img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên| Văn 12 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 11:03 22/07/2024 6,987 Tag Lớp 12

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đã đề cao tinh thần cương trực, khẳng khái, dám đứng lên đấu tranh với cái ác và trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn. Để biết chi tiết về câu chuyện này, các em hãy cùng theo dõi phần Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên| Văn 12 tập 1 Cánh diều dưới đây ngay nhé!

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên| Văn 12 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: Chuẩn bị

- Đọc trước Chuyện chức phán sự đền Tản Viên sau đó tìm hiểu thêm những thông tin về tác giả Nguyễn Dữ cùng với tập Truyền kì mạn lục.

- Tìm hiểu về Thánh Tản Viên ở trong truyền thuyết và trong đời sống văn hóa của nhân dân Việt Nam.

Trả lời:

* Thông tin về tác giả Nguyễn Dữ cùng với tập Truyền kì mạn lục.

- Tác giả:

+ Nguyễn Dữ (cũng có người đọc là Nguyễn Tự), chưa rõ về năm sinh năm mất, sinh sống vào khoảng thế kỉ XVI.

+ Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, địa phận tỉnh Hải Dương.

+ Ông xuất thân ở trong gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ vào đời vua Lê Thánh Tông).

+ Ông từng đi thi và đã được ra làm quan, sau đó không bao lâu thì từ quan để lui về ẩn dật.

+ Ông để lại rất nhiều tác phẩm, trong đó tác phẩm nổi tiếng nhất là Truyền kì mạn lục, qua tác phẩm có thể thấy được quan điểm sống cũng như tấm lòng của ông đối với cuộc đời.

- Tác phẩm Truyền kì mạn lục:

+ Truyền kì mạn lục là một tác phẩm được viết bằng chữ Hán, bao gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.

+ Nhan đề: Truyền kì mạn lục (truyền kỳ: loại truyện mang yếu tố li kì và hoang đường; mạn: tản mạn và lục: sao lục hay ghi chép): ghi chép những truyện li kì tản mạn của dân chúng.

* Thánh Tản Viên ở trong truyền thuyết và trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam:

- Các học giả thời phong kiến (những sử gia, những nhà trước tác) cho rằng Tản Viên là “hạo khí anh linh của trời đất sinh ra” (Kiều Phú, trong Lĩnh Nam chích quái), hay cho “Tản Viên là một trong 50 người con theo cha xuống biển của Lạc Long Quân, Âu Cơ” (Đúng ra thì phải là chắt vào khoảng đời thứ 19). Chàng “từ biển đi vào, qua cửa Thần phù, ngược sông Hồng đến Long Đỗ (Hà Nội), Trấn Trạch, rồi lại ngược sông Lô, đến Phúc Lộc giang”. Từ đấy, “nhìn thấy núi Tản Viên cao vời, xinh đẹp, lại thêm phía dưới dân chúng thuần phác, thái bình”, nên chàng “đã làm một con đường thẳng như kẻ chỉ, từ Bạch Phiên Tân lên thẳng phía nam núi Tản Viên, tới động An Uyên, thì lập diện để nghỉ ngơi” (Trấn Thế Pháp, cũng trong “Lĩnh Nam chích quái”, nhưng là một dị bản). Các tác giả “Lịch triều hiến chương” (Phan Huy Chú) và “Việt sử thông giám cương mục” … cũng đều có những quan niệm giống tương tự.

- Theo quan niệm của mọi người, Thánh Tản Viên chính là một người có thực, xuất thân từ tầng lớp nghèo khó ở trong dân chúng.

2. Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: Đọc hiểu 

2.1 Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn muốn nói lên điều gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần đầu tác phẩm để có thể trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Thái độ của mọi người đối với hành động đốt đền của Tử Văn đó là: đều lắc đầu lè lưỡi và lo sợ thay cho Tử Văn

→ Hành động của Tử Văn là vô cùng dũng cảm, cứng rắn, dám làm được những điều mà ai cũng phải run sợ để có thể diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống cho toàn nhân dân.

2.2 Tâm sự này của thổ thần đã đem lại cho em suy nghĩ và cảm xúc gì?

Phương pháp giải:

Đọc lại đoạn đối thoại giữa thổ thần và Tử Văn

Lời giải chi tiết:

Qua lời tâm sự của thổ thần với Tử Văn đã nói lên một hiện thực nhức nhối của toàn xã hội đương thời: hiện tượng quan liêu và nạn quan tham; quan lại bị đồng tiền làm mờ mắt, cái xấu được mặc sức hoành hành và gây ra biết bao nhiêu nỗi đau khổ cho người dân lương thiện.

