img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Mở bài vợ chồng A Phủ - Ngữ văn 12

Tác giả Minh Châu 14:12 30/11/2023 55,657 Tag Lớp 12

Để có thể hoàn thành một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, trước hết chúng ta cần có một mở bài thật tốt để bắt vào luận điểm chính trong thân bài thật dễ dàng. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hỗ trợ các em viết mở bài Vợ chồng A Phủ sao cho hay nhất nhé!

Mở bài vợ chồng A Phủ - Ngữ văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Mở bài vợ chồng A Phủ hay nhất 

1.1 Mở bài vợ chồng A Phủ hay nhất 1

Nhà văn Tô Hoài là một trong số những ngôi sao sáng trong nền văn học Việt Nam, những sáng tác của ông từ thuở nhỏ đã được dư luận chú ý với những tác phẩm gây được tiếng vang lớn và đóng góp vào tuổi thơ của nhiều thế hệ. Bằng khả năng hiểu biết cực kỳ sâu rộng trong nhiều lĩnh vực và sự hiểu biết vốn sống khá phong phú về phong tục, tập quán của một số những dân tộc thiểu số ở nhiều vùng miền khác nhau ở trên đất nước nên những sáng tác của nhà văn Tô Hoài sẽ thường thiên về diễn tả những tình cảnh đời thường của con người. Những tác phẩm của tác giả Tô Hoài luôn mang đến hấp dẫn tới người đọc bởi một lối kể chuyện đầy hóm hỉnh, sinh động, bởi từ những vốn từ vựng giàu có đến lạ thường. Năm 1996, nhà văn Tô Hoài đã được Nhà nước trao tặng cho Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác vào năm 1952, sau đó được in trong tập Truyện Tây Bắc (1953), được trao tặng giải Nhất – giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1954-1955. Đây là tác phẩm đã mang lại rất nhiều thành công cho nhà văn Tô Hoài, đã để lại nhiều ấn tượng rất lớn trong lòng người đọc. Tác phẩm đặc biệt lôi cuốn, hấp dẫn nhờ lối văn giản dị, mộc mạc, am hiểu văn hóa dân tộc, và giá trị cốt lõi là nêu bật được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Cùng với đó là một bức thông điệp cho toàn bộ các tác phẩm cùng thời kỳ về tương lai và xu hướng phát triển thành công thắng lợi trong việc chống lại tầng lớp nô dịch, thoát khỏi bất công xiềng xích như các tác phẩm thời trước.

1.2 Mở bài vợ chồng A Phủ hay nhất 2

Các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (1953), Miền Tây (1967), Vừ A Dính (1962)... là những tác phẩm cực kỳ nổi tiếng và gắn liền với tên tuổi của nhà văn Tô Hoài viết về phong tục, cảnh sắc và con người ở miền Tây của Tổ quốc ta. Tô Hoài đã từng nói rằng: “Tôi coi Việt Bắc, Tây Bắc cũng như một quê hương đề tài của tôi...” (Văn nghệ số 14/10/1995). Tập Truyện Tây Bắc là một minh chứng rõ rệt cho thấy đây chính là một mảnh đất văn chương màu mỡ để nhà văn khai thác cũng như chính là bể nước để Tô Hoài thoả sức vùng vẫy trong đó. Chính nhờ một chuyến đi dài, Tô Hoài theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, ông đã có đủ cho mình tư liệu và những cảm nhận, những rung động để tái hiện được lại những bản sắc của con người tại nơi đây cũng như những hạn chế của họ để truyền tải thành công tác phẩm "Truyện Tây Bắc", nổi bật hơn cả là tác phẩm "Vợ chồng A Phủ". Qua truyện ngắn này, Tô Hoài đã phản ánh nỗi thống khổ nhưng cũng đánh thức trong họ bản năng con người để tự tìm cách giải phóng cho bản thân mình và phá bỏ giới hạn, mạnh mẽ, kiên cường của người Mèo ở Tây Bắc, một lòng quyết tâm đi theo con đường kháng chiến để giành lấy được tình yêu,sự hạnh phúc. Những trang viết về Mị - một trong hai nhân vật chính của truyện là hành trình nhận thức và đấu tranh giữa lý trí và tự do của nàng. Nhân vật Mị tuy bị chà đạp không thương tiếc, bị giày xéo trong bể khổ cuộc đời nàng, nhưng cô luôn có một sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong mình và nó mạnh mẽ đến kỳ lạ!

