img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Hướng dẫn chi tiết phân tích sóng khổ 5 6 7 - Ngữ văn 12

Tác giả Minh Châu 14:37 30/11/2023 109,070 Tag Lớp 12

Một trong những quan niệm của phụ nữ trong tình yêu là sự thuỷ chung và điều này đã được thể hiện rất rõ trong 3 khổ thơ 5 6 7 là nỗi nhớ thuỷ chung trong tình yêu. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết phân tích sóng khổ 5 6 7 để các em có thể nắm được nghệ thuật và nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.

Hướng dẫn chi tiết phân tích sóng khổ 5 6 7 - Ngữ văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Dàn ý phân tích sóng khổ 5 6 7

1.1 Mở bài

- Bài thơ “Sóng” đã được Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967. Tác phẩm đã bộc lộ rõ nguồn xúc cảm da diết và đậm sâu trong tình yêu của những nhân vật trữ tình, điều này được thể hiện rõ nét nhất ở khổ 5, 6, 7 của bài thơ.

1.2 Thân bài 

- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

- Phân tích:

Sóng - hình tượng thể hiện nỗi nhớ thủy chung của tình yêu

 - Âm hưởng của cả đoạn thơ này là âm hưởng của sự khẳng định, âm hưởng của niềm tin không thể thay đổi.

 - Trong khổ thơ thứ 5 của bài thơ, nỗi nhớ được diễn tả một cách mãnh liệt, tha thiết hiện hữu trong mọi chiều của không gian cũng như thời gian và trạng thái của cuộc sống. Hàng loạt những từ ngữ trái nghĩa xuất hiện trong khổ thơ:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

 - Tình yêu sẽ luôn gắn liền với nỗi nhớ, nó bao trùm lên toàn bộ không gian, khắc khoải ở trong thời gian, ăn sâu vào trong ý thức, trong tiềm thức và đi vào trong cả giấc mơ:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Cái “thức” ở trong mơ đó chính là sự thật về nỗi lòng của người con gái khi yêu.

 - Sự khát khao luôn hướng đến nhau, có nhau và sự bày tỏ niềm tin mãnh liệt vào lòng chung thủy được thể hiện vô cùng dứt khoát qua những câu khẳng định tuyệt đối:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương”

 - Trong trời đất chứa bốn phương, tám hướng nhưng không có bất kỳ phương nào là phương anh vậy mà trong tình yêu của người con gái ấy lại có phương anh và chỉ hướng đến một phương duy nhất đó.

 - Nhân vật trữ tình đã tự bạch chân thành và mãnh liệt về nỗi nhớ, khát vọng sự thủy chung, nỗi khao khát luôn hướng tới nhau, có nhau. Trạng thái tâm hồn đó vừa mạnh mẽ lại vừa sâu lắng hòa vào nhau trong những quan sát và suy tư của con sóng.

=> Tóm lại, có thể khẳng định rằng hình tượng của “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng vô cùng khát khao, nỗi nhớ tha thiết vừa trực tiếp lại vừa mang tính gợi cảm như những vòng sóng gối lên nhau, nối tiếp nhau cùng dội lại và cùng cộng hưởng để lan tỏa cùng nhau.

Những suy tư trong cuộc đời và khát vọng về tình yêu:

 - Suy tư về cuộc đời: Cuộc đời của mỗi người tuy có dài nhưng vẫn luôn hữu hạn theo dòng thời gian, cũng như biển rộng lớn kia dẫu có rộng đến mấy vẫn không so được với cái mênh mông vô tận của bầu trời.

 - Khát vọng được hóa thân, phân thân vào con sóng thật mạnh mẽ. Tình yêu đôi lứa sẽ thật sự hạnh phúc khi được hòa nhập vào trong biển lớn tình yêu của cộng đồng:

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.”

 => Khát vọng được hóa thân vào biển lớn của tình yêu mang một giá trị văn hóa vô cùng to lớn, tạo dựng sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung; giữa cái hữu hạn với cái vĩnh hằng.

1.3 Kết bài

- Tiếng thơ của Xuân Quỳnh cũng chính là muốn nói lên nỗi lòng của bao nhiêu người đang yêu và đang được yêu, đặc biệt là với những thanh niên trẻ tuổi giàu khát vọng tình yêu.

