img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông

Tác giả Minh Châu 14:34 30/11/2023 13,092 Tag Lớp 12

Để có thể hoàn thành một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, ngoài có một phần mở bài và phần thân bài hay thì kết bài cũng là một phần quan trọng nhằm tổng kết lại nét nổi bật của vấn đề nghị luận. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hỗ trợ các em viết kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông sao cho hay nhất nhé!

Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông gián tiếp

1.1 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 1

Bằng cách sử dụng đầu óc sáng tạo, liên tưởng tài tình, sự quan sát một cách tỉ mỉ, tinh tế cùng với vốn am hiểu tinh thông, sự hiểu biết rất phong phú về xã hội, văn hóa của xứ Huế, tác giả của bài thơ - Hoàng phủ Ngọc Tường đã viết nên một tuyệt tác bút ký cực kỳ đặc sắc, giống như vẽ vào lòng người đọc, người nghe về một bức tranh tươi đẹp của xứ Huế với sự hiện diện của dòng sông Hương đầy thơ mộng, vẻ đẹp vừa gần gũi, lại vừa thiêng liêng, nhưng cũng rất đỗi dịu dàng và e thẹn. Tất cả như hướng người đọc nỗi niềm khao khát, mong muốn được một lần về thăm xứ Huế, đứng trên cây cầu Tràng Tiền vắt ngang sông Hương mà phóng tầm mắt ra xa tới tận chân trời, chiêm ngưỡng dòng sông cho thỏa nỗi lòng.

1.2 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 2

Nỗi niềm vấn vương, những cảm xúc khó có thể diễn tả được bằng lời là những ấn tượng mà mỗi thực khách khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng Hương Giang cảm nhận. Nó đẹp tới mức đã biết bao nhiêu các tác giả phải chạy theo nó, bao nhiêu giấy, mực không ngừng tuôn trào dòng thơ văn để ngợi khen vẻ đẹp nơi đây. Trong một tác phẩm của mình, nhà văn Thu Bồn đã có những lần rung cảm:

“Con sông dùng dằng, con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.”

Tưởng chừng, với một đề tài quen thuộc và được khai thác nhiều như vậy thì chắc hẳn các tác phẩm càng về thời kỳ sau sẽ càng mất đi nét tài năng và tuyệt phẩm của nó nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chứng minh được cho ta thấy rằng nó vẫn còn nhiều vẻ đẹp không chỉ nằm trong cảnh vật thiên nhiên hữu tình, say đắm lòng người mà còn phản chiếu lên vẻ đẹp thuần khiết của con người, người tài nữ biết đánh đàn, người Châu Hóa lái con đò xuôi ngược, người con đã anh dũng hy sinh, Nguyễn Du, bà huyện Thanh Quan, Tố Hữu... làm thơ về dòng suối lấp lánh in ra những áng  mây trời. Cũng như tình yêu của sông Hương đối với Huế, tình yêu của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường với dòng sông Hương cũng là một quá trình tự hiến, tự khám phá và tự hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, vì sông Hương là một biểu tượng hiện thân của truyền thuyết nên những câu hỏi bâng khuâng của một người Hà Nội khi người ta lặng mình nhìn dòng nước: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, câu hỏi đã trở thành tên của một cuốn biên niên sử tuyệt vời…

1.3 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 3

Tùy bút "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" đã thể hiện được tình cảm của nhà văn đối với quê hương của ông và con người xứ Huế. Như vậy, tác giả đã thể hiện được những sự hiểu biết sâu rộng và phong phú của mình về những kiến ​​thức văn hóa và nghệ thuật của nhà văn để đem đến cho thính giả. Thể ký trên đã khẳng định được sự thành công của tác giả trên con đường văn học bằng thể loại tùy bút, đồng thời đã thể hiện cái “tôi” cá nhân riêng biệt, trữ tình. Nhà văn đã cho ta một bài học về tình yêu thiên nhiên, đất nước. Vì nếu có quê hương thì mới có được chúng ta như ngày hôm nay. Chính vì thế mà trong thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:

“Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một sự tìm tòi và thể hiện được sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng viết văn và giọng điệu uyên bác của mình. Chính vì vậy mà dòng sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn luôn chảy trôi mãi cùng với dòng thời gian và trong tâm trí của mỗi độc giả.

Bạn đã có trong tay bộ sổ tay hack điểm thi THPT và kỳ thi đánh giá năng lực của vuihoc chưa? Nếu chưa thì nhanh tay đăng ký để nhận được ưu đãi lên đến 50% bạn nhé! 

