img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 16:46 21/10/2024 16 Tag Lớp 12

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 12 tập 2 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 chân trời sáng tạo: Phần trước khi đọc 

1.1 Tìm hiểu đôi nét những đặc điểm về nhà thơ Thanh Thảo 

- Thanh Thảo sinh năm 1946, tên khai sinh của ông là Hồ Thành Công.

- Quê quán của ông tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

- Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn, của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau khi tốt nghiệp Thanh Thảo chuyển vào công tác ở trong chiến trường miền Nam.

- Hiện nay ông đang giữ chức vụ là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật của tỉnh Quảng Ngãi, đồng thời cũng giữ chức vụ là phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.

- Thanh Thảo đã được trao tặng giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1979, giải thưởng của Ban Văn học Quốc phòng An Ninh, Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1995, giải thưởng trao tặng của Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2001 và đặc biệt là Giải thưởng Văn học Đông Nam Á được trao tặng vào năm 2014.

- Những năm gần đây, Thanh Thảo vẫn tiếp tục làm thơ đồng thời viết báo, tiểu luận phê bình và nhiều thể loại khác, nhưng đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất của ông vẫn là thơ ca.

-  Sự nghiệp văn học của tác giả: Các tác phẩm chính trong sự nghiệp của tác giả: Từ mấy thập niên về trước đó, Thanh Thảo đã được công chúng và cộng đồng người đọc chú ý qua những tập thơ và trường ca mang trong đó những diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu sau chiến tranh qua những tác phẩm nổi bật như: Những người đi tới biển ( năm 1977), Dấu chân qua trảng cỏ ( năm 1980), Những ngọn sóng mặt trời ( năm 1994), Khối vuông ru-bích ( năm 1985), Từ một đến một trăm ( năm 1988)...

- Phong cách nghệ thuật của tác giả:

+ Thơ Thanh Thảo có thể coi là tiếng nói đại diện của những người trí thức có nhiều những suy tư, trăn trở về các vấn đề đang xảy ra ở trong xã hội và thời đại ngày đó. Tuy nhiên, ông luôn có mong muốn cuộc sống phải được trải nghiệm, cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên bởi đó mà ông luôn khước từ những lối biểu đạt của sự dễ dãi.

+ Ông luôn luôn nỗ lực cố gắng trong việc cách tân thơ Việt với việc tập trung chủ yếu vào xu hướng đào sâu vào cái tôi ở trong nội cảm, tìm kiếm ở trong đó những cách biểu đạt mới qua việc thể hiện bởi hình thức các câu thơ tự do, xóa bỏ trong đó mọi sự ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu đầy những nét bất thường để nhằm mục đích có thể mở đường cho một cơ chế đầy những sự liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho những bài thơ một mỹ cảm đầy sự hiện đại với sự kết hợp trong đó là hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 chân trời sáng tạo

1.2 Tìm hiểu đôi nét những thông tin về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được rút ra từ trong một tập truyện mang tên “Khối vuông ru-bic”, đây có thể nói là một trong số những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy trong sự nghiệp văn học của Thanh Thảo.

b. Bố cục chính của tác phẩm (3 phần)

- Phần đầu tiên (6 dòng thơ đầu): Lor-ca là một người nghệ sĩ tự do và sống trong sự cô đơn, một nghệ sĩ có phong cách cách tân trong khung cảnh của bối cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha.

- Phần tiếp theo (12 câu tiếp theo): Một cái chết chứa đựng đầy những nỗi oan khuất bị gây ra trực tiếp  bởi những thế lực tàn ác.

- Phần cuối cùng (phần còn lại): Niềm xót thương của Lor-ca, những suy tư về một cuộc giải thoát và giã từ của nhân vật Lor-ca.

c. Giá trị nội dung của tác phẩm

Qua bài thơ, tác giả đã từ đó thể hiện những nỗi đau và sự xúc động vô cùng sâu sắc trước một cái chết đầy những sự bi thảm trong cuộc đời của nghệ sĩ Lorca – một người nghệ sĩ luôn khao khát có một cuộc sống tự do, dân chủ, luôn luôn có những mong muốn cho sự cách tân của nghệ thuật và một nghệ thuật tươi sáng đi tới không ngừng. Tình yêu đối với con người, tình yêu dành cho nghệ thuật và khát vọng có được sự tự do mà người nghệ sĩ Lorca luôn hằng mơ ước và ôm ấp là biểu tượng của cái đẹp mà không có bất kỳ một sự tàn ác nào có thể hủy diệt đi được.

d. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm

- Thể thơ được tác giả sử dụng ở trong bài thơ là một thể thơ tự do, không tuân theo bất kỳ một quy luật nào.