1.3 Mở bài vợ chồng A Phủ hay nhất 3

 Tác giả Tô Hoài được biết tới giống như là một nhà văn của phong tục tập quán và người dân miền núi ở phía Bắc đúng như những gì mà nhà văn Tô Hoài đã chia sẻ cho chúng ta rằng: “Tây Bắc đã để thương, để nhớ trong tôi”. Ông đã tìm kiếm được sự chân thực với quan niệm khi viết văn chính là một quá trình không hề tầm thường, nó phản ánh được sự thật ở đời rằng cho dù có phải đập vỡ đi những hình tượng ở trong lòng bạn đọc. Nếu ở cùng với thời nhà văn, có tác giả Nguyễn Tuân đã lên Tây Bắc tìm kiếm thứ vàng mười đã trải qua thử lửa thì nhà văn Tô Hoài cũng đi lên vùng Tây Bắc với một quan niệm rằng Văn chương và khao khát sẽ luôn luôn đóng góp cho cuộc đấu tranh của nhân dân, vì nhân dân. Tám tháng trời gắn bó với bà con, nhân dân của dân tộc miền núi phía Bắc là khoảng thời gian tám tháng mà nhà văn Tô Hoài đã hiểu và cảm nhận đời sống cùng tấm lòng của những người dân nơi đây. Trước khi ra về, ông đã tạm biệt dân làng tại chân núi, hai tiếng chào “Cháo lù! Cháo lù!” (Trở lại! Trở lại!) để lại một nỗi nhớ đầy da diết về người thương ở nơi đây. Ông đã viết tập Truyện Tây Bắc và trong đó tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập. Truyện được hoàn thành vào năm 1953 với người phụ nữ có tên là Mị phải trải qua một cuộc đời đầy bi kịch trước những vẻ đẹp hào quang ở bề ngoài. Thế nhưng, sau những sự cam chịu sống dật dờ, Mị cũng đã thức tỉnh được khao khát một cuộc sống hạnh phúc và bứt phá ra khỏi sợi dây của cường quyền, thần quyền để có thể tìm lại được sự tự do cùng với nhân vật tên là A Phủ.

>> Mời bạn xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12 

1.4 Mở bài vợ chồng A Phủ hay nhất 4

Cuộc đời của nhân vật Mị được tính từ khi nhân vật này về làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra. Thường thì khi những người con gái đi lấy chồng giàu sẽ rất sung sướng, nhàn hạ. Nhưng ở đây, nhân vật Mị chỉ lủi thủi một thân một mình, phải câm lặng khi phải sống trong gia đình. Xưa kia thì  Mị cũng đã từng có một thời con gái từng rất hạnh phúc (trong đói nghèo). Những đêm tình mùa xuân xưa, những chàng trai đã đến thổi sáo và đứng "chật cả chân vách đầu buồng Mị". Nhân vật Mị cũng đã từng có một tình yêu rất đẹp, có hiệu gõ vách để hẹn hò. Tâm hồn của một cô gái xinh đẹp và loài hoa đẹp ấy vẫn luôn mở rộng để đón nhận được hương hoa của cuộc sống. Nhưng rồi sau cùng, tất cả đều đã chấm dứt ở trong cái đêm mà Mị bị bắt cóc về nhà của thống lí Pá Tra. "Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pá Tra. Họ nhốt Mị vào buồng. Ngoài vách kia, tiếng nhạc tiền cúng ma đương rập rờn nhảy múa". Mị đã bị bắt cóc để rồi cô đã trở thành con dâu của nhà thống lí để trả cái món nợ về hôn nhân từ đời cha mẹ của Mị.

