img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 môn văn có đáp án

Tác giả Hoàng Uyên 16:51 05/04/2024 32,199 Tag Lớp 11

Đề thi học kì 2 lớp 12 môn văn có đáp án theo chương trình sách mới giúp các em học sinh luyện giải đề và nắm vững cấu trúc đề thi. Cùng theo dõi bài viết và làm thử đề thi để tự kiểm tra kiến thức của bản thân trước khi bước vào kì thi chính thức nhé!

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 môn văn có đáp án
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11: Đề số 1 

1.1 Đề thi

1.2 Đáp án 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU 

Câu 1: 
- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũ ngôn.

- Tác dụng: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệu của song biển cũng như sóng long của người đang yêu.
Câu 2:   

Nội dung của hai đoạn thơ trên nói về Tình yêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu

Câu 3: 

Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền – Biển tượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung bậc, khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng

Biện pháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa. Biện pháp này gắn cho những vật vô tri những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng của đôi lứa khi yêu.

Câu 4:  

Cách nói hình tượng tác giả đã diễn tả nỗi nhớ thiết tha, nỗi nhớ được dựng lên bởi một thời gian bất thường và cụ thể hóa được nỗi nhớ thương: biển bạc đầu vì thương nhớ, biển thương nhớ cho đến nỗi bạc cả đầu, biển đã bạc đầu mà vẫn còn thương còn nhớ như thuở đôi mươi . 

II. PHẦN VIẾT

a. Mở bài 

- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du:

+ Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào của dân tộc Việt Nam với tài năng kiệt xuất, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của dân tộc.

- Giới thiệu bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí:

+ Đọc Tiểu Thanh kí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của thơ văn Nguyễn Du, là tiếng nói đồng cảm với thân phận người phụ nữ bất hạnh xưa - nạn nhân của chế độ phong kiến.

b. Thân bài

* Tìm hiểu khái quát về cuộc đời nàng Tiểu Thanh

- Tiểu Thanh là người con gái có thật, sống cách Nguyễn Du 300 năm trước ở đời Minh (Trung Hoa), là người rất thông minh và nhiều tài nghệ.

- Tuy có tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu số phận làm lẽ cô đơn, bất hạnh, hẩm hiu.

- Nàng bị vợ cả ghen, đày ra sống ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ côi cút một mình.

- Trước khi lâm bệnh mất vì buồn rầu năm 18 tuổi, nàng có để lại một tập thơ sau bị vợ cả đốt, hiện chỉ còn sót lại một số bài được tập hợp trong "phần dư".

=> Tiểu Thanh là người con gái tài sắc, bạc mệnh.

* Luận điểm 1: Đọc phần dư cảo, thương cảm cho Tiểu Thanh (hai câu đề)

"Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư" (Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang)

- Tây Hồ hoa uyển (vườn hoa bên Tây Hồ) - thành khư (gò hoang) -> Hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại

- “tẫn”: đến cùng, triệt để, hết

=>  Nguyễn Du mượn sự thay đổi của cảnh sắc để nói lên được sự thay đổi của cuộc sống: Hồ Tây là một cảnh đẹp xưa kia thì giờ đây trở thành một bãi gò hoang.

=> Đau xót, ngậm ngùi cho vẻ đẹp chỉ còn trong dĩ vãng.

"Độc điếu song tiền nhất chỉ thư" (Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)

- "độc điếu": một mình viếng - "thổn thức": trạng thái thương xót, đồng cảm

- "nhất chỉ thư": một tập sách - "mảnh giấy tàn": bài viếng nàng Tiểu Thanh của Nguyễn Du.

=> Một mình nhà thơ ngậm ngùi đọc một tập sách (di cảo của Tiểu Thanh)
=> Nhấn mạnh sự cô đơn lắng sâu trầm tư, sự xót thương với người xưa

=> Hai câu thơ thể hiện được sự thương xót của nhà thơ dành cho Tiểu Thanh, người con gái tài sắc nhưng có một cuộc đời thật bạc bẽo. Người mất đi rồi chỉ còn lại cảnh Hồ Tây nhưng nó cũng không còn đẹp như khi nàng còn sống nữa.

* Luận điểm 2: Số phận bi thương, uất hận của Tiểu Thanh (hai câu thực)

Chi phấn hữu thần liên tử hậu (Son phấn có thần chôn vẫn hận)

- "Son phấn": vật trang điểm của phụ nữ, tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ

=> Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Tiểu Thanh.

Văn chương vô mệnh lụy phần dư (Văn chương không mệnh đốt còn vương)

- "Văn chương": tượng trưng cho tài năng.

- "hận, vương": diễn tả cảm xúc

- “Chôn”, “đốt”: động từ cụ thể hóa sự ghen ghét, sự vùi dập phũ phàng của người vợ cả đối với nàng Tiểu Thanh.

=> Triết lí về số phận con người: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đố, hồng nhan đa truân… cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.

