img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam

Tác giả Hoàng Uyên 16:05 27/12/2023 16,072 Tag Lớp 10

Người Việt Nam thì cần phải biết về văn hoá truyền thống Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam là một chủ đề vô cùng thú vị và cần được lan toả đến nhiều người. Cùng theo dõi bài viết dưới đây về Soạn Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam để tìm hiểu thêm về đề tài này nhé!

Soạn Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam: Bài viết tham khảo 

1.1 Câu 1 trang 145 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho thấy điều gì về nội dung cùng với phạm vi nghiên cứu?

Trả lời:

Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho thấy rằng nội dung và phạm vi nghiên cứu là về loại hình nghệ thuật sân khấu chèo và ngôn ngữ đối thoại của nghệ thuật chèo.

1.2 Câu 2 trang 145 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Báo cáo nghiên cứu có những luận điểm chính như thế nào?

Trả lời:

Những luận điểm chính trong bản báo cáo là:

- Ngôn ngữ sân khấu chèo trong đoạn này có thể là những câu thơ bằng chữ Hán đầy điển cố, gây khó hiểu, đến đoạn khác lại gần giống một câu ca dao nuột nà và phơi phới tình người.

- Một câu đối thoại hay là một câu nói vừa có thể giải thích được những đặc điểm riêng của nhân vật nhưng đồng thời cũng là sự thể hiện của nhân vật đó.

- Ngôn ngữ trong vở chèo có mang tính tư tưởng, là sức sống ở bên trong của nhân vật, đồng thời cũng là một chiếc xe chuyên chở tư tưởng của tác giả.

- Trong khi viết ngôn ngữ cho nhân vật, những tác giả xưa kia rất chú ý tới nhịp điệu và âm luật của câu văn.

- Ở một số vở chèo ngày xưa, có những nhân vật không có tiếng nói cho bản thân họ mà nói bằng một thứ ngôn ngữ nâng cao.

- Một đặc điểm nữa ở trong ngôn ngữ đối thoại của chèo là tính ước lệ.

- Về mặt hình thái văn học, ngôn ngữ của chèo được trình bày dưới ba dạng đó là: nói thường, hát và nói có tuyền luật.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Kết nối tri thức

1.3 Câu 3 trang 145 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Tác giả đã sử dụng những cứ liệu như thế nào nhằm làm sáng tỏ các luận điểm?

Trả lời:

Tác giả đã sử dụng những cứ liệu như là những thông tin và nghiên cứu đã có từ trước đấy về chèo; ngôn ngữ ở trong các kịch bản chèo phổ biến và thông tin được chọn lọc từ một số cuốn sách có viết về chèo,…

1.4 Câu 4 trang 145 SGK Văn 10/1 kết nối tri thức

Phần cuối của báo cáo nghiên cứu đã nêu ra những thông tin gì?

Trả lời:

Phần cuối của báo cáo nghiên cứu đã nêu ra được những thông tin như sau:

- Tổng kết lại những thông tin đã thu thập được khi nghiên cứu về ngôn ngữ trong chèo,

- Nhắc tới những vấn đề nghiên cứu chèo vẫn chưa được giải quyết,

- Cuối cùng là thông tin về những tài liệu tham khảo được sử dụng trong nghiên cứu.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!

2. Soạn Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam: Thực hành viết 

Đề bài: Sau khi đọc rồi tìm hiểu về đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời cùng với những hiểu biết của bản thân về thể loại sử thi, viết một báo cáo nghiên cứu về hình thức biểu diễn sử thi ở trong đời sống của những người dân Ê đê hiện nay.

Bài làm:

2.1 Đặt vấn đề

Đăm Săn là một vị anh hùng, là nhân vật chính ở trong trường ca sử thi Bài ca chàng Đăm Săn (phiên âm theo tiếng Ê-đê là Klei khan Y Đam-Săn) của người Ê-đê ở vùng Tây Nguyên. Bộ sử thi Đăm Săn có độ dài 2077 câu kể về các chiến công hết sức oanh liệt, khát vọng được tự do của Đăm Săn – người tù trưởng trẻ tuổi và tài năng lỗi lạc. Bên cạnh đó là cuộc đấu tranh và đọ sức dai dẳng, quyết liệt giữa một bên là chế độ mẫu hệ đang còn rất mạnh, nhưng đã bắt đầu bị lung lay (tiêu biểu là những nhân vật nữ Hơ Bhị và Hơ Nhị) và một bên là thế lực của những người đàn ông, tuy có vẻ lẻ loi nhưng lại tràn đầy sức mạnh tươi trẻ, đang trỗi dậy vô cùng mạnh mẽ (tiêu biểu nhất chính là nhân vật anh hùng Đăm Săn). Đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời nằm trong bộ sử thi Đăm Săn đã miêu tả được một vài nét đẹp truyền thống về văn hóa và phong tục tập quán của người dân tộc Ê-đê tại Tây Nguyên.