- Sử dụng ở trong bài thơ là những hình ảnh biểu tượng, siêu thực có những sức chứa lớn về đặc điểm của nội dung

- Sự kết hợp đặc biệt khéo léo, tài tình giữa hai thể loại nghệ thuật nhạc và thơ

- Những phép nghệ thuật liên tưởng, so sánh đầy tính bất ngờ, thú vị, cùng kết hợp với các biện pháp tu từ nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ...

1.3 Phần trả lời câu hỏi trước khi đọc 

Hãy tìm hiểu thông tin về nhà thơ Lor-ca và đất nước Tây Ban Nha trước khi đọc văn bản này.

Câu trả lời chi tiết:

Nhà thơ Lorca

- Lorca (1898-1936) là một trong những nhà thơ và nhà soạn kịch lớn nhất của Tây Ban Nha và là biểu tượng quan trọng của văn học thế giới trong thế kỷ 20. Lorca là đại diện xuất sắc của phong trào Thế hệ 27 – một nhóm các nhà văn và nghệ sĩ Tây Ban Nha nổi lên trong thập kỷ 1920, được biết đến với việc kết hợp truyền thống văn hóa Tây Ban Nha với những ảnh hưởng hiện đại từ châu Âu.

- Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ:

+ Sinh ra tại Fuente Vaqueros, tại một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Granada, Lorca được sinh ra và nuôi dưỡng trong một gia đình nông dân giàu có. Ông bắt đầu học luật tại Đại học Granada nhưng nhanh chóng chuyển sang các môn nghệ thuật như văn chương và âm nhạc.

+ Phong cách thơ Lorca chịu ảnh hưởng từ văn hóa dân gian Tây Ban Nha, đặc biệt là nhạc flamenco, nhưng ông cũng kết hợp với các yếu tố siêu thực và tượng trưng, làm cho thơ của ông vừa có tính mộng mị, vừa đầy hiện thực.

+ Những tác phẩm nổi bật của Lorca bao gồm các tập thơ như Romances Gypsy và Nhà thơ ở New York, cũng như các vở kịch như Đám cưới máu và Ngôi nhà của Bernarda Alba. Tác phẩm của ông thường khai thác những chủ đề như tình yêu, cái chết, tự do và số phận con người.

- Chính trị và cái chết:

+ Lorca là một người có tư tưởng tiến bộ, ông lên tiếng mạnh mẽ chống lại các chế độ áp bức và bất công trong xã hội Tây Ban Nha thời bấy giờ. Với tư tưởng tự do và những quan điểm chính trị công khai, ông đã trở thành một mục tiêu của phe phát xít Franco.

+ Vào năm 1936, khi cuộc Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ, Lorca bị quân phát xít bắt và hành quyết gần Granada. Cái chết của ông trở thành biểu tượng cho sự đàn áp tự do và sáng tạo nghệ thuật dưới các chế độ độc tài.

Đất nước Tây Ban Nha: Tây Ban Nha là một quốc gia nằm ở bán đảo Iberia, phía tây nam châu Âu. Đây là quốc gia có lịch sử lâu đời và là cái nôi của nhiều nền văn hóa, từ thời La Mã cổ đại đến Hồi giáo thời Trung cổ và sau đó là thời kỳ Phục hưng và thuộc địa.

- Lịch sử và văn hóa: Tây Ban Nha chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn minh, như người Iberia, Celt, và Phoenicia. Sau khi Đế chế La Mã sụp đổ, quốc gia này trở thành một trung tâm của nền văn minh Hồi giáo trong suốt nhiều thế kỷ. Tiếp sau đó, Tây Ban Nha trở thành một trong những đế chế hùng mạnh nhất thế giới, với sự khám phá và thuộc địa hóa châu Mỹ và nhiều vùng đất khác. Đây là thời kỳ Tây Ban Nha trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị toàn cầu.

