img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 15:06 12/08/2024 9,100 Tag Lớp 12

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên muốn đề cao về tinh thần khẳng khái và cương trực, dám đấu tranh để chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, là một người trí thức nước Việt; đồng thời cũng thể hiện một trí thức yêu chính nghĩa, cương trực. Truyện thể hiện khát vọng về công lí, niềm tin công lí và chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: Trước khi đọc 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Dữ

* Tiểu sử

– Hiện vẫn chưa xác định rõ được năm sinh và năm mất của ông.

– Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (hiện nay thuộc xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện của tỉnh Hải Dương).

– Ông là con trai cả của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu (người đã từng đỗ tiến sĩ dưới thời của vua Lê Thánh Tông).

– Tương truyền rằng ông chính là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm và cũng là bạn học của Phùng Khắc Khoan. Từ đó chúng ta có thể suy đoán được thời kì mà ông sinh sống là vào khoảng thế kỷ thứ 16.

– Ngay từ khi còn nhỏ Nguyễn Dữ đã bộc lộ được sự chăm học và học nhiều nhớ rộng của ông. Ông đã từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương ra để nối nghiệp nhà.

* Sự nghiệp

– Ông thi đậu chức Hương tiến (tức là Cử nhân), rồi về làm quan ở dưới triều nhà Mạc.

– Sau này khi nhà Lê lên nắm lại quyền trị vì vương quốc, ông quay trở lại làm quan Tri huyện Thanh Tuyền (nay thuộc xã Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc).

– Sau một năm làm quan ở dưới triều nhà Lê, ông bất mãn với thời cuộc cho nên ông xin cáo quan hồi hương với lí do là phải chăm sóc và phụng dưỡng người mẹ già cho tròn đạo hiếu.

– Được chấp thuận, ông quay về sống tại núi rừng Thanh Hóa, tránh xa nơi thành thị vốn xa hoa và ồn ã.

– Về ở ẩn tại núi rừng Thanh Hóa được vài năm thì ông cũng từ giã cõi trần.

* Tác phẩm

– Sáng tác duy nhất của ông chính là tác phẩm Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ đã được lưu truyền). Tác phẩm này theo nhiều nhà nghiên cứu được cho là sáng tác vào khoảng thời gian Nguyễn Dữ đang ở ẩn tại Thanh Hóa. Tác phẩm bao gồm 20 truyện và đều được viết bằng chữ Hán, dựa theo thể loại tản văn. Xen lẫn trong ấy chính là thể loại biền văn và thơ ca. Trong đó nổi bật nhất chính là tác phẩm “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” hay quen thuộc hơn với cái tên thường gọi là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Ở cuối mỗi câu truyện (trừ câu truyện thứ 19 mang tên “Kim hoa thi thoại ký”) thì đều có lời bình của tác giả hoặc là của một người có cùng quan điểm với tác giả. Tác phẩm được nhiều tác giả cùng thời đánh giá và gọi là “thiên cổ kì bút”.

* Phong cách sáng tác

– Tác phẩm của ông không chỉ đơn thuần là việc ghi chép lại những câu truyện kì lạ ở trong dân gian trên khắp đất nước. Qua những tác phẩm ấy còn thể hiện được quan điểm trong chính trị và thái độ nhân sinh đối với các vấn đề trong cuộc sống, cũng như là những lý tưởng về mặt đạo đức sống của tác giả Nguyễn Dữ. Ông mong muốn người dân được sống bình yên trong một xã hội yên bình, đầy hạnh phúc, thịnh vượng và ấm no. Ở nơi đó mối quan hệ giữa con người với con người sẽ được nâng cao hơn và cũng sẽ được mọi người quý trọng.