1.5 Mở bài vợ chồng A Phủ hay nhất 5

Nhà văn Tô Hoài là một cây bút có thực lực đầy sáng tạo và sự phong phú trong lối viết văn trong nền văn học đất nước Việt Nam cả từ trước và sau cách mạng tháng tám thành công, ông đã viết văn từ khi tuổi đời còn khá trẻ, đồng thời Tô Hoài cũng sớm trở nên nổi tiếng với những bộ truyện, tập truyện dành nổi tiếng dành cho thiếu nhi. Sau khi ông tham gia vào cách mạng, Tô Hoài cũng đã bắt đầu chú ý tới những vấn đề về hiện thực xã hội và cuộc sống của những người dân trong thời kỳ những năm tháng mà cả đất nước đang quằn quại và đau thương nhất. Tuy cùng viết về đề tài thể loại về người nông dân dưới chế độ xưa cũ, thế nhưng giọng văn của tác giả Tô Hoài có một thứ gì đó rất khác biệt so với tất cả, lối văn ngập tràn sự yêu thương và đầy dịu dàng. Đi đến đâu Tô Hoài cũng sẽ bộ lộ ra một lòng gắn bó rất tha thiết với từng mảnh đất và con người của quê hương đất nước, ngoài thành phố Hà Nội thì chắc có lẽ vùng miền Tây Bắc cũng là nơi mà ông đã gửi gắm lại rất nhiều tình cảm yêu thương của người đọc. Điều đó cũng đã được bộc lộ rõ nét thông qua bộ 3 truyện về vùng Tây Bắc, trong đó có tác phẩm Vợ chồng A Phủ là tác phẩm xuất sắc và được được biết đến nhiều hơn tất cả.

Combo sổ tay các môn học đã có mặt trên kệ sách nhà bạn chưa? 

2. Mở bài vợ chồng A Phủ gián tiếp 

2.1 Mở bài vợ chồng A Phủ gián tiếp 1

Vùng Tây Bắc nước ta hẳn là một mảnh hồn thiêng liêng của vùng núi sông, là một miền đất hứa có khả năng sản sinh ra rất nhiều những năng lượng dồi dào cũng như truyền cảm hứng cho biết bao nhiêu thế hệ nhà văn, nhà thơ để họ có thể viết được nên những trang thơ, những trang văn đầy lấp lánh. “Người mẹ của hồn thơ” ấy đã thả một linh hồn vào biết bao vần thơ đẹp của tác giả Chế Lan Viên, đã lấp lánh và tỏa sáng rạng ngời với “chất vàng mười” trong hình tượng của những người lái đò ở văn của cụ Nguyễn Tuân nó cũng đã phả vào trong những trang viết của nhà văn Tô Hoài với sức sống tiềm tàng và mãnh liệt của những con người lao động. Đó hẳn là sức mạnh, sức sống bền bỉ, tiềm tàng trong tâm hồn của nhân vật Mị ở tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi lần gấp trang sách lại thì chúng ta cũng không thể nào quên được nó.

2.2 Mở bài vợ chồng A Phủ gián tiếp 2

Nếu ai đã từng một lần được đặt chân đến với vùng Tây Bắc, đến trải nghiệm cùng với những bản làng thân thiện, hiền hòa và chìm trong sương, đến với những địa điểm với phong cảnh núi rừng thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng rất trữ tình, đến với những mảnh đời, cuộc sống tươi vui của những người con sinh sống ở nơi núi rừng hẳn không ít người từng nghĩ rằng, những con người ở nơi đây đã từng phải chịu khổ cực trăm bề. Cảnh đói nghèo cùng cực với những sức nặng từ cường quyền và thần quyền đã đè nặng trĩu lên đôi vai những số phận con người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói ở trong xã hội. Nhưng đằng sau tất cả thì vẫn nổi bật lên là một sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Và tác giả Tô Hoài cũng đã phản ánh được những điều ấy thông qua hình tượng của nhân vật A Phủ trong tác phẩm truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

2.3 Mở bài vợ chồng A Phủ gián tiếp 3

“Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” (theo nhà văn Nguyễn Minh Châu). Với sự khắc họa lên hình tượng của nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện một cách trọn vẹn được sứ mệnh ấy khi mang tới cho người đọc về một hình tượng nghệ thuật với biết bao nhiêu là vẻ đẹp – đặc biệt nhất đó chính là sức sống tiềm tàng và vô cùng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt được được sức sống và ý chí vươn lên mạnh mẽ ấy.