1.4 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 4

Đất nước Việt Nam chúng ta là điểm đến cho rất nhiều dòng sông chảy qua mọi miền xứ sở, và nó cũng đã kịp chảy vào trong những vần thơ tuyệt đẹp, những trang văn tuyệt vời. Bạn đọc cũng sẽ từng xót xa với Hoàng Cầm khi nghe tin dòng sông Đuống bị quân thù chiếm đóng. Nhà thơ đã thốt lên: “Sông Đuống trôi đi/Một dòng lấp lánh/Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”. Công chúng yêu văn thơ cũng đã chiêm ngưỡng được vẻ đẹp hung bạo nhưng rất trữ tình của “Đà Giang độc bắc lưu” qua những “trang hoa” xuất sắc của nhà tuỳ bút hàng đầu của tác giả  Nguyễn Tuân. Giờ chúng ta lại tìm đến với dòng sông Hương - một dòng sông chỉ tự thu mình lại đầy khiêm tốn trong lãnh địa Thừa Thiên Huế, nhưng qua những trang kí, ngòi bút tài hoa của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sông Hương hiện ra với những vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, phong phú, góp phần làm cho Huế trở nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình đậm chất trữ tình. Hơn thế, sông Hương còn là dòng sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật của đất nước Việt Nam. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế trầm mặc, đầy sâu sắc. Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi lên trong lòng của độc giả những miền tình cảm đầy những băn khoăn về một dòng sông cứ ngỡ là quá quen thuộc, hoá ra lại có nhiều bí ẩn cần phải được khám phá thêm. Có như vậy, chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về một quê hương đất nước, tự hào hơn về giang sơn cẩm tú Việt Nam.

1.5 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 5

Xuyên suốt bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã biết cách dẫn dắt người đọc theo một dòng cảm chảy ấn tượng về một con sông lớn và nặng trĩu tình cảm. Cái tôi của sự mê đắm, tài hoa, cái tôi uyên bác, tinh tế kết hợp cùng cái tôi của tình yêu sâu sắc đối với quê hương xứ sở hòa quyện vào với nhau kết hợp cùng với thứ nghệ thuật ngôn từ xuất sắc và các thủ pháp nghệ thuật khá đặc sắc. Từ ấy, không chỉ đơn thuần là vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp và thơ mộng về dòng sông Hương rộng lớn cùng xứ Huế mộng mơ mà còn đã thể hiện được phong cách nghệ thuật tài hoa và đậm chất tình cảm người con của dân tộc của riêng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhà văn cùng tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" bởi vậy cũng đã để lại được một dấu ấn sâu đậm trong nền lịch sử văn học dân tộc. Để rồi sau một thời gian trôi đi, tác giả cùng với tác phẩm vẫn lặng lẽ và liên tục chảy mãi trong tâm hồn vô vàn độc giả, giống như dòng chảy của dòng sông Hương sẽ không bao giờ ngừng lại mà vẫn tiếp bước theo năm tháng.

1.6 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 6 

Nếu như biết nói, thì có thể dòng sông Hương cũng sẽ nói rằng nàng ấy đã thực sự rất an tâm khi lựa chọn những trang giấy viết của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường để hóa thân vào. Có lẽ rằng bản thân của nhà văn cũng đã nhận ra và hiểu được về sự tự tin này nên ở trong mỗi câu văn của ông đều chất chứa những cảm giác huyền diệu đến lạ thường. Người đọc cũng thường có những cảm tưởng rằng những lời trong bài văn này không phải là lời tác giả miêu tả sông Hương, mà đó chính là lời của chính sông Hương tự hát cho mình nghe. Ngôn ngữ miêu tả cực kỳ trôi chảy và tự nhiên, nếu nó có “đáng yêu” thì nó cũng sẽ “đáng yêu” một cách rất tự nhiên bởi cái khí chất phong trần, đằm thắm vốn dĩ đã là cái thuộc về cốt lõi của bản thân nhà văn. Thiên bút ký đã mang đến rất nhiều những thông tin mà bạn luôn có thể đọc một cách thoải mái nhờ nó có chứa nhiều trải nghiệm của một đời cầm bút viết văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Phong cách văn vẫn gắn với con người, dân tộc và đất nước cũng đã được đưa vào thơ văn. Tình yêu đối với sông Hương, nhưng tình yêu này lại không ngăn cản ta yêu thêm những dòng sông khác trên trái đất bao la rộng lớn. Mà ngược lại, niềm vui khi được quan sát những hình thù mới lạ, độc đáo của những dòng sông khác ở những vùng miền khác nhau đã làm bồi hồi trong lòng chúng ta một nỗi nhớ rất riêng về một dòng sông quê hương đã nuôi sống ta nên người, làm cho chúng ta luôn nhớ về nó mãi mãi không bao giờ mất đi.