=> Thái độ của xã hội phong kiến không chấp nhận những con người tài sắc.
=> Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh, ca ngợi, khẳng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng - cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.

* Luận điểm 3: Niềm suy tư và mối đồng cảm của tác giả với Tiểu Thanh (hai câu luận)

Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kỳ oan ngã tự cư

(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi / Cái án phong lưu khách tự mang)

- “Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp -> mối hận của những người tài hoa mà bạc mệnh.

- "Thiên nan vấn": khó mà hỏi trời được

=>  Nỗi oan khuất của thân phận người phụ nữ tài hoa trong xã hội phong kiến đầy bất công: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc.

- "Kì oan": nỗi oan lạ lùng

- "Ngã": ta (chỉ bản thể cá nhân)

=>  Nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Số phận cay đắng của những con người tài hoa trong xã hội xưa.

=> Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ”.

* Luận điểm 4: Từ cảm thương cho người, tác giả xót thương cho chính mình (hai câu kết)

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hà hà nhân khấp Tố Như

(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng)

- "Tam bách dư niên": Con số mang tính ước lệ, ý chỉ thời gian dài.

- "Tố Như": Tên chữ của Nguyễn Du
=> Tiếng khóc cho nàng Tiểu Thanh nay đã có tác giả thấu hiểu và giải oan cho nàng, ông băn khoăn không biết hậu thế ai sẽ khóc ông.

=> Ý thơ chuyển đột ngột từ “thương người” sang “thương mình” với khát vọng tìm được sự đồng cảm nơi hậu thế.

- Câu hỏi tu từ: "Người đời ai khóc Tố Như chăng" -> một câu hỏi nhức nhối, da diết, thể hiện nỗi buồn thống thiết, ngậm ngùi cho sự cô độc của chính tác giả trong hiện tại.

=>  Khao khát tìm gặp được tấm lòng tri kỉ giữa cuộc đời.

=> Tâm trạng hoài nghi, đau khổ, thương người, thương mình của nhà thơ. Tấm lòng nhân đạo mênh mông vượt qua mọi không gian và thời gian.

c. Kết bài 

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Nêu cảm nhận của em.

 

>> PAS THPT - khóa học online cá nhân hóa giúp các em xây dựng lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+

 

2. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11: Đề số 2

2.1 Đề thi

2.2 Đáp án

Câu 1: D. Biểu cảm

Câu 2: A. Tự do

Câu 3: D. Trong một chuyến đi về thăm lại người mẹ anh hùng.

Câu 4: A. So sánh, hoán dụ

Câu 5: A. Sự ngạc nhiên, vui mừng trước sự đổi thay của quê hương

Câu 6: A. Vẻ đẹp cuộc sống mới đang thay đổi từng ngày

Câu 7: C. 1

Câu 8: C. Cả A và B đều đúng

Câu 9

Mẹ Tơm là một người mẹ giàu lòng thương yêu, có lí tưởng cao quý, một người phụ nữ yêu nước, căm thù giặc. Mẹ không quản khó nhọc nguy hiểm để cất giấu cán bộ chiến sĩ trong nhà mình.
Câu 10

Học sinh phân tích những tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở khổ thơ cuối của đoạn trích.
Học sinh trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.

Phần 2: Viết bài: 

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nêu luận đề: những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ.

b. Thân bài:

- Giới thiệu ngắn gọn về tứ thơ, mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

- Cảm xúc, suy tư của nhà thơ về người mẹ anh hùng.

- Suy tư của tác giả về cuộc đời, quan điểm sống…

c. Lưu ý: Các luận điểm làm sáng tỏ luận đề gồm câu chứa luận điểm + lí lẽ + dẫn chứng.

Kết bài: Cảm nhận, nhận thức của cá nhân về những cảm xúc, rung động, suy tư của chủ thể trữ tình.

COMBO 12 cuốn sổ tay hack điểm thi tốt nghiệp THPT và kì thi Đánh giá năng lực đã có mặt trên kệ sách của bạn chưa? 

3. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn 11: Đề số 3

3.1 Đề thi

3.2 Đáp án

Câu 1: 

Đoạn thơ thể hiện tình yêu thương, nỗi nhớ nhung đơn phương của người nam dành cho người con gái mà mình yêu thương mà không được đáp lại. 

Câu 2:

Biện pháp hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật qua hình ảnh giàn giầu và hàng cau, thôn Đoài và thôn Đông. Hình ảnh giàn giầu và hàng cau tượng trưng cho tình yêu nam nữ quấn quít, yêu thương, dạt dào.

