img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội văn 10 chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 16:49 12/01/2024 3,343 Tag Lớp 10

Nghị luận về một vấn đề xã hội thường là một chủ đề được đưa vào những đề kiểm tra, đề thi quan trọng. Tuy có rất nhiều đề nghị luận đề cập đến một vấn đề xã hội nhưng không phải bạn học sinh nào cũng biết cách triển khai. Bởi vậy, VUIHOC đã Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội để giúp các em giải quyết vấn đề này.

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội văn 10 chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội: Ngữ liệu tham khảo

1.1 Câu 1 trang 56 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Ngữ liệu đã có thể đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với loại văn nghị luận về một vấn đề xã hội hay chưa?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại ngữ liệu tham khảo.

- Đọc kĩ lại yêu cầu về bố cục đối với loại văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong phần Tri thức về kiểu bài.

- Đối chiếu sau đó đưa ra lời nhận xét.

Lời giải chi tiết:

- Ngữ liệu phía trên đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục đối với loại văn nghị luận về một vấn đề xã hội:

+ Đã nêu ra và giải thích được vấn đề nghị luận.

+ Có hệ thống luận điểm vô cùng rõ ràng cùng với lí lẽ và bằng chứng hết sức thuyết phục, gần gũi, xác thực.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

1.2 Câu 2 trang 56 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Việc tác giả sử dụng đoạn đầu tiên trong thân bài để đưa ra cách hiểu liên quan đến khái niệm “thần tượng” có tác dụng gì trong cách triển khai vấn đề?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại ngữ liệu tham khảo.

- Đặt ra một tình huống ngược lại “Nếu tác giả không giải thích về khái niệm “thần tượng” thì sẽ gây ra sự khó khăn gì?”

Lời giải chi tiết:

Việc đưa ra cách hiểu liên quan đến khái niệm “thần tượng” trong đoạn đầu của phần thân bài là vô cùng hợp lý. Bởi nó sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề mà người viết đang muốn nói đến; là cơ sở cho những luận điểm phía sau và tăng thêm tính thuyết phục cho bài văn nghị luận.

1.3 Câu 3 trang 56 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách người viết đã sử dụng lí lẽ và bằng chứng nhằm làm sáng tỏ những luận điểm chính ở trong văn bản.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại toàn bộ ngữ liệu tham khảo.

- Chú ý vào cách người viết sử dụng những lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ những luận điểm chính có trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

Cách người viết sử dụng những lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho những luận điểm chính có trong văn bản vô cùng thuyết phục và xác thực, được trình bày theo một trình tự rất hợp lý. Lí lẽ và bằng chứng đã được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ vào đó vấn đề nghị luận cũng được làm sáng tỏ hơn.

1.4 Câu 4 trang 56 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Nêu một số từ ngữ và câu văn cho thấy người viết đã rất chú ý vào việc thể hiện quan điểm của mình sau đó nhận xét về cách thể hiện đó.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại ngữ liệu tham khảo.

- Chú ý vào một số từ ngữ và câu văn cho thấy người viết đã thể hiện được quan điểm của mình.

Lời giải chi tiết:

- Một số từ ngữ và câu văn cho thấy rằng người viết đã chú ý thể hiện được quan điểm của mình:

+ “Xung quanh vấn đề này, theo tôi, có mấy câu hỏi cần được trả lời thỏa đáng”.

+ “Theo tôi” được lặp lại rất nhiều lần.

→ Nhận xét: việc sử dụng một vài từ ngữ và câu văn như thế giúp cho bài viết nghị luận có tính chủ quan, thể hiện được rõ ràng cách nhìn của người viết đối với vấn đề chính ở trong bài. Từ đó, tìm ra được sự đồng cảm ở nơi người đọc về cùng một vấn đề.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

1.5 Câu 5 trang 56 SGK Văn 10/1 Chân trời sáng tạo

Bạn rút ra được kinh nghiệm hay lưu ý nào trong cách trình bày ý kiến về một vấn đề có trong đời sống từ ngữ liệu phía trên?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại ngữ liệu tham khảo để tìm hiểu ra cách viết.