Nếu bạn chưa biết cách ôn tập thi THPT như nào cho hiệu quả thì khóa học PAS THPT sẽ giúp bạn lên lộ trình ôn tập từ sớm nhé! 

2. Sơ đồ tư duy phân tích sóng khổ 5 6 7  

Dưới đây là một mẫu sơ đồ tư duy phân tích sóng khổ 5 6 7. Các em có thể tham khảo và làm một chiếc sơ đồ tư duy chi tiết hơn cho bản thân mình để có thể học được các ý chính khi phân tích ba khổ thơ ấy. 

 

3. Hướng dẫn phân tích sóng khổ  5 6 7

3.1 Phân tích khổ 5 6 7 bài sóng ngắn gọn 

Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Thơ của Xuân Quỳnh luôn thể hiện lên một phong cách riêng vô cùng độc đáo. Đó là tiếng thơ cất lên từ một trái tim của người phụ nữ hồn hậu, chân thành và luôn khao khát được yêu thương. "Sóng" chính là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ của Xuân Quỳnh. Tâm hồn của người phụ nữ vừa nặng tình, thủy chung lại mãnh liệt khi yêu đó được thể hiện rõ nét nhất thông qua ba khổ thơ 5, 6 và 7 trong bài thơ “Sóng”.

Thơ của Xuân Quỳnh chất chứa nhiều cảm xúc với nhiều cung bậc khác nhau khi thì hạnh phúc đắm say, lúc lại đau khổ, suy tư được hình thành nên từ giọng thơ đằm thắm của một người phụ nữ hết sức hiền hậu. Bài thơ “Sóng” như lời tâm sự, nỗi lòng sâu thẳm của nhà thơ trong bộn bề suy tư về tình yêu. Trong khổ thơ thứ 5, 6 và 7 với những ngôn từ hết sức giản dị, hình ảnh đối lập, đa chiều lại giàu sức liên tưởng đã thể hiện rõ nét về những phẩm chất cao quý của người phụ nữ đó là nghĩa tình và thủy chung.

Trong tác phẩm “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã từng bộc lộ rằng:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Quả thực, các thi sĩ luôn mượn hình ảnh cảnh vật để bày tỏ lên nỗi lòng của mình. Nỗi lòng của thi nhân luôn hiện hữu trong từng động thái dù cho có nhỏ nhất của cảnh vật. Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh của những con sóng làm biểu tượng cho tâm hồn của người phụ nữ và thay mặt người phụ nữ đọc lên tuyên ngôn về tình yêu.

Tình yêu thì vốn không có bất kỳ công thức nào. Trong thơ Xuân Quỳnh cũng như thế, tình yêu là sự bí ẩn vô cùng ngọt ngào và quyến rũ:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Con sóng ấy tồn tại ở cả hai không gian là “lòng sâu” và “trên mặt nước” nhằm khẳng định tình yêu của người phụ nữ dù có hiện hữu ở tự đáy tâm hồn hay ngoài mặt thì đều dạt dào và liên tục, không bao giờ ngừng nghỉ.

Thán từ “ôi” được vang lên với đầy sự mãnh liệt và diệu kì. Chính tác giả cũng phải ngạc nhiên mà phải cảm thán lên rằng: nỗi nhớ bờ của những con sóng luôn ám ảnh, vần vũ trong lòng đến mức phải “ngày đêm không ngủ”. Có bao giờ con sóng đã trôi dạt dào đâu? Có bao giờ nỗi nhớ anh của em có thể chấm dứt được đâu?

Trong tác phẩm “Đêm nay Bác không ngủ”, nhà thơ Minh Huệ đã từng viết:

“Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Ở đây, sự chủ động hành động “không ngủ” của Bác mà chúng ta đã từng bắt gặp ở trong thơ Minh Huệ là vì sự nặng lòng đối với nước. Còn sự chủ động “ngày đêm không ngủ” trong thơ của Xuân Quỳnh chỉ mang tính chất tình cảm cá nhân. Song ấy là nỗi lòng chung của rất nhiều người phụ nữ chịu cảnh chia xa, đó là vẻ đẹp vô cùng ngọt ngào của con người đang yêu nên bài thơ mới mang sức thu hút và ý nghĩa đến vậy.

