img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Mở bài Vợ nhặt - Ngữ Văn 12

Tác giả Minh Châu 13:57 30/11/2023 25,636 Tag Lớp 12

Để có thể hoàn thành một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, trước hết chúng ta cần có một mở bài thật tốt để bắt vào luận điểm chính trong thân bài thật dễ dàng. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hỗ trợ các em viết mở bài Vợ nhặt sao cho hay nhất nhé!

Mở bài Vợ nhặt - Ngữ Văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Mở bài Vợ Nhặt hay nhất

1.1 Mở bài Vợ Nhặt hay nhất 1

Lịch sử của dân tộc nước ta đã phải trải qua biết bao nhiêu khổ cực, phải đấu tranh với hàng loạt những lũ giặc xâm lược đầy thâm độc. Sau thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945, ngoài việc đã ghi dấu được mốc son đầy chói lọi, song vận mệnh của đất nước lại đang lâm nguy. Đây cũng là khoảng thời điểm mà nạn đói kinh khủng nhất hoành hành, đây dường như là một nỗi ám ảnh khó phai trong ký ức của biết bao nhiêu con người thời ấy. Cho đến tận thời ngày nay, không ai có thể phủ nhận đi được sự khủng khiếp của nạn đói thời ấy. Nhà văn Kim Lân, bằng một trái tim nhân đạo và tài năng văn học xuất chúng của mình cũng đã khắc họa lại rõ nét nên bức tranh nghèo đói khốn khổ của con người thời bấy giờ. Nhưng vượt lên trên tất cả đó chính là niềm khao khát sống mãnh liệt, sự mong ước về một tương lai tươi sáng hơn dù trong cái tận cùng của sự chết chóc. Điều này cũng đã được thể hiện rất rõ nét hơn cả thông qua tác phẩm Vợ nhặt.

1.2  Mở bài Vợ Nhặt hay nhất 2

Nếu chúng ta coi tác phẩm văn học là một phát minh vĩ đại về mặt hình thức và là một khám phá xuất sắc về mặt nội dung thì những người nghệ sĩ cần phát huy được tài năng xuất chúng của mình để có thể tạo nên được một tác phẩm kiệt xuất. Trong đó, ta cần phải kể đến truyện ngắn “Vợ nhặt” của tác giả Kim Lân. Đây được cho là tác phẩm xuất sắc nhất của ông khi viết về những con người khốn khổ ở trong nạn đói khủng khiếp vào năm 1945. Sự đau khổ và mất mát đâu chỉ có nhìn thấy ở trên chiến trường bom đạn ác liệt mà nó cũng còn thể hiện ở ngay cả trong cuộc sống đời thường nhưng rất đói khổ lúc bấy giờ của người dân. Nhà văn Kim Lân đã tái hiện lại được một thảm cảnh nghèo đói đến nỗi đìu hiu, xơ xác của những con người vốn bản tính rất hiền lành. Nhưng ẩn chứa bên trong là nỗi niềm khao khát được sống, ước mơ về một cuộc sống mới đầy sự tốt đẹp ở phía trước.

1.3  Mở bài Vợ Nhặt hay nhất 3

Nhà văn người Pháp Napoluye cũng đã từng nhận định rằng: “Khi một tác phẩm văn học nâng cao tinh thần ta lên, gợi cho chúng ta những tình cảm cao quý và can đảm không cần tìm nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa, nó là cuốn sách hay do người nghệ sĩ có thực tài viết ra”. Quả thật, một tác phẩm hay và xuất sắc cần luôn biết cách để đưa tâm hồn con người có thể đạt tới địa hạt mới – địa hạt của những tình yêu thương, những sẻ chia và những khát khao bùng cháy. Viết nên truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân cũng đã thể hiện được niềm cảm thương trước những số phận của con người cùng với khát vọng sống, khát vọng có được hạnh phúc của họ khi họ bị đẩy đến mức đường cùng của cái đói và đọa đày về mặt thể xác.

