img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 11/1 Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 13:56 30/11/2023 50,902 Tag Lớp 11

Các vấn đề nóng trong xã hội sẽ được tổng hợp và phân tích đa chiều trong bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Cùng VUIHOC theo dõi cách soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 11/1 Kết nối tri thức nhé!

Soạn bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội Ngữ văn 11/1  Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (sách kết nối tri thức):  trả lời câu hỏi

1.1 Câu 1 trang 93 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Bài viết đã tập trung bàn luận về vấn đề gì trong đời sống?

Bài viết đã tập trung viết về sự cảm thông, biết lắng nghe, biết chia sẻ giữa con người với con người. Đó cũng là những tiếng thở than lặng thầm trong cuộc sống.

1.2 Câu 1 trang 93 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Các luận điểm nào đã được tác giả triển khai? Các luận điểm có mối quan hệ với nhau như thế nào?

- Các luận điểm được triển khai trong bài là:

  • Luận điểm 1: Bàn luận về ý nghĩa của từ “Lắng nghe”

  • Luận điểm 2: Những bằng chứng trong thực tế về việc lắng nghe những vui buồn của con người.

  • Luận điểm 3: Bàn luận về những trải nghiệm lắng nghe những tiếng nói từ thiên nhiên.

  • Luận điểm 4: Những lập luận để phản bác những ý kiến trái chiều. 

  • Luận điểm 5: Ý nghĩa của việc lắng nghe và biết lắng nghe.

=> Tất cả những luận điểm trên kết hợp chặt chẽ cùng bổ sung hỗ trợ  nhau nhằm giúp cho tác giả làm rõ những điều mà tác phẩm đang hướng đến.

1.3 Câu 1 trang 93 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Hãy cho biết những lí lẽ và bằng chứng mà người viết đã sử dụng khi triển khai từng luận điểm.

- Luận điểm 1: Bàn luận về ý nghĩa của từ “Lắng nghe”

  • Lý lẽ: “Chỉ khi lắng nghe, chúng ta mới nhận ra được những tiếng thì thầm, khẽ khàng hay những âm thanh không lời. Nhưng lắng nghe còn có nghĩa là thấu hiểu, đồng cảm.

  • Bằng chứng: Lắng nghe là một loại năng lực, một loại tài năng mà con người có do bẩm sinh hoặc luyện tập. Người biết lắng nghe là người có thể đồng cảm với thế giới, với con người, với vạn vật xung quanh. Họ sẽ nghe có chọn lọc, có suy nghĩ với những tâm tư nguyện vọng của người khác.

- Luận điểm 2: Những bằng chứng trong thực tế về việc lắng nghe những vui buồn của con người.

  • Lý lẽ 1: “Khi lắng nghe tiếng nói từ cuộc sống hàng ngày của con người, ta sẽ nhận thấy có những tiếng nói chỉ “thì thầm” thôi mà ẩn chứa bao nỗi niềm, bao cung bậc tình cảm.” 

  • Bằng chứng: Có những bằng chứng xuất hiện chân thực hàng ngày trong cuộc sống như những lời bộc bạch tâm sự nói lên nỗi lòng của một bạn nhỏ muốn được đến trường nhưng bệnh tật đã ngăn em lại. Đó là những ánh mắt thất thần, mệt mỏi của những người lao động nghèo mong ngóng ngày được về nhà đoàn tụ với người thân. Đó còn là tiếng thở dài chán chường của người nông dân khi vụ mùa xảy ra vấn đề, hay những năm được mùa mà mất giá...

  • Lý lẽ 2: Biết lắng nghe, ta biết xúc động, cùng vui cùng buồn với từng cảnh ngộ

  • Bằng chứng: Người biết lắng nghe là người cảm thấy hạnh phúc khi biết được tin có em bé mười tám tháng tuổi đã được cứu sống trên vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ. Đó còn là người thấy đau lòng khi nghe thấy những tiếng nghẹn ngào đau khổ của người thân những hành khách xấu số dù trong chuyến bay đó không có thân nhân của mình,...