1.2 Tìm hiểu về tác phẩm “Truyền kì mạn lục” 

Truyền kì mạn lục (hay còn hiểu là quyển sách ghi chép tản mạn những điều kì lạ đang được lưu truyền) bao gồm 20 truyện ngắn viết bằng chữ Hán dựa theo thể văn xuôi tự sự (có xen lẫn văn biền ngẫu và thơ ca). Tác phẩm này đã được Nguyễn Dữ viết trong thời gian ông ở ẩn và hoàn thành vào trước năm 1547. Sự đan xen pha trộn giữa yếu tố hiện thực với yếu tố hoang đường và kì ảo là nét đặc trưng cũng như sức hấp dẫn đặc biệt của những câu chuyện ở trong tác phẩm. Sau mỗi truyện ngắn đều có một lời bình ngắn (hiện chưa biết rõ là của ai) đề cập về phẩm chất đạo đức của những nhân vật có trong tác phẩm. Chế độ phong kiến ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XV và đầu thế kỉ XVI nhìn chung vẫn đang được đà phát triển. Tuy nhiên sự cường thịnh của những giai đoạn trước đấy thì đã giảm sút rõ rệt và bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu nhen nhóm của sự suy thoái. Trong tập đoàn giai cấp thống trị không còn có những vua sáng tôi hiền. Triều đình nhà Lê với những ông vua nổi tiếng về sự xa hoa đồi bại như Lê Uy Mục hay Lê Tương Dực đã gây nên bao nhiêu nỗi thống khổ cho nhân dân. Ngoài xã hội, tình trạng đạo đức suy đồi và nhân tình thế thái đảo điên cũng đang trở thành một hiện thực hết sức phổ biến và nhức nhối. 

Tác phẩm Truyền kì mạn lục chính là tiếng nói phản kháng vô cùng mạnh mẽ của Nguyễn Dữ đối với hiện thực xã hội thời bấy giờ. Do điều kiện lịch sử, Nguyễn Dữ không thể nào nói trực tiếp mà phải sử dụng cách gián tiếp: Mượn chuyện xưa để nói về chuyện nay, mượn chuyện thần linh ma quái để nói về chuyện người, mượn chuyện cõi âm để nói về chuyện cõi dương và cõi trần. Phương pháp ấy giúp cho nhà văn có thể tự do tung hoành với ngòi bút của mình trên trang giấy và thể hiện được tất cả những suy nghĩ cũng như thái độ và quan điểm của mình về con người và về xã hội.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo 

1.3 Trả lời câu hỏi trước khi đọc 

Tóm tắt một truyện kể dân gian có sử dụng đến yếu tố kì ảo và cho biết tác dụng của yếu tố kì ảo ấy trong tác phẩm.

Phương pháp giải:

- Tìm đọc một truyện kể dân gian có sự xuất hiện của yếu tố kì ảo

- Phân tích về tác dụng của yếu tố kì ảo ấy

Lời giải chi tiết:

* Tóm tắt truyện Thánh Gióng:

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, tại làng Gióng có hai vợ chồng rất chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức nhưng mãi mà vẫn chưa có nổi một mụn con. Một hôm, bà lão đi ra ngoài đồng trông thấy có một vết chân rất to liền đặt bàn chân của mình lên ướm thử, không ngờ về nhà bà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một người con trai. Cậu bé lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói hay biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân tràn vào xâm lược nước ta, nhà vua muốn tìm ra người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì thật kì lạ, cậu bé bỗng cất tiếng nói đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu bảo sứ giả về tâu với nhà vua sắm cho mình một con ngựa sắt, một cái roi sắt cùng với một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng thấy no, áo mặc mấy cũng chẳng thấy vừa. Giặc tới, vừa lúc sứ giả mang theo ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt tới, cậu bé vươn vai biến thành một tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong thì cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn và tôn là Phù Đổng Thiên Vương sau đó cho lập đền thờ tại quê nhà.

* Tác dụng của yếu tố kì ảo ở trong truyện Thánh Gióng

+ Khi sứ giả tới tìm người tài giỏi để giúp nhà vua đánh giặc, Gióng bỗng cất tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng chẳng thấy no, áo vừa mặc xong thì đã đứt chỉ.

+ Giặc tới, Gióng vươn vai trở thành một tráng sĩ cao lớn.

+ Ngựa sắt những lại có thể hí được và phun lửa.

+ Nhổ tre ở ven đường đánh giặc, còn giặc thì tan vỡ.

=> Ý nghĩa: Những chi tiết tưởng tượng và kì ảo đó nhằm tạo ra được những câu chuyện thần kì, giải thích cho những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích được theo cách thông thường hoặc nhằm thần thánh hoá những nhân vật mà nhân dân luôn ngưỡng mộ, và tôn sùng; cũng như muốn tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện…

2. Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: Đọc văn bản 

2.1 Chuyện gì sẽ xảy ra với nhân vật Tử Văn sau khi đốt đền?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại phần đầu của văn bản

Lời giải chi tiết:

Sau khi Tử Văn đốt đền, chàng có thể sẽ bị trừng trị do khinh thường thánh thần.

+ Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền chính là một hành động báng bổ thần linh cho nên ai cũng kiêng kị và không dám đụng chạm vào. 

+ Hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng vì đây chính là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi - một kẻ thù đã xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền tà không những không phù hộ cho dân lành mà nó còn làm yêu làm quái ở trong dân gian.

2.2 Cách đối xử của Tử Văn với “người đội mũ trụ” cùng với “ông già áo vải, mũ đen” có điểm gì khác biệt?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, so sánh giữa thái độ của Tử Văn với “người đội mũ trụ" và “ông già áo vải, mũ đen" 

Lời giải chi tiết:

Trong truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, Ngô Tử Văn có hai cuộc gặp gỡ với hai người khác nhau đó là “người đội mũ trụ” và “ông già áo vải, mũ đen”. Dưới đây là sự khác biệt ở trong cách đối xử của Tử Văn với hai người họ:

- Người đội mũ trụ:

+ Tử Văn không quan tâm tới lời đòi hỏi của người này.

+ Chàng vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên và không chịu đáp ứng yêu cầu.

- Ông già áo vải và mũ đen:

+ Tử Văn thể hiện sự tôn trọng cũng như lắng nghe ông già này.

+ Ông già áo vải nói về việc huỷ đền Lư Sơn sau đó cảnh báo về tai vạ nếu không tuân thủ.

Tử Văn đối xử vô cùng khác biệt với hai người này dựa vào tình thái tâm hồn cùng với tình cảm của mình.

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé!

2.3 Bạn hình dung như thế nào về cõi âm và cuộc đối mặt giữa Tử Văn với “người đội mũ trụ” ở trước điện của Diêm Vương?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại văn bản

- Học sinh suy đoán về chi tiết của cuộc đối mặt

Lời giải chi tiết:

- Quang cảnh : không khí vô cùng rùng rợn 

- Sử dụng rất nhiều hình ảnh mang tính chất kì ảo và hoang đường → nhấn mạnh hơn vào quang cảnh đáng sợ ở nơi cõi âm. Gợi cảm giác rùng rợn và khiếp sợ. Nhưng chính không gian đó lại làm nổi bật thêm khí phách của Ngô Tử Văn bình tĩnh và can đảm

- Đó chính là cuộc đối mặt đầy sự khó khăn và cam go nhưng với sự chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực dám đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn cũng đã chiến thắng.

- Cuộc xét xử Ngô Tử Văn ở dưới âm phủ:

+ Những lời vu cáo hết sức xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc.

+ Thái độ quát nạt và giận dữ của Diêm Vương

+ Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ vô cùng cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền và đấu tranh để vạch mặt tên tướng giặc gian tà.

→ Tử Văn phải đương đầu với những thế lực mạnh và áp đảo.

+ Hồn ma của tên tướng giặc: Tranh cãi với Tử Văn, sau đó lại lo sợ và đạo đức giả: xin được giảm án cho Tử Văn.

+ Ngô Tử Văn: Bình tĩnh và khẳng khái không chịu nhún nhường, xin được đem tư giấy đến đền Tản Viên để chứng thực.

+ Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người tới đền Tản Viên để chứng thực → Tử Văn được xử thắng kiện sau đó được tiến cử lên làm chân phán sự tại đền thánh Tản Viên.

→ Cái thiện và cái chính nghĩa cuối cùng đã thắng cái gian tà và cái ác.

→ Tử Văn là một con người cứng cỏi, không chùn bước trước những thế lực vô cùng xấu xa và quyết tâm đến cùng nhằm bảo vệ lẽ phải.

2.4 Kết truyện này đã gợi cho bạn nhớ tới phần kết trong tác phẩm văn học dân gian nào?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại văn bản

- Học sinh liên hệ với những văn bản khác

Lời giải chi tiết:

Kết truyện "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" gợi cho tôi nhớ tới phần kết của tác phẩm văn học dân gian "Tấm Cám".

Điểm tương đồng:

- Cái ác cuối cùng cũng bị trừng trị:

+ Trong "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên", hồn ma của tên tướng giặc và Diêm Vương đã bị trừng phạt.

+ Trong "Tấm Cám", Cám cuối cùng đã bị làm mắm.