1.4  Mở bài Vợ Nhặt hay nhất 4

Với mỗi một tác phẩm văn học xuất sắc và tạo nên trong lòng của độc giả một địa vị nhất định thì đều sẽ ẩn chứa trong đó những điểm sáng tuyệt vời. Là người nghệ sĩ tài năng là những người cần phải biết nắm bắt và đưa vào tác phẩm ấy những điểm sáng tuyệt vời đó. Văn học viết về đề tài những người nông dân, ta từng biết đến nhân vật lão Hạc nghèo khổ, bất hạnh nhưng lại tồn tại một tâm hồn đẹp được thể hiện trong tác phẩm “Lão Hạc” – Nam Cao. Hay một ông Hai có tràn đầy tình yêu làng quê, đất nước ở trong truyện ngắn “Làng” của cũng của nhà văn Kim Lân. “Những đứa con trong gia đình” của tác giả Nguyễn Thi cũng đã viết về người nông dân với những sự mất mát hy sinh. Song cũng phải đến truyện ngắn “Vợ nhặt” viết khoảng thời gian sau 1954, người ta mới cảm nhận được đến tận cùng của sự xót thương về một thảm cảnh khốc liệt trong quá khứ – nạn đói 1945. Truyện ngắn “Vợ nhặt” đã viết về những người nông dân đói khổ nhưng những người trong nạn đó ấy luôn nghĩ về sự sống.

1.5  Mở bài Vợ Nhặt hay nhất 5

Văn học chính là một lăng kính rất chủ quan, có thể phản ánh được hiện thực một cách cực kỳ khách quan và chính xác nhất. Bởi vậy mà nhà văn Kim Lân đã sử dụng ngòi bút của ông để có thể phác họa thành công nên bức tranh về cuộc sống, sinh hoạt của những người nông dân trong nạn đói vào năm Ất Dậu thông qua tác phẩm “Vợ nhặt”. Nhà văn cũng đã đem vào thiên truyện của mình thêm một điểm sáng mới mẻ, đó chính là niềm tin, niềm hi vọng vào một tương lai mới chứa đựng những điều tốt đẹp cho dù hiện tại có khó khăn đến mức nào đi nữa.

Kim Lân là một nhà văn có sở trường về mảng truyện ngắn, ngòi bút của ông cũng thật sắc sảo khi rất tập trung vào miêu tả về những phong tục tập quán và đời sống làng quê cùng với những “thú vui đồng quê hay phong lưu đồng ruộng”. “Vợ nhặt” là một tác phẩm rất xuất sắc đã được in trong tập “Con chó xấu xí” của chính nhà văn, viết về những người nông dân xưa trong tình cảnh thê thảm, khốn cùng của nạn đói năm 1945 nhưng vẫn chứa trong họ bản chất tốt đẹp, lương thiện. Bằng khả năng sáng tạo xuất sắc của mình, nhà văn cũng đã thành công ở phần nghệ thuật miêu tả nên tâm lí nhân vật và hàng loạt ở các biện pháp nghệ thuật đặc sắc khác khi ông xây dựng nhân vật của mình.

Nắm trọn kiến thức Ngữ Văn 12 cùng các thầy cô VUIHOC ngay!!! 

2. Mở bài Vợ Nhặt nâng cao 

2.1  Mở bài Vợ Nhặt nâng cao

Nhà văn Kim Lân đã từng nói về nạn đói trong năm 1945 rằng: “Đói, nó vừa đắng cay, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên một tia sáng về đạo đức, danh dự“. Và trong “Vợ nhặt” của ông cũng chính là tác phẩm đã đi sâu vào phần khai thác những tia sáng đẹp đẽ ở trong một bi kịch đầy tăm tối ấy của nạn đói kinh hoàng năm ấy. Thông qua một câu chuyện nhặt được vợ của nhân vật tên Tràng, nhà văn Kim Lân đã không chỉ nói lên được sự sống mỏng manh của con người trước một nạn đói khủng khiếp mà quan trọng hơn cả đó chính là đứng ở trên bờ vực của sự sống và cái chết ấy thì vẻ đẹp của những con người này vẫn luôn tỏa sáng, trong cái sự khốn cùng, thiếu thốn, đói nghèo thì con người vẫn dành cho nhau những tình cảm thật chân thành và cũng đáng trân trọng nhất.