1.7 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 7

Cũng như là tình yêu của sông Hương dành cho Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với sông Hương cũng là cả một quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính bản thân mình. Tuy vậy, vì dòng sông Hương hiện lên là hóa thân của một huyền thoại nên câu hỏi bâng khuâng thoáng qua của một người Hà Nội khi mà người ấy lặng lẽ ngắm nhìn dòng nước: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vẫn luôn là một câu hỏi lửng lơ nhưng chưa hề có một lời giải đáp nào trọn vẹn, câu hỏi đã trở thành tên cho một bản thiên bút ký tuyệt vời nhất. Dưới ngòi bút tài hoa, xuất sắc của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương đã hiện lên một cách vô cùng đẹp đẽ, hòa quyện vô vàn những nét đẹp khác nhau vào cùng nhau, khi thì mạnh mẽ , dự dỗi có khi thì lại rất đỗi thâm trầm và kín đáo. Vẻ đẹp tuyệt mỹ của dòng sông Hương cũng chính là vẻ đẹp tuyệt vời của những con người ở nơi xứ Huế đây. Đồng thời thông qua bài kí này, tác giả cũng đã thể hiện được tình yêu quê hương, tình yêu đất nước rất sâu nặng của ông cũng như con người tại đây.

>> Mời bạn xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12 

2. Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn 

2.1 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn 1

Cùng là đổ ra vùng biển lớn, cùng hòa vào dòng nước dưới đại dương mênh mông, bao la và rộng lớn, nhưng chắc chắn rằng người đọc cũng sẽ không thể nào quên đi được những hành trình riêng biệt mà dòng sông Đà, sông Hương đã chảy qua trong lòng của thế giới văn học. Chính những địa điểm gặp gỡ ấy cũng càng làm cho nổi bật lên nét riêng vô cùng độc đáo trong  mỗi hình tượng, mỗi nhà văn; nét độc đáo ấy đã  làm nên sức sống và linh hồn mạnh mẽ cho tác phẩm khiến cho người đọc trở nên thêm yêu thương tới quê hương và trân trọng những gì mà mình đang có.

2.2 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn 2

Từ việc tác giả đã so sánh hình tượng của dòng sông Đà (trong Người lái đò sông Đà) của nhà văn Nguyễn Tuân với hình tượng của dòng sông Hương (trong Ai đã đặt tên cho dòng sông) cho thấy được hai nhà văn đều mang đậm chất tài hoa, uyên bác cũng đã cho thấy được những nét đặc trưng nổi bật nhất ở cả hai con sông quê hương đất nước. Giúp cho người đọc có được cái nhìn phong phú, khái quát, đa chiều về một vẻ đẹp quê hương. Đồng thời cũng cho chúng ta thấy được tài năng và sự am hiểu về văn hóa, nghệ thuật cùng tình yêu, niềm tự hào đối với những dòng sông đại diện cho tổ quốc.

2.3 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn 3

Qua đây chúng ta cũng đã thấy được cả hai nhà văn đều mang đến cho người đọc thấy được những vẻ đẹp tự nhiên của hai con sông quê hương ấy. Qua những lời văn đầy tài hoa và uyên bác của tác giả Nguyễn Tuân thì ta cũng thấy được một vẻ đẹp vô cùng trữ tình của dòng sông Đà vùng Tây Bắc, và cũng như thế chúng ta càng biết thêm được những nét đẹp của dòng sông Hương qua bút pháp miêu tả rất tài tình của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tóm lại vẻ đẹp của những con sông này hay cũng chính là những vẻ đẹp của những con sông trên đất nước Việt Nam.

2.4 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn 4

Cảm nhận về dòng sông Hương, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã bộc lộ nên một cái tôi đầy tài hoa, uyên bác. Raxun Zamatop cũng đã từng nói rằng nếu nhà thơ họ không tham gia vào quá trình hoàn thành thế giới thì cả thế giới đã không được tươi đẹp được như ngày nay. Bằng những trang giấy viết tài hoa đó, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp phần tạo nên một thế giới về dòng sông Hương đẹp đẽ và thơ mộng. Hành trình của dòng sông Hương đi từ thượng nguồn ra tới biển lớn cũng chính là hành trình của một đời người, hành trình của tâm hồn người dân xứ Huế, của nền văn hóa xứ Huế.