- Công lý luôn được thực thi:

+ Tử Văn được minh oan sau đó trở thành một quan phán sự đền Tản Viên.

+ Tấm được trả lại sự hạnh phúc và sống sung sướng ở bên vua và con.

- Kết thúc đều có hậu:

+ Cả hai tác phẩm đều có kết thúc có hậu, thể hiện về niềm tin vào công lý và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn.

2.5 Bạn có đồng tình với lời bình đó hay không?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại văn bản

- Học sinh liên hệ với những văn bản khác

Lời giải chi tiết:

Tử Văn là một người rất can đảm và dũng mãnh, khinh thường sự đe dọa và hống hách của tướng giặc. Hãy đấu tranh tới cùng để chống lại cái xấu và cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm thì mới đem lại được phần thắng cho chính nghĩa.

3. Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 74 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Xác định đề tài và tóm tắt chuỗi hành động/ sự kiện đã được kể và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng ở trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để có thể trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Đề tài: Lòng dũng cảm, cương trực cùng với tinh thần dám đấu tranh chống lại cái ác.

Tóm tắt lại chuỗi hành động/ sự kiện:

-Tử Văn được cử lên làm quan phán sự tại đền Tản Viên.

-Tử Văn phát hiện ra hồn ma tên tướng giặc đến chiếm đền và làm hại dân lành.

-Tử Văn vô cùng dũng cảm đốt đền nhằm trừ khử hồn ma.

-Tử Văn đã bị hồn ma tố cáo với Diêm Vương.

-Tử Văn được minh oan sau đó trở lại dương gian.

-Tử Văn tiếp tục làm quan phán sự và cai trị công bằng, được tất cả mọi người yêu mến.

Mối quan hệ giữa những sự kiện:

-Mối quan hệ nhân quả: Hành động dũng cảm của Tử Văn đã dẫn tới kết quả là hồn ma bị trừng trị và công lý đã được thực thi.

-Mối quan hệ tương phản: Tử Văn đại diện cho chính nghĩa còn hồn ma đại diện cho cái ác.

-Mối quan hệ liên kết: Những sự kiện được sắp xếp theo một trình tự thời gian nhất định, logic và dẫn dắt câu chuyện đến kết thúc

3.2 Câu 2 trang 74 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Phân tích tính cách của nhân vật Tử Văn sau đó cho biết:

a. Tử Văn tiêu biểu cho những người của tầng lớp nào ở trong xã hội đương thời?

b. Tính cách của Tử Văn đã góp phần giúp thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm ra sao?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để có thể trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a. Ngô Tử Văn tiêu biểu cho những người mang tinh thần chính nghĩa, đại diện cho sự công bằng cũng như lẽ phải trong xã hội. Trong bối cảnh xã hội vào thời Lý – Trần, tầng lớp mà Ngô Tử Văn có thể thuộc về chính là tầng lớp của những người trí thức hay quý tộc, những người có khả năng cũng như có ý chí đấu tranh cho công lý và dám chống lại sự bất công.

b. Tính cách của Ngô Tử Văn ở trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” góp phần thể hiện được chủ đề và tư tưởng của tác phẩm thông qua việc khắc họa một nhân vật có lòng dũng cảm, cũng như tinh thần chính nghĩa và sự kiên quyết đối mặt với cái ác. Tử Văn không chỉ dám đứng lên chống lại sự bất công và áp bức mà còn thể hiện được tình yêu quê hương cùng với lòng tự trọng dân tộc. Những hành động và quyết định của anh đều phản ánh tư tưởng của tác giả về việc đấu tranh dành cho lẽ phải và sự công bằng, đồng thời cũng chính là lời kêu gọi mọi người hãy sống phải có trách nhiệm và can đảm để đối mặt với thử thách.

3.3 Câu 3 trang 74 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Bình luận về một trong hai chi tiết dưới đây:

a. Hình phạt mà Diêm Vương sử dụng để trừng trị tội lừa dối của “người mũ trụ";

b. Chức phán sự mà Tử Văn đã được Thổ Công tiến cử sau vụ kiện ở Minh Ti.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để có thể trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a. Trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, hình phạt của Diêm Vương đã áp dụng để trừng trị “người đội mũ trụ” vì tội lừa dối chính là một chi tiết thể hiện sự công bằng và nghiêm khắc ở dưới âm phủ. Diêm Vương, với vai trò là một quan toà của cõi âm, đảm bảo rằng mọi tội lỗi đều sẽ phải nhận sự trừng phạt thích đáng. Hình phạt ấy không chỉ là sự trừng trị dành cho cá nhân “người đội mũ trụ” mà cũng chính là thông điệp răn đe đối với những kẻ luôn có ý định gian dối, khẳng định rằng mọi hành vi xấu xa đều sẽ không thể trốn tránh được sự xét xử của công lý.

