1001 Câu Hỏi Và Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh 12 Có Đáp Án Chi Tiết (P2)
Các câu hỏi trắc nghiệm sinh 12 từ chương 6 đến chương 10 rất có ích đối với các em học sinh nhất là các em học sinh có đăng kí môn sinh trong tổ hợp xét tuyển. Bài viết này sẽ tổng hợp các câu hỏi giúp các em có thể ôn tập dễ dàng môn học này hơn.
6. Chương 6: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
Dưới đây là 10 câu trắc nghiệm sinh 12 chương 6
Câu 1: Các nhân tố chủ yếu chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong thuyết tiến hóa nhỏ là:
A. Đột biến, giao phối và CLTN
B. Đột biến, biến động di truyền và CLTN
C. Đột biến, giao phối cùng với các cơ chế cách li
D. Quá trình giao phối, quá trình đột biến và cả biến động di truyền
Đáp án đúng: A
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây không xảy ra cách li sau hợp tử?
A. Con lai không sống được đến tuổi trưởng thành sinh dục.
B. Những cá thể có họ hàng gần gũi với nhau mặc dù ở cùng khu nhưng sống ở các sinh cảnh khác nhau nên không giao phối được với nhau
C. Con lai không tạo ra giao tử bình thường được
D. Con lai không phát triển
Đáp án đúng: B
Câu 3: Đóng góp to lớn của Đacuyn là
A. Giải thích thành công sự hợp lí tương đối với các đặc điểm thích nghi của loài
B. Phát hiện ra vai trò sáng tạo của CL tự nhiên với CL nhân tạo.
C. Tìm ra khái niệm “tiến hóa”, cho rằng SV có thể biến đổi từ đơn giản → phức tạp dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh.
D. Đề xuất khái niệm biến dị quần thể, nêu lên tính có hướng của loại biến dị này
Đáp án đúng: B
Câu 4: Ý nào dưới đây không là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của tất cả các gen của các loài.
B. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của tất cả các protein của các loài.
C. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của tất cả các ADN của các loài.
D. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của tất cả các mã di truyền của các loài.
Đáp án đúng: A
Câu 5: Giao phối ngẫu nhiên không được xem là nhân tố tiến hóa vì
A. Không làm biến đổi tần số alen và thành phần KG của quần thể.
B. Hình thành ra biến dị tổ hợp giúp cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
C. Giúp phát tán các đột biến bên trong quần thể.
D. Làm trung hòa sự hại của đột biến, từ đó giúp các alen lặn có hại vẫn có thể tồn tại trong quần thể.
Đáp án đúng: A
Câu 6: Các cá thể thuộc quần thể có mùa sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau được. đó là dạng cách ly
A. Tập tính
B. Nơi ở
C. Thời gian
D. Cơ học
Đáp án đúng: D
Câu 7: Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Di - nhập gen.
Đáp án đúng: A
Câu 8: Giao phối giữa lừa đực và ngựa cái sinh ra con la dai sức và leo núi giỏi,giao phối giữa lừa cái và ngựa đực sinh ra con bacđô bé hơn con la, có móng nhỏ như lừa. Nguyên nhân khác nhau của con la và bacđô :
A. Con lai thường giống mẹ
B. Di truyền ngoài nhân
C. Lai xa khác loài
D. Số lượng bộ NST khác nhau
Đáp án đúng: B
Câu 9: Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuổi các sự kiện như sau:
1. Thụ tinh của giao tử n và 2n
2. Tế bào 2n rối loạn nguyên phân cho cá thể 3n
3. Cơ thể 3n rối loạn giảm phân cho giao tử 2n
4. Hợp tử 3n tạo thành thể tam bội
5. Cơ thể 2n rối loạn giảm phân cho giao tử 2n
Thứ tự chính xác là:
A. 5 → 1 → 4
B. 4 → 3 → 1
C. 3 → 1 → 4
D. 1 → 3 → 4
Đáp án đúng: A
Câu 10: Con đường tiến hóa đồng quy tính trạng là:
A. Các loài ở các nhóm phân loại khác nhau nhưng có KH tương tự nhau
B. Các loài chung nguồn gốc nhưng mang KH khác nhau
C. Các loài tiêu giảm một số bộ phận không cần thiết
D. Các loài khác nhau thích nghi với cùng điều kiện sống nên ở cùng khu vực phân bố
Đáp án đúng: A
7. Chương 7: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
Dưới đây là 10 câu trắc nghiệm sinh 12 chương 7
Câu 1: Di tích thu được đối với các dạng hóa thạch của sinh vật là:
A. Cơ thể nguyên vẹn
B. Từng phần nhỏ của cơ thể
C. Cơ thể vẫn giữ nguyên vẹn hình dạng cũng như màu sắc
D. Cơ thể sinh vật được bảo vệ nguyên vẹn
Đáp án đúng: B
Câu 2: Phát biểu không đúng khi nói đến hiện tượng trôi dạt lục địa?