- Từ đó rút ra được kinh nghiệm cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Cần nêu ra quan điểm của cá nhân.

- Nêu rõ ràng vấn đề mà mình sẽ nghị luận.

- Cần phải có hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

2. Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội: Thực hành viết

2.1 Đề 1: Tầm quan trọng của động cơ học tập

Dàn ý

A. Mở bài

Nêu ra vấn đề xã hội cần nghị luận đó là Tầm quan trọng của động cơ học tập

B. Thân bài

a. Thế nào là động cơ trong học tập?

Từ khái niệm động cơ ấy để làm rõ ra khái niệm về động cơ trong học tập.

b. Động cơ trong học tập được sinh ra như thế nào?

- Được hình thành dần dần thông qua quá trình học tập của các bạn học sinh.

- Có thể chia thành hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ liên quan đến xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện về tri thức).

c. Tầm quan trọng trong động cơ học tập

Động cơ học tập thực sự đúng đắn sẽ kích thích được tinh thần học hỏi của các bạn học sinh. Từ đó nâng cao được hiệu quả và kết quả của việc học.

d. Cần làm gì để có thể kích thích động cơ trong học tập của học sinh

- Đưa ra trách nhiệm của bản thân cùng với gia đình và nhà trường.

C. Kết bài

- Khẳng định về tầm quan trọng của động cơ trong học tập.

Bài viết chi tiết

Học, học nữa, học mãi, câu nói này của Lênin vẫn đúng cho tới tận bây giờ. Học để tiếp thu những kiến thức, những điều cần phải biết, là hành trang vô cùng vững chãi trên con đường tương lai. Tuy nhiên, một vài bộ phận học sinh đã cố tình lơ là việc học và việc tạo ra cho mình một động cơ để học tập là điều vô cùng cần thiết.

Trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu như thế nào là động cơ học tập? Theo như J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”. Còn theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”. Từ một số kết quả đã tìm hiểu được, tóm lại, động cơ học tập chính là yếu tố để định hướng và thúc đẩy hoạt động học tập, nó phản ánh về đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu nắm bắt tri thức của người đọc. Bởi vậy, động cơ học tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong suốt quá trình học hỏi của mỗi người.

Vậy, động cơ học tập được hình thành ra sao? Động cơ học tập không có sẵn hoặc tự bộc phát mà được dần dần hình thành trong suốt quá trình học tập của mỗi bạn học sinh. Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên, một bên là “phải hiểu biết” với một bên là “chưa hiểu biết” (hay hiểu biết chưa đủ và chưa đúng) là nguyên nhân chủ yếu để hình thành động cơ học tập. Ngoài ra, động cơ nói chung cùng với động cơ học tập nói riêng cũng thường có một mối liên hệ rất mật thiết với hứng thú của con người. Theo tôi, động cơ trong học tập sẽ được chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ liên quan đến xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện về tri thức). Động cơ xã hội chính là những yếu tố ở bên ngoài tác động tới người học (bố mẹ, thầy, cô giáo, tương lai). Động cơ này thường có yếu tố áp lực hơn bởi vì đôi khi có một vài trường hợp sẽ mang tính chất cưỡng chế (ví dụ: kết quả học tập của người học không đáp ứng được nhu cầu của bậc cha mẹ). Động cơ bên trong là tự bản thân của người học tạo ra những hứng thú trong quá trình học tập của mình (cố gắng học chăm chỉ để đạt được điểm cao và để hiện thực hóa được ước mơ). Trong từng hoàn cảnh cụ thể, hai động cơ ấy sẽ xuất hiện đồng thời do chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Động cơ xã hội sẽ “bám vào” và “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện tri thức, biến thành một bộ phận trong động cơ hoàn thiện tri thức. Tuy nhiên, động cơ hoàn thiện tri thức vẫn sẽ có vai trò chính.