Sự nhớ nhung được đẩy lên cao trào khi mà “cả trong mơ còn thức” để mà nhớ thương. Nỗi nhớ cũng cồn cào không ngừng trong khoảnh khắc mà nhân vật trữ tình thiếp đi. Thế mới biết tình yêu của tác giả với người thương sâu sắc đến nhường nào.

Khắc họa lên vẻ đẹp chung thủy của người phụ nữ đang yêu, Xuân Quỳnh không sử dụng lời thề nguyền đêm trăng hay là chén rượu bôi hoặc kỷ vật duyên mà nhà thơ đã thể hiện qua những lời thủ thỉ vô cùng tự nhiên, đằm thắm và chân thành:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương”

Hai cặp từ đối lập được sử dụng “nam - bắc” và “xuôi - ngược” kết hợp với biện pháp điệp cấu trúc đã bao quát lên toàn bộ không gian lãnh thổ Việt Nam và vũ trụ, nhấn mạnh thêm cho ý thơ. Từ “nghĩ” không chỉ dùng để nhấn mạnh tới suy nghĩ đơn thuần bên trong đầu óc con người mà còn muốn nhắc tới cả những ý chí, niềm tin cùng với khát vọng.

Trong trời bể vừa sâu vừa rộng ấy, người con gái vẫn giữ nguyên vẹn một bến đỗ duy nhất, đó chính là “phương” anh. Tác giả phát hiện thêm được một phương trời vô cùng độc đáo, mới lạ, đó là phương anh. Chính điều đó đã khiến cho bài thơ có thêm nét dễ thương và chân thật, nữ tính hơn. Khổ thơ đã làm rõ nét vẻ đẹp thủy chung của những người phụ nữ khi yêu. Nó không đơn thuần là vẻ đẹp ở riêng nhà thơ Xuân Quỳnh mà còn là vẻ đẹp chung của tất cả con người Việt Nam.

Cuối cùng, sức vượt trùng khơi của những con sóng để tìm đến bờ đã chiến thắng được tất cả:

“Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Sóng dù ngàn năm vẫn sẽ vỗ vào bờ. Đại dương thì rộng thật đấy, lắm bão giông thật đó nhưng sóng vẫn sẽ có ngày đến được đích. Từ chỉ số lượng “trăm nghìn” dùng để nhấn mạnh vào tình cảm dào dạt và đong đầy trong tình yêu. Người phụ nữ trong bài thơ thêm một lần nữa muốn nhấn mạnh triết lí mà ông cha xưa để lại:

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Ngũ lục sông cũng lội

Thất bát đèo cũng qua”

Qua đây, Xuân Quỳnh đã đưa đến cho chúng ta một chân lý ở trong tình yêu: Dù có vượt qua bao nhiêu khó khăn, chỉ cần con người ta luôn giữ vững trái tim yêu thương thì nhất định sẽ có ngày được đoàn tụ. Những câu thơ ấy làm ấm lòng không biết bao con người đã phải chịu nỗi đau chia xa. Tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh đã vượt qua được mọi giới hạn, luôn cháy bỏng cũng đầy nữ tính. Vì thế, nó vượt lên trên cả tình cảm cá nhân cá thể mà trở nên thánh thiện và thuần khiết hơn nữa.

Tuy chỉ với ba khổ thơ năm chữ ngắn gọn, sóng Xuân Quỳnh đã truyền tải cho người đọc được cảm hứng thiết tha trong tình yêu đôi lứa. Tình yêu đó vẫn còn sống mãi theo thời gian và trong lòng của những con người biết yêu.

3.2 Phân tích khổ 5 6 7 bài sóng cho học sinh giỏi 

Từ xa xưa đến nay, tình yêu vẫn luôn là một nguồn cảm hứng bất diệt của không biết bao nhiêu thi nhân. Tuy nhiên với mỗi nhà thơ lại có những cách thể hiện khác nhau. Nó có thể mang đậm chất triết lý như ở thơ Tagore hoặc tha thiết, cháy bỏng như ở thơ của Xuân Diệu. Với tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh lại là một tình yêu chất chứa đầy những âu lo, trăn trở và luôn khát khao có được hạnh phúc đời thường của người phụ nữ…