2.4 Mở bài vợ chồng A Phủ gián tiếp 4

Nếu những nhà văn trong xã hội xưa và nay viết về hiện thực phê phán sẽ chỉ thấy con người là một nạn nhân bất lực, bị khuất phục trước những hoàn cảnh éo le, khắc khổ thì các nhà văn trong thời kỳ cách mạng bao giờ cũng là những người đã phát thiện hiện ra được sức manh phúc sinh tiềm ẩn trong tâm hồn của những con người cùng cảnh khổ ấy. Là một cây bút cực kỳ xuất sắc trong dòng văn học của cách mạng đất nước, con người Việt Nam, chẳng những vô cùng thành công khi đã diễn tả một cái chết dần chết mòn về tinh thàn của Mị – một cô gái trẻ, đã từng tràn đầy sức sống mà còn cực kỳ khéo léo và tinh tế khi đã khám phá ra được quá trình thức tỉnh và thoát ra của nhân vật Mị. Nếu như có một hoàn cảnh khiên tê liệt và dần dần bóp chết đi cơ hội và sức sống của cô gái tên Mị này thì tất cũng phải có một hoàn cảnh giúp cho Mị hồi sinh. Và hoàn cảnh đó chính là thời khắc của đêm tình mùa xuân đầy quyến rũ.

2.5 Mở bài vợ chồng A Phủ gián tiếp 5

Vùng quê Tây Bắc là một mảnh hồn thiêng liêng của núi non sông nước, là một miền đất hứa có nhiều cơ hội và khả năng sản sinh ra một năng lượng vô cùng dồi dào cũng như truyền được cảm hứng cho biết bao nhiêu thế hệ nhà văn, nhà thơ để rồi họ có thể viết nên được những trang thơ, trang văn đầy lấp lánh. “Người mẹ của hồn thơ” ấy cũng đã thả một linh hồn vào bao nhiêu vần thơ đẹp của tác giả Chế Lan Viên, cũng đã lấp lánh như “chất vàng mười” trong hình tượng của người lái đò trong văn thơ của cụ Nguyễn Tuân và cũng phả vào những trang viết của nhà văn Tô Hoài một sức sống tiềm tàng và mãnh liệt của những con người lao động khắc khổ. Đó chính là một phẩm chất, khí phách và tâm hồn của một chàng trai đầy hoang dại là A Phủ ở trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” mà mỗi khi gấp trang sách ấy lại thì chúng ta cũng không thể nào quên đi được sau khi đọc tác phẩm.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

3. Mở bài vợ chồng A Phủ đêm tình mùa xuân 

3.1 Mở bài vợ chồng A Phủ đêm tình mùa xuân 1

Với truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã đưa người đọc tới và khám phá thêm về vẻ đẹp thiên nhiên của vùng Hồng Ngài, được đắm say ở trong những tiếng sáo gọi khi những người bạn tình trong đêm tình mùa xuân đã mang đến cho những người đọc biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc khi cùng theo dõi hành trình giải thoát ra khỏi những gian nan, đau khổ, đọa đày của xã hội đối với nhân vật Mị. Dưới chế độ phong kiến cổ hủ, độc tài của miền núi, những người nông dân nghèo giống như Mị và A Phủ sẽ không chỉ bị chà đạp, bóc lột bởi hệ thống cường quyền mà còn bị ràng buộc bởi những thứ thần quyền vô hình áp đặt lên. Thế nhưng, dù có bị vây hãm kìm kẹp trong bóng tối của nỗi đau khổ khó khăn nhưng nhân vật Mị hay kể cả nhân vật A Phủ đều mang trong bản thân mình một sức sống tiềm tàng và mạnh mẽ, để rồi từ chính sức sống đó, nỗi niềm ham muốn sống ấy đã giúp cho nhân vật Mị đã vùng lên giải thoát sau đó cùng với nhân vật A Phủ thoát ra khỏi cái chết đau đớn đồng thời cũng như là giải thoát cho chính bản thân của mình.