Động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào? Đối với học sinh, quá trình học tập là quan trọng nhất. Bởi hành trang tri thức chính là hành trang thiết thực, vững chãi và cần thiết nhất trên con đường dẫn tới thành công. Bất kể làm việc gì đi nữa, khi chúng ta có hứng thú, tất cả mọi việc mới được tiến hành nhanh chóng nhất. Chính vì thế, động cơ học tập chính là yếu tố then chốt để tạo nên hứng thú học tập của các bạn học sinh. Nếu có được những động cơ trong học tập phù hợp, việc học sẽ không gặp phải sự áp lực với mỗi học sinh, chúng ta sẽ thấy đó chính là điều thú vị cần phải chinh phục được. Từ đó, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, để kích thích được sự hứng thú đó cũng cần đến những người “nghệ sĩ”. Trước hết, mỗi bạn học sinh cần phải ý thức được tầm quan trọng của quá trình học tập, cần phải có mục tiêu rõ ràng (Đặt ra câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp để học tập một cách đúng đắn. Việc tự hoàn thiện bản thân như vậy cũng là một yếu tố quan trọng để khơi dậy được động cơ học tập cho học sinh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ của bậc phụ huynh và giáo viên cũng hết sức cần thiết. Cha mẹ cần phải giải thích rõ cho các con hiểu về lợi ích của quá trình học tập và tác hại nếu như chúng ta không có tri thức để tạo ra một động cơ trong quá trình học tập tích cực cho con. Đặc biệt, phụ huynh không nên dùng phương pháp “con nhà người ta” để thúc đẩy con tiến bộ hơn bởi phần lớn sẽ sinh ra một mặt trái khác đó là sự đố kị chứ không phải là sự cố gắng nữa. Giáo viên hãy tăng sự hứng thú trong mỗi giờ học thông qua lối giảng bài truyền cảm, đôi khi pha một chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp giảng dạy để học sinh có thể tìm kiếm được những điều mới lạ hơn trong những trang sách.

Với tất cả những điều đã được phân tích ở trên, theo tôi, tự mỗi người cần phải đề ra cho mình một cách học và mục đích học tập sao cho đúng đắn và xác thực; cố gắng để nắm bắt được thành công đó. Đồng thời, giáo viên và gia đình cũng chính là những bước đệm hết sức quan trọng để giúp cho con tìm ra được động cơ học tập. Có như vậy, việc học tập đối với các bạn học sinh sẽ không còn là cơn ác mộng.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng. 

2.2 Đề 2: Quan niệm về lòng vị tha

Dàn ý quan niệm về lòng vị tha

A. Mở bài

Gợi mở về quan niệm vị tha.

VD: Để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc và thành công hơn, mỗi người cần có rất nhiều đức tính. Một trong những đức tính cần phải có chính là lòng vị tha.

B. Thân bài

a. Khái niệm của vị tha

Vị tha có nghĩa là sống vì những người khác (vị = vị và tha = người khác), không ích kỷ và không vì riêng mình, càng không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là một sự hy sinh điều gì cho ai đó mà không phải là cho bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, của cải, tiền bạc) mà không có kỳ vọng sẽ được ghi nhận hoặc nhận sự đền đáp hay bất kỳ lợi ích dù đó là trực tiếp hay gián tiếp từ phía của người nhận hoặc từ cộng đồng.

Lòng vị tha chính là một biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của mỗi người. Nó không đòi hỏi bất cứ điều gì ngoài một trái tim biết chia sẻ những vui buồn, biết yêu thương người khác.

b. Các biểu hiện của lòng vị tha:

* Trong công việc

– Người có lòng vị tha là những người luôn đặt mục đích của tất cả việc làm là vì người khác và vì xã hội. Nếu có vì bản thân cũng luôn cố gắn nó với lợi ích chung của tất cả mọi người.