2.3 Chú ý vào sự ý thức của Tử Văn về nhân cách của chính mình

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời nói của nhân vật Tử Văn

Lời giải chi tiết:

Tử Văn đã vô cùng tự tin về nhân cách của chính bản thân mình : “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng”

→ Thể hiện được tính cách vô cùng gan dạ, cứng cỏi và tin vào chính nghĩa.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 Cánh diều 

2.4 Câu nói này của Diêm Vương đem đến cho em suy nghĩ như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lời nói của Diêm Vương sau đó nhận xét câu nói

Lời giải chi tiết:

  • Lời nói của Diêm Vương đó là: “Lũ các ngươi chia tòa sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên vị, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà con có sự dối trá càn bậy như thế”.

→ Đây là lời trách phạt của Diêm Vương với những phán quan nhưng ẩn sau đó chính là hiện thực xã hội nhức nhối của xã hội đương thời: nạn quan tham và dối trá vẫn luôn hoành hành, gây nên biết bao nhiêu nỗi đau khổ cho người dân.

2.5 Chi tiết Tử Văn “chắp tay thi lễ” với người quen mang ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc lại phần cuối của tác phẩm và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết này đã thể hiện được phần nào tính cách của Tử Văn - một con người lễ độ và đầy nghĩa tiết với mọi người.

3. Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều 

Hãy tóm tắt văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (độ dài khoảng 7-10 dòng). Theo em, văn bản có thể được chia ra làm mấy phần?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ tác phẩm, lựa chọn những ý chính cho tóm tắt

Lời giải chi tiết:

*Tóm tắt tác phẩm: 

Ngô Tử Văn, vốn là người khảng khái, chính trực và không chịu nổi sự tác oai, tác quái của hồn ma tướng giặc Bách hộ họ Thôi nên đã quyết định đốt đền của hắn. Sau khi đốt xong, Tử Văn lên cơn sốt và khi ấy chàng gặp hồn ma tướng giặc đòi trả đền và đe dọa sẽ bắt chàng xuống dưới âm phủ. Chiều tối, Thổ Thần gặp để bày cách cho chàng cách đối phó lại yêu quái. Xuống âm phủ, trước mặt Diêm Vương, Tử Văn đã dũng cảm vạch trần tội ác của hung thần. Sau cuộc đối chất, hồn ma cũng bị trừng trị, Tử Văn được sống trở lại và nhận chức phán sự đền Tản Viên. 

*Văn bản có thể được chia ra thành 4 phần: 

Phần 1: “Ngô Tử Văn…. vung tay không cần gì cả”: Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

Phần 2: “Đốt đền xong… khó lòng thoát nạn”: Tử Văn đi gặp Bách hộ họ Thôi và Thổ Thần

Phần 3: “Tử Văn vâng lời … tan tành ra như cám vậy”: Cuộc đấu tranh giành lại công lý của Tử Văn ở âm cung 

Phần 4: Còn lại: Tử Văn đã được trở thành phán sự đền Tản Viên.

3.2 Câu 2 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Tìm trong văn bản những chi tiết liên quan tới lai lịch của Ngô Tử Văn. Theo em, tại sao tác giả lại lựa chọn những chi tiết ấy để giới thiệu nhân vật

Phương pháp giải:

Xem lại phần đầu của tác phẩm. Chú ý vào những chi tiết miêu tả nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết liên quan đến lai lịch của Ngô Tử Văn: 

+Tên họ: Ngô Tử Văn, có tên là Soạn

+Quê quán: huyện Yên Dũng, thuộc vùng đất Lạng Giang

+Tính tình: 

“Khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được”

“Vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”

→ Tác giả đã lựa chọn ra những chi tiết như họ tên, quê quán và tính tình để miêu tả nhân vật Ngô Tử Văn. Đây là cách giới thiệu hết sức quen thuộc và truyền thống trong văn học Trung đại. Cách mở đầu ngắn gọn, trực tiếp đã tạo nên ấn tượng cho người đọc về hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn, đồng thời cũng dự báo những tình tiết thú vị phía sau.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

3.3 Câu 3 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Trong truyện, Tử Văn đã được miêu tả tương quan với những nhân vật nào? Qua những tương quan này, em thấy Tử Văn hiện ra với những phẩm chất gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ tác phẩm. Chú ý vào các chi tiết miêu tả nhân vật. 

Lời giải chi tiết:

- Nhân vật Tử Văn đã được miêu tả trong mối quan hệ với nhân vật:

+ Viên bách hộ họ Thôi

+ Diêm Vương

+ Thổ thần

- Tử Văn hiện lên với những phẩm chất vô cùng cương trực, ngay thẳng và không khuất phục trước cái ác, cái xấu.

3.4 Câu 4 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Thống kê những yếu tố kì ảo ở trong truyện. Vì sao nói: Nguyễn Dữ đã tiếp thu sáng tạo những yếu tố kì ảo có trong một số truyện cổ dân gian?

Phương pháp giải:

Đọc thật kỹ tác phẩm. Chú ý việc lựa chọn chi tiết kỳ ảo. 