A. Trôi dạt lục địa được gây ra bởi sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy bên dưới Trái đất.
B. Trôi dạt lục địa là do các phiến kiến tạo di chuyển.
C. Lục địa bị trôi dạt nhiều lần và thay đổi các đại lục, đại dương từ cách đây khoảng 180 triệu năm.
D. Hiện nay, các lục địa không còn hiện tượng trôi dạt nữa.
Đáp án đúng: D
Câu 3: Thú và chim xuất hiện đầu tiên ở thời nào trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất?
A. Kỉ Tam điệp - đại Trung sinh.
B. Kỉ Phấn trắng - đại Tân sinh.
C. Kỉ Jura - đại Trung sinh.
D. Kỉ Thứ ba - đại Tân sinh.
Đáp án đúng: A
Câu 4: Thực vật có hoa hình thành ở giai đoạn nào dưới đây?
A. Kỉ Đệ tam - đại Trung sinh
B. Kỉ Đệ tam - đại Tân sinh
C. Kỷ Phấn trắng - đại Trung sinh
D. Kỉ Jura thuộc - Trung sinh
Đáp án đúng: C
Câu 5: Đại Tân sinh là đại phồn thịnh của
A. Thực vật hạt kín, sâu bọ, thú và chim
B. TV hạt trần, chim và thú
C. TV hạt kín, chim và thú
D. TV hạt kín và thú
Đáp án đúng: A
Câu 6: Dựa vào điều gì mà người ta chia lịch sử phát triển sinh giới thành các mốc thời gian địa chất?
A. Hoá thạch
B. Đặc điểm khí hậu, địa chất
C. Hoá thạch cùng với các đặc điểm khí hậu, địa chất
D. Đặc điểm sinh vật
Đáp án đúng: C
Câu 7: Ở đâu mà tìm thấy hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens?
A. Châu Phi
B. Châu Á
C. Đông nam châu Á
D. Châu Mỹ
Đáp án đúng: A
Câu 8: Những cơ thể xuất hiện đầu tiên có những đặc điểm nào dưới đây?
A. Cấu tạo đơn giản - dị dưỡng - yếm khí
B. Cấu tạo đơn giản - tự dưỡng - hiếu khí
C. Cấu tạo đơn giản - dị dưỡng - hiếu khí
D. Cấu tạo đơn giản - tự dưỡng - yếm khí
Đáp án đúng: A
Câu 9. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian và dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật là
A. Đại thái cổ → đại nguyên sinh → đại cổ sinh → đại trung sinh → đại tân sinh.
B. Đại thái cổ → đại cổ sinh → đại trung sinh → đại nguyên sinh → đại tân sinh.
C. Đại cổ sinh → đại nguyên sinh → đại thái cổ → đại trung sinh → đại tân sinh.
D. Đại thái cổ → đại nguyên sinh → đại trung sinh → đại cổ sinh → đại tân sinh.
Đáp án đúng: A
Câu 10: Trong khí quyển nguyên thủy của vỏ Trái Đất không có khí nào sau đây?
A. Khí Oxi. B. Khí NH3. C. Khí CO2. D. Khí CH4
Đáp án đúng: A
8. Chương 8: Cá thể và quần thể sinh vật
Dưới đây là 10 câu trắc nghiệm sinh 12 chương 8
Câu 1: Hiện tượng nào dưới đây là mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mập con khi mới nở sẽ sử dụng trứng làm thức ăn.
