img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

Tác giả Hoàng Uyên 10:51 27/12/2023 16,336 Tag Lớp 10

Trong cuộc sống, có rất nhiều thói quen xấu hoặc quan niệm sai lầm cần được loại bỏ. Để thuyết phục người khác từ bỏ những thói quen hay quan niệm này, chúng ta cần có một bài luận thuyết phục. Trong bài học dưới đây, VUIHOC sẽ cùng các bạn tìm hiểu cách viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.

Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm: Bài viết tham khảo 

1.1 Câu 1 trang 90 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Từ những điều mà bài viết tham khảo gợi lên, theo em, muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay là một quan niệm, người viết cần phải đặc biệt lưu ý những điểm gì?”

Người viết cần tạo ra được sự gắn kết với người đọc, khi thuyết phục cần đưa ra thêm những lí lẽ, dẫn chứng hợp lý và chính xác. Để tăng thêm tính thuyết phục, người viết không chỉ cần nêu ra những luận điểm chung, thể hiện cách đánh giá khách quan mà còn phải đan xen những cảm nhận và đánh giá của cá nhân, tạo nên sự tin tưởng với người đọc. 

>> Xem thêm: Soạn Ngữ văn 10

1.2 Câu 2 trang 90 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Vị thế của người thuyết phục có cần phải được thể hiện không? Nếu có nên phải thể hiện như thế nào?”

Vị thế của người thuyết phục rất cần được thể hiện. Tuỳ thuộc vào mục đích, nội dung và đối tượng thuyết phục, người viết có thể lựa chọn vị thế sao cho phù hợp thông qua cách xưng hô, cách sử dụng một số ngôn ngữ đặc biệt, hay cách đặt câu,....

- Vị thế của người thuyết trình:

+ Là người từng trải khi chính bản thân người đó đã từng mắc thói quen xấu ấy, như vậy, bài thuyết trình sẽ tăng thêm phần thuyết phục. 

+ Là người ngoài cuộc, nhưng từng chứng kiến, tiếp xúc với những người có thói quen không tốt, nêu lên quan điểm và đưa ra những bằng chứng xác đáng, tạo sự hứng thú, sức thuyết phục với người khác.

1.3 Câu 3 trang 90 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức:

“Khi triển khai nội dung thuyết phục thì việc suy đoán về những lý lẽ phản bác của người được thuyết phục có ý nghĩa gì?”

Khi triển khai nội dung mang tính thuyết phục, việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục cho thấy cái nhìn sâu rộng của người viết về nội dung được trình bày, có thể dự đoán được những tình huống bất ngờ để đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý, từ đó khiến cho người nghe thêm tin tưởng và bị thuyết phục hoàn toàn. 

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình đạt 9+ thi THPT Quốc Gia

2. Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm: Thực hành viết 

2.1 Đề 1: Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà

Từ xa xưa đến nay, ông cha ta có câu: “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên. Dốt đến đâu học lâu cũng biết”. Câu tục ngữ trên muốn nhấn mạnh cho mỗi chúng ta thấy tầm quan trọng của việc học trong công cuộc trồng người. Mỗi người cần rèn luyện, trau dồi kiến thức thì bản thân mới có thể thành tài. Để có được một nền tảng kiến thức vững vàng, chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện, biện pháp tốt nhất để lưu giữ kho tàng kiến thức chính là phải có thói quen làm bài tập ở nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều có thể thực hiện điều đó. Hiện nay, việc không làm bài tập ở nhà đã trở thành thói quen xấu khó bỏ của một bộ phận học sinh.

Thử hỏi, trên thế giới có bao nhiêu người trên hàng tỉ người rèn luyện được cho bản thân mình thói quen ôn bài và làm bài tập ở nhà sau mỗi buổi học. Việc áp lực học tập đã quá lớn, hay việc gặp những bài tập, tình huống quá khó khiến cho học sinh dễ nản chí khi làm bài tập ở nhà. Các bạn học sinh hiện nay thường coi nhẹ việc làm bài tập ở nhà, thay vào đó họ dành phần lớn thời gian cho những công việc khác như chơi game, xem phim, hay lướt mạng xã hội… Thay vì lên mạng để tìm tòi những bài học bổ ích phục vụ cho các môn học, thì những cô bé, cậu bé lại chọn đánh đổi thời gian quý báu của mình để tâm trí bị hút vào những bộ phim hay, những trang web truyện tranh hấp dẫn và những trò chơi của thế giới ảo. Các em cho rằng việc học trên trường lớp là đủ và cảm thấy không muốn học tập, rèn luyện thêm ở nhà. Chính những suy nghĩ nông cạn đó dẫn đến tình trạng các em luôn học đối phó. Rất nhiều bạn học sinh không có ý thức làm bài tập, họ luôn sẵn sàng lên mạng tìm kiếm câu trả lời có sẵn mà không cho bộ não thông minh của mình được vận động. Thậm chí, có nhiều bạn học sinh còn có tình trạng nước đến chân mới nhảy, sát giờ kiểm tra bài tập mới cuống cuồng đi mượn vở các bạn khác để chép bài, thật đáng buồn cho lớp học sinh đó.