Lời giải chi tiết:

​Yếu tố kì ảo là những yếu tố kì lạ và hoang đường, không có thực. Trong tác phẩm, những yếu tố kì ảo xuất hiện thông qua:

Nhân vật kì ảo :

* Hồn ma của tướng giặc Bách hộ họ Thôi:

- Là viên tướng bại trận tại Bắc Triều, hồn bơ vơ tại Nam Quốc; sau chiếm miếu của Thổ công và quấy nhiễu dân chúng

- Khi Ngô Tử Văn đốt đền khiến cho hắn không còn chỗ trú, hồn ma tướng giặc lại ngang nhiên giả dạng đi vào giấc mộng của Tử Văn, cảnh cáo bắt chàng phải dựng lại đền bằng những lời lẽ rất mực oai nghiêm và văn vở.

- Trước điện Diêm Vương, dùng lời lẽ điêu ngoa và lươn lẹo, nhằm buộc tội khiến cho Tử Văn phải bị trừng phạt.

* Thổ công:

- Làm chức ngự sử đại phu ở đời Lý Nam Đế, chết vì cần vương cho nên được phong làm Thổ công, được ban cho ngôi đền; giúp cho dân độ vật hơn một nghìn năm nay

* Diêm Vương:

- Người đứng đầu của cõi âm ti, đóng vai trò phán xử.

- Lúc đầu bị những lời lẽ giảo hoạt của tên họ Thôi lừa gạt, sau đó khi nhận thấy lời Tử Văn là thật thì lập tức tỉnh táo và phân xử công bằng.

- Bắt phạt tên họ Thôi, cho Tử Văn được trở về dương gian.

* Quỷ sứ, Dạ xoa

Không gian kì ảo: Giấc mộng của Ngô Tử Văn nối liền giữa cõi âm với cõi dương, là nơi để chàng có thể gặp gỡ và nói chuyện với tên tướng giặc họ Thôi cũng như Thổ công, trước khi bị đưa tới cõi âm ti để diện kiến Diêm Vương.

Nguyễn Dữ đã rất thành công khi kết hợp hài hòa và sáng tạo với yếu tố hiện thực nhằm phản ánh xã hội đương thời khi mà những yếu tố kỳ ảo được xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh và thời điểm lịch sử làm cho thế giới kỳ ảo cũng trở nên chân thật hơn.

→ Có thể nói rằng, hai yếu tố hiện thực và kì ảo có mối quan hệ gắn bó và đan xen vào nhau để cùng thể hiện được tư tưởng của tác giả và nội dung cho tác phẩm. Yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức giúp kể chuyện làm cho câu chuyện tăng phần hấp dẫn và tính lãng mạn, trữ tình.

3.5 Câu 5 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Nêu nhận xét của em về chức năng của người kể chuyện ở trong phần chính văn và người bình luận ở cuối truyện

Phương pháp giải:

Đọc thật kỹ tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Người kể chuyện là người không trực tiếp xuất hiện ở trong tác phẩm, không tham gia vào mạch diễn biến của câu chuyện nhưng là người có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng câu chuyện

- Chức năng của người kể chuyện ở trong phần chính văn:

+ Dẫn dắt người đọc tiếp cận tác phẩm : giới thiệu, miêu tả nhân vật và diễn biến câu chuyện….

+ Đem đến cái nhìn khách quan và trung thực 

- Chức năng của người bình luận ở cuối truyện: 

+Giúp truyền tải được thông điệp và chủ đề của tác phẩm

+Gợi mở những suy nghĩ cho người đọc về tác phẩm

3.6 Câu 6 trang 19 SGK Văn 9/1 Cánh diều

Hãy nêu ra suy nghĩ của em về lời bình ở cuối truyện: “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.”

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần cuối tác phẩm

Lời giải chi tiết:

- Lời bình phía trên là một lời động viên và khích lệ con người cần phải ngay thẳng, cứng rắn cũng như can đảm để chống lại cái xấu và đòi lại được cái đúng, lấy lại công bằng cho xã hội; không được lùi bước hoặc thỏa hiệp với cái ác.

- Nhân vật Ngô Tử Văn ở trong câu chuyện là một minh chứng cho câu nói phía trên. Xuyên suốt trong câu chuyện là hình ảnh của con người vô cùng khẳng khái, cương trực và dũng cảm quyết tâm trừ bạo cho toàn nhân dân. Dù gặp phải những khó khăn và trù dập nhưng Tử Văn vẫn luôn dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác.
 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là phần Soạn bài chi tiết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Văn 12 tập 1 Cánh diều. Bài viết đã giúp chúng ta biết đến một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm và vô cùng cương trực. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin vào công lí, chính nghĩa nhất định sẽ dành chiến thắng.

Ngoài phần soạn phía trên, nếu cần tham khảo thêm về nhiều bài soạn văn khác hoặc bài soạn khác trong những môn học khác thì em phải nhanh tay truy cập vào website chính thức của VUIHOC chính là vuihoc.vn để đăng ký cho mình liền một khoá học thật nhanh chóng và được nghe giải đáp thắc mắc trực tiếp từ thầy cô giáo có trình độ và chuyên môn cao của VUIHOC nhé!

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990