2.2 Giải quyết vấn đề

a) Đôi nét về những người dân tộc Ê-đê

Đồng bào dân tộc Ê đê được xếp thứ 12 trong cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam. Ước tính có hơn 331.000 người dân tộc Ê đê đang cư trú tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Đắk Lắk, phía Nam của Gia Lai và miền Tây của Khánh Hòa và Phú Yên tại Việt Nam. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu khác cho thấy, tộc người Ê đê thuộc vào nhóm cư dân ngôn ngữ Mã Lai, có nguồn gốc rất lâu đời từ vùng biển. Thuở mới được hình thành, cộng đồng cư dân ấy sinh sống tại miền Trung, sau đó thì di cư đến Tây Nguyên từ những năm của thế kỷ 8 tới thế kỷ 15. Dù có sự thay đổi về địa điểm cư trú qua nhiều giai đoạn nhưng đồng bào người Ê đê vẫn luôn lưu giữ được những nét văn hoá lâu đời đã có từ hàng nghìn năm trước.

b) Trang phục của người dân tộc Ê đê

Ngoài những yếu tố như ẩm thực, những phong tục tập quán truyền thống hay lối sống sinh hoạt thường ngày thì trang phục cũng là yếu tố làm nên nét độc đáo và rất khác biệt trong văn hóa Ê Đê. Nếu như người Kinh gây được sự ấn tượng tốt đẹp và làm nên sự khác biệt độc đáo nhất thông qua những bộ áo dài truyền thống; hay người dân tộc Thái với những bộ trang phục có phần đơn giản nhưng lại mang theo một ý nghĩa vô cùng tốt đẹp thì với người dân tộc Ê Đê lại tạo ra được sức hút mạnh mẽ cùng những bộ y phục hết sức mới lạ mang đến nét riêng biệt. Trang phục của dân tộc Ê Đê có phong cách thẩm mỹ rất tiêu biểu cho những dân tộc ở khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của người dân tộc Ê Đê là màu đen, có nhấn những hoa văn vô cùng sặc sỡ. Nữ giới thì mặc áo và quấn váy (Ieng), còn nam giới sẽ đóng khố (Kpin). Ngoài ra, họ còn rất yêu thích những đồ trang sức bằng bạc, đồng và hạt cườm. Ê Đê là một dân tộc hết sức tiêu biểu của Việt Nam cùng với những nét văn hóa truyền thống vô cùng độc đáo và khác biệt. Bên cạnh đó, đồng bào Ê Đê còn là một niềm tự hào vô cùng to lớn của dân tộc Việt cùng với hình ảnh nhà dài và cồng chiêng ở Tây Nguyên đặc sắc.

c) Nhà dài cùng với cồng chiêng của người Ê-đê

Nhà dài không chỉ là một biểu tượng vật chất của thể chế gia đình mẫu hệ mà đó còn là nơi để lưu giữ những giá trị văn hóa về mặt tinh thần của người dân Ê-đê qua năm tháng. Nhà dài của dân tộc Ê đê là một công trình văn hóa vô cùng độc đáo, đó là sản phẩm hết sức tiêu biểu của tổ chức công xã thị tộc để thích ứng với môi trường thiên nhiên cũng như tránh được thiên tai thú dữ và bảo vệ được sự sống cho các thành viên ở trong cộng đồng dân tộc, đồng thời cũng là nơi để sinh hoạt văn hóa của đồng bào này.

Nhà dài của dân tộc Ê đê có hình con thuyền dài được làm bằng tre nứa và bằng gỗ mặt sàn còn vách tường bao quanh nhà được làm bằng thân cây bương hoặc thân cây tre già đập dập, mái thì lợp cỏ tranh. Cửa chính sẽ mở phía trái căn nhà, cửa sổ thì mở ra phía hông; bên trong nhà có một trần gỗ hình vòm giống hệt như mui thuyền. Nhà của người Ê-đê thuộc vào loại hình nhà dài và sàn thấp, độ dài của căn nhà thường rơi vào khoảng 15 – 100 m tùy vào số lượng thành viên trong gia đình, đó là nơi để cư trú của đại gia đình cho hàng chục người đồng thời thể hiện được danh tiếng địa vị của gia đình ấy trong cộng đồng. Đây chính là một nét đặc trưng riêng về lối kiến trúc nhà ở mà chỉ dân tộc Ê đê mới có được. Đặc biệt là nhà dài của đồng bào Ê đê bao giờ cũng có hai cái cầu thang đực và cái. Thang đực để cho những thành viên nam trong gia đình sử dụng, thang cái để cho những thành viên nữ và khách sử dụng. Bậc cầu thang từ đất liền tới sàn nhà luôn mang số lẻ do người Ê đê tin rằng số chẵn là số đại diện cho ma quỷ, số lẻ mới là con số của con người.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