2.2 Mở bài Vợ Nhặt nâng cao

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam của chúng ta cũng đã phải trải qua biết nhiêu là sự khổ cực, gian truân, phải đứng lên đấu tranh với những lũ giặc xâm lược đầy thâm thù ác độc. Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngoài việc cách mạng đã đánh một dấu mốc son chói lọi, vẻ vang song vận mệnh của đất nước ta lại rơi vào cảnh lâm nguy. Đây cũng là khoảng thời gian mà nạn đói hoành hành khiến cho hàng triệu người nông dân của nước ta chết đói, đây dường như là một nỗi ám ảnh kinh hoàng khó quên trong dòng ký ức của biết bao nhiêu thế hệ con người. Và cho đến tận thời điểm hiện tại, không ai có thể phủ nhận được đi sự phá hoại khủng khiếp của nó. Nhà văn Kim Lân, bằng một tấm lòng nhân đạo và tài năng nghệ thuật xuất chúng của mình đã khắc họa được rõ nét nên khung cảnh nghèo đói của những con người lúc bấy giờ thông qua truyện ngắn “Vợ nhặt’. Ngoài việc đã tái hiện lại khung cảnh đầy thê lương ấy, “Vợ nhặt” cũng còn ca ngợi nên phẩm chất tốt đẹp của những con người nông dân, niềm khao khát to lớn được sống, được hạnh phúc, khao khát về một tương lai mới đầy tươi sáng dù họ có đang ở mấp mé bờ vực của cái chết về thể xác lẫn tinh thần.

2.3 Mở bài Vợ Nhặt nâng cao

Nhà văn Nam Cao đã từng nói rằng: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” . Thật đúng như vậy, đã là nghệ thuật thì phải có sự phản ánh, tái hiện được những hiện thực ngoài kia một cách chân thực nhất có thể cho dù nó có trần trụi, thô sơ đến mấy. Và với một tác phẩm nghệ thuật văn học giàu giá trị như thế chắc hẳn ta không thể bỏ qua được truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Đây được cho là tác phẩm xuất sắc nhất ở trong sự nghiệp của tác giả Kim Lân khi viết về nạn đói năm 1945. Với những cảm quan đặc biệt về tình yêu thương giữa con người với con người với nhau và bằng một tài năng xuất chúng của mình, Kim Lân đã vẽ nên một bức tranh hiện thực cuộc sống với đầy đủ những gam màu sáng tối phối hợp cùng với niềm khao khát mãnh liệt về một cuộc sống tươi sáng về mai sau. Như chính tác giả cũng đã từng chia sẻ rằng: “Những người đói họ không nghĩ đến về cái chết mà nghĩ đến cái sống”.

2.4 Mở bài Vợ Nhặt nâng cao

Kim Lân là một nhà văn tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam hiện đại, ông đã viết nhiều, viết hay về hình ảnh nông thôn, về cuộc sống của những người nông dân trong xã hội xưa. Hiện lên ở trong những trang văn xuất sắc của ông đó là hình ảnh của những người nông dân nghèo khổ, khốn đốn khi sống trong những hoàn cảnh riêng nhưng ở trong họ vẫn luôn sáng ngời những vẻ đẹp trong sáng và đáng trân trọng, đó là nhân vật ông Hai - một người nhân dân yêu làng, yêu nước nhưng buộc phải đối mặt với một bi kịch là làng chợ Dầu đi theo giặc trong tác phẩm "Làng", đó còn là anh Tràng - một người đàn ông xấu xí, nghèo khổ sinh sống ở trong xóm Ngụ cư vẫn chấp nhận và cưu mang cứu một người đàn bà xa lạ về làm vợ ngay giữa nạn đói kinh hoàng đang hoành hành cả nước trong truyện ngắn Vợ nhặt. Trong tập truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã hướng ngòi bút nhân đạo của ông để có thể lột tả nên những vẻ đẹp vô cùng đáng quý trong tâm hồn của mỗi con người, đó là những tình thương, là khao khát sức sống mãnh liệt.

