img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc

Tác giả Minh Châu 14:58 30/11/2023 71,674 Tag Lớp 12

Bài thơ Việt Bắc là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà thơ Tố Hữu nói riêng và phong cách thơ trữ tình chính trị nói chung. Cùng Vui học phân tích 8 câu thơ mở đầu cho bài thơ cũng như mở đầu cho nỗi nhớ thương, tình cảm giữa con người Việt Bắc với cán bộ dưới xuôi.

Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1.Sơ đồ tư duy phân tích 8 câu đầu Việt Bắc 

Việt Bắc 8 câu đầu là những tâm tư tình cảm của nhà thơ Tố Hữu với vùng đất đã gắn bó suốt 15 năm kháng chiến. Mời bạn tham khảo sơ đồ tư duy cảm nhận 8 câu thơ đầu Việt Bắc trong chương trình Văn 12:

2. Lập dàn ý phân tích 8 câu đầu Việt Bắc 

a. Mở bài Việt Bắc 8 câu đầu 

- Tố Hữu (1920-2002): là nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ trữ tình chính trị

- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ

b. Thân bài:

- Bốn câu đầu:

+Bức tranh toàn cảnh của buổi chia tay giữa người dân Việt Bắc với cán bộ

+Cách xưng hô thân thiết “mình” - “ta” xuất hiện nhiều trong ca dao Việt Nam

+Khoảng thời gian gắn bó “mười lăm năm”

+Những kỷ niệm trong “mười lăm năm” cùng buồn cùng vui

+Tình cảm sâu đậm ẩn sau bốn chữ “thiết tha mặn nồng”

+Hai cầu đầu nhắc tới tình cảm giữa bộ đội và Việt Bắc

+Hai câu sau chính nhân dân núi rừng Việt Bắc nhắc cán bộ đừng quên họ

+Câu thơ thứ ba là câu hỏi tu từ, không hỏi để lấy câu trả lời mà hỏi để nhắc “đừng quên”

+Liên hệ với thế hệ sau này “uống nước nhớ nguồn”

- Bốn câu sau:

+Bốn câu sau là tình cảm nhớ nhung của “người đi”

+“Tiếng ai” như nhắc đến tiếng lòng không nói thành lời của chiến sĩ khi rời chiến khu Việt Bắc

+Hai từ láy “Bâng khuâng” và “bồn chồn” nhấn mạnh nỗi nhớ không nguôi

+Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” chỉ người dân Việt Bắc giản dị thân thương

+Những tình cảm không thể nói thành lời đã được biểu đạt chân thật qua động từ “cầm tay nhau”

+Người đi như hồi tưởng nhớ lại những ký ức của Việt Bắc: người dân Việt Bắc, núi rừng Việt Bắc,...

c. Kết bài cảm nhận 8 câu thơ đầu Việt Bắc 

- Các biện pháp nghệ thuật có trong bài: liệt kê, ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ, cách ngắn nhịp,...

- Lần nữa nhắc lại tình cảm của người dân Việt Bắc với cán bộ trong buổi chia tay

Sổ tay hack điểm thi combo 12 cuốn chỉ hơn 300k, đăng ký mua để nhận ưu đãi này nhé! 

3. Hướng dẫn phân tích 8 câu đầu Việt Bắc hay nhất 

3.1 Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc mẫu 1 

Tố Hữu là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, nhà thơ của lý tưởng Cộng sản.  Nhà thơ Tố Hữu đã để lại dấu ấn riêng mang đậm Hồn thơ trữ tình chính trị qua các bài thơ tiêu biểu như: “Từ Ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”,... trong đó, Việt Bắc được đánh giá rất cao trong số kho tàng thơ ca của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca chống Pháp nói chung. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10 năm 1954 khi Trung ương Đảng và toàn bộ Chính phủ lâm thời cùng cán bộ chiến sĩ rời khỏi chiến khu để về lại Thủ đô Hà Nội. Lấy cảm hứng từ không khí của buổi chia tay lịch sử Tố Hữu đã xúc động viết lên bài thơ này. Bài thơ có hai nhân vật “ta” và “mình”. Trong buổi chia tay lịch sử ấy hai nhân vật ấy đã để lại bao tâm trạng thiết tha bồi hồi.

