img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Phân tích bài Đàn ghi ta của Lorca

Tác giả Minh Châu 14:26 30/11/2023 53,993 Tag Lớp 12

Đàn ghi ta của Lorca - Thanh Thảo là một tác phẩm hay và đặc sắc trong chương trình ngữ văn 12. Sau đây, hãy cùng VUIHOC tham khảo dàn ý chi tiết và bài phân tích Đàn ghi ta của Lorca của nhà thơ Thanh Thảo để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm này nhé.

Phân tích bài Đàn ghi ta của Lorca
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1.Sơ đồ tư duy phân tích bài Đàn ghi ta của Lorca 

 

2. Lập dàn ý chi tiết Phân tích Đàn ghi ta của Lor – ca 

2.1 Mở bài 

- Giới thiệu sơ qua về nhà thơ Thanh Thảo (các nét chính về cuộc đời, phong cách thơ của tác giả Thanh Thảo...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Đàn ghi ta của Lor – ca (hoàn cảnh sáng tác, những nổi bật về nội dung, nghệ thuật....)

2.2 Thân bài 

* Phân tích nhan đề và lời đề từ 

a. Nhan đề

- Đàn guitar - biểu tượng cho tình yêu của Lor – ca đối với đất nước Tây Ban Nha,  con đường nghệ thuật, cùng khát vọng cao cả mà Lorca nguyện phấn, cống hiến suốt đời đấu suốt đời.

b. Lời đề từ:

- “Hãy chôn tôi với cây đàn”: phần hồn của đất nước Tây Ban Nha để thể hiện tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt mãnh liệt.

- “Hãy chôn tôi với cây đàn”: tượng trưng cho sự nghiệp của Lor-ca => thể hiện khao khát, ước nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật.

* Hình ảnh Lorca, người nghệ sĩ tự do với khát vọng cách tân nghệ thuật:

- “Tiếng đàn bọt nước”: tượng trưng cho cái đẹp lung linh, nhưng lại dễ dàng biến mất trong hư vô => khát vọng cháy bỏng muốn được dâng hiến tài năng cho đời, liên tưởng về cuộc đời tươi đẹp nhưng quá ngắn ngủi và đơn độc của người nghệ sĩ.

- “Áo choàng đỏ gắt”: là hình ảnh Lor-ca với sức mạnh anh hùng nắm giữ sứ mệnh cao đấu tranh bảo vệ quê hương => Nâng tầm vóc của Lor-ca lên làm biểu tượng cho cả một quốc gia, một dân tộc.

- Trên con đường đấu tranh cho sự tự do và cái mới, người nghệ sĩ luôn phải đối mặt với sự cô đơn: lang thang, miền đơn độc, yên ngựa mỏi mòn, vầng trăng chếnh choáng…

- “li la li la li la”: tác giả đã sử dụng nghệ thuật láy âm, gợi hợp âm của tiếng đàn

⇒ Vẻ đẹp của Lor-ca, một người nghệ sĩ luôn khao khát canh tân nghệ thuật.

* Lorca và cái chết đầy bi phẫn 

- Hình ảnh đối lập: hát nghêu ngao  tượng trưng cho khát vọng tự do đối lập với áo choàng bê bết đỏ là chế độ phát xít bạo tàn. 

- Nghệ thuật hoán dụ:

+ Tiếng đàn: là cuộc đời của lorca 

+ Áo choàng bê bết đỏ: cái chết của Lorca, cái chết đau thương và bạo lực kinh hoàng.

- “tiếng ghita ròng ròng máu chảy”: nghệ thuật nhân hóa, nỗi đau đớn uất nghẹn, vết thương trong lòng người ở lại không thể cầm máu nhưng cũng là sức sống mãnh liệt của người nghệ sĩ trong lòng công chúng Tây Ban Nha. 

→ Những hình ảnh vừa biểu tượng nhưng cũng rất thực tế,  vừa mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ, qua đó, tác giả đã thành công thể hiện cái chết đầy bi thảm của Lor-ca

* Niềm thương xót Lorca và suy tư về cuộc giải thoát, giã từ của Lor-ca
a. Niềm thương xót Lor-ca

- “Tiếng đàn”: chính là ẩn dụ cho nghệ thuật của Lor-ca, tình yêu con người, tình yêu tự do mà ông suốt đời theo đuổi

- “Không ai chôn chất tiếng đàn”: để thể hiện một sức sống mãnh liệt của tiếng đàn

- Tác giả đã sử dụng phép so sánh “tiếng đàn” với “cỏ mọc hoang”:

+ Thương tiếc cho cái chết của một thiên tài, nghệ sĩ tài ba, cho con đường cách tân nghệ thuật còn giang dở

-  Những hình ảnh so sánh và tượng trưng  

+ Vầng trăng: hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp lý tưởng vĩnh hằng, “giọt nước mắt” để thể hiện sự thương tiếc, đau đớn không chỉ của nhân loại, mà nó còn là của cả vũ trụ dành cho người nghệ sĩ tài ba.