B. Động vật trong loài ăn thịt nhau.
C. Tỉa thưa tự nhiên xảy ra ở thực vật.
D. Các cây thông mọc gần nhau với bộ rễ nối liền nhau.
Đáp án đúng: D
Câu 2: Điều nào không đúng khi nói đến vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
A. Đảm bảo SL cá thể trong quần thể luôn ở mức độ phù hợp
B. Đảm bảo về sự phân bố của các cá thể trong quần thể luôn ở mức độ phù hợp
C. Đảm bảo về sự gia tăng SL không ngừng của quần thể
D. Đảm bảo cho sự tồn tại cũng như phát triển của quần thể
Đáp án đúng: C
Câu 3: Tuổi quần thể được hiểu là:
A. Tuổi thọ TB của tất cả các cá thể trong quần thể.
B. Thời gian mà quần thể đó tăng trưởng cũng như phát triển.
C. Thời gian sống của 1 cá thể có tuổi thọ lớn nhất trong quần thể.
D. Thời gian thực của quần thể tồn tại trong tự nhiên.
Đáp án đúng: A
Câu 4: Các kiểu phân bố chủ yếu của cá thể trong quần thể là
A. Đồng đều và ngẫu nhiên
B. Theo nhóm và ngẫu nhiên
C. Theo nhóm và đồng đều
D. Đồng đều, ngẫu nhiên và theo nhóm
Đáp án đúng: D
Câu 5: Cho các thông tin sau:
-
Điều chỉnh số lượng cá thể sống trong quần thể.
-
Giảm bớt căng thẳng trong sự cạnh tranh.
-
Tăng khả năng sử dụng các nguồn sống từ môi trường bên ngoài
-
Tìm nguồn sống mới thích hợp đối với từng cá thể.
Ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của các cá thể từ quần thể này chuyển sang quần thể khác là:
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (3) và (4)
C. (1), (2) và (4)
D. (2), (3) và (4)
Đáp án đúng: C
Câu 6: Quần thể không sinh trưởng nhanh là gì?
A. Trong quần thể, cá thể ở tuổi trước sinh sản > cá thể sinh sản.
B. Phân bố tập trung.
C. Đạt sức chứa tối đa của quần thể.
D. Quần thể có cá thể ở tuổi sau sinh sản > cá thể sinh sản.
Đáp án đúng: A
Câu 7: Nguyên nhân xuất hiện trạng thái cân bằng của quần thể
A. Sinh sản và tử vong đều giảm
B. Sinh sản giảm, tử vong tăng
C. Sinh sản tăng, tử vong giảm
D. Sự thống nhất giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong trong quần thể
Đáp án đúng: D
Câu 8: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều nhất mùa nào và do nguyên nhân nào?
A. Mùa xuân và mùa hè vì thời tiết ấm áp và nguồn thức ăn dồi dào
B. Mùa mưa vì cây cối sinh sôi tốt, sâu hại kiếm được nhiều thức ăn
C. Mùa khô vì sâu hại thích nghi với thời tiết khô nóng → sinh sản mạnh
D. Mùa xuân vì nhiệt độ thích hợp nên nguồn thức ăn phong phú
Đáp án đúng: A
Câu 9: Những ví dụ nào dưới đây mô tả biến động không theo chu kì?
-
Đợt hạn hán vào t3/2016 khiến hàng trăm hecta cà phê ở Tây Nguyên chết đồng loạt.
-
Cứ mỗi 5 năm, SL cá thể châu chấu trên cánh đồng lại bị giảm xuống do nhiệt độ ngoài trời tăng lên.
-
SL cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng vào ban ngày và giảm dần vào ban đêm.
-
SL cá thể muỗi tăng vào mùa xuân nhưng lại giảm vào mùa đông.
-
Đợt rét đậm, rét hại ở miền Bắc những ngày cận tết Bính Thân là nguyên nhân làm chết hàng loạt trâu, bò của bà con nông dân ở vùng núi phía Bắc.
A. (2) và (5)
B. (1) và (2)
C. (1) và (5)
D. (3) và (4)
Đáp án đúng: C
Câu 10: Những nhân tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
-
A. Nhân tố hữu sinh
-
B. Nhân tố vô sinh
-
C. Các bệnh truyền nhiễm
-
D. Nước, không khí, độ ẩm, thực vật ưa sáng
Đáp án đúng: B
9. Chương 9: Quần xã sinh vật
Dưới đây là 10 câu trắc nghiệm sinh 12 chương 9
Câu 1: Một số loài chim thường có thói quen đậu trên lưng và nhặt các loại sinh vật kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc để làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim và ĐV móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ nào?