Việt Bắc là khu căn cứ địa kháng chiến được thành lập từ năm 1940 gồm 6 tỉnh viết tắt là Cao - Bắc - Lạng - Thái - Tuyên - Hà. Nơi đây cán bộ chiến sĩ và nhân dân Việt Nam đã có 15 năm gắn bó keo sơn nghĩa tình. Sau chiến thắng Điện Biên pháp phải ký hiệp định Giơnevơ trả lại Hà Nội. Nay cán bộ phải về xuôi tiếp tục nhiệm vụ cách mạng, buổi chia tay ấy biết bao kỷ niệm cứ ùa về khiến lòng người đi kẻ ở ray rứt bồn chồn mãi không yên.

Bốn câu thơ mở đầu là lời của Việt Bắc tướng hỏi tôi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua về không gian nguồn cội nghĩa tình. Qua đó thể hiện tâm trạng của người ở lại:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không 

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta” mới đọc lên đã thấy ngay tình cảm dạt dào thương mến, tác giả sử dụng hai đại từ nhân xưng “mình” với “ta” một cách ngọt ngào sâu lắng đậm đà chất ca dao. Trong câu hỏi trên “mình” là chỉ người ra đi “ta” là chỉ người ở lại. Người ở lại hỏi người ra đi còn nhớ ta trong mười lăm năm ấy hay không. “Mười lăm năm ấy” là trạng ngữ chỉ thời gian, đó là thời gian chỉ độ dài gắn bó nhớ thương vô vàn giữa “người” đi kẻ ở. Thời gian ấy được tính từ năm 1940 sau khởi nghĩa Bắc Sơn cho đến tháng 10 năm 1954. Vừa đúng mười lăm năm đó là mười lăm năm “mình” đây “ta” đó đắng cay ngọt bùi. Mười lăm năm có họa cùng chia có phúc cùng hưởng. Mười lăm năm “mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”, mười lăm năm “bát cơm chấm muối mối thù nặng vai”. Làm sao cán bộ chiến sĩ có thể quên được bao nhiêu nghĩa bao nhiêu tình. Bốn chữ “thiết tha mặn nồng” đã cho thấy tình cảm giữa những người dân Việt Bắc và người cán bộ thật thủy chung sâu nặng keo sơn bền chặt.

Hai câu đầu là gợi nhắc kỷ niệm mười lăm năm gắn bó, hai câu sau là lời nhắc nhở chân tình, lời dặn dò kín đáo mà rất đỗi thiết tha:

Mình về mình có nhớ không 

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

Người ở lại hỏi “mình về mình có nhớ không” là câu hỏi tu từ hỏi không phải để tìm câu trả lời mà hỏi để nhắc nhở về Hà Nội rồi thấy sông nhớ đến suối nguồn Việt Bắc. Cách gợi nhớ này cho thấy được lời dặn dò kín đáo rất nổi chân tình Việt Bắc là cội nguồn cách mạng quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa là trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. Xin người về đừng quên cội nguồn mà hãy luôn nhớ về hội một cội câu thơ này phải chăng là sự vận dụng rất linh hoạt và tài tình của Tố Hữu với câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn qua đó nhà thơ cũng nhắc nhở thế Hệ cháu con phải biết hướng về gốc gác về cái nôi cho ta hình hài.

Bốn câu thơ tiếp theo là tiếng lòng của người về xuôi mang bao nhiêu nỗi nhớ thương: 

Tiếng ai tha thiết bên cồn 

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi 

Áo chàm đưa buổi phân ly 

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay… 

Một tiếng “ai” nghe bâng khuâng xao xuyến lạ lùng. Phải chăng “tiếng ai” kia là lời của người Việt Bắc với những chân tình tha thiết và kỉ niệm ngày về mang theo bao nỗi niềm khó tả khiến cho “Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi”. Việt Bắc trong giây phút chia ly ấy đã hóa tâm hồn trong lòng người cán bộ hai từ láy “Bâng khuâng” và “bồn chồn” đã góp phần làm nên tâm trạng người ra đi. “Bâng khuâng” có nghĩa là nhớ nhung luyến tiếc buồn vui lẫn lộn mà buồn nhiều hơn vui. “Bồn chồn” là từ láy diễn tả tâm trạng cảm xúc day dứt hồi hộp nôn nao trong lòng khiến cho bước chân đi cũng ngập ngừng bình tĩnh không muốn chia xa. Buổi chia tay ấy có hình ảnh “Áo chàm đưa buổi phân ly” đầy cảm động. “Áo chàm” là màu áo nghèo khổ bình dị của người dân Việt Bắc, là hình ảnh hoán dụ để chỉ con người Việt Bắc. Đó là những con người nghèo khổ hắt hiu lau xám nhưng luôn đậm đà lòng son thủy chung mặn nồng. Chính màu áo ấy, con người ấy đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Hỏi làm sao người đi có thể quên được màu áo ân tình ấy.

