Hệ thống chi tiết thông tin về tiếng việt lớp 4 tập 1
Hệ thống chương trình tiếng việt lớp 4 tập 1 là thông tin về bố cục các bài học cũng như kiến thức trọng tâm của môn tiếng việt.
Vuihoc.vn sẽ hệ thống toàn bộ chương trình tiếng việt lớp 4 tập 1, các nội dung bài học quan trọng giúp con nắm chắc và hiểu sâu.
1. Số lượng và thời gian học môn tiếng việt 4 tập 1
Môn tiếng việt 4 tập 1 nội dung chương trình có 5 chủ điểm được chia thành 18 tuần học tập và 162 tiết học.
Mỗi bài học, chủ điểm lại được chia thành số tiết học và cấu trúc của các tiết học như sau:
-
2 tiết tập đọc
-
1 tiết chính tả
-
2 tiết luyện từ và câu
-
1 tiết kể chuyện
-
2 tiết tập làm văn
2. Danh sách bài học tiếng việt lớp 4 tập 1
Tuần |
Phân môn |
Tiết số |
Tên bài |
01 |
Dế mèn bênh vực kẻ yếu |
||
Tập đọc |
02 |
Mẹ ốm |
|
Chính tả |
01 |
Nghe - viết: Dế mèn bênh vực kẻ yếu |
|
1 |
Luyện từ và câu |
01 |
Cấu tạo của tiếng |
02 |
Luyện tập về cấu tạo của tiếng |
||
Kể chuyện |
01 |
Sự tích Hồ Ba bể |
|
01 |
Thế nào là kể chuyện? |
||
Tập làm văn |
02 |
Nhân vật trong chuyện |
|
Tập đọc |
03 |
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt) |
|
04 |
Truyện cổ nước mình |
||
2 |
Chính tả |
02 |
Nghe – viết: Mười năm cõng bạn đi học |
LTVC |
03 |
Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết |
|
04 |
Dấu hai chấm |
||
Kể chuyện |
02 |
Kể chuyện đã nghe, đã đọc |
|
Tập làm văn |
03 |
Kể lại hành động của nhân vật |
|
04 |
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện |
tập đọc |
05 |
Thư thăm bạn |
|
06 |
Người ăn xin |
||
chính tả |
03 |
Cháu nghe câu chuyện của bà |
|
LTVC |
05 |
Từ đơn và từ phức |
|
3 |
06 |
Mở rộng vốn từ: nhân hậu - đoàn kết |
|
Kể chuyện |
03 |
Kể chuyện đã nghe, đã đọc |
|
Tập làm văn |
05 |
Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật |
|
06 |
Viết thư |
||
Tập đọc |
07 |
Một người chính trực |
|
08 |
Tre Việt Nam |
||
Chính tả |
04 |
Nhớ - viết: truyện cổ nước mình |
|
4 |
LTVC |
07 |
Từ ghép và từ láy |
08 |
Luyện tập về từ ghép và từ láy |
||
Kể chuyện |
04 |
Một nhà thơ chân chính |
|
Tập làm văn |
07 |
Cốt truyện |
|
08 |
Luyện tập xây dựng cốt truyện |
Tập đọc |
09 |
Những hạt thóc giống |
|
010 |
Gà trống và cáo |
||
Chính tả |
05 |
Nghe viết: Những hạt thóc giống |
|
LTVC |
09 |
Mở rộng vốn từ: trung thực - tự trọng |
|
5 |
10 |
Danh từ |
|
Kể chuyện |
05 |
Kể chuyện đã nghe đã đọc |
|
Tập làm văn |
09 |
Viết thư (kiểm tra viết) |
|
10 |
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện |
||
Tập đọc |
11 |
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca |
|
12 |
Chị em tôi |
||
Chính tả |
06 |
Nghe viết: Người viết truyện thật thà |
|
6 |
LTVC |
11 |
Danh từ chung và danh từ riêng |
12 |
Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng |
||
Kể chuyện |
06 |
Kể chuyện đã nghe, đã đọc |
|
Tập làm văn |
11 |
Trả bài văn viết thư |
|
12 |
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện |
Tập đọc |
13 |
Trung thu độc lập |
|
14 |
Ở Vương Quốc Tương lai |
||
Chính tả |
07 |
Nhớ viết: Gà Trống và Cáo |
|
7 |
LTVC |
13 |
Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam |
14 |
Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam |
||
Kể chuyện |
07 |
Lời ước dưới trăng |
|
Tập làm văn |
13 |
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện |
|
14 |
Luyện tập phát triển câu chuyện |
||
Tập đọc |
15 |
Nếu chúng mình có phép lạ |
|
16 |
Đôi giày ba ta màu xanh |
||
Chính tả |
08 |
Nghe – viết: Trung thu độc lập |
|
8 |
LTVC |
15 |
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài |
16 |
Dấu ngoặc kép |
||
Kể chuyện |
08 |
Kể chuyện đã nghe, đã đọc |
|
Tập làm văn |
15 |
Luyện tập phát triển câu chuyện |
|
16 |
Luyện tập phát triển câu chuyện |
Tập đọc |
17 |
Thưa chuyện với mẹ |
|
18 |
Điều ước của vua Mi-đát |
||
Chính tả |
09 |
Nghe – viết: Thợ rèn |
|
9 |
LTVC |
19 |
Mở rộng vốn từ: Ước mơ |
20 |
Động từ |
||
Kể chuyện |
09 |
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia |
|
Tập làm văn |
19 |
Luyện tập phát triển câu chuyện |
|
20 |
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân |
||
Tập đọc |
21 |
Ôn tập tiết 1 |
|
22 |
Ôn tập tiết 2 |
||
Chính tả |
10 |
Ôn tập tiết 3 |
|
10 |
LTVC |
21 |
Ôn tập tiết 4 |
22 |
Ôn tập tiết 5 |
||
Kể chuyện |
10 |
Ôn tập tiết 6 |
|
Tập làm văn |
21 |
Kiểm tra giữa kì I (KT đọc) |
|
22 |
Kiểm tra giữa kì I (KT viết) |
Tập đọc |
23 |
Ông Trạng thả diều |
|
24 |
Có chí thì nên |
||
Chính tả |
11 |
Nhớ viết: Nếu chúng mình có phép lạ |
|
11 |
LTVC |
23 |
Luyện tập về động từ |
24 |
Tính từ |
||
Kể chuyện |
11 |
Bàn chân kì diệu |
|
Tập làm văn |
23 |
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân |
|
24 |
Mở bài trong bài văn kể chuyện |
||
Tập đọc |
25 |
“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi |
|
26 |
Vẽ trứng |
||
Chính tả |
12 |
Nghe viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực |
|
12 |
LTVC |
25 |
Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực |
26 |
Tính từ (tt) |
||
Kể chuyện |
12 |
Kể chuyện đã nghe, đã đọc |
|
Tập làm văn |
25 |
Kết bài trong bài văn kể chuyện |
|
26 |
Kể chuyện (Kiểm tra viết) |
Tập đọc |
27 |
Người tìm đường lên các vì sao |
|
28 |
Văn hay chữ tốt |
||
Chính tả |
13 |
Nghe – viết: Người tìm đường trên các vì sao |
|
13 |
LTVC |
27 |
Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực (tt) |
28 |
Câu hỏi và dấu chấm hỏi |
||
Kể chuyện |
13 |
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia |
|
Tập làm văn |
27 |
Trả bài văn kể chuyện |
|
28 |