Biện pháp nhân hóa qua từ ngữ "nhớ". Tác dụng: diễn tả sinh động, chân thực, giàu sức biểu cảm tình yêu đơn phương của người nam dành cho người nữ.
Câu 3 :
Chúng ta thường nghe nhiều đến tình yêu lứa đôi, tình yêu thanh xuân, tình yêu dang dở, tình yêu trung niên và tình yêu trưởng thành. Nhưng ít ai biết rằng, có một tình yêu nồng nhiệt không kém, đó là tình yêu học trò. Bạn cảm nhận về tình yêu này như thế nào? Riêng tôi, tình yêu học trò là những rung cảm đầu đời đẹp nhất, hồn nhiên nhất và mơ mộng nhất. Bởi đó là lời ước hẹn cho tương lai, là cái nắm tay thẹn thùng đến đỏ mặt. Và cả những lá thư chưa kịp gửi vì giây phút chia xa đã đến. Hay mỗi khi tan lớp chờ nhau dưới bóng phượng hồng.

Để khi trưởng thành, chúng ta trân quý phút giây mặn nồng của một thời tuổi trẻ. Ở đó có kỷ niệm, có ký ức vui, buồn lẫn lộn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ dũng cảm để chèo lái con thuyền ấy đến khi trưởng thành. Bởi thanh xuân, chúng ta suy nghĩ bồng bột, tình yêu non nớt ấy không đủ mạnh mẽ để vượt qua sóng lớn. Vì vậy, bao mối tình của một thời cắp sách đã kết thúc trong ngậm ngùi, hối tiếc. 

Câu 4: Hướng dẫn lập dàn ý 

a. Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và đoạn trích “Lời tiễn dặn”.

b. Thân bài.

a. Tóm tắt truyện thơ và khái quát về đoạn trích

- Tiễn dặn người yêu” truyện thơ dân tộc Thái, kể về chàng trai và cô gái yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Chàng trai quyết ra đi làm giàu, hy vọng có thể lấy được người yêu nhưng cuối cùng, cô gái vẫn bị ép gả cho nhà giàu. Trải qua rất nhiều biến cố, họ mới có thể ở bên nhau.

- Đoạn trích “Lời tiễn dặn” phần cảm động nhất của truyện thơ, nói về cuộc chia tay giữa hai người và lời của chàng trai khi phải chứng kiến cô gái bị nhà chồng ngược đãi.

b. Phân tích đoạn trích

+ Phần 1: Tâm trạng, tình cảm của chàng trai và cô gái khi chia tay

- Tâm trạng rối bời, vừa lưu luyến, thủy chung, không nỡ rời xa lại vừa cay đắng, buồn bã của chàng trai:

+ Lời nói đầy cảm động.

+ Suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt.

+ Lời thề tình yêu son sắt.

+ Đi cùng người yêu nhưng lại nghĩ “đành lòng quay lại”, “chịu quay đi”.

=> Đây là cảm xúc của người có tình yêu tha thiết nhưng lại đau khổ vì hoàn cảnh thực tại.

- Tâm trạng dằn vặt, đớn đau vô cùng của cô gái:

+ Cất bước theo chồng nhưng “Vừa đi vừa ngoảnh lại”.

+ Níu kéo chàng trai ở lại thêm nữa.

+ Con đường đi tới nhà chồng trở nên xa ngái, buồn thương, đầy sóng gió.

=> Đây là tâm trạng bế tắc, lo lắng, sợ hãi trong tâm can người con gái khi phải bước chân vào cuộc hôn nhân không tự nguyện.

+ Phần 2: Hoàn cảnh, tình cảm của chàng trai và cô gái khi gặp lại nhau

- Khi đến thăm cô gái tại nhà chồng, chàng trai bị đặt vào hoàn cảnh trớ trêu, đau khổ: yêu nhau mà không đến được với nhau, nay lại nhìn cô bị nhà chồng hành hạ.

- Thái độ, hành động của chàng trai:

+ Chăm sóc, an ủi người yêu một cách tận tình và cảm thông, thương xót cho cô.

+ Thể hiện rõ thái độ phản kháng, mong muốn thoát khỏi tập tục gò bó để đến bên nhau.

+ Một lần nữa khẳng định sự vĩnh cửu của tình yêu chân chính, dù chết không thay đổi.

* Tổng kết

- Giá trị nội dung:

+ Ca ngợi khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.

+ Phản đối tập tục phong kiến cổ hủ.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Điệp từ, điệp ngữ.

+ Giọng điệu tha thiết.

+ Lối nói giàu hình ảnh.

+ Sử dụng nhiều từ láy.
c.  Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

- Cảm nhận chung của em về giá trị tác phẩm.
 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là bộ đề thi học kì 2 lớp 11 môn văn được biên soạn theo chương trình sách mới mà VUIHOC đã tổng hợp lại nhằm mục đích giúp các em có thêm một nguồn tài liệu tham khảo, tự đánh giá năng lực trước khi bước vào kì thi chính thức. Hy vọng với bộ đề thi trên, các em có thể nắm bắt được cấu trúc đề thi và thực hành viết thật tốt. Hiện nay trên trang web vuihoc.vn đã cập nhật đề thi học kì 2 các môn học chính như Toán, Lý, Hóa, Anh và đề cương ôn thi học kì 2 chi tiết các môn học trên, đừng quên cập nhật các bài viết để dễ dàng ôn tập bạn nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Hotline: 0987810990