Nếu như tác phẩm tự sự thường được sử dụng với mục đích phản ánh tư tưởng, tình cảm của tác giả thông qua sự tái hiện khách quan về hiện thực đời sống thông qua những tình huống truyện hay sự kiện, nhân vật và chi tiết… thì trong thơ ca lại đi sâu vào phản ánh thế giới tâm hồn của con người trước những rung cảm tinh tế vô cùng sâu sắc, trước cuộc sống muôn hình vạn trạng. Vì thế mà Lê Quý Đôn đã từng nói: “thơ ca khởi phát từ lòng người”. Có thể nói rằng, bài thơ “Sóng” của tác giả Xuân Quỳnh đã thể hiện rõ nét nhất điều ấy. Tác phẩm này được sáng tác vào năm 1967, khi nhà thơ có chuyến đi thực tế tại vùng biển Diêm Điền. Đứng trước những con sóng gối lên nhau nối tiếp, vô tận ngoài biển cả, Xuân Quỳnh đã nhận ra được sự đồng điệu giữa những cung bậc và trạng thái của những con sóng với cung bậc trong chuyện tình cảm, khát vọng trong tâm hồn của những người phụ nữ đang yêu. Bài thơ “Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, đó là tập thơ tiêu biểu của tác giả Xuân Quỳnh trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Trong tác phẩm ấy, nhà thơ đã sử dụng đan xen giữa hai hình tượng “sóng” và “em” có lúc tách biệt, có lúc lại thống nhất, có khi lại hòa vào thành một để diễn tả được vẻ đẹp trong tình yêu của những tâm hồn đa cảm của người phụ nữ. Đồng thời, Xuân Quỳnh cũng đã đem tới một quan niệm đầy mới mẻ, nhân văn trong tình yêu, về con người trong giai đoạn chống Mỹ đầy khốc liệt.

Combo sổ tay các môn học giúp bạn tổng hợp kiến thức và thuận tiện ôn thi tốt nghiệp THPT ! 

Khổ thơ thứ năm là khổ thơ với số lượng câu thơ nhiều nhất trong bài thơ “Sóng”. Sáu câu thơ đứng giữa tác phẩm như một đợt sóng dâng trào lên cao nhất từ tâm điểm của bài thơ trong đó thì bốn câu thơ đầu tiên là nỗi nhớ bờ lặng lẽ, âm ỉ và tha thiết của con sóng:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

Tác giả đã dùng điệp từ “con sóng” lặp đi lặp lại liên tiếp nhiều lần. Qua đó không chỉ tạo nên một giọng thơ sôi nổi thích hợp với mạch cảm xúc mà còn để nhấn mạnh thêm hình tượng con sóng đang cuộn chảy và muốn trào dâng trong nỗi nhớ. Dưới ngòi bút vô cùng tinh tế của nữ thi sĩ, những con sóng đó trở nên có hồn hơn, chất chứa biết bao nhiêu suy tư, tình cảm như là một con người thực sự. Đó là nỗi nhớ tha thiết, nỗi nhớ cồn cào hướng đến bến đỗ thân thương là “bờ”. Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa đặc sắc cùng động từ “nhớ”, người đọc dường như đã cảm nhận được một nỗi niềm đau đáu ẩn sâu trong hình hài của những con sóng biển. Đặc biệt hơn, Xuân Quỳnh còn sử dụng đến cặp từ đối lập giàu sức gợi là “trên mặt nước” - “dưới lòng sâu” cùng với “ngày” - “đêm” vừa tạo nên được cấu trúc song hành và đối xứng vừa làm cho ngôn ngữ thơ trở nên cân xứng hài hòa, nhạc điệu thơ thì nhịp nhàng nhưng trên hết là nhằm nhấn mạnh vào nỗi “nhớ bờ” khôn nguôi của sóng. Dù ở bất cứ nơi nào, dù có đang nằm yên dưới lòng biển sâu thẳm hay là vận động trên đại dương bao la thì những con sóng ấy vẫn luôn “nhớ bờ”, vẫn luôn hướng tới nơi phương xa, về nơi mình được dừng chân bình yên. Nỗi nhớ đó luôn thường trực trong hình tượng những con sóng và nó dường như đã bao trùm lên cả không gian rộng lớn của biển cả, kéo dài miên man không ngừng theo thời gian. Dù là trong ngày êm ả hay vào đêm vắng lặng, con sóng vẫn luôn thao thức “không ngủ được”. Nữ thi sĩ lại tiếp tục sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa đầy tinh tế và giàu sức biểu cảm. Nỗi “nhớ bờ” ấy phải thật cồn cào, tha thiết như thế nào mới có thể làm cho con sóng “không ngủ được”? Không còn là một thứ vô tri, vô giác nữa mà những con sóng ấy từ lâu đã mang theo trong mình cả một tâm hồn, một tâm hồn luôn “nhớ”, biết “không ngủ được” vì một điều trăn trở. Đọc những câu thơ ấy, người ta không chỉ cảm nhận thấy được những âm điệu sôi nổi và mãnh liệt của sóng mà còn có thể hình dung ra được những con sóng đang trực chờ trào dâng giữa biển cả với nỗi nhớ bao trùm lên toàn bộ không gian, kéo dài mãi theo thời gian.