2.5 Mở bài Vợ Nhặt nâng cao

Văn học, nghệ thuật cũng chính là lăng kính rất chủ quan, phản ánh nên hiện thực một cách vô cùng khách quan và chính xác nhất. Chính vì vậy mà nhà văn Kim Lân đã sử dụng ngòi bút tài năng xuất chúng của bản thân mình để có thể phác họa lên một bức tranh rất chân thực về cuộc sống, cách thức sinh hoạt của những người nông dân nghèo trong khi nạn đói năm Ất Dậu đang hoành hành đất nước ta thông qua mẩu truyện ngắn “Vợ nhặt”. Kim Lân cũng đã đem vào thiên truyện của bản thân một điểm sáng mới mẻ, đó chính là điểm sáng về niềm tin, là niềm hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn nữa dù hiện thực có khó khăn đến nhường nào. Truyện ngắn “Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn học của ông đã được in trong tập “Con chó xấu xí ”, truyện đã viết về những người nông dân trong tình cảnh rất thê thảm, khốn cùng của nạn đói năm 1945 nhưng vẫn ánh lên trong bản chất của họ là một tinh thần tốt đẹp, trái tim lương thiện.

3. Mở bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật Tràng

3.1 Mở bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật Tràng

Nhà văn người Nga I.Bônđarep đã từng có ý tưởng rằng “Nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và xung đột”. Ý kiến này nhìn về nhiều mặt thì quả thật là đúng khi bàn về tác phẩm truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Khi viết nên tác phẩm Vợ Nhặt nhà văn cũng đã làm hiện lên được trước mắt toàn bộ người đọc một bức tranh thực tại rất sinh động về một hiện thực thê thảm ấy nhưng cũng lạ thay rằng, giữa một khoảng trống lay lắt và tối tăm của một cuộc sống đói nghèo như thế nhà văn cũng đã cho chúng ta thấy được tấm lòng của những con người đói khổ dù họ có đang bị cái đói, cái chết rình rập bủa vây nhưng họ vẫn lựa chọn cưu mang, đùm bọc, yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, cùng hướng về sự sống, về sự hạnh phúc và tương lai mới. Vậy nó đã được thể hiện như thế nào thông qua hình tượng của nhân vật Tràng?

3.2 Mở bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật Tràng

Chúng ta cũng biết rằng văn là đời, còn chuyện văn là chuyện đời. Thông qua chỉ một cảnh ngộ, một tình huống hay với một nỗi lòng của những nhân vật trong tác phẩm văn học, nhà văn cũng muốn mang tới cho những bạn đọc những vấn đề về nhân sinh. “Vợ nhặt” của tác giả Kim Lân là một tác phẩm như vậy. Tất cả những gì mà nhà văn muốn gửi gắm tới có chăng đều được thể hiện sáng ngời thông qua nhân vật Tràng - là một gã nông dân nghèo khổ, thô kệch nhưng lại có tấm lòng nhân hậu và luôn giàu tinh thần khát khao được sống.

3.3 Mở bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật Tràng

Kim Lân là nhà văn thuộc hàng đầu trong những nhà văn viết về cuộc sống con người và khá ít tác phẩm, trong khi có một số tác giả ví dụ như Tô Hoài có đến hàng trăm tác phẩm trong cuộc đời làm văn chương, thì số tác phẩm của Kim Lân lại có thể đếm được bằng trên đầu ngón tay. Nhưng những gì mà ông đã để lại khiến chúng ta phải nhớ nhiều, nhớ mãi. Chỉ với một Vợ nhặt”, một “Làng” cũng đủ để có thể đưa ông lên được hàng những tác giả nổi tiếng nhất. “Vợ Nhặt” chỉ có 3 nhân vật được đưa nào, mà nhân vật nào cũng gây được những ấn tượng khó phai điều đó được thể hiện rất rõ nhất thông qua nhân vật Tràng.