2.5 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn 5

Như vậy, dưới một cái nhìn và sự cảm nhận một cách rất tinh tế, đầy chất nghệ thuật, dòng sông Hương đã hiện lên qua đôi mắt và tâm hồn của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nó không còn chỉ là một dòng sông bình thường nữa mà nó còn hiện lên là một cô gái với nét dịu dàng đang đi tìm một người yêu chung thủy của mình chất chứa một thứ tình yêu sâu lắng, đắm say và tha thiết.

2.6 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn 6

Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ lên một bức tranh vô cùng tuyệt đẹp về dòng sông Hương. Vẽ nên một bức tranh rất hoàn mỹ về con sông này, con sông Hương giống như một nàng thơ rồi trở thành một người bồi đắp phù sa cho một thành phố Huế tươi đẹp. Cảm ơn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang tới vẻ đẹp ấy đến trái tim của mỗi người đọc.

2.7 Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ngắn gọn 7

Bằng một tình cảm thiết tha với xứ Huế, với nhiều kinh nghiệm cùng với vốn văn hóa phong phú và một kho tàng từ ngữ giàu có đậm chất thơ của văn bản, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc hoạ lên được hình ảnh của một dòng sông giống như một công trình nghệ thuật tuyệt mỹ của tạo hoá, một vẻ đẹp mang nhiều chất thơ, khơi nguồn cho một cảm hứng thi ca và gắn liền với âm hưởng của nền âm nhạc cổ điển của Huế, tạo nên một bề dày lịch sử văn hoá của cố đô Huế. Nhờ đó, sông Hương cũng đã trở thành một dòng sông bất tử và chảy liên tục trong trí nhớ và tình cảm của mỗi độc giả, bồi đắp phù sa màu mỡ làm màu xanh trở nên tươi hơn thêm tình yêu đối với quê hương và đất nước.

Chiến thắng kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia - vượt qua giới hạn của bản thân với khóa học PAS THPT 

3. Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông: Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương 

3.1 Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương mẫu 1

Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là một bài văn xuôi đặc sắc và đầy chất thơ về dòng sông Hương. Với một tình yêu say đắm, thiết tha và cùng với vốn hiểu biết rất sâu rộng về nền văn hóa, lịch sử, địa lí của xứ Huế,... nhà văn đã cống hiến hết mình cho bạn đọc một ấn tượng rất sâu đậm về nét đẹp của dòng sông Hương xứ Huế mộng mơ. Đặc biệt  là đoạn chảy ở vùng đồng bằng đến ngoại vi của thành phố Huế. Hương Giang vốn đã tươi đẹp ở ngoài nhưng khi ở trong những trang viết, dưới ngòi bút của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã khiến cho dòng sông Hương trở nên đẹp hơn giống như một bức họa đồ, có nhẹ nhàng và êm ái như một giai điệu slow đầy tình cảm, hay dịu dàng và cuốn hút giống như hình ảnh người tình trong mộng. Tất cả những điều ấy cũng làm dấy lên trong lòng của mỗi người đọc những khao khát được đến và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng sông Hương trên xứ Huế thơ mộng. Dòng sông dường như đúng là một công trình nghệ thuật xuất sắc mà tạo hóa đã ban tặng dành cho con người và đất nước Việt Nam.

3.2 Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương mẫu 2

Qua những cảm nhận về vẻ đẹp tự nhiên, nhẹ nhàng của dòng sông Hương khi nó chảy vào thành phố Huế, có thể nhận thấy rằng tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tiếp cận được và miêu tả dòng sông từ rất nhiều không gian và thời gian khác nhau. Trong mỗi điểm nhìn, ở mỗi góc độ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đều thể hiện ra một cảm nghĩ độc đáo, sâu sắc và khá mới mẻ về một dòng sông đã được trở thành làm biểu tượng tươi đẹp của xứ Huế. Thông qua những cái nhìn độc đáo ấy và qua giọng điệu sâu lắng của mỗi đoạn văn, chúng ta thấy được một thứ tình cảm yêu mến, gắn bó rất thắm thiết, một niềm tự hào cùng với một thái độ rất trân trọng, gìn giữ của nhà văn đối với những vẻ đẹp trong tự nhiên và mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc của dòng sông quê hương đất nước Việt Nam.

