img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Mẹ Đỗ Nhật Nam chia sẻ cách biến Internet thành thầy của con

Tác giả Cô An Di 16:57 09/03/2022 18,912

Thay vì cấm trẻ dùng iPad hay máy tính, chị Điệp cho rằng phụ huynh nên bên cạnh tương tác với con và đưa ra những điều khoản phù hợp.

Mẹ Đỗ Nhật Nam chia sẻ cách biến Internet thành thầy của con
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Thay vì cấm trẻ dùng iPad hay máy tính, chị Điệp cho rằng phụ huynh nên bên cạnh tương tác với con và đưa ra những điều khoản phù hợp.

Trong buổi ra mắt kho truyện tiếng Việt VMonkey ngày 15/3 tại Hà Nội, chị Phan Hồ Điệp, giảng viên khoa Giáo dục đặc biệt (Đại học Sư phạm Hà Nội), mẹ Đỗ Nhật Nam, đã chia sẻ cách giúp trẻ sử dụng Internet hiệu quả.

Theo chị Điệp, mạng Internet cũng giống cuộc đời, có phần tốt, phần xấu. "Phụ huynh không thể vì những điều không được tốt đẹp để cấm con tiếp xúc với một thế giới thông tin rộng lớn. Điều đó cũng giống như việc bạn cấm con không được ra đường vì ngoài đường có nhiều hiểm họa", chị Điệp nói và cho rằng thay vì cấm cản, bố mẹ nên dạy con cách vượt qua những thách thức.

Chị Điệp chỉ ra một số thực trạng đang rất phổ biến như bố mẹ ngồi cùng con nhưng ba người dùng ba chiếc điện thoại/Ipad, phụ huynh coi thời gian sử dụng Internet và các thiết bị điện tử làm phần thưởng cho con, hay để trẻ xem điện thoại nhằm bón cơm được nhanh.

Ở những trường hợp này, dù ở bên con, chị Điệp cho rằng nó vẫn là tình trạng bỏ rơi con với thế giới mạng vì bố mẹ không hề biết, không kiểm soát được những gì con đang xem, không quản lý được về mặt thời gian và cũng không chỉ dẫn rõ ràng cho con trong quá trình sử dụng mạng. Điều đó khiến trẻ bị hoang mang hoặc bị dẫn dụ vào những nội dung không tốt.

Từ thực tế trên, chị Điệp đưa ra một số lời khuyên dành cho cha mẹ. Đây cũng là những biện pháp chị đã áp dụng trong quá trình nuôi dạy Đỗ Nhật Nam.

Thứ nhất, phụ huynh không nên sử dụng thiết bị điện tử làm phần thưởng cho con hoặc làm công cụ để được rảnh tay hơn trong việc chăm sóc con cái.

Thứ hai, phụ huynh cần đưa ra một cam kết về mặt thời gian sử dụng điện thoại, Ipad hay máy tính với con. Điều này cần được theo dõi nghiêm ngặt hàng ngày. Nếu hôm nay cho con sử dụng 20 phút rồi ngày mai lại thả cho dùng thoải mái thì sẽ không có tác dụng.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên có ghi chú rõ ràng và dán ở vị trí nào đó để con dễ nhận thấy. Chẳng hạn, chị Điệp làm một bản hợp đồng dán ở ngay máy tính Đỗ Nhật Nam sử dụng, trong đó có những điều khoản liên quan đến việc bố mẹ được quyền biết lịch sử mà con đã truy cập và được quản lý về mặt thời gian.

Giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội khuyên phụ huynh dạy con đối mặt với những cái xấu vì bất kỳ ai cũng không thể lẩn tránh nó. Chị đưa ra ví dụ về thử thách Momo đang khiến nhiều người lo sợ và cho rằng bố mẹ có thể trực tiếp nói chuyện với con, hỏi xem chúng cảm thấy thế nào về nhân vật này, sẽ làm gì khi tình cờ bắt gặp khi vào Internet hay nghĩ sao khi bắt gặp những thử thách mang tính dẫn dụ làm điều tổn hại đến bản thân...

Cuối cùng, chị Điệp nhấn mạnh bố mẹ cần luôn luôn ở bên cạnh để đặt câu hỏi về những gì con đã thực hiện hoặc đã làm trên Internet. "Đó không chỉ là cách để giúp con hạn chế tiếp xúc với nội dung xấu mà còn thể hiện sự cầu thị, lắng nghe chia sẻ từ con", chị nhận định.

Mẹ Đỗ Nhật Nam cho biết luôn cho con 20 phút trước giờ học để vào Internet xem bất kỳ điều gì mà không có bố mẹ ở cạnh. Tuy nhiên, sau 20 phút đó, chị sẽ yêu cầu con nói cho nghe về một bài báo, một công thức nấu ăn hay bài phát biểu của ai đó mà con đã xem. Nếu không hoàn thành, con sẽ bị cắt 20 phút sử dụng Internet vào ngày hôm sau. Nhờ đó, dù xem cái gì, trẻ cũng nhớ nhiệm vụ mẹ đã giao. Và khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng lại hứng khởi hơn để bắt đầu việc học vào buổi tối của mình.

"Đỗ Nhật Nam không đi học tiếng Anh ở ngoài nhiều mà chủ yếu là học trên mạng. Vì vậy, tôi biết ơn thế giới mạng vì đã cho con những người thầy tốt", chị Điệp nói. Tuy nhiên, chị không khuyến khích trẻ dùng Internet quá sớm vì có thể ảnh hưởng đến mắt của con. Trẻ từ 3 đến 6 tuổi chỉ nên sử dụng không quá 20 phút mỗi ngày và cần thời gian để hoạt động thể chất.

 

Dương Tâm - vnexpress.net

| đánh giá
Hotline: 0987810990