- Nghệ thuật và văn hóa Tây Ban Nha: Tây Ban Nha có truyền thống văn học, nghệ thuật và âm nhạc phong phú. Chính trị và nội chiến:

Đất nước Tây Ban Nha thời điểm hiện đại: Sau khi vua Franco qua đời, Tây Ban Nha trở thành một quốc gia quân chủ lập hiến, với Vua Juan Carlos I lên ngôi, và quốc gia dần phát triển theo hướng dân chủ. Tây Ban Nha hiện là một quốc gia phát triển với nền kinh tế và văn hóa phong phú, nổi tiếng với ngành du lịch, ẩm thực và các di sản lịch sử.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

2. Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 chân trời sáng tạo: Phần đọc văn bản 

2.1 Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”

Câu trả lời chi tiết:

Hình ảnh “tiếng đàn bọt nước” gợi lên cho người đọc một cảnh vật đầy sự mơ hồ, nhưng cũng vô cùng độc đáo. Âm thanh nhẹ nhàng của bọt nước nổ tung trên mặt nước có thể được liên tưởng như những nốt nhạc vang lên từ một chiếc đàn vô hình. Hình ảnh này vừa mang tính chất thực, nhưng cũng vừa siêu thực, kết hợp khéo léo giữa thiên nhiên và âm nhạc. Âm thanh tinh tế của nước và sự hình dung về tiếng đàn tạo nên một không gian vừa tĩnh lặng, vừa huyền ảo. Cách miêu tả này gợi lên vẻ đẹp kỳ ảo, mở ra một thế giới đầy tưởng tượng.

2.2 Tìm những hình ảnh thể hiện sự chuyển đổi cảm giác trong khổ thơ thứ 3

Câu trả lời chi tiết:

Những hình ảnh thể hiện sự chuyển đổi cảm giác xuất hiện ở trong khổ thơ thứ 3 của bài thơ: tiếng đàn bọt nước, ròng ròng máu chảy, Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt, li-la li-la.

2.3 Tìm những hình ảnh khác xa nhau, thông thường khó liên kết với nhau, được đặt kế cận trong hai khổ thơ 5 và 6

Câu trả lời chi tiết:

Khổ thơ số 5:

+ Dòng thơ“Một đàn ghi-ta đang hát”: Miêu tả hình ảnh của một chiếc đàn ghi-ta đang phát ra những âm thanh, tạo nên ở trong đó không gian âm nhạc đầy những sự vui vẻ.

+ Dòng thơ“Một đàn ghi-ta đang khóc”: Miêu tả hình ảnh của một chiếc đàn ghi-ta đang phát ra những âm thanh mang âm hưởng của sự buồn bã, tạo nên bên một  trong đó không gian của những nỗi u sầu và sự đau đớn.

- Khổ thơ số 6:

+ Dòng thơ “Một đàn ghi-ta đang hát”: Lại là sự xuất hiện hình ảnh của một chiếc đàn ghi-ta đang phát ra âm thanh của nó, nhằm tạo nên một không gian âm nhạc đầy những sự vui vẻ.

+ Dòng thơ“Một đàn ghi-ta đang khóc”: Lại là sự xuất hiện hình ảnh của một chiếc đàn ghi-ta đang phát ra những âm thanh mang âm hưởng của những sự buồn bã, tạo nên bên trong đó không gian của những nỗi u sầu và sự đau đớn.

Những hình ảnh này tạo nên sự tương phản giữa niềm vui và nỗi buồn, tạo nên không gian âm nhạc và cảm xúc trong bài thơ.

3. Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 chân trời sáng tạo: Phần sau khi đọc 

Nội dung chính của văn bản: Bài thơ đã thành công trong việc khắc họa hình tượng Lor-ca với nhiều khía cạnh nổi bật và đa dạng. Trước hết, Lor-ca hiện lên là một nghệ sĩ tự do, luôn theo đuổi lý tưởng và nghệ thuật của riêng mình, không chịu ràng buộc bởi những quy chuẩn hay áp lực xã hội. Tuy nhiên, ông cũng mang nỗi cô đơn sâu sắc, bởi sự khác biệt trong tư tưởng và con đường mà ông lựa chọn. Cái chết của Lor-ca được mô tả như một bi kịch oan khuất, do sự tàn ác và bạo lực của những thế lực phản động, khiến cho cái chết của ông càng thêm phần bi phẫn và thương tiếc. Dẫu vậy, Lor-ca vẫn sống mãi trong lòng người hâm mộ, với một tâm hồn nghệ sĩ bất diệt, luôn cháy bỏng niềm đam mê và cống hiến cho nghệ thuật. Chính vì thế, ông không chỉ là biểu tượng của nghệ thuật tự do mà còn là minh chứng cho sức mạnh tinh thần bất khuất.