Câu thơ đầy tính chất biểu cảm “biết nói gì hôm nay” không phải là không có gì để nói có nhiều điều để nói lắm chứ không nói được vì xúc động nghẹn ngào không thốt được nên lời. Những lời không nói ấy có lẽ đã nằm hết trong ba chữ “cầm tay nhau”. Cầm tay là biểu tượng của tình yêu thương đoàn kết, cầm tay là đã đủ nói lên ba cảm xúc trong lòng rồi. Mặt khác ba dấu chấm lửng đặt ở cuối câu như càng tăng thêm cái tình cảm hoạt động ấy nó giống như nốt lặng trong một khuông nhạc mà ở đó tình cảm cứ ngân dài. Lâu lắm rồi, Việt Bắc là một kiệt tác của Tố Hữu hoặc cũng là kiệt tác của thơ ca cách mạng thơ ca kháng chiến. Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng khiến tác phẩm của nhà thơ Tố Hữu trở thành tiếng nói yêu thương, là nét nổi bật trong phong cách thơ Tố Hữu mà không có bài nào thấm thía hơn Việt Bắc.

Tám câu đầu là khúc nhạc dạo đầu của bài thơ Việt Bắc gợi lên tình yêu thương gắn bó ấn tượng để lại trong lòng bạn đọc chính là tình cảm giữa kể ở lại người đi được diễn tả bằng thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc.

>> Đăng ký ngay để được học thử hoàn toàn miễn phí khóa học PAS THPT bạn nhé! 

3.2 Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc mẫu 2

Nhà thơ Tố Hữu được đánh giá là tiên phong cho nền văn thơ cách mạng kháng chiến Việt Nam. Ông đã thể hiện được tình yêu nước cũng như ngòi bút mạnh mẽ, sắc bén ngay từ trong tập thơ đầu tay của mình. Cho đến bài thơ Việt Bắc cũng là tác phẩm đỉnh cao sự nghiệp Tố Hữu, càng khẳng định vị thế của mình trong nền thơ ca Việt Nam.

Mở đầu bài thơ đã thể hiện được cảm xúc lưu luyến, bồi hồi,nhớ thương của người dân Việt Bắc với chiến sĩ khi mà họ phải trở lại Hà Nội. Việt Bắc là khu vực sáu tỉnh phía Bắc là Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Đây là khu căn cứ được chính phủ và Đảng thành lập từ năm 1940. 

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tác giả Tố Hữu đã khéo léo sử dụng hai đại từ nhân xưng quen thuộc trong thơ ca, ca dao truyền thống “mình” - “ta”. Đây là cách xưng hô thân thiết, ấm áp như những người trong gia đình nói chuyện với nhau. Chỉ qua tám câu thơ đầu bài thơ tác giả đã mang lại cho người đọc những cảm xúc quyến luyến, không nỡ chia tay, như được nhập hồn vào nhân vật “mình”. Khoảng thời gian “Mười lăm năm ấy” cùng chung sống được tính từ năm 1941 đến năm 1954, là khoảng thời gian chiến đấu ở căn cứ Pác Bó.  Mười lăm năm đó họ cùng sẻ chia ngọt bùi với nhau, cùng chung sống, cùng kết nối tình quân dân. Sau khi cuộc chiến Điện Biên Phủ toàn thắng thì quân đội ta dời lại chiến địa về Hà Nội, rời khỏi nơi đã cùng họ chiến đấu suốt mười lăm năm. 