Việc không làm bài tập về nhà là một thói quen xấu và đáng chê trách. Nó khiến cho giới trẻ hiện nay bị phụ thuộc vào những bài giải có sẵn, hình thành nên thói quen xấu cho bộ não, từ đó dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút đáng kể, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến kết quả học tập và rèn luyện. Khi đó, ta sẽ có tâm lý ăn sẵn, chán nản, bỏ bê việc học thậm chí còn có tâm lý sợ việc học. Điển hình đó là ở một số em học sinh khi đến giờ học bài thì tìm mọi lí do để né tránh, các em luôn chống đối và có những hành động tiêu cực để trốn tránh việc học và làm bài tập như nhốt mình trong phòng, hay thậm chí là đe dọa mọi người khi nhắc nhở mình học.

Ngược lại, khi chúng ta có ý thức hơn trong việc học tập, rèn luyện và làm bài tập ở nhà, bộ não của mỗi chúng ta sẽ được tiếp nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích từ kho tàng kiến thức nhân loại. Từ đó, giúp cho chúng ta có thêm được sự tự tin, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, đạt kết quả cao hơn trong học tập. Khi chúng ta học tập tốt, ta sẽ được cha mẹ, thầy cô, và bạn bè yêu quý. Để đạt được điều đó, song song với việc học ta cần phải kết hợp làm bài tập ở nhà cũng chính là việc “Học phải đi đôi với hành”, học lý thuyết xen lẫn thực hành và củng cố thì mới có ngày thành tài. Bài tập về nhà chưa bao giờ là thừa thãi và vô tác dụng. Chúng ta hãy rèn cho bản thân thói quen tốt đẹp này để thêm chủ động, tự giác trong quá trình học. Từ đó, việc tích lũy tri thức của bản thân chúng ta sẽ hiệu quả hơn, tiến bộ hơn từng ngày.

Từ hôm nay và sau này, mỗi học sinh cần phân bổ thời gian học tập hợp lý. Việc tự hình thành cho bản thân thói quen học tập hợp lý giúp cho chúng ta có ý thức và hành vi đúng đắn trong việc học, vừa hiểu được bài học, vừa biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Học tập và rèn luyện là trách nhiệm của mỗi thế hệ học sinh chúng ta, mỗi bạn học sinh cần phấn đấu học tập để có thể cống hiến những giá trị tốt đẹp nhất cho đất nước, như chủ tịch Hồ Chí minh đã nói: “Vì sự nghiệp 10 năm thì phải trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm thì phải trồng người.”

Đăng ký ngay combo sổ tay kiến thức các môn học để nhận ưu đãi cực hấp dẫn từ vuihoc nhé!

2.2 Thuyết phục người khác cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật.

Trên đời này, chẳng ai mong muốn mình sinh ra lại bị thiếu thốn, thiệt thòi về thể xác. Chúng ta may mắn hơn nên được lành lặn như bao người. Nhưng đâu đó cũng có biết bao nhiêu người sinh ra phải chịu thiệt thòi, người bị khuyết tật về chân tay, người lại khuyết tật về bộ não. Họ là những người không được lành lặn và may mắn như người bình thường, họ đã phải chịu bao sự dày vò về thể xác. Không chỉ vậy, đau đớn hơn còn có rất nhiều người kém hiểu biết kỳ thị và xa lánh họ. Vấn nạn xa lánh, kỳ thị người khuyết tật thực sự rất nghiêm trọng, nó có thể gây ra những hệ luỵ lâu dài trong xã hội.

