img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài dọn về làng - Ngữ văn 12

Tác giả Minh Châu 15:15 30/11/2023 3,730 Tag Lớp 12

Nhằm hỗ trợ cho việc học tập môn Ngữ văn thật tốt, các em cần phải luyện tập thói quan soạn bài trước. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ cung cấp cho các bạn hướng dẫn soạn bài dọn về làng để các bạn có thể nắm chắc kiến thức, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài dọn về làng - Ngữ văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài dọn về làng: Phần tác giả

Tác giả Nông Quốc Chấn sinh vào năm 1923  và mất vào năm 2002, tên khai sinh của ông là Nông Văn Quỳnh, ông là người dân tộc Tày.

Ông được sinh ra tại xã Châu Khê (nay là xã Cốc Đán), huyện Ngân Sơn thuộc tỉnh Bắc Kạn.

Ông đã từng tham gia một số hoạt động cách mạng từ trước khi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám vào năm 1945. Trong những tháng năm hoạt động kháng chiến chống Pháp, ông thực hiện công tác ở Tỉnh ủy Bắc Kạn và từ ấy đã bắt đầu hoạt động nghệ thuật.

Nông Quốc Chấn đã từng giữ rất nhiều vai trò quan trọng trong hệ thống bộ máy nhà nước như: Chủ tịch Hội Văn nghệ Khu Việt Bắc, làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, ông cũng từng làm Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội…

Một số các tác phẩm tiêu biểu của tác giả Nông Quốc Chấn: 

+ Tiếng ca người Việt Bắc (thể loại thơ, 1959), 

+ Đèo gió (thể loại thơ, 1968), 

+ Suối và biển (thể loại thơ, 1984), 

+ Việt Bắc đánh giặc, 

+ Tiếng lượn cần Việt Bắc (thể loại thơ, được sáng tác bằng tiếng dân tộc Tày)….

 

2. Soạn bài dọn về làng: Phần tác phẩm

Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Dọn về làng

Bài thơ “Dọn về làng”  được Nông Quốc Chấn sáng tác vào năm 1950, đây là bài thơ được viết về quê hương của bản thân nhà thơ Nông Quốc Chấn trong những tháng năm kháng chiến chống xâm lược của thực dân Pháp đã phải chịu nhiều đau thương mà vẫn luôn anh dũng.

Bài thơ đã đoạt được giải Nhì trong Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới được tổ chức tại Béc-lin, sau đó bài thơ này đã được dịch và đăng tải trên tạp chí ở châu Âu.

Bố cục tác phẩm dọn về làng

Gồm 2 phần:

Phần 1.Từ đầu đến câu “Băm xương thịt mày, tao mới hả!”: Nói về nỗi thống khổ và đầy đau thương của người nhân dân trước tội ác của kẻ thù xâm lược.

Phần 2. Phần còn lại: Nói về niềm hân hoan, vui mừng của những nhân dân khi quê hương đã được giải phóng.

Giá trị về nội dung của tác phẩm dọn về làng

Tác giả đã miêu tả và tái hiện lại một lần nữa nỗi đau, nỗi thống khổ của những người dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp một cách vô cùng chân thực, rõ nét, đồng thời qua đó cũng đã lên án, tố cáo tội ác và sự tàn bạo dã man của thực dân Pháp đối với nhân dân nước ta.

Bài thơ cũng đã bật lên niềm vui vô cùng hân hoan và niềm tự hào to lớn của tác giả khi quê hương đã chịu những đau thương nhưng cũng đã anh dũng và đã được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột nặng nề của thực dân Pháp.

Giá trị về mặt nghệ thuật

Việc sử dụng kết cấu câu lặp vòng đầu – cuối với tiêu đề cụ thể “Dọn về làng” đã làm nổi bật lên niềm vui tươi, niềm hân hoan trong ngày chiến thắng. So sánh vô cùng độc đáo bằng những hình ảnh cũng rất chân thực, sinh động. Cảm xúc mang sự dồn nén, giọng thơ rất giàu cảm xúc, lời thơ lại mang nhiều sự mộc mạc, tự nhiên, đậm chất dân tộc miền núi.

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi đạt 9+ tốt nghiệp THPT sớm từ bây giờ

 

3. Soạn bài dọn về làng - Phần luyện tập

Câu số 1 (trang 141 sgk Ngữ văn 12 tập 1)

Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao Bắc Lạng và tội ác của giặc Pháp được diễn tả như thế nào?

Trả lời:

* Cuộc sống chứa đầy sự gian khổ của nhân dân thuộc ở vùng Cao – Bắc – Lạng:
Nỗi thống khổ của nhân dân vùng cao đã được nhà thơ diễn đạt một cách khá cụ thể, chân thật bằng những từ ngữ rất đỗi mộc mạc, những hình ảnh gần gũi với đời sống sinh hoạt đời thường của người dân tộc miền núi.
Mấy năm qua…: thời gian dài

“Quên tết tháng giêng quê rằm tháng bảy”: quên đi cả những ngày lễ tết quan trọng.

“Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi”: sống một cuộc sống lang thang, không nhà cửa.

“Cơn gió bão… bán đầy chân”: đối mặt với thiên tai, cùng những mối hiểm nguy khi đi qua rừng (vắt bám đầy chân).

⇒ Cuộc sống bình yên bỗng nhiên lại bị đảo lộn, nhà cửa thì tan hoang, gia đình bị ly tán, cuộc sống trở nên cơ cực, vất vả.

* Tội ác của giặc:

Chúng đã đốt hết mọi thứ, đốt đi từng cái lán rồi lại vơ vét hết quần áo trong túi của dân.

– Giặc giết những người cha thân yêu → tái hiện những chi tiết xúc động bằng hình ảnh: “cha ngã xuống… cha không biết nói rồi”.

– Hình ảnh của người mẹ vô cùng đau khổ và xót xa cùng sự thiếu thốn:

“Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng

Con cởi áo liệm thân cho bố”

⇒ Sự đau đớn tột cùng và xót xa trước những tội ác cực kỳ tàn bạo của kẻ thù xâm lược. Qua đó đã bộc lộ cơn tức giận, phẫn uất và nổi lên mong muốn được trả thù: “Mày sẽ chết, thằng giặc Pháp hung tàn băm xương thịt mày mới hả”.

Câu số 2 (trang 141 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng qua đoạn đầu và đoạn cuối tác phẩm?

Trả lời: 

* Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui của nhân dân Cao – Bắc – Lạng được thể hiện:

– Ở phần đầu bài thơ:

+ Thuật lại khung cảnh giải phóng của quê hương tác giả một cách rất đỗi giản dị, cụ thể, tự nhiên thông qua hình thức tâm sự, thủ thỉ, tâm tình với người mẹ: 

“Mẹ! Cao –Lạng hoàn toàn giải phóng

…………………..…súng đầy như củi.”

+ Với niềm vui hân hoan, niềm hạnh phúc cực kỳ lớn lao ấy, nhà thơ cũng đã hình dung về khung cảnh tuyệt đẹp khi quê hương mình cũng như đất nước khi quay trở lại với nếp sống sinh hoạt hàng ngày bình dị, quen thuộc và cũng ý nghĩa, thật sung sướng biết mấy: 

“Sáng mai về làng, sửa nhà phát cỏ

Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai”.

– Ở phần cuối bài thơ:

+ Miêu tả nên khung cảnh dọn về làng chan chứa biết bao niềm vui, sự phấn chấn và cảnh phục sinh về cuộc sống tự do, tự chủ trên quê hương và đất nước của mình: 

“Hôm nay Cao – Bắc – Lạng cười vang

Mờ mờ khói bếp bay trên mái nhà lá”.

– Niềm xúc động dạt dào cùng niềm hạnh phúc trào dâng khi kể từ nay bản làng sẽ lại trở về sự đầm ấm như xưa, không còn chịu thêm cảnh hoang tàn, vắng lặng của tiếng súng chiến tranh: 

“Từ nay không ngập cỏ lối đi

….

Ruộng sẽ không thành nơi máu chảy từng vũng.

….

Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ”

⇒ Lời hứa đã  khẳng định với sự quyết tâm mạnh mẽ, những lời hứa hẹn.

Câu số 3 (trang 141 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Màu sắc dân tộc thể hiện như thế nào qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả?

Trả lời:

Màu sắc dân tộc đã được bộc lộ thông qua lối nói so sánh gần gũi, có hình ảnh, kết hợp với những từ ngữ rất mộc mạc của nhà thơ:

Người đông như kiến, súng dày như củi

Người nói cỏ lay trong ruộng rậm

Trong vườn chuối, hổ không dám đến đẻ con

– Từ ngữ sử dụng rất mộc mạc, chân thật, gần gũi: quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy, cách xưng hô chân thật mày, tao…

– Cách diễn tả nỗi đau thương và diễn tả niềm vui khi tự do, độc lập của tác giả vô cùng gần gũi, thân thuộc và hồn nhiên giống như chính tấm lòng của những người nhân dân miền núi.

Bố cục bài thơ gồm 3 phần:

Phần 1.Từ đầu đến câu “Băm xương thịt mày, tao mới hả!”: Nói về nỗi thống khổ và đầy đau thương của người nhân dân trước tội ác của kẻ thù xâm lược.

Phần 2. Phần còn lại: Nói về niềm hân hoan, vui mừng của những nhân dân khi quê hương đã được giải phóng.

Trên đây là hướng dẫn lập soạn bài Dọn về làng thuộc chương trình Ngữ Văn 12. Bên cạnh đó, để học nhiều hơn các kiến thức các môn học của THPT thì các em hãy truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

>>> Các bài viết tham khảo thêm:

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Soạn bài viết bài văn nghị luận số 3: Nghị luận văn học

Soạn bài tiếng hát con tàu
 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990