A. Cộng sinh.
B. Hợp tác.
C. Hội sinh.
D. Sinh vật ăn sinh vật khác.
Đáp án đúng: B
Câu 2: Bồ nông sinh sống thành đàn dễ dàng bắt được nhiều cá, tôm so với bồ nông sinh sống riêng lẻ là một ví dụ về mối quan hệ nào?
A. Hỗ trợ cùng loài.
B. Kí sinh cùng loài.
C. Cạnh tranh cùng loài.
D. Vật ăn thịt – con mồi.
Đáp án đúng: A
Câu 3: Trong một quần xã sinh vật, xét các loài: cỏ, thỏ, hươu, mèo rừng, hổ, VK gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Nhận xét đúng về mối quan hệ giữa các loài?
I. Thỏ và vi khuẩn được xem là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
II. Mèo rừng thường săn những con thỏ yếu hơn nên đó là sự chọn lọc đối với quần thể thỏ.
III. Nếu mèo rừng bị loại bỏ hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó sẽ được điều chỉnh dần về mức cân bằng.
IV. Hổ là sinh vật đầu bảng có vai trò điều chỉnh SL cá thể trong quần thể của quần xã.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Đáp án đúng: B
Câu 4: Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa/một đơn vị diện tích mặt nước thì cần phải làm điều gì trước tiên?
-
A. Nuôi nhiều loài cá khác nhau sống trong các tầng nước khác nhau.
-
B. Nuôi nhiều loài cá ở trong cùng một chuỗi thức ăn.
-
C. Nuôi nhiều loài cá với điều kiện mật độ càng cao càng tốt.
-
D. Nuôi một loài cá phù hợp với mật độ cao và cho thật thừa thức ăn.
Đáp án đúng: A
Câu 5: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong địa hình cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có thấy các cac thể tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp nằm phơi mình trên cát và lúc này tảo lục có thể quang hợp. Giun dẹp sống bằng tinh bột do tảo lục quang hợp tạo nên. Quan hệ nào dưới đây là quan hệ biểu hiện mối quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.
A. Cộng sinh.
B. Hợp tác.
C. Kí sinh.
D. Vật ăn thịt – con mồi.
Đáp án đúng: A
Câu 6: Khi nói về độ đa dạng của quần xã, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ đa dạng của quần xã thường ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống bên ngoài.
B. Khi xảy ra diễn thế nguyên sinh thì độ đa dạng của quần xã giảm dần.
C. Quần xã với độ đa dạng càng cao thì cấu trúc quần xã càng dễ bị biến động.
D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì dẫn tới lưới thức ăn của quần xã đó càng trở nên phức tạp.
Đáp án đúng: D
Câu 7: Kiểu phân bố nào sau đây chỉ xuất hiện trong quần xã sinh vật?
A. Phân bố đều.
B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.
D. Phân bố ngẫu nhiên.
Đáp án đúng: C
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự phân tầng trong quần xã?
A. Trong quần xã sự phân tầng của TV kéo theo sự phân tầng của các loài ĐV.
B. Sự phân tầng trong quần xã sẽ làm giảm cạnh tranh cùng loài và tăng cạnh tranh khác loài.
C. Sự phân bố không đều của các nhân tố vô sinh là một nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã.
D. HST nhân tạo thường có tính phân tầng mạnh mẽ hơn so với HST tự nhiên.
Đáp án đúng: A
Câu 9: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế
A. Nguyên sinh
B. Thứ sinh
C. Liên tục
D. Phân hủy
Đáp án đúng: B
Câu 10: Trình tự xảy ra quá trình diễn thế sinh thái ở rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn?
A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.
B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
D. Rừng lim nguyên sinh bị chết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.
Đáp án đúng: C
10. Chương 10: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường
Dưới đây là 10 câu trắc nghiệm sinh 12 chương 10
Câu 1: HST nhân tạo khác với HST tự nhiên ở các điểm nào:
A. HST nhân tạo áp dụng các biện pháp canh tác và kĩ thuật hiện đại nên các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học và tính ổn định cao
B. HST nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, được chăm sóc nên ít bị dịch bệnh, năng suất sinh học cao.