Ôn tập văn kể chuyện |
||
Tập đọc |
29 |
Chú đất Nung |
|
30 |
Chú đất Nung (tt) |
||
Chính tả |
14 |
Nghe – viết: Chiếc áo búp bê |
|
14 |
LTVC |
29 |
Luyện tập về câu hỏi |
30 |
Dùng câu hỏi vào mục đích khác |
||
Kể chuyện |
14 |
Búp bê của ai? |
|
Tập làm văn |
29 |
Thế nào là miêu tả? |
|
30 |
Thế nào là miêu tả? |
Tập đọc |
31 |
Cánh diều tuổi thơ |
|
32 |
tuổi ngựa |
||
Chính tả |
15 |
Nghe viết: Cánh diều tuổi thơ |
|
15 |
LTVC |
31 |
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi |
32 |
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi |
||
Kể chuyện |
15 |
Kể chuyện đã nghe, đã đọc |
|
Tập làm văn |
31 |
Luyện tập miêu tả đồ vật |
|
32 |
Quan sát đồ vật |
||
Tập đọc |
33 |
Kéo co |
|
34 |
Trong quán ăn “Ba cá bống” |
||
16 |
Chính tả |
16 |
Nghe – viết: Kéo co |
LTVC |
35 |
Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi |
|
36 |
Câu kể |
||
Kể chuyện |
16 |
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia |
|
Tập làm văn |
35 |
Luyện tập giới thiệu địa phương |
|
36 |
Luyện tập miêu tả đồ vật |
Tập đọc |
37 |
Rất nhiều mặt trăng |
|
38 |
Rất nhiều mặt trăng (tt) |
||
Chính tả |
17 |
Nghe – viết : Mùa đông trên rẻo cao |
|
17 |
LTVC |
37 |
Câu kể Ai làm gì? |
38 |
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? |
||
Kể chuyện |
17 |
Một phát minh nho nhỏ |
|
Tập làm văn |
37 |
Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật |
|
38 |
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật |
||
Tập đọc |
39 |
Ôn tập tiết 1 |
|
40 |
Ôn tập tiết 2 |
||
Chính tả |
18 |
Ôn tập tiết 3 |
|
18 |
LTVC |
39 |
Ôn tập tiết 4 |
40 |
Ôn tập tiết 5 |
||
Kể chuyện |
18 |
Ôn tập tiết 6 |
|
Tập làm văn |
39 |
Kiểm tra cuối kì 1 (KT đọc) |
|
40 |
Kiểm tra cuối kì 1 (KT viết) |
3. Kiến thức trọng tâm phần chính tả của tiếng việt lớp 4 tập 1
3.1. Phân biệt s/x và tr/ch
3.2. Phân biệt dấu hỏi/dấu ngã
- Một số từ có chứa dấu hỏi: hỏi han, nhan nhản, tản mạn, ngăn cản, nản chí, phản đối, tổng kết, kể lể, hả hê, mê mẩn, cẩn thận,…
- Một số từ có chứa dấu ngã: sa ngã, mẫu số, hải thượng lãn ông, giã gạo, xã hội, dũng cảm, vũng nước, ….
3.3. Phân biệt ươn/ương
- Một số từ có chứa vần ươn: vươn lên, lươn lẹo, con vượn, vay mượn, lượn lờ, …
- Một số từ có chứa ương: bướng bỉnh, sung sướng, phương hướng, đồ nướng, tướng mạo,….
3.4. Phân biệt l/n
- Một số từ có chứa l: lo lắng, lâng lâng, lỡ làng, lộc lá, nước lợ, lộ tẩy, lung linh, long lanh, lóng lánh, lí luận….
- Một số từ có chứa n: nô nức, nóng nảy, no nê, nông nổi, nòng cốt, ….
3.5. Phân biệt i/iê
- Một số từ có chứa i: ti tỉ, tỉ mỉ, li ti, xấu xí, bí bách, tí tách, mộng mị, cự li, di chuyển, …
- Một số từ có chứa iê: chiền chiện, vương miện, thể diện, chùa chiền, liên tiếp, chiêm chiếm, đoàn xiếc, ….