Vai trò của Cồng Chiêng mang một sức mạnh hết sức to lớn ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống sinh hoạt của nhiều thế hệ người Ê đê. Đồng bào Tây Nguyên coi cồng chiêng như đại diện của sức mạnh vật chất và sự giàu có của cá nhân, dòng họ, gia đình và buôn làng. Cồng Chiêng là thứ tài sản quý giá mà ông bà tổ tiên để lại, có những bộ cồng chiêng quý giá có thể phải đổi bằng vài chục con trâu hay mấy con voi mới có được. Bởi vậy Chiêng là tài sản vô cùng quý hiếm được lưu giữ và được truyền từ đời này qua đời khác, ăn sâu vào trong đời sống tâm linh của đồng bào người Ê đê. Họ tin rằng mỗi khi vang lên âm thanh của chiếc Cồng Chiêng có thể giúp cho con người thông tin trực tiếp tới các đấng thần linh, là chiếc cầu nối giữa những thành viên trong cộng đồng từ khi cất tiếng khóc chào đời con người đã nghe thấy tiếng chiêng trống và đến khi lớn lên, lúc dựng vợ gả chồng tiếng chiêng lại càng rộn ràng trong ngày vui hạnh phúc. Cồng chiêng không được dùng một cách bừa bãi mà chỉ được dùng trong những nghi lễ, lễ hội của gia đình hay là của buôn làng cho những dịp tiếp đón khách quý.

d) Một số nét văn hóa của người dân tộc Ê-đê.

Cuộc sống của người Ê đê đi theo lối mẫu hệ, con cái đều phải mang họ của mẹ và người đàn ông khi lấy vợ phải theo nhà vợ. Con gái mới là người được quyền thừa kế tài sản còn con trai thì không được, người con gái út sẽ được thừa kế nhà thờ cúng ông bà đồng thời phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ già. Với đồng bào Ê-đê thì người phụ nữ sẽ nắm quyền to lớn trong nhà, làm chủ gia đình và có quyền tự quyết trong mọi công việc; còn những người đàn ông thì chỉ là người phụ trợ cho công việc của những người phụ nữ và thường sẽ làm những công việc phải cần đến sức khỏe nhiều hơn.

Người Ê đê chủ yếu sống dựa vào nghề nông nghiệp theo hướng là “tự cung tự cấp”, hoạt động theo xu hướng hết sức nguyên thủy. Họ chủ yếu sẽ làm nương, làm rẫy và hái lượm, săn bắt, đánh cá, đan lát và dệt vải… Ngoài ra, người Ê đê vẫn có cả mô hình sản xuất dưới hình thức luân canh; tức là bên cạnh những khu đất đang được canh tác còn có những khu đất hoang để phục hồi sự màu mỡ. Người Ê đê cũng đan xen thêm với việc trồng những loại cây công nghiệp như: cây cao su, điều, café, hồ tiêu… và chế biến nông sản. Còn về lĩnh vực chăn nuôi, họ thường nuôi những con trâu, bò, lợn, dê, voi… Ngoài ra, đồng bào người Ê đê cũng làm thêm cả nghề đan lát, đồ trang sức, gỗ, làm gốm để phục vụ cho các nghi lễ tâm linh, những thứ cần thiết để tổ chức các lễ hội,…

Người Ê đê có đời sống tín ngưỡng tâm linh vô cùng phong phú cũng như nhiều dân tộc đang sinh sống ở trên dải đất Trường Sơn Tây Nguyên. Một trong những phong tục tập quán được biết đến lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Êđê chính là Lễ cúng bến nước hay còn gọi là thần nước. Lễ cúng thần nước của người dân tộc Ê đê được tổ chức mỗi năm sau mùa thu hoạch với mục đích là cầu cho mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu để cuộc sống được ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong số hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Ê đê, mang đến rất nhiều ý nghĩa tích cực ở trong đời sống tâm linh của người đồng bào dân tộc Êđê. Ngoài ra dân tộc Ê đê cũng có một số lễ hội truyền thống khác như Lễ cúng cơm hay Lễ cúng trưởng thành đều là những lễ hội mang đậm nét văn hóa vô cùng đặc sắc của dân tộc.

2.3 Kết luận

Nét văn hóa của người dân tộc Ê-đê từ trang phục, nhà ở cho đến những văn hóa tâm linh đều là dấu ấn vô cùng độc đáo và đặc biệt, tiêu biểu cho mảnh đất Tây Nguyên. Việc nghiên cứu những nét văn hóa không chỉ với người đồng bào Ê-đê mà còn cả những đồng bào dân tộc thiểu số khác nữa vẫn cần được mở rộng thêm và nghiên cứu sâu hơn để thấy được sự đa dạng trong văn hóa của 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam ta.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!


Ở Việt Nam có rất nhiều văn hóa truyền thống cần được biết đến và lan toả đến nhiều người hơn không chỉ với những con người Việt Nam mà còn với những người bạn nước ngoài. Hy vọng sau phần Soạn Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam, các em có thể hiểu hơn về chủ đề này. Ngoài ra, nếu các em muốn học thêm về những bài học khác thuộc chương trình ngữ văn nói riêng hoặc tất cả kiến thức của môn học khác nữa, các em nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn để có thể đăng ký khoá học và trải nghiệm cùng các thầy cô VUIHOC ngay nhé!

>> Mời các bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Hotline: 0987810990