- Luận điểm 3:  Bàn luận về những trải nghiệm lắng nghe những tiếng nói từ thiên nhiên.

  • Lý lẽ: sẽ là đơn giản hơn nếu nghĩ rằng trong cuộc sống này, chỉ con người mới cất lên tiếng nói.

  • Bằng chứng: Không chỉ là con người mới có tiếng nói mà tất cả những thứ xung quanh chúng ta, vạn vật trên đời này đều có tiếng nói riêng của chúng. Đó là tiếng lá khẽ khàng rơi xuống đất, là tiếng rơi nhẹ nhàng của giọt sương lăn trên tàu, là tiếng xào xạc của lá khô khi có gió qua, là tiếng kêu rên nho nhỏ đầy sợ hãi của động vật hoang dã,...

 - Luận điểm 4: Những lập luận để phản bác những ý kiến trái chiều. 

  • Lý lẽ: bạn cũng có quyền chọn cách sống bỏ qua những tiếng thì thầm ấy để tránh phiền toái, không phải lo nghĩ về những việc không liên quan.

  • Bằng chứng: Khi chúng ta chọn cách sống thờ ơ, bỏ qua những phiền phức không tên có thể ảnh hưởng đến mình cũng là lúc ta sẽ không nghe thấy những tiếng nói nhẹ nhàng, sẽ không còn ánh mắt sẻ chia, không còn cả những bàn tay giang ra hỗ trợ nhau hay cả những tấm lòng ấm áp dịu dàng cũng không còn nữa.

- Luận điểm 5: Ý nghĩa của việc lắng nghe và biết lắng nghe.

  • Lý lẽ: lắng nghe là để hiểu, để hành động và hướng tới những điều tốt đẹp.

  • Bằng chứng: Biết lắng nghe, chủ động tiếp nhận những câu chuyện của con người sự vật xung quanh sẽ giúp chúng ta biết trân quý cuộc sống hơn. Lắng nghe hơi thở cuộc sống chúng ta sẽ hiểu giá trị của cuộc sống, lắng nghe tiếng tích tắc của đồng hồ ta sẽ biết trân trọng từng giây từng phút trôi qua để biết sử dụng tuổi thanh xuân của mình một cách có ý nghĩa hơn.

1.4 Câu 1 trang 93 SGK Văn 11/1 Kết nối tri thức

Bạn muốn bổ sung điều gì cho bài viết?

Theo em, nếu muốn tác phẩm trở nên logic, có sự ảnh hưởng rộng rãi hơn thì có thể thêm các dẫn chứng cụ thể của những người nổi tiếng, những người có sức ảnh hưởng đến các đối tượng khác nhau. Những dẫn chứng đó có thể đem lại những kiến thức, những câu chuyện thực tế cho người đọc.

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình đạt 9+ thi THPT Quốc Gia

2. Soạn bài viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (sách kết nối tri thức): thực hành viết

2.1 Đề bài: Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực?

a. Lập dàn ý 

- Mở bài: Giới thiệu về một số nền tảng mạng xã hội được con người sử dụng rộng rãi ngày nay như Facebook, Instagram, Tiktok,...

- Thân bài: 

  • Khái niệm của động từ “sống ảo”.

  • “Giá trị thực” được nhắc tới là gì, bao gồm những ý nghĩa như thế nào.

  • Thực trạng sống ảo của con người ngày nay.

  • Tình trạng sống ảo bắt đầu như thế nào và được thể hiện cụ thể qua những hành động nào.

  • Tại sao con người ta lại chuộng cách sống ảo.

  • Mặt tốt của cách sống ảo

  • Mặt trái mà phong cách sống ảo mang lại cho chính bản thân và xã hội

  • Bài học rút ra được từ những thực tế xấu mà sống ảo mang lại.

- Kết bài

  • Lần nữa khẳng định cách sống ảo đã khiến cho con người dần rời xa xã hội thực tế.