3.6. Phân biệt r/d/gi
3.7. Phân biệt ât/âc
- Một số từ có chứa vần ât: chân chất, đôi tất, lất phất, mất mát, đất đai, nước cất, vất vả, tất cả, ….
- Một số từ có chứa vần âc: nấc thang, giấc mơ, tấc đất, thứ bậc, ….
4. Kiến thức trọng tâm của phần luyện từ và câu
4.1. Mở rộng vốn từ
4.1.1. Ý chí - nghị lực
- Ý chí:
+ Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất): chí phải, chí thân, chí tình, chí công
+ Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí
- Nghị lực: quyết chí, quyết tâm, bền chí, kiên nhẫn, kiên cường,…
c. Một số câu tục ngữ chủ đề Ý chí – Nghị lực
- Có chí thì nên
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Có chí ắt làm nên
- Lửa thử vàng, gian nan thử sức
4.1.2. Đồ chơi - trò chơi
a. Mở rộng vốn từ
- Đồ chơi là chỉ sự vật. Ví dụ: quả cầu, dây thừng, viên sỏi, quân cờ, cầu trượt, viên bi, đèn ông sao, búp bê, con diều,….
- Trò chơi là chỉ hoạt động khi chúng ta tham gia vào trò chơi đó. Ví dụ: đá cầu, kéo co, chơi ô ăn quan, chơi cờ, chơi cầu trượt, chơi bóng rổ, chơi nhảy dây...
b. Một số thành ngữ, tục ngữ
- Chơi với lửa
- Ở chọn nơi, chơi chọn bạn
- Chơi diều đứt dây
- Chơi dao có ngày đứt tay
4.2. Từ loại
4.2.1. Danh từ
a) Khái niệm
Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị)
Ví dụ: ông, bà, bố, mẹ, nắng, khế, ổi,...
b) Phân loại danh từ
- Danh từ chỉ người
Ví dụ: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,..
- Danh từ chỉ vật
Ví dụ: nhà, cửa, chó, mèo, gà, chuối, rau
- Danh từ chỉ hiện tượng
Ví dụ: nắng, mưa, gió, bão, lụt, giông,...
- Danh từ chỉ khái niệm
Danh từ chỉ khái niệm biểu thị các chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn,... được.
Ví dụ: từ loại, nấu ăn, vật chất, tinh thần
- Danh từ chỉ đơn vị
Danh từ chỉ đơn vị biểu thị những đơn vị được dùng để tính đếm sự vật
Ví dụ: Bút, xe, kẹo: tính bằng cái, chiếc
4.2.2. Tính từ
Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái
Ví dụ: nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát,...
4.2.3. Động từ
Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật
Ví dụ: đi, đứng, ngồi, nằm, ăn,...
4.3. Câu hỏi
4.3.1. Câu hỏi là gì?
4.3.2. Mục đích của câu hỏi
Nhiều khi, ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện:
- Thái độ khen chê
Ví dụ: Mẹ nhìn tôi âu yếm: “Kết quả học tập kì này của con rất tốt?”
- Sự khẳng định, phủ định
Ví dụ: Học toán đố rất thú vị.
- Yêu cầu, mong muốn
Ví dụ: “Bạn có thể đóng giúp mình cánh cửa được không?”
4.4. Câu kể
4.4.1. Khái niệm
4.4.2. Chức năng của câu kể
- Câu kể Ai làm gì?
- Câu kể Ai làm gì? Thường gồm hai bộ phận:
+ Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?
+ Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?
Ví dụ: Lan đang học bài.
4.4.3. Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa)
Vị ngữ có thể là:
+ Động từ
+ Động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc (cụm động từ)
Trên đây là toàn bộ hệ thống các bài học tiết học của tiếng việt lớp 4 tập 1 và các kiến thức quan trọng con cần biết. Để học tốt hơn con tham gia thêm các khóa học online tại vuihoc.vn nhé.