3.3 Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương mẫu 3

Với bản tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi lên được hình ảnh một dòng sông xuất hiện lên với vẻ đẹp chứa đầy sự nữ tính, làm say đắm lòng người và không chỉ đối với người dân của xứ Huế mà còn cả với những người là du khách Huế từng đặt chân đến đây để trải nghiệm và du lịch. Đọc một cuốn sách, người đọc cũng muốn xách chiếc ba lô lên vai và đi tới dòng sông này ngay lập tức, thăm và gặp lại cô gái với sự nặng tình với quê hương, đất nước đầy thân yêu, cũng như lòng thủy chung và bền lâu của những con người ở trong thế giới tràn đầy tình yêu. Có thể nói được rằng để có thể cảm nhận được dòng sông Hương trên nhiều góc độ, với nhiều vẻ đẹp khác nhau, Hoàng Phủ Ngọc Tường hẳn phải có một trái tim cực kỳ nhạy cảm, yêu và thương cực kỳ tha thiết đối với dòng sông đầy thơ mộng này. Một lối viết vô cùng giản dị, nhẹ nhàng nhưng lại đầy lôi cuốn đã khiến cho rất nhiều độc giả không thể để dứt ra khỏi mạch cảm xúc ấy. Tác giả cũng đã phát huy được những đặc trưng của thể loại bút ký đầy sắc bén và tình cảm này của Hoàng Phủ Ngọc Tường. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã thực sự là một bài bút ký vô cùng độc đáo. Dòng sông Hương đã hiện lên cùng với tất cả vẻ đẹp ẩn dấu mà nó đang mang.

3.4 Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương mẫu 4

Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được cho là bài bút ký xuất sắc nhất của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi ông viết về dòng sông Hương với đầy sự trữ tĩnh, thơ mộng của xứ Huế. Mạch cảm xúc chính của bài ký đó là vẻ đẹp rất đặc trưng, riêng biệt của một con sông duy nhất đang chảy qua dòng của thành phố Huế. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã rất tài tình khi ông đã lột tả hết được hết vẻ đẹp và linh hồn của một dòng sông mang đặc trưng của xứ Huế thân thương này. Từ ngòi bút của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông Hương đã hiện lên một cách rất kỳ diệu “Sông Hương như một bản hùng ca của rừng già, có lúc ầm ầm dưới bóng cây cao, có lúc vượt thác dữ dội, có lúc cuộn xoáy như cuồng phong, lúc thăm thẳm, lúc dịu dàng say đắm giữa muôn dặm rực rỡ sắc hoa đỗ quyên..”. Bằng một vài các chi tiết nhỏ, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có lúc thu được những vẻ đẹp vừa mãnh liệt, mạnh mẽ nhưng cũng vừa dịu dàng, thướt tha của con sông Hương. Có lẽ đó cũng là một nét đặc trưng của dòng sông Hương khi nó ở thượng lưu, phải chịu nhiều những biến đổi trong khoảng thời gian  biến đổi khí hậu.

3.5 Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương mẫu 5

Đất nước Việt Nam chúng ta có biết bao nhiêu dòng sông đã chảy qua rất nhiều miền xứ sở, và cũng chính từ những dòng chảy đó đã thổi hồn vào cho những vần thơ, trang văn tuyệt mỹ đã ra đời. Bạn đọc cũng đã từng phải xót xa với tác giả Hoàng Cầm khi nghe tin dòng sông Đuống bị quân thù địch chiếm đóng. Nhà thơ cũng đã phải thốt lên rằng: “Sông Đuống trôi đi/Một dòng lấp lánh/Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”. Công chúng trong giới yêu văn cũng đã được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp đầy hung bạo nhưng cũng không kém phần trữ tình của “Đà Giang độc bắc lưu” thông qua những “trang hoa” xuất sắc của nhà tuỳ bút hàng đầu của văn học Việt Nam - Nguyễn Tuân. Giờ chúng ta lại được diện kiến một vẻ đẹp đầy nữ tính, đỏng đảnh của dòng sông Hương nữ tính - dòng sông chỉ tự thu mình lại và khiêm tốn trong lãnh địa của Thừa Thiên Huế, nhưng thông qua những trang kí tài hoa của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thì sông Hương đã hiện ra với những nét đẹp dịu dàng, tinh tế, cũng góp phần làm cho địa danh Huế trở thành một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Hơn thế nữa, sông Hương cũng là một dòng sông gắn liền lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật của đất nước ta. Nó đã trở thành một phần trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế đầy trầm mặc, sâu sắc. Câu hỏi hiện lên “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường là một câu hỏi bỏ ngỏ mà khó ai có thể hồi đáp lại được nhưng nếu nhìn kỹ lại thì thật ra đây lại là một câu hỏi tu từ không có câu trả lời. Câu hỏi chẳng cần có người hồi đáp mà chỉ để hỏi rằng tài tử nào đã mang đến và  đưa cho con sông tuyệt đẹp,lộng lẫy đến phong phú một cái tên không chỉ phù hợp mà còn chuẩn xác đến từ chi tiết tới vậy. Chữ Hương bản chất là để chỉ mùi hương đầy tươi mát nhưng lại được cảm giác bằng thính giác chứ không phải khứu giác nhưng cũng để chỉ tới một vật dụng thường dùng để thể hiện được tấm lòng thành kính với người đã khuất, ý muốn chỉ ra sự mờ ảo, ẩn hiện, không rõ ràng như chính tính cách của người con gái của Việt Nam. Một cái tên mà tất cả chúng ta phải cảm nhận được bằng nhiều chi giác mới có thể cảm nhận được rõ nó và cũng đã thể hiện được một nét tài hoa và nghệ thuật sử dụng từ ngữ thiên tài của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Cũng chính nhờ ông mà chúng ta ngày nay mới có thể hiểu được một cách sâu sắc về đất nước ta đến như vậy, ta càng tự hào hơn nữa về giang sơn, gấm vóc đất nước Việt Nam.