– Khi làm việc luôn giành làm phần khó khăn hơn về mình, không lười biếng, tránh né hay đùn đẩy công việc cho những người khác. Khi gặp phải khó khăn biết đứng lên gánh vác trọng trách.

– Khi gặp thất bại không hề đổ lỗi cho bất kỳ ai. Phải nghiêm túc nhìn nhận lại những sai trái của chính mình. Khi thành công thì không khoe khoang và kể lể công trạng. (Dựa vào biểu hiện đề để nêu ví dụ, hoặc có thể nêu ra biểu hiện)

Ví dụ: Mẹ của mình, Kiều trong Truyện Kiều….

* Trong quan hệ với những người khác

– Người có lòng vị tha sẽ luôn sống hòa nhã, vui vẻ và thân thiện với tất cả mọi người. Họ dễ đồng cảm, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những người khác. Họ cũng biết cách kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm hài lòng người khác.

– Luôn nghĩ đến người khác trước khi nghĩ tới mình (lo trước cái lo cho toàn thiên hạ, vui sau cái vui của toàn thiên hạ).

– Người có lòng vị tha cũng dễ thông cảm và tha thứ lỗi lầm cho người khác. Họ ít khi bắt bẻ hoặc gây khó dễ cho những người khác khi họ mắc phải lỗi lầm.

– Người có lòng vị tha sẽ luôn trăn trở và day dứt về những hành động hay lời nói, không bao giờ họ muốn làm hại tới người khác.

c. Ý nghĩa của lòng vị tha ở trong cuộc sống:

* Đối với bản thân

– Khi có lòng vị tha mới có thể có được đức hi sinh, tinh thần dám xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỉ và chủ nghĩa cá nhân. Đó là cơ sở để hoàn thiện được nhân cách. Cuộc sống luôn hiện hữu những xung đột. Hãy tha thứ cho những ai đã làm bạn bị tổn thương. Vì đó cũng chính là cách tốt nhất để có thể kết nối tình cảm và tìm thấy được sự yên bình trong tâm hồn.

– Lòng vị tha giúp cho ta sống cuộc sống bình an và thanh thản tâm hồn. Sống bằng tấm lòng vị tha giúp cho môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung cũng chất lượng hơn.

– Người có lòng vị tha sẽ được tất cả mọi người yêu mến và nể trọng. Bởi vậy, họ thường nhận được giúp đỡ và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.

* Đối với xã hội

– Lòng vị tha có thể cảm hóa được những người bị tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính bản thân và trở lại một cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa được những hoàn cảnh xấu trở thành hoàn cảnh tốt đẹp hơn.

– Lòng vị tha chính là động lực xây dựng nên những giá trị về khoa học và nghệ thuật đóng góp cho con người. Nhà thơ Đỗ Phủ khi xưa đã ước mơ về một ngôi nhà chung che bão tố khắp văn sĩ ở trên đời, Nam Cao coi tình thương đồng loại chính là nguyên tắc sống, là lẽ sống cao đẹp của con người. Trong khi tổ chức đời sống còn chưa hợp lý và chưa bình đẳng giữa con người thì tình yêu thương vị tha chính là phương thức duy nhất hữu ích để cân bằng. Yêu thương sẽ dành cho những người thiệt thòi một cơ hội được phép học tập, vươn lên và bình đẳng với nhau trong những giá trị chung tốt đẹp của xã hội.

– Lối sống vị tha vô cùng phù hợp với xu thế của thời đại mới ngày nay, thời đại toàn cầu hóa, dựa trên cơ sở hợp tác và chia sẻ.

d. Phê phán:

– Sống vị tha không có nghĩa là phải nuông chiều những thói hư tật xấu, dung túng bao biện cho những khuyết điểm. Sống vị tha cần phải có bản lĩnh cá nhân, luôn phải có chủ kiến cá nhân và không phụ thuộc vào người khác.

– Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho chính mình, sống lạnh lùng và dửng dưng trước nỗi đau của người khác. Lối sống ích kỉ ấy sẽ gây ra sự mất đoàn kết cũng như làm suy giảm sức mạnh của tập thể và của động đồng.

– Phê phán việc làm từ thiện không phải xuất phát từ tấm lòng mà chỉ là để nổi tiếng.

e. Bài học nhận thức:

– Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi mình đã làm gì cho những người khác trước khi cho chính bản thân mình.

– Biết tha thứ cho mọi người và cũng tha thứ cho chính bản thân mình.

– Biết lắng nghe cũng như biết cách chia sẻ với người khác những điều chưa vừa ý.

C. Kết bài:

Vị tha không có nghĩa là sẽ phải tha thứ cho mọi lỗi lầm. Có những việc làm không thể nào tha thứ được, cũng có những người ta không thể nào tha thứ được. Sống có lòng vị tha chính là phải biết cách đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu và bảo vệ công lý.

Bài viết chi tiết:

Dân tộc Việt Nam luôn sở hữu những phẩm chất đạo đức vô cùng tốt đẹp và việc đào tạo về phẩm chất đạo đức cũng luôn được đào tạo từ những giai đoạn nhỏ nhất của con người từ khi vừa mới sinh ra cho đến khi lớn lên, có vị hiền bi và cũng có một tấm lòng thiết tha giàu lòng vị tha những con người ấy thật đáng quý và mang trong chúng ta những niềm tin tưởng và yêu thương vào điều đó, chính vì thế sự vị tha là một phẩm chất rất quan trọng đối với con người.

Lòng vị tha được hiểu là sự hiền hậu cùng với sự thấu hiểu của con người, chúng ta cần phải loại bỏ những hiềm khích và vị tha về những điều ấy có như vậy thì cuộc sống của tất cả chúng ta mới thực sự có ý nghĩa và nó sẽ trở nên ý nghĩa và sâu sắc hơn nữa. Hành động như thế không chứng tỏ rằng chúng ta kém cỏi mà nó sẽ biểu hiện ở sự đức độ và tấm lòng bao dung, sâu sắc, thiết tha, một phẩm chất vô cùng cao quý và luôn được tất cả mọi người quan tâm, để ý và có những ý nghĩa rất sâu sắc như xưa. Hành động ấy luôn được giáo dục ở những trang sách mà chúng ta được dạy dỗ từ khi chúng ta còn bé, nó mang lại cho chúng ta những yếu tố cùng với một tấm lòng sâu sắc thiết tha.

Một tấm lòng bao dung độ lượng sẽ được rất nhiều người rất yêu quý cũng như tôn trọng, phẩm chất ấy đã xuất hiện từ rất lâu về trước ở trong con người Việt Nam, nó được tích lũy ở trong cuộc sống và mang ý nghĩa tạo dựng nên niềm tin và mang cả những ý nghĩa giáo dục ở trong cuộc sống và những ý nghĩa có trong con người của mỗi chúng ta. Hành động của những con người ấy mang đến những điều vô cùng tuyệt vời và ý nghĩa của nó sẽ không chỉ tác động tới mỗi người mà còn làm được những công trạng quan trọng. Sự vị tha yêu thương con người cần phải được xuất phát từ tâm, đó mới là điều đáng được quý trọng và đáng tôn trọng. Chúng ta cần phải hiểu được vì sao chúng ta cần phải có được những điều như vậy cho bản thân mình, có như vậy thì niềm yêu thương vào cuộc sống này của mỗi chúng ta mới được dâng lên, nó tạo dựng được niềm tin yêu và những phẩm chất vô cùng đáng quý sâu sắc.