3.4 Mở bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật Tràng

Kim Lân một nhà văn có cây bút thường hướng về những người nông dân, truyện ngắn Vợ nhặt mang một giá trị tư tưởng nhân đạo vô cùng lớn dù cho cuộc sống nghèo khổ, cơ cực đến mấy nhưng vẫn yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Trong đó nhân vật Tràng cũng là một trong những nhân vật có phẩm chất tốt bụng, nhân hậu. Truyện Vợ nhặt đã được tác giả viết vào khoảng thời điểm khi mà nạn đói năm 1945 đang hoành hành dữ dội và cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu con người. Tràng và gia đình của mình cũng đang phải vật lộn để mưu sinh và tồn tại trong hoàn cảnh khốn cùng ấy.

3.5 Mở bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật Tràng

Nhà văn Kim Lân là một cây bút chuyên viết thể loại truyện ngắn, ông thường viết về chủ đề nông thôn và những người nông dân thông qua những lời văn hết sức chân thật, xúc động khi miêu tả về đời sống, cảnh ngộ và tâm lý của chính họ. Truyện ngắn "Vợ nhặt" là một tác phẩm xuất sắc đã được in trong tập "Con chó xấu xí" (năm 1962). Bối cảnh của truyện đó là vào thời gian nạn đói năm 1945 diễn ra thê thảm khủng khiếp do bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật tàn ác gây ra. Nhưng cho dù ở trong hoàn cảnh nào ngay cả khi cận kề với cái chết thì họ vẫn yêu thương và cưu mang, đùm bọc lẫn nhau, vẫn khát khao có được hạnh phúc và có thêm niềm tin bất diệt vào một tương lai sáng lạn. Những phẩm chất tốt đẹp ấy đã được nhà văn Kim Lân thể hiện thông qua nhân vật Tràng.

Đăng ký ngay bộ sổ tay tổng hợp kiến thức các môn học từ VUIHOC!!!

4. Mở bài vợ Nhặt phân tích nhân vật thị

4.1 Mở bài vợ Nhặt phân tích nhân vật thị

Tác phẩm Vợ nhặt đã xoay quanh về một câu chuyện diễn ra của ba người ở trong một gia đình ngụ cư nọ. Điều lạ thường đó là một người hình thành nên chính cái tên của truyện thì lại không có tên trong truyện, không biết đến tuổi. Đó chính là người vợ của Tràng. Người phụ nữ ấy cũng chỉ là một trong số hàng ngàn, hàng vạn thân phận của những phụ nữ cùng thời. Do đó, người ấy cũng rất rễ bị lãng quên mất, ít ai chú ý tới nhưng với nhà văn Kim Lân đó là một số phận khó khăn mà không thể bỏ qua, một số phận gây nên sự nhức nhối, trăn trở. Sự hấp dẫn của nhân vật nữ này phải chăng đã đến từ một người ở trong cõi mù mịt, không đâu vào đâu sau đó trở thành một nàng dâu hiền thục trong gia đình của bà cụ Tứ?

4.2 Mở bài vợ Nhặt phân tích nhân vật thị

Kim Lân là một nhà văn có vốn am hiểu rất phong phú về những cuộc sống và tâm hồn của người nông dân đặc biệt là những người trong xã hội xưa. Viết về chủ đề làng quê, con người nông dân bằng những thứ tình cảm rất chân thành, bình dị nhưng cũng vô cùng tinh tế nên văn của tác giả Kim Lân thường cũng dễ chạm đến những tình cảm ở sâu kín nhất bên trong của mỗi độc giả. Vợ nhặt không chỉ là một tập truyện ngắn đặc sắc nhất của tác giả Kim Lân mà còn là tác phẩm tiêu biểu của nền văn học hiện thực của Việt Nam khi đã khắc họa sống động nên một cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của những con người sinh sống qua nạn đói. Tiêu biểu nên cho hình ảnh và thân phận con người ở trong nạn đói, đó chính là nhân vật người vợ nhặt.