  • Hay biết trung hòa con người trên mạng xã hội với con người thực tế sống bằng xương bằng thịt.

b. Viết bài văn nghị luận 

Thế kỷ 21 chính là kỷ nguyên của xã hội số, là thời đại của công nghệ 4.0. Chính những sự phát triển mạnh mẽ này đã giúp cho con người có những công cụ hiện đại nhất để phục vụ cho cuộc sống. Một trong những tác dụng lớn nhất khi các trang mạng xã hội cũng như Internet phát triển chính là lợi ích kết nối con người với nhau bất chấp mọi không gian thời gian. Mọi người không cần trực tiếp gặp nhau cũng có thể biết được thông tin của nhau, trao đổi giao tiếp với nhau.

Thế nhưng khi con người ta quá lạm dụng, phụ thuộc vào thế giới đó sẽ khiến cho tình trạng “Sống ảo” xuất hiện. Dường như lúc này, có những người đã cố tình chối bỏ thực tại của bản thân, họ tự tô vẽ một thế giới riêng của mình và đắm chìm trong chính thế giới không có thật đó. Họ tạo ra một hình mẫu lý tưởng của mình từ ngoại hình lẫn học thức, họ tự chế ra những điều hào nhoáng tốt đẹp mà trong thế giới thực họ mơ ước. Nhưng đâu ai biết được, đó chỉ là một góc nhìn nhỏ bé mà họ tự tô màu vào. Những bức ảnh lung linh xinh đẹp có thể là kết quả của hàng giờ chỉnh sửa photoshop. Đằng sau những bữa ăn sang trọng, những bộ quần áo váy vóc lộng lẫy là những ngày tháng nhịn ăn nhịn mặc để tỏa sáng trên một bức ảnh. Những người “nghệ nhân” đó tài giỏi đến mức tạo ra một nhân vật hoàn hảo mà chính người thân họ cũng không thể nhận ra, khiến cho những người không quen biết không thể chấp nhận con người thực tế của họ.

“Giá trị thực” mà mỗi người chúng ta cần tìm kiếm và theo đuổi chính là thực tế bản thân mình. Nó mang hàm nghĩa rất rộng, không chỉ là những mặt tốt mà còn là mặt xấu của chính mình. Đó chính là nhân cách, là tâm hồn mỗi người mỗi khác. Nhưng hiện tại nhiều người lại tự chối bỏ con người của mình, chối bỏ giá trị của bản thân để theo đuổi những thứ viển vông vô thực trên một thế giới khác.

Mạng xã hội thực sự đang mang lại một mặt trái cho xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ chưa trưởng thành trong suy nghĩ. Đừng để những giá trị giả dối trong thế giới vô thực kia kéo chúng ta đi quá xa thực tế, xa gia đình bạn bè. Cố gắng để mọi thứ cân bằng sẽ khiến cho bạn có thể sử dụng được những lợi ích của công nghệ chứ không phải là để công nghệ điều khiển bạn.

2.2 Đề bài: Ý nghĩa của phát ngôn có trách nghiệm trong giao tiếp xã hội là gì?

a. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu về luận điểm mà bài viết sẽ nói đến

- Thân bài

  • Tại sao con người cần có trách nhiệm trong từng câu nói

  • Các phương thức giao tiếp trong cuộc sống

  • Giao tiếp có tác dụng như thế nào

  • Nếu giao tiếp, sử dụng ngôn từ sai cách sẽ gây ra hậu quả gì

Kết bài: Lần nữa khẳng định lại tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống. Nhấn mạnh mỗi người đều có trách nhiệm với từng câu nói mình nói ra.