Những điều ấy đã được con người rèn luyện loại bỏ những hiềm khích và sự đố kị, ghen ghét. Nó tạo ra cho con người niềm tin tưởng và yêu thương vào một cuộc sống ý nghĩa hơn và hạnh phúc hơn, không chỉ mang trong con người những điều ấy mà còn tạo dựng nên một cuộc sống thật sự hạnh phúc cho mỗi chúng ta, những con người với trái tim nhân hậu nồng cháy, giàu tình yêu thương và tấm lòng yêu thương con người vô cùng cao cả. Sự vị tha ấy đã tạo ra được một con người có phẩm chất riêng và nó không chỉ đem đến cho con người những niềm vui tươi ở cuộc sống mà còn góp phần làm cho xã hội của chúng ta càng ngày càng tốt đẹp hơn. Những phẩm chất ấy từ xưa tới nay luôn đúng, nó chính là kim chỉ nam để cho mỗi người có thể lấy nó làm động lực và cũng chính là niềm yêu thương tinh thần để có thể sống cuộc sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn, mang lại mục đích sống cao đẹp hơn, mỗi niềm yêu thương ấy được tạo dựng từ xa xưa, nó tích lũy trong mỗi người chúng ta từ xưa tới nay không phải một sớm một chiều mà nó đã tích tụ và được trải qua suốt hàng ngàn đời.

Tình yêu thương cùng với sự bao dung của con người được chúng ta đánh giá rất cao, bởi những điều ấy tạo dựng nên được một niềm yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống này. Những điều ấy làm cho chúng ta có một ý chí vô cùng kiên cường và những động lực cho riêng bản thân, niềm tin yêu ấy đã làm cho tất cả chúng ta cảm thấy hạnh phúc, có một cuộc sống thực sự viên mãn mang một ý nghĩa riêng biệt và niềm tin yêu rằng cuộc sống ấy sẽ mến yêu chúng ta. Niềm yêu thương ấy sẽ được bù đắp và nó cũng đã trở thành niềm tin yêu vô cùng lớn lao trong mỗi người chúng ta cùng với sự hạnh phúc vô bờ bến.

Nên tha thứ và cần có lòng vị tha, điều đó khiến cho chúng ta cảm thấy yêu thương cuộc sống này nhiều hơn nữa. Biết yêu thương và sống thật tốt sẽ làm cho tâm hồn của chúng ta trong sáng và cuộc sống của chúng ta cũng thêm phần ý nghĩa hơn. Những niềm tin yêu sâu sắc ấy đã tạo dựng nên ở trong cuộc sống của ta những nỗi nhớ hết sức lớn lao và những phẩm chất vô cùng tốt đẹp cho mỗi người. Chúng ta cần phải rèn luyện chính bản thân mình để từ đó có thể phục vụ cho đất nước, góp phần xây dựng nên một đất nước tươi đẹp và thực sự đáng quý. Những phẩm chất ấy đã tồn tại và xuất hiện ở trong dân tộc Việt Nam từ xưa cho đến nay, nó đã được trau dồi và ngày một hoàn thiện hơn, nó tạo dựng nên cho con người cần phải hướng thiện và có một trái tim bao dung để trở nên tốt hơn.

Bỏ qua những cái tôi cá nhân thực sự ích kỉ và tha thứ cho những người khác, hãy yêu thương và độ lượng với những người khác bởi đó chính là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm cho cuộc sống của mỗi chúng ta hạnh phúc hơn. Sự cố gắng ấy đã khiến cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa vô cùng quan trọng và mang lại một niềm tin sâu sắc về cuộc sống này, những điều ấy không chỉ tạo nên những con người riêng biệt mà còn xây dựng được những điều ý nghĩa tốt đẹp cho mỗi chúng ta, niềm hạnh phúc cùng với sự yêu thương đó khiến cho chúng ta hạnh phúc và sống một cách tốt hơn. Chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống này tràn ngập hạnh phúc và niềm yêu thương cùng với sự cố gắng ấy là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn góp phần tạo cho chúng ta niềm tin yêu vào cuộc sống phía trước.