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ, hành vi khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của họ. Phân biệt đối xử những người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, phỉ báng, ngược đãi, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật của họ. Những người khuyết tật họ cũng giống như bao nhiêu người bình thường khác, họ cũng được pháp luật quy định có quyền của con người, họ có những quyền cơ bản của một công dân. Không chỉ vậy, những người khuyết tật còn được pháp luật quy định là được đối xử bình đẳng khi tham gia vào các hoạt động xã hội mà không phải chịu bất cứ sự kì thị hay phân biệt đối xử nào của mọi người trong xã hội. Để bảo vệ quyền lợi của hội người khuyết tật, pháp luật cũng cần có quy định rõ ràng và chi tiết những điều nghiêm cấm hành vi kì thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật. Chính vì vậy, bất kì người nào có thái độ và hành vi khinh thường, thiếu tôn trọng, xa lánh hay phỉ báng, có thành kiến, hoặc ngược đãi, hạn chế quyền của hội người khuyết tật thì đều vi phạm quy định pháp luật người khuyết tật. Những người vi phạm đều sẽ phải chịu hình phạt tùy theo mức độ vi phạm của mình.

Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến quan niệm kỳ thị người khuyết tật? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật, trong đó cơ bản là từ sự nhận thức khái niệm khuyết tật. Đầu tiên phải nói đến là do những quan niệm mê tín dị đoan luôn cho rằng người bị khuyết tật là do luật nhân quả của người đó kiếp trước ở ác thì kiếp này phải gặp ác. Hay là cái quan niệm nếu bố mẹ làm điều xấu xa thì con cái họ sẽ phải gánh phần tội thay và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình thức trừng phạt. Một số người còn cho rằng người khuyết tật là một phần hiện thân của những điều đen đủi và không may mắn. Họ sợ tiếp xúc với những người khuyết tật sẽ đem lại sự đen đủi. Với những người lành lặn, thì người khuyết tật được xem như là những người không bình thường và chính sự không lành lặn trên cơ thể sự khiếm khuyết đi một bộ phận nào đó. Chính vì lẽ này, những người khuyết tật trong mắt một số người luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Chính vì những quan niệm đã khiến cho những người khuyết tật này khó có thể hòa nhập vào cộng đồng và sinh sống bình thường  như những người khác được.

Trong cuộc sống, hội người khuyết tật đã phải gánh chịu nhiều thiệt thòi do tình trạng khuyếm khuyết gây ra, từ việc thực hiện những công việc sinh hoạt hằng ngày đến việc học tập, đến tiếp cận các dịch vụ y tế, hay là kết hôn, sinh con và tham gia các hoạt động xã hội.... Chính những hành động kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc khiến cho người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của cộng đồng. Tại cộng đồng xã hội, người khuyết tật thường xuyên bị chế nhạo, bị lăng mạ; người ta còn hay xa lánh, tránh gặp người khuyết tật trước khi làm việc gì đó quan trọng như đi công tác xa, đi thi, đi du lịch,.... Một điều khó khăn hơn nữa là người khuyết tật còn bị đối xử bất công ngay trong chính gia đình của mình, họ bị người thân, bố mẹ, anh chị em trong nhà coi là gánh nặng nên thường xuyên bị lăng mạ, sỉ nhục hay thậm chí còn bị bỏ rơi, không chăm sóc. Tuy gặp nhiều khó khăn và vất vả trong cuộc sống nhưng nhiều người khuyết tật vẫn luôn cố gắng vượt qua thử thách bằng chính nghị lực bản thân, thậm chí đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực: học tập, thể thao, , lao động sản xuất, văn hóa nghệ thuật…

Hiện nay, pháp luật nhà nước Việt Nam quy định cá nhân, tổ chức không được kỳ thị hay phân biệt đối xử đối với người khuyết tật dưới bất kỳ hình thức nào. Người khuyết tật khi được sinh ra không may mắn được bình thường như bao người khác, đây đã là một sự thiệt thòi lớn nhất đối với họ khi bị khiếm khuyết đi một phần của cơ thể. Những người khuyết tật này họ đã phải luôn rất mạnh mẽ để có thể cố gắng vượt qua được mọi khó khăn, mọi định kiến trong sinh hoạt để hòa nhập với xã hội. Chính vì vậy mỗi người chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần lan tỏa thông điệp từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. Hi vọng rằng có thể giúp các em học tập tốt hơn qua bài hướng dẫn này. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990