3.1 Câu 1 trang 10 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 chân trời sáng tạo 

Bài thơ này có gì khác thường về hình thức (dấu câu, độ dài ngắn của khổ thơ/ dòng thơ,…)? Xác định thể loại, bố cục bài thơ và mạch cảm xúc của tác giả.

Câu trả lời chi tiết:

- Hình thức và dấu câu được tác giả sử dụng ở trong bài thơ:

+ Bài thơ được tác giả sử dụng hình thức thơ theo thể tự do, không bị ràng buộc theo một quy tắc nào về độ dài khổ thơ hay dòng thơ.

+ Dấu câu không cần phải tuân theo bất kỳ một quy tắc truyền thống nào trước đó, tạo nên cho bài thơ một sự tự do và sáng tạo ở trong cách diễn đạt.

- Thể loại của bài thơ:

+ Bài thơ thuộc thể loại thơ tự do, không bị ràng buộc bởi bất kỳ hình thức thể thơ cố định nào sẵn có.

+ Tự do trong sử dụng sắp xếp và biểu đạt cho ý nghĩa của bài thơ.

- Bố cục của bài thơ: Bài thơ được chia thành 3 phần chính:

Đoạn thứ nhất: Miêu tả lên hình ảnh đặc biệt của người nghệ sĩ mang tên Lorca.

Đoạn thứ hai: Diễn tả hình ảnh cái chết của Lorca và nỗi xót xa  vô cùng trước sự ra đi, mất mát của Lorca.

Đoạn cuối cùng: Niềm tin đặc biệt vào sự bất tử mãi mãi của tiếng đàn Lorca.

- Mạch cảm xúc của tác phẩm:

+ Bài thơ thể hiện một nỗi niềm xót thương sâu sắc khi đứng trước một cái chết đầy bi thảm của một người nghệ sĩ, nhà thơ tài ba Lorca.

+ Tác giả Thanh Thảo cảm thấy đặc biệt cảm thông và ngưỡng mộ tài năng và cũng như đồng cảm với số phận của Lorca.

3.2 Câu 2 trang 10 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 chân trời sáng tạo

Tác giả Thanh Thảo đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để gợi tả hình tượng nhà thơ Lorca trong hai khổ thơ đầu. Những từ ngữ, hình ảnh đó có điểm gì độc đáo? 

Câu trả lời chi tiết: 

Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ "Đàn ghi-ta của Lor-ca", tác giả Thanh Thảo đã sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh để gợi tả hình tượng nhà thơ Lorca với một phong cách đặc biệt và đầy cảm xúc.

- Câu thơ "Tiếng đàn bọt nước" là hình ảnh ẩn dụ nổi bật, tượng trưng cho âm nhạc và nghệ thuật của Lorca. "Bọt nước" gợi lên hình ảnh của một sự mong manh, tuy xuất hiện rất ngắn ngủi nhưng cũng chứa đựng đầy những sự tinh khiết, tương tự giống như số phận của Lorca.

- Câu thơ "Áo choàng đỏ gắt" liên tưởng đến hình ảnh của một đấu trường bò tót, một biểu tượng đặc trưng của nền văn hóa Tây Ban Nha. Hình ảnh này có thể gợi ra sự xung đột giữa nghệ sĩ và thế lực phản động, đồng thời báo trước cho sự hy sinh của Lorca.

- Câu thơ "Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt" nhấn mạnh bối cảnh về một không gian văn hóa Tây Ban Nha, nơi mà Lorca sinh ra và có sự gắn bó vô cùng sâu sắc.

- Câu thơ "Đi lang thang về miền đơn độc" thể hiện một cuộc đời sống trong sự cô đơn, lẻ loi của Lorca, một người nghệ sĩ luôn đi tìm kiếm cho mình một sự tự do trong nghệ thuật nhưng lại luôn cảm nhận được ở trong đó có một sự cô độc.