+ “đáy giếng” lại là một nơi tối tăm lạnh lẽo, cũng chính là nơi xác Lor-ca bị phi tang, => tái hiện rõ nét sự độc ác, tàn bạo của chế độ độc tài.

b. Những suy nghĩ về cuộc đời và giải thoát 

- Nghệ thuật đối lập chỉ sự ngắn ngủi, số phận nhỏ bé của con người trước thời cuộc: đường chỉ tay đã đứt – dòng sông rộng vô cùng

- Hành động: “Ném lá bùa vào vào xoáy nước”, “Ném trái tim vào cõi lặng im”

- Sự giã từ và giải thoát, một sự lựa chọn, sự chủ động vứt bỏ an toàn tính mạng để đối mặt với hiểm nguy và trở thành người hiệp sĩ với sự kiêu hãnh, tự tôn.

=> Sẵn sàng  vứt bỏ cả sự sống “trái tim mình” trong lãng quên, trong âm thầm để dọn đường cho thế hệ sau này vươn lên và tỏa sáng của người nghệ sĩ anh hùng Tây Ban Nha 

2.3 Kết bài 

- Tổng quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:

+ Nội dung: Qua bài thơ, Thanh Thảo đã thể hiện nỗi đau trước sự ra đi bi thảm của cố nghệ sĩ Lorca.

+ Nghệ thuật: dùng thể thơ tự do và sử dụng hình ảnh tượng trưng siêu thực rất giàu ý nghĩa biểu tượng. 

- Cảm nhận về bài thơ: giàu chất suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm, thể hiện sự xót thương trước cái chết của người nghệ sĩ thiên tài lorca. 

Khóa học PAS THPT sẽ giúp bạn lên lộ trình học tập phù hợp với học lực, được học văn cùng các thầy cô có kinh nghiệm luyện thi tốt nghiệp THPT. Đừng quên ấn đăng ký để được nhận nhiều ưu đãi từ VUIHOC trong mùa hè này nhé! 

 

3. Văn mẫu phân tích bài Đàn ghi ta của Lorca 

3.1 Phân tích bài Đàn ghi ta của Lorca mẫu 1

Thanh Thảo là nhà thơ với những nỗi suy tư, trăn trở về nhiều vấn đề xã hội. Thơ ông được biết đến là giàu chất suy tư, triết lí. “Đàn ghi-ta của Lor-ca” là một trong những tác phẩm tiêu biểu, có thể coi là tác phẩm để đời trong sự nghiệp thơ ca của nhà thơ Thanh Thảo.

Tác phẩm “Đàn ghi ta của Lor-ca” được sáng tác vào năm 1979, là sự kết tinh từ niềm thương xót vô hạn cũng như sự cảm phục, trân trọng và ngưỡng mộ của tác giả dành cho Lor-ca. Bài thơ nhanh chóng gây được tiếng vang lớn trong nền văn học Việt Nam nhờ nội dung mang đậm tính nhân văn và hình thức nghệ thuật thơ hết sức sáng tạo, mới mẻ. Với nhan đề này, tác giả Thanh Thảo ngầm khẳng định “Đàn ghi ta của Lor-ca” là biểu tượng cho những cách tân, đổi mới nghệ thuật của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Qua đây, người đọc có thể thấy được nhan đề cũng đã hé mở hình tượng nghệ thuật trung tâm của bài thơ. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Lor-ca xuất hiện cùng với tiếng đàn bọt nước:

“những tiếng đàn bọt nước
Tây ban Nha áo choàng đỏ gắt”

Tiếng đàn không chỉ gợi ra sự nghiệp nghệ thuật mang nhiều giá trị của Lor-ca mà còn mang tiếng lòng của người nghệ sĩ, gửi gắm lại cho các thế hệ sau này. Hình ảnh “bọt nước” là một hình ảnh hết sức đặc sắc, tượng trưng cho cái đẹp lung linh, gợi sự tồn tại mong manh, tan biến vào mênh mông,.. Một câu thơ nhưng mang tới hai hình ảnh biểu tượng trái nhau, nó vừa gợi ra vẻ đẹp, nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, vừa cho thấy số phận đầy bi kịch của người nghệ sĩ Lor-ca.