Câu thơ đầu “mình về mình có nhớ ta” mang âm hưởng nhẹ nhàng , là câu hỏi tu từ của người ở lại với kẻ đi. “Mình về” là hoàn cảnh từ nơi xa được trở về nhà, vốn là hân hoan nhưng lại là nỗi buồn đưa tiễn của người ở lại. Xen giữa chữ “mình” và “ta” là trạng từ “nhớ” như muốn nói dù có xa cách về không gian, có rời nhau thời gian bao lâu vẫn luôn nhớ về nhau. “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, mười lăm năm với biết bao khói lửa chiến tranh, biết bao mất mát thương vong nay chỉ còn những hồi ức vui vẻ, kỷ niệm gắn bó. Như người xưa thì mười lăm năm ấy cũng bằng một phần tư đời người, thành những vết ký ức không thể nào quên. “Mình về mình có nhớ không” đây là cách đổi ngôi rất linh hoạt, mình và ta như hòa làm một không còn phân biệt đôi bên. Dù là người ra đi hay kẻ ở lại giờ đây đều quy tụ thành một nỗi nhớ, nỗi nhớ song phương. Nhà thơ Tố Hữu còn ẩn dụ khéo léo, không chỉ người nhớ người mà nhìn thấy cây cối, núi đồi cũng là nhớ đến Việt Bắc. Đó là lời nhắn nhủ dù có về Hà Nội hay ở bất cứ nơi nào, cứ thấy cảnh vật thân quen hãy nhớ đến chiến khu Việt Bắc, nhớ đến con người nơi đây “nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”. Hai động từ “nhìn” và “nhớ” liên tiếp nhau như đang nói đến dòng thời gian từ quá khứ đến tương lai. “Nhớ” là động từ được nhắc lại liên tục, là quá khứ được khắc ghi trong tiềm thức. “Nhìn” là câu chuyện về tương lai khi nhìn thấy tương lai tươi sáng cũng chớ quên quá khứ từng cùng nhau.

Bốn câu thơ đầu là lời nhớ thương của nhân dân Việt Bắc với cán bộ thì bốn câu thơ sau chính là lời đáp lại của người chiến sĩ với chiến khu:

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Người cán bộ vốn tưởng có thể cất bước trở về dễ dàng nhưng “tiếng ai tha thiết” khiến cho họ ngập ngừng bước chân. Người cán bộ bước đi mà lòng bâng khuâng, lưu luyến không nguôi. Chỉ hai câu thôi mà khiến người đọc cảm nhận được rõ sự bịn rịn giữa người đi kẻ ở. Người ở nhớ nhung kẻ đi, người đi lo lắng cho nhân dân ở lại. Hình ảnh buổi chia tay được diễn tả rõ nhất trong hai câu thơ “Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. “Áo chàm” là màu áo nâu, màu áo của người dân lao động cần mẫn lao động chăm sóc đời sống cho chiến sĩ cách mạng. Áo chàm không phải chỉ một người mà là hoán dụ cho cả chiến khu Việt Bắc. Cả chiến khu, cả con người, cả cảnh vật đều bịn rịn “cầm tay nhau” chia tay. “Biết nói gì hôm nay” không phải là không có gì để nói mà là quá nhiều điều nhắn nhủ không biết nói từ đâu, chỉ có thể “cầm tay” thể hiện cảm xúc.

Chỉ qua tám câu thơ không chỉ thể hiện được tình cảm gắn bó, chân thành giữa người và người mà còn là không gian thể hiện chất thơ, sự khéo léo trong sáng tác của Tố Hữu. Phải kể đến thể thơ truyền thống của dân tộc ta là thể thơ lục bát, với lối viết thân thuộc, dễ nhớ, đậm hồn thơ. Thêm vào đó là các biện pháp nghệ thuật như hoán dụ, sử dụng nhiều câu hỏi tu từ, lặp từ,...giúp bức tranh vừa chân thực mà vẫn đẹp đẽ nhẹ nhàng. 

Giải pháp ôn thi tốt nghiệp THPT cùng vuihoc qua khóa học online PAS THPT - ôn tập theo lộ trình cá nhân

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Phía trên chính là toàn bộ dàn ý chi tiết cũng như một vài bài phân tích 8 câu đầu Việt Bắc cho các em tham khảo và áp dụng vào bài viết của riêng mình. Các em nên viết lại theo cảm nhận của mình để có thể có được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, các em học sinh có thể tham khảo tài liệu hữu ích về soạn văn 12 trên website Vuihoc.vn nhé.

>> Mời các bạn tham khảo thêm: 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990