Soạn bài Hoàng Hạc lâu| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bài viết dưới đây chính là soạn bài Hoàng Hạc lâu| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu thêm về khung cảnh của Hoàng Hạc Lâu cũng như những tâm tư tình cảm của tác giả khi sáng tác ra những dòng thơ này.
1. Soạn bài Hoàng Hạc lâu: Trước khi đọc
Tìm hiểu và chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều bạn biết về lầu Hoàng Hạc ở Vũ Hán, Trung Quốc.
- Hoàng Hạc Lâu, hay Lầu Hoàng Hạc, là một công trình mang tính lịch sử và văn hóa ý nghĩa ở Trung Quốc. Nằm trên đỉnh Hoàng Hạc tại núi Xà Sơn, bên bờ sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đây là một ngôi tháp có vị trí chiến lược và được ghi nhận trong thi ca Trung Quốc
- Hoàng Hạc Lâu được đánh giá là một trong tứ đại danh lâu của Trung Quốc và là lâu nổi tiếng xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm thơ ca ở đất nước này.
2. Soạn bài Hoàng Hạc lâu: Đọc văn bản
2.1 Hai câu đầu có tuân thủ luật bằng trắc của thơ Đường không?
- Hai câu thơ đầu đã không tuân thủ luật bằng trắc của thơ Đường.
- Vì chữ thứ hai trong câu là thanh bằng trong khi nếu đúng theo luật thơ thì phải là thanh trắc.
>> Xem thêm: Soạn văn 12 chân trời sáng tạo
2.2 Theo bạn, vì sao khói sóng trên sông lại khiến chủ thể trữ tình cảm thấy buồn?
Có thể nói khói sóng trên sông lại khiến chủ thể trữ tình cảm thấy buồn bởi vì:
- Khói sóng tỏa ra dập dời trên sông khiến chó cảnh vật cũng như tất cả sinh vật đắm chìm vào trong mỗi cõi vô định, mông lung không nhìn thấy gì hết.
- Làn khói trắng xóa này đã góp phần khơi dậy nỗi nhớ nhung quê hương của tác giả. Khiến tác giả lại cảm thấy mình là một người khách đường xa không biết khi nào mới được quay về nhà.
- Sự nhớ nhung đến tột cùng khiến cho tác giả tự đặt ra câu hỏi cho bản thân vì không biết quê hương còn cách mình bao xa.
3. Soạn bài Hoàng Hạc lâu: Sau khi đọc
3.1 Câu 1 trang 12 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Xác định chủ thể trữ tình và nội dung bao quát của bài thơ
- Chủ thể trữ tình chính là tác giả
-
Bao trùm bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ. Qua khung cảnh đó, người đọc có thể thấy được tình yêu quê hương đất nước cũng như nỗi nhớ quê nhà và nỗi buồn man mác của tác giả.
-
Tác giả đã khiến cho bài thơ Hoàng Hạc Lâu trở thành một bức tranh rõ nét về cảnh ở lầu Hoàng Hạc mà người đọc có thể dễ dàng nhìn thấy. Khi đứng trước Hoàng Hạc Lâu, nhà thơ dường như quay trở lại với quá khứ, với kỷ niệm nơi quê nhà và là giây phút suy ngẫm lại về cuộc sống.
Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!
3.2 Câu 2 trang 12 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Phân tích tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình bộc lộ trong bài thơ (lưu ý bốn dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối)
Tình cảm và cảm xúc của chủ thể trữ tình đã được thể hiện qua sự thay đổi của bức tranh qua bốn câu thơ đầu và hai dòng thơ cuối.
- Nhà thơ dường như không miêu tả hình ảnh của Hoàng Hạc Lâu ở thời điểm hiện tại mà là nhớ về kỷ niệm trong quá khứ, về một thời đã qua đi mất.
- Sống ở hiện thực hướng đến tương lai nhưng tác giả lại luôn đắm chìm trong tâm trạng hoài cổ, không thể thoát ra hỏi không gian tịch mịch cô liêu được.
- Tác giả luôn tiếc nuối quá khứ đẹp đẽ, vui vẻ mà đã qua đi mất. Ông luôn biết kỷ niệm đã qua đi thì không bao giờ có thể quay trở lại được nhưng tác giả vẫn luôn giữ lại cảm giác trống trải và tiếc nuối trong tâm hồn của mình.
3.3 Câu 3 trang 12 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Nhận xét về bố cục, cách sử dụng vần, nhịp, đối trong bài thơ
- Có thể chia tác phẩm thành 4 phần:
-
Câu 1 và câu 2 là phần đề
-
Câu 3 và câu 4 là phần thực
-
Câu 5 và câu 6 là phần luận
-
Câu 7 và câu 8 là phần kết
- Cả bản phiên âm lẫn bản dịch thơ thứ 2 đều ngắt theo nhịp 4/3. Còn bản dịch thơ thứ nhất thì theo nhịp thơ lục bát.
- Bốn câu thơ đầu tiên là hai mặt đối lập gần như hoàn toàn giữa: quá khứ với hiện tại, xưa và nay, còn và mất, thực và hư, đối thanh điệu.
- Bốn câu thơ cuối là sự đối lập giữa không gian của thực tại và không gian trong tâm tưởng của tác giả.
3.4 Câu 4 trang 12 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Theo bạn, các hình ảnh, điển tích, điển cố có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm
- Điển cố “hạc vàng” được sử dụng từ truyền thuyết hóa tiên của Phí Văn Vi.
- Các hình ảnh sử dụng trong tác phẩm có thể kể đến: Hán Dương, Anh Vũ, cảnh hoàng hôn, cảnh khói sóng,...
- Các hình ảnh, điển tích và điển cố đã thể hiện được nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả cũng như tâm trạng cô đơn buồn tủi khi ngắm cảnh Hoàng Hạc Lâu của tác giả. Khi đọc những dòng thơ, người đọc sẽ cảm thấy sự day dứt khi nhìn thấy khung cảnh của thiên nhiên nhưng lại đượm nỗi buồn của tác giả.
3.5 Câu 5 trang 12 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Hoàng Hạc lâu được sáng tác theo phong cách nào? Theo bạn, bài thơ đã thể hiện rõ nhất đặc điểm gì của phong cách đó?
- Hoàng Hạc lâu được sáng tác theo phong cách cổ điển.
- Bài thơ đã thể hiện rõ nhất đặc điểm: Tính khuôn mẫu và những chuẩn mực về tư tưởng, đạo lý,...cũng như những quy ước của thể loại thơ, hệ thống ngôn từ và sử dụng rất nhiều hình ảnh ước lệ, điển tích, điển cố,...
3.6 Câu 6 trang 13 sgk văn 12/1 chân trời sáng tạo
Kẻ bảng sau vào vở và điền thông tin thích hợp vào bảng:
Tác phẩm, tác giả |
Phong cách sáng tác |
Thời kì văn học (trung đại, hiện đại) |
Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu) |
Cổ điển |
Trung đại |
Độc “Tiểu Thanh kí" (Nguyễn Du) |
Cổ điển |
Trung đại |
Thơ duyên (Xuân Diệu) |
Lãng mạn |
Hiện đại |
PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA
Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:
⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+
⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích
⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô
⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi
⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề
⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập
Đăng ký học thử miễn phí ngay!!
Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Hoàng Hạc lâu Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo. Để có thêm nhiều kiến thức của các môn học trong giáo trình trung học, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với giáo viên của VUIHOC ngay bây giờ nhé!