Câu thơ tiếp theo gợi nhắc đến quê hương của người nghệ sĩ Lor-ca, hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” mang nhiều nét nghĩa khác nhau.Trước hết về nghĩa thực, nó gợi ra phông nền văn hóa của đất nước Tây Ban Nha với các trận đấu bò tót đẫm máu. Nếu như câu thơ đầu gợi ra vẻ đẹp bi kịch cùng với sinh mệnh ngắn ngủi của người nghệ sĩ, thì câu thơ sâu đã làm tái hiện lên trong tâm tưởng của người đọc sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ. Âm thanh tiếng đàn “li la li la vang” vọng trong không gian để đưa người đọc đến với hành trình vươn tới lý tưởng của người nghệ sĩ ấy:

“đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”

Hành trình vươn đến lí tưởng là hành trình chẳng chút dễ dàng, hết sức gian nan, chất chứa cả sự cô đơn, tưởng như vô tận. Hành trình tuy có nhiều khó khăn, nhưng đó là hành trình đẹp đẽ. “Vầng trăng” vốn là biểu tượng nghệ thuật, điều đó cho thấy cái mà Lorca hướng đến không phải cuộc sống xa hoa hưởng lạc, mà là tình yêu, niềm đam mê mãnh liệt chỉ dành cho nghệ thuật. Chẳng đi sâu vào từng tiểu tiết cuộc đời Lorca, Thanh Thảo đã nhấn đậm ngòi bút vào cái chết bi tráng của chàng. Bốn câu thơ tiếp là sự đối lập giữa sự sống và cái chết:

“Tây Ban Nha
Hát nghêu ngao
Bỗng kinh hoàng
Áo choàng bê bết đỏ”

Điệu hát nghêu ngao là một nét đặc trưng của Tây Ba Nha, trong không gian phóng khoáng, tự do, Lorca hiện lên tuyệt đẹp .Trái ngược lại đó ở phía bên kia lại là hiện thực kinh hoàng, là cái chết đẫm máu của người nghệ sĩ tài hoa. Tác giả sử dụng cụm từ “bỗng kinh hoàng” cho thấy sự hốt hoảng, không thể tin rằng Lorca đã bị cái xấu, cái tàn ác hãm hại bằng giọng thơ căm phẫn, thương xót đến tận cùng. Hình ảnh người nghệ sĩ Lorca đáng thương được miêu tả trong thời kỳ chế độ phát xít tàn bạo, độc đoán. Sự hi sinh của lorca không phải là sự thất bại, mà kẻ thất bại chính là chế độ phát xít cùng bè lũ của chúng. Bởi chúng chỉ có thể hủy diệt được phần thân xác của Lor-ca nhưng không thể hủy diệt được sức sống của anh. Điệp khúc tiếng ghi ta vang lên liên hồi nhưng mỗi âm điệu lại mang ý nghĩa riêng biệt của nó: Tiếng ghi ta nâu- bầu trời cô gái ấy: Tiếng ghi ta tấu lên khúc ca về tình yêu của Lor-ca dành cho quê hương, nghệ thuật, con người, lý tưởng…; Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy/ Tiếng guitar tròn bọt nước vỡ tan: Tiếng ghi ta tấu lên khúc ca về vẻ đẹp cũng như nỗi đau của Lorca. Điệp khúc “tiếng ghi ta”, đều đặn vang lên 4 lần trong nhịp thở dồn dập, gửi gắm những tình cảm, tâm sự, nỗi niềm chất chứa của Lor-ca.

Mười ba câu thơ cuối cùng là những lời thơ thể hiện suy tư của tác giả về cuộc đời, sự nghiệp và sự ra đi của Lor-ca. Tiếng đàn chính là tượng trưng cho nghệ thuật, là biểu tượng cho lý tưởng đấu tranh vì điều tốt đẹp nhất của cố nghệ sĩ Lor-ca. Do vậy, không ai nỡ “chôn cất tiếng đàn”, tiếng đàn ấy còn được so sánh như “cỏ mọc hoang” để gợi tả sức sống mạnh mẽ, sức lan tỏa mãnh liệt, bất diệt, không gì có thể ngăn cản nổi. Dù Lorca không còn trên thế gian nhưng tiếng đàn của ông còn mãi với hậu thế, bất diệt với thời gian. Cũng chính bởi vậy vầng trăng biểu tượng của cái đẹp, dù bị chôn vùi ở nơi tối tăm, lạnh lẽo như đáy giếng cũng vẫn lóe lên ánh sáng lý tưởng nghệ thuật chói lóa.