Từ nỗi nhớ của con sóng, Xuân Quỳnh đã bày tỏ lên nỗi nhớ của “em” một cách tự tin, chân thành và trực tiếp:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Nếu người phụ nữ trước đây chỉ dám bày tỏ nỗi nhớ của mình một cách gián tiếp thì người phụ nữ xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh đã phá vỡ được rào cản mà chủ động và trực tiếp khẳng định tình yêu, nỗi nhớ của mình. Ở đây Xuân Quỳnh đã sử dụng từ “lòng” rất chính xác nhằm diễn tả được tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu. Lòng là nơi sâu kín nhất trong tâm hồn, lòng là kết tinh của thứ tình cảm được chưng cất trong một khoảng thời gian dài qua biết bao nhiêu là khó khăn, thử thách. Vì vậy mà tấm lòng đó không một chút hời hợt mà như gan, như ruột của người phụ nữ. “Lòng em nhớ đến anh” là một câu nói khẳng định vừa giản dị, chân thành lại nồng nàn, tha thiết và đầy táo bạo. Điều ấy chứng tỏ nỗi nhớ cũng như tình yêu của người phụ nữ phải thực sự cháy bỏng, da diết và mãnh liệt mới có thể có đủ can đảm để khẳng định được tấm lòng yêu thương của mình một cách chủ động như thế. Đây cũng chính là vẻ đẹp trong một tình yêu tự do và hiện đại. Để rồi nỗi nhớ đó không chỉ còn là với cảm xúc hay ý thức mà nó còn trở thành nỗi nhớ trong tiềm thức: “Cả trong mơ còn thức”. Nếu chỉ hiểu đơn giản là nhận thức của lí trí thông thường thì khi mơ là khi đang ngủ mà trạng thái đang ngủ lại hoàn toàn trái ngược với trạng thái thức. Cho nên “cả trong mơ còn thức” là một điều vô cùng vô lý, trái lại với nhận thức thông thường. Tuy nhiên câu thơ như điểm nhấn, vẫn được ngợi ca và hoàn toàn được đón nhận. Tại sao lại như thế? Có lẽ là vì nó được lý giải bằng quy luật trong tình yêu. Trong tình yêu, mọi thứ vô lý đều có khả năng trở thành hợp lý và ở đây cũng thế. Có lẽ chỉ người đã từng và đang sống trong nỗi nhớ của tình yêu mới có khả năng cảm nhận một cách trọn vẹn nhất những cung bậc cảm xúc đó. Có thể nói, Xuân Quỳnh đã đem đến cho độc giả những cảm nhận hết sức sâu sắc, lại mới mẻ trong tình yêu của tâm hồn người phụ nữ. Đây cũng là một trạng thái tình cảm vô cùng tiêu biểu cho những người đã, đang và sẽ yêu. Và đằng sau nỗi nhớ “anh” da diết ấy là một lời khẳng định đầy sự mạnh mẽ cho một tình yêu vô cùng sâu sắc và cao đẹp.

Ở khổ thơ thứ sáu, ta lại bắt gặp thêm một vẻ đẹp nữa của người phụ nữ khi yêu: đó là lòng thủy chung và son sắt, trước sau như một. Người phụ nữ xuất hiện trong thơ của Xuân Quỳnh không những mạnh mẽ dám vươn ra biển lớn để đi tìm tình yêu mới trọn vẹn hơn, đẹp đẽ hơn mà còn là một người con gái với đức tính thủy chung với tình cảm của mình, tuy sẵn sàng bỏ đi mọi thứ nhưng khi tìm được đến bến bờ hạnh phúc thì lại một lòng một dạ với người mà mình yêu:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương”