Phẩm chất này đã được xuất hiện và nó thể hiện mạnh mẽ trong tâm trí của mỗi chúng ta, chúng ta cần phải rèn luyện phẩm chất ấy từng ngày từng giờ, biết xem xét cũng như đánh giá lại bản thân trước những hành động với người khác.

Sự đánh giá ấy biểu hiện vô cùng mạnh mẽ trong con người của chúng ta về niềm tin yêu vào một cuộc sống với ý nghĩa hạnh phúc và ý nghĩa đã từng tồn tại trong cuộc sống của mình. Chúng ta thấy có rất nhiều những con người sở hữu tấm lòng yêu thương cùng với sự vị tha vô bờ bến ví dụ như thần mẫu Liễu Hạnh, một con người vô cùng hiền lành và có tấm lòng hiền lành vị tha, có tấm lòng bao dung độ lượng, điều ấy làm cho mỗi con người chúng ta cần phải học tập và rèn luyện để bản thân trở nên mạnh mẽ và có ý nghĩa hơn, chúng ta cần phải tôn trọng và biết ơn những con người như thế vì họ không chỉ mang đến cho chúng ta những niềm yêu thương sâu sắc mà còn đủ để tính giúp chúng ta những yêu thương có ý nghĩa hơn.

Khi biết sống vì người khác và tấm lòng yêu thương của bản thân đối với con người đã được chúng ta học tập và rèn luyện, nó đã tạo dựng nên một phẩm chất vô cùng tốt đẹp và mang ý nghĩa hết sức sâu sắc đối với tất cả mọi người. Cần phải cảm thông cũng như yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mình, chính vì thế niềm yêu thương mới có thể ngập tràn trong mỗi chúng ta, học tập và tu dưỡng đạo đức chính là những điều quan trọng đối với thế hệ trẻ hiện nay của đất nước, những con người ấy đã tạo nên một niềm tin yêu cùng với sự trân trọng trước những tình cảm đẹp đẽ của con người, những con người cao quý và độ lượng sẽ bỏ qua những điều hiềm khích với những người khác, đặt mình vào người khác để có thể thấu hiểu được những điều hạnh phúc của mình do chính mình tạo ra, vì vậy hãy yêu thương hết mình và bỏ qua những điều hiềm khích không tốt của bản thân để có một cuộc sống mang ý nghĩa sâu sắc hơn nữa.

Chúng ta cần phải hành động và cảm thông cho những người khác, đó chính là yếu tố quan trọng cho cuộc sống và góp phần xây dựng nên hạnh phúc của chính chúng ta, những ai mà luôn mang trong mình sự thù hận thì người đó sẽ không có được hạnh phúc, lúc nào cũng phải dằn vặt bản thân và tự làm khổ chính mình, mở rộng tấm lòng của mình để cảm thông cho người khác là điều hết sức tuyệt vời và có ý nghĩa vô cùng mạnh mẽ.

Chúng ta cần phải học hỏi cũng như rèn luyện bản thân để có những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, có như vậy mới mang lại cho chúng ta được một cuộc sống có ý nghĩa và sẽ thấy rằng trong cuộc sống này vẫn có những niềm vui và sự vui vẻ.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NH N HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Bài viết trình bày toàn bộ thông tin liên quan đến văn nghị luận viết về vấn đề xã hội và một vài bài văn mẫu. Các em hãy tham khảo bài viết để có thêm kinh nghiệm trong việc Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. Ngoài bài soạn này ra, nếu các em muốn học thêm những bài soạn khác nữa trong chương trình ngữ văn nói riêng cũng như những kiến thức của môn học khác, các em cần nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học và trải nghiệm bài giảng cùng các thầy cô giáo nhiệt huyết của VUIHOC ngay nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990