- Câu thơ "Vầng trăng chếch" là một hình ảnh thơ gợi cảm giác về sự lẻ loi, không trọn vẹn, tượng trưng cho số phận chứa đầy bi thương của Lorca.

Những từ ngữ, hình ảnh trên có những điểm độc đáo là vì:

- Tác giả Thanh Thảo đã sử dụng nhiều hình ảnh vừa cụ thể, vừa trừu tượng, mang đậm tính biểu tượng để gợi tả về cuộc đời và số phận của nhân vật Lorca. Những hình ảnh này không chỉ giúp cho người đọc có thể hình dung được Lorca đang sống với sự cô đơn, bi tráng mà còn tạo ra một không gian nghệ thuật đầy ám ảnh, gợi lên cho tác giả và người đọc cảm nhận được nhiều cảm xúc sâu sắc.

- Ngôn ngữ được tác giả sử dụng ở trong bài thơ mang tính biểu cảm cao, vừa nhẹ nhàng nhưng cũng lại vừa đầy những nỗi khắc khoải, đồng thời vẫn giữ được nét huyền bí và mơ hồ, tạo nên cho tác phẩm có được những sức hút đặc biệt cho hình tượng của nhân vật Lorca.

3.3 Câu 3 trang 10 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 chân trời sáng tạo

Tìm một số biểu tượng được sử dụng trong bài thơ. Lý giải ý nghĩa của những biểu tượng đó.

Câu trả lời chi tiết:

- Một số biểu tượng được sử dụng trong bài thơ:

+ Tiếng đàn bọt nước: Đây là một ẩn dụ tượng trưng cho sự mong manh của nghệ thuật và cuộc đời Lorca. "Bọt nước" vừa thể hiện sự phù du, tạm thời của cuộc sống, vừa thể hiện sự tinh khiết, đẹp đẽ của tiếng đàn. Nó phản ánh số phận bi kịch của Lorca, người nghệ sĩ tài năng nhưng cuộc đời ngắn ngủi.

+ Áo choàng đỏ gắt: gợi liên tưởng đến đấu trường bò tót, một biểu tượng của Tây Ban Nha. Đây cũng là biểu tượng của bạo lực, xung đột và sự hy sinh. Màu đỏ là màu của máu, của cái chết, ám chỉ cái kết bi thương của Lorca, người đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại bạo lực và áp bức.

+ Tiếng ghi-ta lá xanh: Đàn ghi-ta là biểu tượng cho âm nhạc và nghệ thuật của Lorca, đặc biệt là nhạc cụ gắn liền với văn hóa Tây Ban Nha. Trong bài thơ, tiếng đàn ghi-ta là âm thanh tượng trưng cho tâm hồn nghệ sĩ tự do, sáng tạo và phong cách nghệ thuật độc đáo của Lorca.

+ Vầng trăng chếnh: Vầng trăng trong bài thơ là biểu tượng của sự cô đơn và số phận không trọn vẹn của Lorca. "Chếch" gợi cảm giác về sự không hoàn hảo, như cuộc đời Lorca đã bị ngắt quãng khi ông ra đi quá sớm. Đây là biểu tượng cho nỗi u hoài, buồn bã nhưng cũng gợi lên sự huyền bí trong con người và nghệ thuật của ông.

+ Ngựa hoang: Ngựa hoang là biểu tượng của sự tự do, không bị ràng buộc, giống như Lorca – một người nghệ sĩ tự do sáng tạo, không chịu quy tắc xã hội. Tuy nhiên, ngựa hoang cũng gợi lên sự cô độc, không tìm thấy sự đồng cảm trong thế giới này.

+ Đường chỉ tay đã đứt: Hình ảnh "đường chỉ tay đã đứt" là biểu tượng cho số phận đã bị định đoạt, cho cái chết không thể tránh khỏi của Lorca. Đường chỉ tay tượng trưng cho vận mệnh con người, khi "đứt" có nghĩa là cuộc đời đã kết thúc, sự sống bị chấm dứt một cách bất ngờ và oan nghiệt.

+ Dòng sông rộng vô cùng: Hình ảnh biểu tượng của cuộc sống và một sự đổi mới, sáng tạo của văn hóa.