b. Chi tiết về chức phán sự mà Tử Văn đã được Thổ Công tiến cử sau khi vụ kiện ở Minh Ti trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sau khi Tử Văn được minh oan và công lý đã được thực thi, việc anh được tiến cử lên chức phán sự không chỉ là sự công nhận dành cho lòng dũng cảm và tinh thần chính nghĩa của anh, mà nó còn là biểu hiện của niềm tin mãnh liệt vào sự công bằng và chính trực. Điều đó khẳng định rằng những hành động đúng đắn và can đảm cuối cùng sẽ được đền đáp xứng đáng.

3.4 Câu 4 trang 74 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách kết thúc của truyện và lời bình của người kể chuyện ở cuối của văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để có thể trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Kết thúc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thể hiện một cách vô cùng sâu sắc triết lí dân gian ở hiền gặp lành và ở ác gặp ác, gieo gió sẽ gặt bão. Kẻ gian trá và xấu xa như hồn ma tướng giặc họ Thôi cuối cùng đã phải chịu tội còn người cương trực và khẳng khái như Ngô Tử Văn xứng đáng được đời đời ngợi ca. Lòng cảm phục và thái độ ngợi ca của tác giả Nguyễn Dữ đã được thể hiện một cách trực tiếp thông qua lời bình ngay sau kết thúc của truyện. Theo ông, con người sống ở trên đời không sợ “cứng quá thì gãy” mà chỉ có sợ không thể cứng được. Ngô Tử Văn một kẻ sĩ nước Việt là người đã luôn giữ cho mình được sự cứng cỏi để có thể vượt qua được mọi thế lực phi nghĩa. Cũng từ nhân vật ấy, người đọc có thể thấy được Nguyễn Dữ rất đề cao sự cứng cỏi ở trong nhân cách kẻ sĩ. Thực ra đã là trí thức thì cần có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp. Quan niệm của tác giả Nguyễn Dữ về nhân cách của kẻ sĩ không phải không đúng nhưng có lẽ chưa thực sự đầy đủ, trọn vẹn. Nếu kẻ sĩ lúc nào cũng cứng quá thì chắc chắn cũng sẽ phải chịu cổ lúc phải gãy. 

Có khi sức hấp dẫn của những câu chuyện lại tích lại ở kết thúc giàu ý nghĩa. Viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã không chỉ làm người đọc hài lòng bởi một cái kết thúc có hậu mà còn khiến cho chúng ta phải có những giây phút lắng đọng lại để chiêm nghiệm về ý nghĩa của kết thúc ấy.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

3.5 Câu 5 trang 74 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề của truyện.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để có thể trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Chủ đề của truyện xoay quanh việc đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, là người đại diện cho trí thức Việt Nam rất giàu tinh thần dân tộc, ưa chuộng chính nghĩa, dũng cảm và lại cương trực. Truyện nhấn mạnh vào lòng dũng cảm và sự cương trực chắc chắn sẽ chiến thắng gian tà, đồng thời thể hiện được niềm tin vào công lý và sự chính trực của con người cuối cùng sẽ được đền đáp.

3.6 Câu 6 trang 74 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Những dấu hiệu nào giúp cho bạn nhận biết được Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một truyện truyền kì? Qua tác phẩm, bạn có suy nghĩ như thế nào về hiện thực đời sống xã hội đương thời cùng với thái độ và quan điểm của tác giả trước hiện thực ấy?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để có thể trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” sở hữu những dấu hiệu của một truyện truyền kì như sau:

+ Đề tài lịch sử cùng với ý nghĩa trọng đại: Truyện lấy bối cảnh lịch sử và đề cập tới những vấn đề thể hiện ý nghĩa quan trọng.

+ Yếu tố tưởng tượng và hư cấu: Sử dụng những yếu tố kì ảo và hoang đường để thể hiện được nội dung.