b. Viết bài văn nghị luận

Người ta thường nói “Lời nói gió bay” như một cách ngụy biện cho việc lời nói ra gây ảnh hưởng đến người khác nhưng không để lại bất cứ chứng cứ nào. Nhưng thực tế từng lời thốt ra đều cần suy nghĩ, cần học hỏi “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Tại sao chúng ta cần phải học nói từ những ngày đầu đời, học nói ở đây không phải chỉ là làm cách nào để thốt lên âm thanh, nói tròn vành rõ chữ mà còn là học cách truyền tải thông tin từ não bộ của cá nhân sang những người xung quanh. Có thể đó là cách truyền đạt trực tiếp qua lời nói cho người đối diện, cũng có thể là cách truyền đạt gián tiếp qua điện thoại, qua dòng tin nhắn, qua những dòng thông tin ta đăng lên những trang mạng xã hội khác nhau. Chúng quan trọng bởi từng câu nói chúng ta thốt ra đều có khả năng ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, suy nghĩ và cả những hành động của người khác. Dù là tự do ngôn luận nhưng ai cũng cần có trách nhiệm với lời nói của mình, phải đảm bảo từng phát ngôn truyền ra, từng nội dung mình nói đều đúng không chỉ về nội dung mà còn đúng với mục đích giao tiếp. 

Lớn lao hơn là lời nói của cá nhân. Khi bạn có trong tay một công cụ cũng như bạn đang đảm nhận nhiệm vụ truyền đạt thông tin thì cách giao tiếp, cách nói của chúng ta lại càng quan trọng. Nếu bạn là chủ của một trang mạng xã hội có nhiều người theo dõi. Vậy thì từng bài viết bạn đăng lên đều sẽ có hàng nghìn người, hàng chục nghìn người nhìn thấy và tiếp nhận thông tin. Hay khi bạn là một người phóng viên, một nhà báo thì từng mẩu báo của bạn bắt buộc phải đúng sự thật và rõ ràng tránh những hậu quả không đáng có cho chính bản thân người viết và người đọc được nó.

Cách phát ngôn của bạn, cách bạn giao tiếp cũng sẽ là thước đo để người khác đánh giá con người bạn. Nếu bạn biết cách giao tiếp khéo léo, từng câu từng chữ nói ra đều đúng sự thật và bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm với nó thì bạn sẽ được mọi người đặt niềm tin, tín nhiệm bạn trong mọi trường hợp. Còn nếu bạn gian dối, tung tin thất thiệt dù chỉ một lần thôi cũng có thể đánh mất giá trị của bản thân khi không còn ai muốn tin bạn nữa. Trong một môi trường mà ai ai cũng là người có trách nhiệm với lời nói của mình, mọi người đều nghiêm túc sẽ là một nơi để bạn có thể phát triển bản thân một cách toàn diện không chỉ là kiến thức mà còn là đạo đức.

Nhưng thực tế trong bất kỳ xã hội nào cũng có những người vì mục đích cá nhân của mình mà nói ra những lời bịa đặt sai sự thật. Họ sử dụng những thông tin đó dùng để tăng tương tác, tăng sự chú ý, họ bất chấp gây tranh cãi trong dư luận. Không chỉ trên các nền tảng trực tuyến, ngay ở ngoài đời thực chúng ta cũng sẽ dễ thấy nhưng câu nói không hay, văng tục chửi bậy. Hay cả những lời nói dùng để hạ bệ phê phán người khác không mang tính xây dựng của chỉ làm cho mọi điều tệ hơn.

Chính bởi những thực tế trên khiến cho chúng ta một lần nữa nhận thấy tầm quan trọng của giao tiếp. Đó không chỉ là thước đo đánh giá từng cá nhân mà còn là công cụ để tạo ra một xã hội văn minh, lành mạnh. Do đó mỗi người cần có trách nhiệm với lời nói của mình cũng như lên án với những ngôn từ nội dung không lành mạnh.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Bài viết trên đã nói lên được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống cũng như những vấn đề nóng trong xã hội cần chúng ta quan tâm và lưu ý tránh xa. Hãy cùng Vuihoc tìm hiểu thêm về nhiều đề tài thú vị nữa nhé! Hy vọng soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội về chủ đề con người và cuộc sống xung quanh trong sách ngữ văn 11 kết nối tri thức sẽ giúp các em chuẩn bị tốt bài học trên lớp. 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990