Bài thơ này được tác giả viết ra nhằm mục đích thể hiện một sự tôn vinh và xót thương khi chứng kiến trước cái chết đầy sự bi thảm của một người nghệ sĩ tài ba Lorca, cũng như mong ước có thể thay đổi một nền nghệ thuật cách tân. Tác giả Thanh Thảo đã đặc biệt khéo léo khi sử dụng những hình ảnh và từ ngữ chứa đầy những cảm xúc để có thể thể hiện những ý tưởng sâu sắc về tình yêu, con người và cuộc sống.

3.4 Câu 4 trang 10 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 chân trời sáng tạo

Việc lặp lại âm thanh tiếng đàn “li-la li-la li-la” có tác dụng gì?

Câu trả lời chi tiết:

Trong bài thơ "Đàn ghi-ta" của Thanh Thảo, việc lặp lại âm thanh “li-la li-la li-la” tạo hiệu ứng âm nhạc đặc biệt, xây dựng không gian mơ hồ và đầy cảm xúc. Âm thanh này gợi lên tiếng đàn ghi-ta, đồng thời phản ánh tâm hồn nghệ sĩ Lorca, đầy tự do và lãng mạn. Hình ảnh âm thanh ấy không chỉ tái hiện nhạc cụ đặc trưng mà còn tạo nên một không gian siêu thực, giúp bài thơ thêm phần độc đáo và sâu sắc, mang đậm dấu ấn nghệ thuật.

3.5 Câu 5 trang 11 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 chân trời sáng tạo

Nhạc điệu của khổ thơ thứ hai và thứ ba có gì đặc biệt và được tạo nên từ những yếu tố nào?

Câu trả lời chi tiết:

Nhạc điệu của khổ thơ thứ hai và thứ ba  ở trong bài thơ được tạo nên từ việc lặp lại đoạn âm thanh “li-la li-la li-la”:

- Tạo ra cho bài thơ một hiệu ứng âm nhạc và tạo nên cho tác phẩm sự xuất hiện của một không gian mơ hồ, nhưng lại vô cùng đặc biệt.

- Cấu trúc tuân theo quy tắc vòng lặp này thường hay gặp chủ yếu ở trong những bài hát.

- Tạo ra một sự khác biệt và độc đáo, đặc biệt ở trong việc miêu tả lên hình tượng của nhân vật nhà thơ Lorca.

3.6 Câu 6 trang 11 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 chân trời sáng tạo

Nêu cảm nhận của em về hình tượng nhà thơ Lorca được thể hiện trong bài thơ.

Câu trả lời chi tiết:

Lorca trong bài thơ được khắc họa như một nghệ sĩ vĩ đại với "tiếng đàn" tượng trưng cho nghệ thuật và tâm hồn tự do. Tiếng đàn của ông là biểu tượng cho tinh thần sáng tạo, phóng khoáng, không chỉ thể hiện qua âm nhạc mà còn qua thơ ca. Thanh Thảo sử dụng hình ảnh “tiếng đàn bọt nước” để miêu tả tiếng đàn của Lorca, vừa mong manh, tinh tế nhưng cũng đầy sức sống. Lorca sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật, và tiếng đàn của ông đã trở thành tiếng nói cho tự do và khát vọng.

Trong khổ thơ thứ hai, hình ảnh "Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt" và "Lor-ca bị điệu về bãi bắn" gợi lên cái chết đau thương và bi kịch của Lorca. Ông không chỉ là một nghệ sĩ mà còn là nạn nhân của sự đàn áp trong thời kỳ Nội chiến Tây Ban Nha. Cái chết của Lorca không chỉ là cái chết của một con người mà còn là sự bức tử của tự do và nghệ thuật. Hình ảnh bãi bắn biểu trưng cho sự tàn bạo của chế độ phát xít, khiến cuộc đời và tài năng của Lorca bị chấm dứt một cách oan khuất.

Dù Lorca đã qua đời, nhưng hình ảnh của ông không hề phai mờ, mà trái lại, vẫn tồn tại mãi với tiếng đàn guitar. Thanh Thảo dùng hình ảnh "li-la li-la li-la", tiếng đàn vang vọng, lặp lại, không dứt, để khẳng định rằng Lorca vẫn sống trong trái tim người hâm mộ qua di sản nghệ thuật của mình. Tiếng đàn như linh hồn bất tử của Lorca, vượt qua mọi giới hạn của không gian và thời gian.