4.3 Mở bài vợ Nhặt phân tích nhân vật thị

Tác giả Kim Lân là một trong số ít những nhà văn đã thành công khi viết về đề tài nói đến cái nghèo, cái đói và đã để lại những ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng nhiều độc giả. Khi viết về nạn đói, Kim Lân đã không dừng lại ở việc chỉ khơi gợi nên lòng thương cảm, xót xa của người đọc mà ông còn tạo ra một nỗi ghê sợ, ám ảnh lớn về sức mạnh hủy diệt kinh hoàng của nạn đói đối với nhân phẩm và thể xác của mỗi con người. Tuy nhiên, với một thông điệp “Hãy tin ở con người”, thì hầu hết nhân vật của nhà văn Kim Lân, đến cuối truyện sẽ luôn tìm về với bản chất tốt đẹp, đáng quý vốn có của mình. Đại diện cho những kiểu nhân vật này, chúng ta có thể kể đến nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Kim Lân. Đây là một nhân vật đã bị cái đói xui khiến, sẵn sàng vứt bỏ đi lòng tự tôn, nhắm mắt rồi đưa chân theo một người xa lạ chỉ vì một miếng ăn để tồn tại. Nhưng ở đâu đó trong tấm lòng của con người thị vẫn luôn tồn tại những phẩm chất vốn có đẹp đẽ và đáng trân trọng của một người phụ nữ truyền thống xưa: đảm đang, biết vun vén cho gia đình và cũng đầy tinh tế, ý nhị.

4.4 Mở bài vợ Nhặt phân tích nhân vật thị

Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong nền văn xuôi hiện đại của Việt Nam trước và sau khi Cách mạng tháng Tám diễn ra thành công. Một trong những tác phẩm tiêu biểu và làm nên tên tuổi của nhà văn Kim Lân được viết ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công đó chính là truyện ngắn “Vợ nhặt”, đa được in ở trong tập truyện “Con chó xấu xí”. Đây là một tác phẩm mà nhà văn Kim Lân đã tái hiện được rất thành công bức tranh ảm đạm và khủng khiếp về những người dân trong nạn đói Ất Dậu (1945) của đất nước ta. Trên một cái nền tăm tối và chứa đầy đau thương ấy, nhà văn Kim Lân đã đặt vào đó một hình ảnh của nhân vật người vợ nhặt hiện lên: nghèo đói, bất hạnh nhưng lại có trong mình một khát vọng sống rất mãnh liệt. Điều đó đã được thể hiện thông qua việc người phụ nữ ấy đã chấp nhận để theo không một người đàn ông lạ lẫm về làm vợ giữa nạn đói đang hoành hành.

4.5 Mở bài vợ Nhặt phân tích nhân vật thị

Một người nào đó từng nói rằng “ Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn”. Có thể nói như nhà văn Nguyễn Khải “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc bắt nguồn từ những gian khổ hy sinh. Ở đời không có con đường cùng chỉ có những ranh giới điều cốt yếu là phải có đủ sức mạnh để bước qua ranh giới đó". Sau khi đọc truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân chúng ta cũng càng hiểu sâu sắc và thấm thía hơn được chân lý đó. Ta cũng không khỏi xót xa, ngậm ngùi và thương xót cho những hoàn cảnh éo le ấy, mừng vui cho cái niềm tin của những con người này vào một tương lai mới mà còn rưng rức trước một thứ tình cảm yêu thương từ hơi ấm của gia đình.Vậy điều đó đã thể hiện như thế nào thông qua hình ảnh của nhân vật thị?

5. Mở bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật bà cụ Tứ

5.1. Mở bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân được lấy bối cảnh là đất nước ta đang phải chịu một nạn đói khủng khiếp vào năm 1945 để có thể diễn tả được cái đói được gây nên những tác động kinh hoàng tới người dân như thế nào, nhưng ngụ ý của tác giả cũng chính là việc dựa trên hoàn cảnh nạn đói để có thể lột tả tính cách “trong như ngọc sáng ngời” của những con người trong xã hội xưa, những mảnh đời khắc khổ, lầm than. Nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” là một hình tượng điển hình cho hình ảnh người đàn bà nghèo khổ đến cùng cực trong cuộc sống nhưng tồn tại một tình yêu thương con to lớn đến vô bờ bến. Hẳn rằng người đọc cũng sẽ không bao giờ quên được những lời văn xuất sắc mà Kim Lân đã dành để miêu tả bà.