Khóa học PAS THPT giúp bạn xây dựng lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+ điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Đăng ký ngay để được lên lộ trình càng sớm càng tốt bạn nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

3.6  Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương mẫu 6 

Chỉ thông qua khoảng mười trang viết văn học, bằng những sự hiểu biết rất sâu rộng nhưng vô cùng cô đọng, hàm súc và chan chứa đầy tình cảm sâu nặng, tình yêu vô cùng mãnh liệt, da diết đối với mảnh đất và con người xứ Huế thân thương, nhà văn cũng đã khắc họa cho chúng ta về một miền quê đất Huế không chỉ đơn giản là ngọt ngào, đáng yêu trong vẻ đẹp của thi ca, nhạc họa hay của văn hoá xứ Huế. Thêm nữa, hệ thống ngôn rất từ giàu hình ảnh: đầy gợi hình, gợi cảm và một lối diễn đạt “ngọt như mía lùi” cũng đã góp phần xây dựng nên được sức hấp dẫn của bút ký này. Điều đó cũng đã tạo cho thể loại ký nói chung và ký giả Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng cũng một sức công phá diệu kỳ và xuyên qua trái tim của độc giả. Thường thì những tư tưởng chủ đề của thể loại ký thì không quá khó để nắm bắt, nó khá dễ dàng được số đông độc giả nắm bắt được và đón nhận nó. Đến với bài ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? này thì những điều ta đang thưởng thức được không chỉ thỏa mãn và khoái thú thẩm mỹ mà còn được tắm mình trong những khoái thú về thuần trí tuệ bởi những kiến thức về người thật và việc thật, làm nên được nét đặc biệt của thể loại ký với những loại thể văn học khác. Đến với “Ai đã đặt tên cho dòng sông?’’, người đọc cũng sẽ bắt gặp được một người trần thuật có một tâm hồn rất tinh tế và một giọng trần thuật mượt mà, thanh khiết giống như dòng nước của Hương Giang bốn mùa màu xanh thẳm. Tác phẩm cũng sẽ tạo cho người đọc một một tình cảm về tình yêu Huế thuần khiết và sâu nặng giống như người ta thêm yêu về Hà Nội khi đọc văn của Thạch Lam, Vũ Bằng hay kể cả Nguyễn Tuân.

3.7  Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương mẫu 7

Chúng ta cũng thấy được rằng đoạn trích trên cũng đã khép lại được nhưng dòng sông thì vẫn tiếp tục chảy trôi. Nó cũng đong đầy về tình cảm và đã để lại một dấu ấn rất sâu nặng trong lòng người đọc theo muôn đời. Dẫu có đi đâu hay về đâu, chúng ta cũng sẽ mãi chẳng thể nào quên được những dáng vẻ đầy thơ mộng, trữ tình của dòng sông quê hương đất nước cũng như là thành phố Huế yên bình. Đó chính là những giá trị chân chính nhất mà tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng muốn gửi gắm đến người đọc và toàn chúng ta hôm nay.

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn cách để viết một kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông và một số kết bài mẫu. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990