Trước hết với hai câu thơ đầu, chúng ta có thể thấy cách diễn đạt của Xuân Quỳnh khá thú vị:

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam”

Trong cách nói thân thuộc của người Việt Nam, người ta hay nói là “xuôi Nam ngược Bắc”. Thế nhưng tác giả Xuân Quỳnh lại viết là “xuôi Bắc ngược Nam”. Tại sao tác giả lại không viết theo quy luật tự nhiên, thông thường mà lại bất ngờ đảo ngược như thế? Lúc đó, phương Nam đại diện cho tiền tuyến, miền Bắc chính là hậu phương mà chúng ta thường nói xuôi rằng về tiến tuyến, ngược về hậu phương. Điều đó khẳng định rõ hơn về những gian nan, vất vả, ngược xuôi cách trở vô cùng éo le mà nhân vật “em” phải đối diện. Phải chăng, nhà thơ còn muốn khẳng định thêm rằng dù cho vạn vật có sự đổi thay, cuộc đời vẫn luôn điên đảo, lòng người cũng dễ thay đen đổi trắng, dễ biến đổi từ ngược thành xuôi, thì người phụ nữ vẫn luôn luôn giữ tấm lòng thủy chung son sắt trong tình yêu. Nhà thơ còn sử dụng thêm biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc “dẫu…” để khẳng định thêm sự mạnh mẽ, táo bạo và chân thành của những người phụ nữ khi yêu. Dù có phải trải qua bao nhiêu thay đổi thăng trầm thì người phụ nữ vẫn sẽ luôn giữ sự thủy chung với tình yêu và hạnh phúc với quyết định của mình. Dường như nhà thơ Xuân Quỳnh đang muốn phủ nhận tất cả những vất vả, trái ngang để có thể yêu – một tình yêu đích thực mà người phụ nữ nào cũng khao khát có được.

Khép lại trong lòng độc giả là hai câu thơ:

“Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương”

Lời thơ đọc lên có thể thấy tiếng lòng tha thiết của người phụ nữ khi yêu. Ta không nghe được tiếng lòng của sóng mà chỉ nghe được tiếng lòng của em. Xuân Quỳnh đã khẳng định một cách chân thực, chân thành và mạnh mẽ rằng: Dù có ra Bắc hay vào Nam, dù có đi ngược hay về xuôi, dù có lên rừng hay xuống biển, dù ở bất cứ nơi nào, dù có đi đến chân trời góc bể, dù em có phải xa cách đến nhường nào thì em vẫn sẽ luôn nghĩ đến anh, luôn hướng tới anh. Và dù cho trời đất vũ trụ có chia thành bốn phương, tám hướng thì trái tim của em vẫn chỉ có một phương duy nhất đó chính là phương anh. Dấu “-” được đặt ở giữa câu thơ, tách hai chữ “một phương” riêng về một vế. Chính điều ấy đã tạo thành điểm nhấn, và sự sâu lắng, nồng nàn của xúc cảm trong thơ. Xuân Quỳnh quả thực đã hết sức tự tin và chân thành khi bày tỏ tình cảm thủy chung của mình trước nhân vật anh. Đó là một sự tự tin của người phụ nữ đầy bản lĩnh dám yêu và cũng dám đi tới tận cùng để có thể đạt được tình yêu trong cuộc đời.

Tấm lòng thủy chung trong tình yêu đó là một vẻ đẹp gắn liền với những truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đồng thời cũng là một phẩm chất quan trọng trong tình yêu đích thực, của một hạnh phúc đời thường. Ca ngợi lên tấm lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ trong tình yêu đã khẳng định được giá trị nhân văn vô cùng cao đẹp trong thơ của Xuân Quỳnh.

Để có được một tình yêu vừa sôi nổi vừa thiết tha, vừa mãnh liệt lại vừa trong sáng thủy chung thì con sóng cần phải vượt qua được đại dương mênh mông kia để tới với “bờ anh”.

“Ở ngoài kia đại dương

….