5.2. Mở bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Nhà văn Kim Lân là trong những một nhà văn nổi tiếng nhất của nền văn học hiện thực ở Việt Nam. Ông cũng được xem là nhà văn hiện thân của làng quê Việt Nam với những sáng tác xuất sắc và luôn chạm đến trái tim người đọc bằng những ngôn từ rất đỗi giản dị, gần gũi. Tác phẩm Vợ Nhặt của ông đã được sáng tác ở trong bối cảnh đất nước đang rơi vào cảnh lầm than, nạn đói kinh hoàng hoành hành chúng ta năm 1945. Thành công của tác phẩm đó chính là nhờ sự thành công của tác giả trong việc khắc họa nên nhân vật trong Vợ nhặt. Nhân vật bà cụ Tứ, là một người mẹ nghèo, khắc khổ nhưng lại rất giàu tình yêu thương cho con cái là một nhân vật đã được Kim Lân khắc họa rất thành công.

5.3. Mở bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Đoạn trích Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân đã trở thành đề tài được bàn luận không chỉ của tác giả mà còn của rất nhiều những độc giả đón đọc truyện ngắn ấy. Thành công lớn nhất của tác phẩm không chỉ dừng lại ở việc khắc họa nên hiện thực xã hội con người đang phải chịu cảnh đói nghèo và thiếu thốn, người thì chết như ngả rạ, khắp nơi bao trùm lên bởi bầu không khí tang thương mà còn đã vẽ ra được những mảnh đời, những câu chuyện trông rất bình dị nhưng lại vô cùng ý nghĩa. Bên cạnh Tràng - nhân vật chính ở trong câu chuyện, còn có nhân vật chị vợ và bà cụ Tứ, là mẹ của Tràng. Tuy xuất hiện trong văn bản ít hơn nhưng nhân vật của bà cụ Tứ cũng đã để lại nhiều ấn tượng và sự thương cảm lớn ở trong lòng nhiều người đọc.

5.4. Mở bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Tuy không phải là nhân vật chính của câu truyện, và lại xuất hiện ở phần cuối của tác phẩm nhưng nhân vật bà cụ Tứ - mẹ của nhân vật tên Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của tác giả Kim Lân đã góp phần khiến cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn. Với tình huống của nhân vật Tràng khi “nhặt” được vợ ở trong những ngày cái đói hoành hành, Kim Lân đã muốn khắc họa số phận rất bi đát của những người nông dân trước thời gian cách mạng tháng Tám thành công, thể hiện được sự cảm thông, sẻ chia trước những khát khao hạnh phúc của những số phận đầy khốn cùng ấy.

5.5. Mở bài Vợ Nhặt phân tích nhân vật bà cụ Tứ

Những người mẹ sẽ luôn là những người đem lại cho con họ một tình thương yêu to lớn nhất, tình yêu bao la ấy cũng có thể giúp những người con vượt qua được những khó khăn, những thiếu thốn về vật chất để có thể mang lại một cuộc sống an lành và hạnh phúc cho nhau. Trong nền văn học từ cổ đại đến hiện đại của Việt nam biết bao nhiêu nhà văn xây đã dựng được hình tượng người mẹ nên như thế. Nếu như tác giả Nguyễn Minh Châu xây dựng nên một người mẹ đầy đức hi sinh chính là nhân vật người đàn bà hàng chài thì nhà văn Kim Lân lại xây dựng rất thành công nhân vật Bà cụ Tứ ở trong truyện ngắn Vợ Nhặt. Ngoài những phẩm chất vốn có của bà thì nhà văn cũng đi sâu vào miêu tả được những diễn biến tâm lí của nhân vật này. Để từ đó chúng ta cũng càng thấy được những sự hi sinh to lớn, những nỗi niềm thương con cái vô bờ bến của bà.

Đăng ký ngay để được xây dựng lộ trình ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia đạt 9+ 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây, VUIHOC đã cung cấp cho các bạn cách để viết mở bài Vợ nhặt trong chương trình Ngữ Văn 12. Ngoài ra, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990