Lorca trong bài thơ không chỉ là người nghệ sĩ tài năng mà còn là biểu tượng của những khát vọng hòa bình, tự do và công lý. Hình ảnh "đường chỉ tay đã đứt" ở cuối bài thơ mang đến một nỗi đau sâu thẳm, thể hiện sự dang dở, bất hạnh của cuộc đời Lorca. Nhưng ngay cả trong bi kịch, ông vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật và sự đấu tranh vì tự do.

3.7 Câu 7 trang 11 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 chân trời sáng tạo

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

Câu trả lời chi tiết:

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đàn ghi ta của Lorca là cảm hứng về sự tiếc thương và tôn vinh một nghệ sĩ thiên tài – một người nghệ sĩ đã có những cống hiến cuộc đời cho nghệ thuật, tự do nhưng chịu cái chết bi thảm dưới chế độ phát xít Tây Ban Nha. Thanh Thảo sử dụng tiếng đàn ghi ta, một biểu tượng gắn liền với Lorca, để thể hiện niềm tiếc thương sâu sắc và sự trân trọng đối với một tài năng nghệ thuật đã bị đàn áp.

Bài thơ không chỉ nói về cái chết bi thương của Lorca mà còn gợi lên nỗi đau của toàn nhân loại trước sự tàn bạo của chế độ độc tài và sự trân quý những giá trị của nghệ thuật, tự do. Tiếng đàn của Lorca vang lên xuyên suốt bài thơ, trở thành biểu tượng cho sự bất tử của tinh thần tự do, khát vọng nghệ thuật và vẻ đẹp của cuộc sống.

Cảm hứng bi tráng này thể hiện sự đối lập giữa cái đẹp của nghệ thuật và sự tàn nhẫn của hiện thực, đồng thời khẳng định rằng nghệ thuật chân chính dù có bị hủy diệt về thể xác vẫn sẽ sống mãi qua thời gian.

3.8 Câu 8 trang 11 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 2 chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề tư tưởng và thông điệp của bài thơ. Chủ đề, tư tưởng và thông điệp đó được thể hiện thông qua những biện pháp tu từ nào?

Câu trả lời chi tiết:

- Chủ đề của bài thơ: Bài thơ "Đàn ghi-ta" thể hiện nỗi tiếc thương trước cái chết của Lorca và khát vọng cách tân nghệ thuật. Chủ đề xoay quanh việc tôn vinh nghệ thuật và tình yêu âm nhạc, được biểu tượng qua hình ảnh cây đàn ghi-ta.

- Tư tưởng của bài thơ:

+ Tác giả Thanh Thảo bày tỏ tư tưởng tôn vinh và kính trọng nghệ thuật qua hình tượng Lorca. Câu nói nổi tiếng “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn” được chọn làm đề từ, tượng trưng cho sự gắn bó mãnh liệt giữa Lorca và nghệ thuật. Lorca không chỉ là biểu tượng của nghệ sĩ đấu tranh cho nghệ thuật tự do mà còn là người mang trong mình tinh thần sáng tạo không giới hạn. 

+ Tư tưởng về sự tự do trong biểu đạt nghệ thuật được thể hiện rõ qua việc sử dụng thể thơ tự do, không bị ràng buộc bởi các quy tắc truyền thống.

- Thông điệp của tác giả gửi gắm:

Bài thơ gửi thông điệp về đam mê, tình yêu nghệ thuật và hy vọng vào tương lai cách tân. Tiếng đàn biểu tượng cho nghệ thuật và lý tưởng đấu tranh vì cái đẹp của Lorca, nên không ai nỡ "chôn cất tiếng đàn".

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Bài thơ “Đàn ghi-ta” của Thanh Thảo là một tác phẩm giàu cảm xúc, tôn vinh nghệ thuật và tình yêu âm nhạc, đặc biệt là nghệ thuật của Lorca. Tác giả khắc họa hình tượng Lorca như một nghệ sĩ tự do, luôn đấu tranh cho lý tưởng và cái đẹp. Tư tưởng về sự tự do trong sáng tạo nghệ thuật được thể hiện rõ qua việc sử dụng thể thơ tự do, không bị ràng buộc bởi các quy tắc truyền thống. Qua đó, bài thơ không chỉ bày tỏ lòng kính trọng đối với nghệ thuật mà còn gợi lên khát vọng cách tân. 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Đàn ghi ta của Lor-ca trong sách giáo khoa Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 12 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990