3.2 Mở bài vợ chồng A Phủ đêm tình mùa xuân 2

Tác giả Tô Hoài là một nhà văn có sức sáng tạo vô cùng dồi dào và  phong phú nhất trong làng văn chương của Việt Nam. Trước thời kỳ Cách mạng, nhà văn đã nổi tiếng với những câu chuyện về một số loài vật trong tự nhiên giống như "Ổ chuột”, “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau thời kỳ cách mạng thành công, nhà văn cũng đã để lại rất nhiều dấu ấn về nhiều những tác phẩm viết về đa dạng đề tài miền núi ví dụ như “Truyện Tây Bắc”, “Miền Tây”… Trong tập Truyện về vùng Tây Bắc của ông, nổi bật lên nhất chính là tác phẩm truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm đã để lại một dư âm lớn trong lòng những người đọc không chỉ là về cảnh sắc thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc với hình ảnh hiện lên là đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ năng động, dập dìu thánh thót của tiếng sáo mà còn làm tăng lên cảm xúc xúc động đến tâm hồn trong người đọc bởi một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị - là một người con gái dân tộc  Mèo đã đứng lên trên số phận và đấu tranh chiến đấu với giai cấp thống trị ở miền núi, sau đó thoát ra khỏi kiếp đời nô lệ đầy tủi nhục để vươn lên và trở thành một con người tự do vốn có.

3.3 Mở bài vợ chồng A Phủ đêm tình mùa xuân 3

Nếu như những nhà văn khi viết về hiện thực phê phán sẽ chỉ thấy con người chính là nạn nhân và bất lực, bị khuất phục bởi những hoàn cảnh ngang trái thì các nhà văn trong thời kỳ cách mạng luôn là những người bao giờ cũng sẽ phát hiện ra được sức manh phúc sinh tiềm ẩn ở trong tâm hồn của những con người có cùng số phận đau khổ. Là một cây bút xuất sắc trong nền văn học trong thời kỳ cách mạng Việt Nam, chẳng những vô cùng thành công khi tác giả diễn tả được cái chết dần chết mòn về thể xác lẫn tinh thần của nhân vật Mị – một cô gái tuổi trẻ tràn đầy sức sống và năng lượng mà còn mô tả rất tinh tế khi Tô Hoài khám phá ra được quá trình thức tỉnh và thoát ra khỏi thực cảnh của nhân vật Mị. Nếu như trên đời này có một hoàn cảnh éo le làm tê liệt và bóp chết sức sống của Mị thì tất cũng sẽ có một hoàn cảnh khác sẽ giúp Mị hối sinh. Và hoàn cảnh giúp Mị đó chính là khoảnh khắc đêm tình mùa xuân đầy quyến rũ của tuổi trẻ.

3.4 Mở bài vợ chồng A Phủ đêm tình mùa xuân 4

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn tiêu biểu của Tô Hoài sáng tác trong khoảng thời gian mà đất nước đang trong giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Nội dung của truyện ngắn đã kể về một cuộc đời đầy những khó khăn, biến cố của một đôi vợ chồng trẻ người dân tộc Mông chính là hai nhân vật Mị và A Phủ ở trong thời kỳ nước ta chịu hai chế độ là thực dân và phong kiến. Nhân vật Mị được hiện lên là một hình tượng nghệ thuật cực kỳ đặc sắc cà có ý nghĩa khái quát khá cao, nhân vật tiêu biểu cho những người dân có một cuộc sống đau khổ, tủi nhục và quá trình những người dân đã vùng lên và tự giải phóng cho chính bản thân mình, dân tộc của đồng bào vùng miền núi phía Tây Bắc. Đoạn văn đã miêu tả được diễn biến tâm trạng của nhân vật cô gái tên Mị trong đêm tình mùa xuân với những tình tiết vô cùng chân thực và cảm động đã thể hiện ra được sự khao khát và sức sống mãnh liệt cùng với ao ước có một tình yêu nam nữ cháy bỏng của Mị – một người con gái tuy xinh đẹp nhưng lại có một cuộc đời bất hạnh.

