàn của thời gian vô tận

→ Ý thức của bản thân mình với tư cách là cá nhân, ý thức được giá trị của tuổi thanh xuân cùng với sự sống. Mùa xuân đi rồi lại trở lại dựa theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người thì cứ thế qua đi mà không bao giờ có thể trở lại nữa ⇒ chua chát và chán ngán.

“mảnh tình”: chút tình cảm nhỏ nhoi và không có sự trọn vẹn.

“tí con con”: sự nhỏ bé và không đáng kể.

“mảnh tình san sẻ”: mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn lại còn phải đi san sẻ.

→ Mảnh tình vốn đã không trọn vẹn nay lại còn phải san sẻ ra để rồi cuối cùng trở thành tí con con

→ Số phận éo le và ngang trái của người phụ nữ ở trong xã hội phong kiến.

3.5 Câu 5 trang 49 SGK Văn 10/1 Cánh diều

Theo em, cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh ở trong bài thơ Tự tình (Bài 2) của Hồ Xuân Hương có gì khác biệt so với những bài thơ Đường luật đã được học ở Trung học cơ sở?

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ bài thơ, ôn lại những kiến thức cũ

- Áp dụng vào bài thơ để có thể tìm ra được những điểm khác giữa cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh ở trong bài thơ Tự tình cùng với những bài thơ Đường luật đã được học ở Trung học cơ sở.

Lời giải chi tiết:

Cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh ở trong thơ Hồ Xuân Hương đã gây ấn tượng vô cùng mạnh mẽ, đó là những từ thuần Việt rất giàu hình ảnh, màu sắc cùng với sắc thái đặc tả mạnh, như những động từ: dồn, xế, đâm toạc, trơ, xiên ngang, san sẻ, lại lại; các tính từ như: say, khuyết, tỉnh, tròn.

Những từ ngữ đó biểu lộ chính xác và hết sức tinh tế về trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Hình ảnh ở trong bài thơ đã gây ấn tượng mạnh mẽ bởi nghệ thuật đặc tả. Nhà thơ đã đẩy đối tượng miêu tả đến độ cùng cực của tình trạng mang lại tính tạo hình cao.

3.6 Câu 6 trang 49 SGK Văn 10/1 Cánh diều

Bài thơ đã để lại cho em những cảm xúc hay ấn tượng như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 8-10 dòng) ghi lại điều ấy.

Phương pháp giải:

- Đọc kỹ lại bài thơ sau đó vận dụng vốn hiểu biết khi đọc bài thơ và áp dụng kiến thức đã được học

- Nêu quan điểm của cá nhân về bài thơ một cách khách quan.

Lời giải chi tiết:

Bài thơ để lại cho em một cảm xúc buồn, đồng cảm và xót thương cho thân phận những người phụ nữ ở trong xã hội phong kiến ngày xưa. Đồng thời cũng cho ta thấy được tâm trạng vừa buồn tủi, lại vừa phẫn uất trước duyên phận vô cùng éo le cùng với cuộc sống và số phận cay đắng của họ, dù có gắng gượng vươn lên nhưng vẫn bị rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy được khát vọng sống, khát vọng được hạnh phúc, những điều tưởng chừng hết sức giản đơn và bình dị nhưng lại là niềm khao khát và niềm mơ ước cả một cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả những người phụ nữ ở trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó chúng ta cũng thấy được một bức tranh toàn cảnh về xã hội phong kiến xưa kia, vấn đề trọng nam khinh nữ với những hủ tục hết sức lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa được hình ảnh của những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chỉ là những con người thấp cổ bé họng, bị chà đạp và khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ hơn, dám chống đối cái xã hội phong kiến và đạp tung mọi lễ giáo đã kìm hãm những người phụ nữ.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Bài viết phía trên là phần Soạn bài Tự tình (Hồ Xuân Hương) sách văn 10 tập 1 cánh diều. VUIHOC soạn bài viết trên với hy vọng các em có thể hiểu rõ về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm đặc sắc này. Ngoài bài soạn này ra, nếu như muốn tham khảo thêm bất kỳ bài soạn nào khác có trong chương trình ngữ văn nói riêng và những bài soạn khác của môn học khác nói chung, các em hãy truy cập ngay vào trong website của VUIHOC là vuihoc.vn để đăng ký khoá học nhanh chóng và trải nghiệm cùng với các thầy cô giáo VUIHOC vô cùng vui vẻ và nhiệt huyết nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990