Đàn ghi ta của Lorca là một bài thơ ấn tượng của nhà thơ Thanh Thảo. Trong bài thơ ấy, chúng ta thấy được người nghệ sĩ anh hùng, hi sinh bản thân để được nói lên tiếng lòng trước sự bạo tàn của chủ nghĩa phát xít. Bài thơ không chỉ đẹp ở nội dung truyền tải mà cái cách Thanh Thảo sử dụng các biện pháp nghệ thuật cũng là một điểm sáng trong tác phẩm này. 

 

3.2 Phân tích bài Đàn ghi ta của Lorca mẫu 2 

Thanh Thảo là nhà thơ có phong cách nghệ thuật riêng, cá tính riêng để lại nhiều tác phẩm gây ấn tượng trong nền văn học Việt Nam. Những sáng tác của ông mang đến một cái nhìn mới cho thơ ca hiện đại. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” là tác phẩm đã để lại một sức chứa lớn trong lòng người đọc về hình tượng nhân vật Lor-ca – cố nghệ sĩ người Tây Ban Nha.

Nhà thơ Thanh Thảo đã mượn tiếng lòng người nghệ sĩ Lorca  làm lời cho bài thơ của mình với ẩn ý bộc lộ chiều sâu không gian và chiều dài thời gian  về người nghệ sĩ tài hoa này. Cả cuộc đời cống hiến cho chiến đấu nhưng cuối cùng Lorca đã chết một cách bi thảm dưới chế độ phát xít tàn bạo. Bài thơ có lối diễn đạt tự do, không viết hoa đầu dòng tạo nên một sự liền mạch như một dòng chảy của cảm xúc vô tận. Sự tài hoa của tác giả còn làm người đọc  liên tưởng bài thơ như một bản nhạc ngân vang với âm thanh tiếng đàn "li-la" mênh mang chắp cánh đưa người nghệ sĩ bay vút lên trên hết tất cả bạo tàn và chết chóc

“Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
Li la li la li la li la
Đi lang thang về miền đơn độc
Với vầng trăng chuếnh choáng
Trên yên ngựa mỏi mòn”

Nhịp thơ lan tỏa nhẹ nhàng, gợi và tả khiến đất nước Tây Ban Nha tươi đẹp hiện lên trước mắt người đọc với tiếng đàn ghi ta say đắm, những trận đấu bò hào hùng, những cánh đồng cỏ bao la, lãng mạn. Tây Ban Nha nổi tiếng với những trận đấu bò độc đáo và ấn tượng, nhưng trong thơ Thanh Thảo liệu nó có còn giữ nguyên ý nghĩa đó? Đấu trường bò tót cùng với bao cuộc đấu đá, xung đột đã dần được coi như là một chiến trường chính trị đẫm máu. Màu áo choàng của kiếm sĩ "đỏ gắt" lên là màu của chiến thắng hay là màu độc quyền của nền chính trị độc tài thân phát xít đang xâm chiếm và thiêu đốt tự do dân chủ. Người kiếm sĩ ấy dù thế nào vẫn đơn côi, lẻ loi ngay cả trong cuộc chiến đầy khốc liệt giữa khát vọng dân chủ của nhân dân nói chung, với nền chính trị độc tài tàn ác nói riêng:

“Tây Ban Nha
Hát nghêu ngao
Bỗng kinh hoàng
Áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
Chàng đi như người mộng du”

Trong thơ Thanh Thảo Lorca hiện lên với dáng điệu "chuếnh choáng" và "đường chỉ tay đã đứt" phát súng của bọn phát xít đã khiến chàng nghệ sĩ du ca Lorca phải dở dang hành trình khát vọng của bản thân. Dường như tác giả không tin vào mắt mình, đã phải sững sờ thốt lên rằng “Bỗng kinh hoàng”. Chính hình ảnh ấy đã khắc sâu nỗi đau trong lòng người Tây Ba Nha trước cảnh người nghệ sĩ tài hoa Lorca bị bắn một cách trắng trợn. Thanh Thảo đã sử dụng nghệ thuật đối lập, sự đối lập giữa niềm tin tình yêu và lạc quan khát vọng "hát nghêu ngao" với cái chết phẫn uất đẫm máu "áo choàng bê bết đỏ". Một người kiếm sĩ với phong thái hiên ngang, bình tĩnh, tự tin đi vào chiến trường, “ anh đi như người mộng du”  dù bị “bắt trộm” vào nơi chiến trường bắn một cách đau đớn.