3.5 Mở bài vợ chồng A Phủ đêm tình mùa xuân 5

Không chỉ thành công với những tác phẩm khi viết về những câu chuyện của loài vật trong thế giới ngoài tự nhiên, tác giả Tô Hoài còn được biết đến vì ông là một cây bút rất xuất sắc khi đã đặt bút và viết về những mảnh đời cơ cực, cuộc sống nghèo khổ của những người dân trong xã hội xưa, đặc biệt là người dân sinh sống ở vùng núi Tây Bắc. Qua tác phẩm tiêu biểu Vợ chồng A Phủ, đặc biệt là thông qua hình ảnh nhân vật Mị. Nhà văn Tô Hoài đã tạo cho người đọc những cảm nhận về nỗi thống khổ, sự rẻ rúng của giai cấp thống trị và những con người xấu xa trong cái xã hội đầy những áp bức bất công. Tuy nhiên một khát vọng sống mãnh liệt, khao khát về một tình yêu nồng cháy vẫn luôn hiện hữu ở sâu thẳm trong tâm hồn đang bị bào mòn bởi xã hội của nhân vật Mị và điều đó cũng đã được thể hiện rõ ràng nhất trong khoảnh khắc đêm tình mùa xuân với nhân vật A Phủ.

4. Mở bài vợ chồng A Phủ cho học sinh giỏi 

4.1 Mở bài vợ chồng A Phủ cho học sinh giỏi 1

Bên cạnh những dòng hiện thực tối tăm mù mịt ấy, trĩu nặng một lòng trắc ẩn trước một kiếp người nông dân phải làm nô lệ, tác giả Tô Hoài được cho là một nhà văn chuyên về ngọn bút thông qua những câu văn đầy lãng mạn và mộng mơ ấy để mở ra được những giây phút trỗi dậy mạnh mẽ của sức sống tuổi trẻ trong tâm hồn của nhân vật cô gái tên Mị - nhân vật chính trong tác phẩm truyện ngắn để đời của nhà văn Tô Hoài “ Vợ chồng A Phủ”. Từ đó, biết bao nhiêu câu chữ, biết bao chi tiết và hình ảnh thẩm mỹ cứ nối tiếp liên tục và tuôn chảy, cứ gọi nhau và ngân vang. Trong từng những hình ảnh và chi tiết ấy, có lẽ nhà văn cũng đã sử dụng công sức nhiều nhất là khi miêu tả cái hình ảnh “tiếng sáo đêm xuân”.Tôi chỉ đọc có hơn hai trang truyện, tôi đã đếm được mười ba lần mà nhà văn Tô Hoài nhắc đến tiếng sáo. Trong đó, có sáu lần tiếng sáo được tác giả đặc tả với những sắc độ của âm thanh, những ngữ nghĩa, không chỉ có vậy hiệu quả thẩm mỹ thật là sống động và phong phú biết nhường nào.

4.2 Mở bài vợ chồng A Phủ cho học sinh giỏi 2

Nhà văn Tô Hoài là một trong số những cây bút lão luyện của làng văn học Việt Nam ta gắn với sự nghiệp văn chương đồ sộ bao gồm rất nhiều thể loại phong phú và vô cùng độc đáo.Ông được mệnh danh là “Nhà văn của thiếu nhi”, giọng văn của tác giả Tô Hoài luôn mang tới một phong vị tự nhiên,sâu lắng, thiết tha, hồn hậu, ngôn ngữ trong sáng,lời văn dễ hiểu và dễ cảm. Tác phẩm nổi bật nhất và làm lên tên tuổi của ông sau Cách mạng Tháng 8 phải kể đến là tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, một trong những kiệt tác văn chương đã được thai nghén và hoàn thiện trong một chuyến đi thực tế trên vùng Tây Bắc của tác giả. Với khả năng xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn Tô Hoài điển hình cùng lối viết chân thực, “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm mang đến giá trị hiện thực vô cùng sâu sắc, đả kích và lên án sự bất công trong một xã hội phân chia tầng giai tầng đã vùi dập con người đến tận cùng khiến con người đau khổ, đồng thời bêu riếu những bọn cường hào, thống lý tàn ác, phơi bày những thế lực đen tối vẫn tồn tại ở khu vực vùng núi phía miền Bắc trước Cách mạng.