Dù muôn vời cách trở”

Người phụ nữ khi đang yêu luôn tin vào tình yêu sẽ có lúc đến được bến bờ hạnh phúc dù cho có phải trải qua bao nhiêu khó khăn thử thách. Đúng như vậy! Một tình yêu chân chính và đích thực, một niềm tin mãnh liệt vào tình yêu có thể giúp họ vượt qua được tất cả sóng gió cuộc đời và cập đến bến bờ hạnh phúc trong tương lai. Hãy nhìn nhận vào hiện thực như đã trở thành quy luật, dù sóng có ở nơi thật xa bến bờ thì nó cũng có thể tìm đến những bãi cát dài cho dù có phải trải qua bao nhiêu khó khăn. Tình yêu của em cũng vậy dù cho có gặp phải vô vàn trở ngại thì em vẫn sẽ vượt qua để đến được bên anh, đến một mái ấm gia đình như nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết:

“Cây nối đầu cây chạy đến em

Đếm cây hoài lại mọc cây thêm

Tình anh làm cái cây sau chót

Về tới quê em mọc tận thềm”

Ba khổ thơ là nỗi nhớ, sự trăn trở cũng là tấm lòng chung thủy son sắt được thể hiện thông qua phép lặp, nhân hóa, ẩn dụ và sử dụng cách nói ngược với những hình ảnh tuy đối lập nhưng đã khẳng định được niềm tin mãnh liệt vào tình yêu, tình yêu đẹp có thể vượt qua được mọi thử thách. Tha thiết với tình yêu, khao khát được sống mãi trường tồn với tình yêu của nhà thơ mang chút khắc khoải, lo âu về sự trôi nhanh của thời gian, đời người cũng vô cùng mong manh và hạnh phúc của trái tim chất chứa tình yêu Xuân Quỳnh cũng vậy. Nhưng nhớ tha thiết, yêu thương nồng thắm sẽ luôn đồng hành với những nỗi lo âu luôn khắc khoải:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa”

Đời người trăm năm ngỡ sẽ dài thăm thẳm nhưng con tàu thời gian lại cứ vun vút lao đi mà không chờ đợi một ai. Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim hết sức nhạy cảm nhà thơ đã nhận thấy vũ trụ mãi vĩnh hằng còn cuộc đời của con người thì hữu hạn

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua”

Lo lắng một tình yêu đổ vỡ, sẽ phai nhạt, khi đứng trước thời gian trôi qua rất nhanh. Nhưng người phụ nữ đó vẫn luôn có niềm tin vào tương lai của tình yêu, vào ý nghĩa đích thực trong tình yêu

“Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa”

“Sóng” là một tác phẩm có thể nói là thành công vang dội nhất của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã bộc lộ được tất cả những cung bậc ở trong tình yêu, thể hiện được tình cảm son sắt, thủy chung, vô cùng tha thiết và cao thượng cùng biết bao nỗi nhớ thương, niềm tin vào tình yêu cao cả và không chấp nhận một tình yêu chỉ tầm thường và hạn hẹp. Con người luôn khát khao về một tình yêu tươi đẹp, son sắt thủy chung. Phải có một tâm hồn thực sự thủy chung thì mới có thể tạo ra những vần thơ tuyệt đẹp và lung linh đến vậy. Xuân Quỳnh đã góp một hơi thở vô cùng đắm say, một tiếng sóng tươi đẹp làm tươi thắm thêm cho thơ ca hiện đại Việt Nam.

Đăng ký khóa học PAS THPT để được các thầy cô xây dựng lộ trình ôn thi phù hợp với bạn nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Khổ thơ 5 6 7 là những khổ thơ nói về nỗi nhớ thuỷ chung của người con gái trong tình yêu. Dựa vào hình ảnh của những con sóng, tác giả đã khéo léo đưa quan điểm của mình về tình yêu vào trong đó. Bài viết phía trên sẽ hướng dẫn chi tiết cách phân tích sóng khổ 5 6 7 về cả nghệ thuật lẫn nội dung để các em có thể tham khảo và áp dụng vào bài viết của mình. Sóng là một trong những tác phẩm nằm trong chường trình Ngữ Văn 12 có thể sẽ xuất hiện trong đề thi văn tốt nghiệp THPT. Vì vậy các em cần phải chú ý học và ghi nhớ các kiến thức về tác phẩm này.  

Ngoài ra, để học thêm về các tác phẩm khác trong chương trình ngữ văn cũng như kiến thức của tất cả các môn học khác, các em hãy nhanh tay truy cập website vuihoc.vn hoặc đăng ký các khoá học với thầy cô VUIHOC ngay nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990