Những hình ảnh thơ có tính gợi tả mạnh mẽ, khắc sâu nỗi chua xót tiếc thương của con người trước hình ảnh người nghệ sĩ tài hoa nhưng bất hạnh. Người dân “khiếp vía” khi hình ảnh Lorca bị đưa ra trường bắn một cách trắng trợn và dã man như vậy. Dù bị “bắt trộm” vào trường bắn một cách đau đớn như vậy, nhưng Lorca dường như vẫn giữ được bình tĩnh, phong cách “đi như người mộng du”. Đây là một trạng thái khi tâm trí và cơ thể dường như tách biệt. Đó là một thái độ rất tôn trọng và ngưỡng mộ. Ở những khổ thơ tiếp theo, người đọc càng cảm thấy tiếc cho cuộc sống cay đắng đó

“Tiếng ghita nâu
Bầu trời cô gái ấy
Tiếng ghita lá xanh biết mấy
Tiếng guitar tròn bọt nước vỡ tan
Tiếng ghita ròng ròng máu chảy”

“Tiếng đàn” được lặp lại như thể hiện cảm xúc bị kìm nén trong lòng bao lâu nay. Tiếng đàn gắn liền với những điều bình dị, với thiên nhiên ấm áp, với bầu trời trong xanh. Nhưng tiếng đàn rơi xuống “vỡ” thành “bọt” như khẳng định hiện thực đau lòng ấy. Tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác mang đến sự linh hoạt khi miêu tả tiếng đàn. Màu nâu xuất hiện trầm lặng, suy tư đến lạ thường. Giây phút chàng đã ngước nhìn lên bầu trời xanh tha thiết "bầu trời cô gái ấy" , một bầu trời của khát vọng bầu trời yêu thương hiện ra trước mắt người đọc nhưng đối lập là màu xanh của "tiếng ghi ta lá xanh biết mấy". Với tài năng tài ba của mình, Thanh Thảo đã làm sống lại một không gian sống bất tử:

“Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng
Long lanh trong đáy giếng”

Người đọc dễ dàng hiểu được ý nghĩa của các câu thơ đầu tiên như thế nào, có lẽ không ai có thể “vùi dập tiếng đàn” của Lorca, như một thứ “cỏ dại” làm say đắm lòng người. Cùng với đó là  hình ảnh so sánh trong đoạn thơ làm nên tính biểu tượng lớn nhất của Lorca.Tiếng hát của Lorca trở nên bất hủ, một vẻ đẹp còn nguyên ý nghĩa đến tận nhiều ngày sau. Khổ thơ cuối cùng thể hiện những suy tư, trăn trở của tác giả về nghệ thuật, cuộc đời và sự giải thoát.

“Đường chỉ tay đã đứt
Dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
Trên chiếc ghita màu bạc
Chàng ném lá bùa cô gái Digan
Vào xoáy nước
Chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt.”

Khi "đường chỉ tay đã hết” thì cũng là lúc sinh mệnh của mình đã chấm dứt. Lorca đã lường trước được cái chết, ý thức được những điều mà mình làm để rũ bỏ thực tại, rũ bỏ cuộc sống chỉ toàn đau thương để rơi vào “lặng yên bất chợt”. Đây chính có lẽ chính  là sự giải thoát mà Lorca đã chọn cho mình, sự giải thoát khỏi chế độ phát xít độc tài.

Như vậy, “Đàn ghi ta của Lorca” thực sự là một thi phẩm đầy ám ảnh khi đã tái hiện thành công cuộc đời đầy bi kịch của người nghệ sĩ Tây Ban Nha vì nghệ thuật, vì cuộc sống và vì hòa bình của đất nước.

Học văn với lộ trình cá nhân hóa trong khóa học PAS THPT Quốc Gia nếu bạn muốn giành điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký để được học thử hoàn toàn miễn phí cùng các thầy cô bạn nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em dàn ý và bài phân tích bài Đàn ghi ta của Lorca một cách chi tiết và đầy đủ nhất trong hệ thống các bài soạn văn 12. Hi vọng rằng có thể giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa mà tác phẩm tuyệt vời này đem lại. Chúc các em học tốt. Ngoài ra, để học thêm nhiều hơn các kiến thức về môn ngữ văn cũng như của các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời các bạn xem thêm: 


 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990