Khóa học PAS THPT Quốc Gia đang có ưu đãi cực shock trước thềm năm học mới 

4.3 Mở bài vợ chồng A Phủ cho học sinh giỏi 3

Khi nhắc đến tới tác phẩm nổi tiếng như Dế Mèn phiêu lưu ký, chắc hẳn không ai trong chúng ta mài có thể không nghĩ ngay tới một cây bút tài ba, lão làng trong nền văn học Việt Nam ngày ấy chính là nhà văn Tô Hoài. Ai yêu tác giả Tô Hoài cũng biết, ông luôn dành nhiều tình cảm cho con người lắm, vì thế trên mỗi trang văn,những câu viết của ông luôn luôn thấm đượm một trái tim có lòng nhân hậu và vị tha, một hơi thở nồng nàn của những bài học vô cùng có  ý nghĩa và giá trị trong cuộc sống. Và chắc hẳn,trong chúng ta không thể không nhớ tới một câu truyện ngắn trên vùng Tây Bắc ấy là tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.Nhà văn Tô Hoài đã dành ngòi bút của chính mình để nảy lên được những tiếng kêu nhân đạo nhất, và để có thể đặc tả được điều đó, ta còn ấn tượng mãi mãi với một hình tượng nắm lá ngón trong câu chuyện đó.

4.4 Mở bài vợ chồng A Phủ cho học sinh giỏi 4

Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài là một trong số những tác phẩm nổi bật của nền văn học hiện thực nước ta trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, khi viết về đề tài người phụ nữ dân tộc miền núi và số phận bất hạnh của họ, cũng như trong những vẻ đẹp tâm hồn tiềm tàng đáng quý ấy, đáng trân trọng điều đó.Chúng ta có thể càng thấy rõ hơn rằng văn của Tô Hoài không để nhằm mục đích chính là dùng để phản ánh cái hiện thực mà chủ yếu văn của tác giả Tô Hoài là để ca ngợi những vẻ đẹp của những con người trong tầng lớp tận cùng dưới đáy của xã hội phải chịu sự áp bức,bóc lột của cường quyền và thần quyền trong xã hội phong kiến. Thế nên nhân vật của ông luôn có những sự chuyển biến có cảm xúc, tâm trạng luôn tinh tế, cùng với những bước ngoặt rất "đắt" để thể hiện sự trỗi dậy vùng lên mạnh mẽ để có thể tự giải thoát cho chính bản thân mình ra khỏi một số phận đớn đau cay nghiệt, mà có lẽ ở truyện ngắn Vợ chồng A Phủ này là cảnh nhân vật Mị chạy theo A Phủ để trốn khỏi nhà thống lý Pá Tra.

4.5 Mở bài vợ chồng A Phủ cho học sinh giỏi 5

Nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh cũng đã từng viết:“Mỗi người nghệ sĩ có một cái tạng riêng, một tố chất tâm hồn riêng tạo nên một thứ nam châm hút lấy những cái gì phù hợp”. Có lẽ chính vì vậy mà mỗi khi tôi đọc lên những tác phẩm của tác giả Nam Cao, như tác phẩm“Chí Phèo” chẳng hạn, tôi lại bị cảm, lại thấm thía cái nỗi đau đến tột cùng của một người nông dân trong một xã hội phong kiến cũ. Cũng có những khi cuộc sống xô bồ, tôi lại đi tìm đến với Thạch Lam,để mượn chiếc chìa khóa rồi mới có thể bước vào cánh cổng của miền thần tiên, cổ tích,được cảm nhận bằng chính tâm hồn mình lắng lại “dưới bóng hoàng lan”. Nhưng tôi vẫn không thể hiểu sao, tôi vẫn luôn thích nhất là cái cảm giác mỗi khi được đọc những “trang thơ” rất thơ của nhà văn Tô Hoài - “Vợ chồng A Phủ”.

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn cách để viết mở bài Vợ chồng A Phủ và một số mở bài mẫu. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990