+ Nhân vật đơn giản, kết hợp giữa thế tục với kì ảo: Nhân vật được xây dựng với sự kết hợp giữa nét đời thường với nét phi thường.

+ Cốt truyện đơn giản và ít tình tiết: Truyện có cốt truyện không hề phức tạp và tập trung vào một vài sự kiện chính.

- Qua tác phẩm, hiện thực đời sống xã hội đương thời đã được phản ánh thông qua việc sử dụng những yếu tố hoang đường và kì ảo để chỉ ra được những bất công và sự quan liêu ở trong xã hội. Tác giả Nguyễn Dữ thông qua câu chuyện đã thể hiện được thái độ phê phán đối với những quan tham cùng với cái ác hoành hành, đồng thời bày tỏ về niềm tin vào sự chiến thắng của công lý và chính nghĩa. Tác phẩm cũng thể hiện được tinh thần tự tôn dân tộc và quyết tâm đấu tranh để chống lại cái xấu và cái ác. Điều này cho thấy rằng tác giả không chỉ phản ánh về hiện thực mà còn muốn gửi gắm những thông điệp về sự lạc quan và niềm tin vào sự công bằng và chính nghĩa ở trong cuộc sống.

3.7 Câu 7 trang 74 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo

Chỉ ra một vài điểm tương đồng và khác biệt ở trong cách sử dụng yếu tố kì ảo ở Chuyện chức phán sự đền Tản Viên với một truyện cổ tích thần kì nào đó mà bạn từng đọc.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản để có thể trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Cả “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và “Thánh Gióng” đều là những tác phẩm vô cùng nổi tiếng của văn học Việt Nam, sử dụng đến yếu tố kì ảo để thể hiện nội dung và tư tưởng. Dưới đây là một vài điểm tương đồng và khác biệt ở trong cách sử dụng yếu tố kì ảo giữa hai tác phẩm:

Điểm tương đồng:

+ Sự xuất hiện của nhân vật phi thường: Cả hai tác phẩm đều có sự xuất hiện của nhân vật chính với khả năng phi thường, Ngô Tử Văn ở trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” với Thánh Gióng ở trong "Thánh Gióng".

+ Can thiệp của thế giới siêu nhiên: Ở trong cả hai câu chuyện, thế giới siêu nhiên đã can thiệp vào cuộc sống thường nhật, với những vị thần và ma quỷ xuất hiện.

+ Yếu tố kì ảo như một phương tiện giúp thể hiện nội dung: Yếu tố kì ảo đã được sử dụng nhằm thể hiện thông điệp, tư tưởng cùng với giá trị nhân văn của tác phẩm.

Điểm khác biệt:

+ Mục đích sử dụng yếu tố kì ảo: Trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, yếu tố kì ảo đã được sử dụng nhằm phản ánh xã hội và phê phán về những vấn đề xã hội, trong khi “Thánh Gióng” sử dụng kì ảo nhằm thể hiện sức mạnh tinh thần cũng như vật chất của lực lượng kháng chiến.

+ Bối cảnh và không gian: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” có không gian kì ảo liên quan tới cõi âm và giấc mơ, trong khi đó “Thánh Gióng” thể hiện không gian kì ảo thông qua sự ra đời cùng với hành động của Thánh Gióng.

+ Tác động đến nhân vật chính: Trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, yếu tố kì ảo ảnh hưởng trực tiếp tới số phận của nhân vật chính, còn trong “Thánh Gióng”, yếu tố kì ảo thể hiện về sức mạnh và sự trưởng thành của nhân vật chính.

Những điểm tương đồng và khác biệt ấy cho thấy cách mà các tác giả sử dụng đến yếu tố kì ảo không chỉ để tạo ra sự hấp dẫn cho câu chuyện mà còn để thể hiện quan điểm cùng với thông điệp của họ thông qua tác phẩm.


 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây chính là phần Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo. Thông qua phần soạn bài, chúng ta có thể nhận được một bài học trong cuộc sống chính là cần phải có niềm tin vào công lí và chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng cái ác. Ngoài phần soạn này ra, nếu các em có mong muốn được tham khảo những bài soạn văn khác hoặc bài soạn trong các môn học khác thì hãy nhanh tay truy cập vào website chính thức của VUIHOC để đăng ký nhanh chóng khoá học cho mình và được giải đáp những thắc mắc trực tiếp từ các thầy cô giáo với trình độ chuyên môn cao và vô cùng nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990