C. HST nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định thấp, dễ bị dịch bệnh, các cá thể sinh trưởng nhanh, năng suất sinh học cao.
D. HST nhân tạo có thành phần loài ít nên tính ổn định và năng suất sinh học cao
Đáp án đúng: B
Câu 2: Số phát biểu đúng khi nói về hệ sinh thái?
I. SV đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ MT vô sinh → chu trình dinh dưỡng chính là sinh vật sản xuất.
II. trong hệ sinh thái, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn.
III. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ SV sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới MT và không tái sử dụng được khi xét trong một hệ sinh thái,.
IV. Vi khuẩn là nhóm SV phân giải duy nhất đóng vai trò phân giải các chất hữu cơ → các chất vô cơ.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng: A
Câu 3: Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ gì?
A. giữa SV sản xuất với SV tiêu thụ và SV phân giải
B. dinh dưỡng giữa các loài
C. động vật ăn thịt cùng con mồi của nó
D. giữa TV với ĐV
Đáp án đúng: B
Câu 4: Câu nào sau đây là sai?
A. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có khả năng tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn
B. Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng thực vật thì sinh vật sản xuất sẽ có sinh khối lớn nhất
C. Quần xã sinh vật càng có độ đa dạng thì lưới thức ăn trong quần xã càng trở nên phức tạp
D. Các quần xã trưởng thành sẽ có lưới thức ăn đơn giản hơn nhiều so với quần xã trẻ hoặc quần xã suy thoái
Đáp án đúng: D
Câu 5: Cho chuỗi thức ăn sau:
Tảo lục đơn bào - Tôm - Cá rô phi - Chim bói cá.
Chuỗi thức ăn này được mở đầu bằng đối tượng nào?
A. Sinh vật dị dưỡng
B. Sinh vật tự dưỡng
C. Sinh vật phân giải được các chất hữu cơ
D. Sinh vật hóa tự dưỡng
Đáp án đúng: B
Câu 6: Các hồ giàu dinh dưỡng thường có xu hướng làm giảm hàm lượng oxi tới mức nguy hiểm cho các loài sinh vật sống trong đó. Nguyên nhân chủ yếu của quá trình khử oxi tới mức này là vì
-
A. Sự tiêu tốn oxi của các quần thể cá, tôm
-
B. Những loại chất dinh dưỡng
-
C. Sự tiêu tốn oxi của các quần thể thực vật
-
D. Sự OXH của các chất mùn bã
Đáp án đúng: D
Câu 7: Xét chuỗi thức ăn: Ngô → Sâu → Nhái → Rắn → Đại bàng. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 trong chuỗi thức ăn này là?
A. Nhái.
B. Đại bàng.
C. Rắn.
D. Sâu.
Đáp án đúng: C
Câu 8: Một lưới thức ăn gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng với lý thuyết?
I. Loài K có mặt ở 4 chuỗi thức ăn.
II. Có tất cả 12 chuỗi thức ăn, chuỗi dài nhất có tới 7 mắt xích.
III. Nếu loài H và C đều tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ còn tối đa 6 loài.
IV. Tổng sinh khối của loài A sẽ nhiều hơn tổng sinh khối của các loài còn lại gộp vào.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Đáp án đúng: B
Câu 9: Nhóm sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1?
A. Thực vật.
B. Động vật đơn bào.
C. Động vật không xương sống.
D. Động vật có xương sống.
Đáp án đúng: A
Câu 10: Chu trình địa sinh hoá có vai trò:
A. duy trì trạng thái cân bằng năng lượng và vật chất trong sinh quyển
B. duy trì trạng thái cân bằng trong quần xã
C. duy trì trạng thái cân bằng vật chất trong sinh quyển
D. duy trì trạng thái cân bằng vật chất và năng lượng trong quần xã
Đáp án đúng: C
Trên đây là tổng hợp các câu bài tập trắc nghiệm của cả chương trình sinh 12. Các em học sinh có thể dễ dàng ôn tập trắc nghiệm sinh 12 dựa trên bài tập của từng chương. Để tìm hiểu nhiều hơn các kiến thức về sinh học cấp THPT và ôn thi THPT Quốc gia, các em truy cập vào trang web giáo dục Vuihoc.vn để đăng ký tài khoản hoặc liên hệ trung tâm hỗ trợ để ôn tập ngay từ bây giờ nhé!