img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam - Ngữ Văn 12

Tác giả Minh Châu 14:39 30/11/2023 19,995 Tag Lớp 12

Văn học Việt Nam được gây dựng nên từ công sức và trí tuệ của ông cha ta. Bởi vậy, VUIHOC đã tổng hợp và truyền tải những kiến thức hay và ý nghĩa nhất qua bản soạn bài khái quát văn học Việt Nam. Các em cùng xem và tham khảo bài soạn văn này và nắm được quá trình văn học Việt Nam được tạo ra và phát triển nhé!

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam - Ngữ Văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam: Kiến thức trọng tâm bài học

1.1. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975

a) Vài nét về bối cảnh lịch sử xã hội và văn hoá

– Từ sau sự kiện Cách mạng tháng Tám, nền văn học Việt Nam là một nền văn học có chế độ mới và phát triển dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản. Từ đó nền văn học đã thống nhất cả về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức lẫn những quan niệm về những nhà văn mang phong cách mới: nhà văn – chiến sĩ.

- Từ năm 1945 đến 1975, xảy ra rất nhiều những sự kiện lớn, có ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất cũng như tinh thần dân tộc Việt Nam , trong đó bao gồm cả văn học nghệ thuật.

  • Cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, chống lại đế chế của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chính là những sự kiện vô cùng vĩ đại và đáng tự hào.
  • Những công cuộc nhằm xây dựng lên chủ nghĩa xã hội ở phía Bắc.
  • Do những cuộc chiến tranh diễn ra liên tục và kéo dài, đã khiến cho nền kinh tế của nước nhà trở nên nghèo nàn. Bởi vậy, điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài cũng bị hạn chế hơn (chỉ được tiếp xúc, ảnh hưởng từ văn hóa, văn học của các nước thuộc phe XHCN).

 

 

Mít tinh Tổng khởi nghĩa tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội ngày 19/8/1945 - minh hoạ cho bản soạn bài khái quát văn học Việt Nam

 

⇒ Trong những hoàn cảnh đặc biệt như vậy, văn học ở giai đoạn những năm 1945 – 1975 vẫn phát triển và đạt được những thành tựu vô cùng to lớn.

b) Quá trình phát triển cùng những thành tựu chủ yếu

Văn học Việt Nam từ những năm 1945 đến 1975 có thể được chia thành 3 chặng. Thành tựu chủ yếu trong mỗi chặng đường được chia ra thành:

  • Văn học từ giai đoạn 1945 – 1954
  • Văn học từ giai đoạn 1955 – 1964
  • Văn học từ giai đoạn 1965 – 1975

c) Đặc điểm của văn học Việt Nam ở những năm từ 1945 - 1975

  • Văn học được vận động dựa theo hướng cách mạng hoá, được gắn bó vô cùng sâu sắc với vận mệnh chung của nước nhà.
  • Nền văn học luôn hướng tới văn hóa đại chúng
  • Nền văn học mang khuynh hướng chính về sử thi và những cảm hứng lãng mạn.

 

1.2. Vài nét khái quát nền văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX

a) Vài nét nói về bối cảnh lịch sử xã hội và văn hoá

– Khi chiến tranh kết thúc, đời sống về tư tưởng tâm lý, những nhu cầu về vật chất của con người cũng có những sự thay đổi so với trước kia. Từ những năm 1975-1985 nước ta lại gặp phải nhiều khó khăn về mặt kinh tế sau cuộc chiến tranh kéo dài liên tục. Đặc biệt sự ảnh hưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cũng bị sụp đổ.

– Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở ra với những phương châm mới thực sự cởi mở cho văn nghệ Đảng khẳng định rằng: “Đổi mới có ý nghĩa sống còn là nhu cầu cần thiết nhất. Thái độ của Đảng là phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá với tiêu tiêu chuẩn là phải đúng sự thật, nói rõ sự thật”.

 

Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) - minh hoạ cho bản soạn bài khái quát văn học Việt Nam.

 

b) Quá trình phát triển và những thành tựu chính đã đạt được

– Trường ca: “Những người đi tới biển” là tác phẩm của nhà thơ Thanh Thảo

– Thơ: “Tự hát” là tác phẩm của Xuân Quỳnh , “Xúc xắc mùa thu” là tác phẩm của Hoàng Nhuận Cầm …

– Văn xuôi: “Đứng trước biển”, ” Cù lao tràm “ là tác phẩm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Thời xa vắng là tác phẩm của Lê Lựu…

– Kí: “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, “Cát bụi chân ai” của tác giả Tô Hoài.

 

2. Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam: Hướng dẫn trả lời câu hỏi

2.1. Câu 1 (Trang 18 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Đề bài: “Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có những sự ảnh hưởng nhất định  đến sự hình thành và phát triển của nền văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975”

Điểm qua một vài nét chính về bối cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa đã có những ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình phát triển nền văn học Việt Nam:

– Cách mạng tháng Tám thành công đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới độc lập hơn, tự do hơn.

→ Đã có những thống nhất liên quan đến khuynh hướng tư tưởng, quan niệm và tổ chức

– Từ những năm 1945- 1975 đất nước ta đã từng trải qua rất nhiều biến cố, sự kiện lớn và tác động rất nhiều đến đời sống vật chất cũng như tinh thần.

→ Với 2 cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ vô cùng tự hào

→ Với những công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc

⇒ Do những hoàn cảnh đặc biệt như thế mà nền văn học Việt Nam đã ngày một phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

 

2.2. Câu 2 (Trang 18 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Đề bài: “Nền văn học Việt Nam từ những năm  1945 – 1975 phát triển đã trải qua mấy chặng đường? Nêu những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng đường đó”

– Sự phát triển của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 có thể chia thành 3 chặng:

  • Chặng đường của giai đoạn năm 1945 – 1954.
  • Chặng đường của giai đoạn năm 1955 – 1964.
  • Chặng đường của giai đoạn năm 1965 – 1975.

* Chặng đường của giai đoạn những năm 1945 đến năm 1954

– Một số tác phẩm văn học trong những năm 1945-1946 đã làm rõ và phản ánh được không khí vui sướng của nhân dân ta khi biết tin đất nước mình vừa giành được sự tự do, độc lập.

– Từ cuối năm 1946, văn học đã tập trung vào việc phản ánh những cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

– Truyện ngắn và ký: Đôi mắt và Nhật ký ở rừng của tác giả Nam Cao, Làng của tác giả Kim Lân, Một lần tới thủ đô của tác giả Trận Phố Ràng và Trần Đăng, Kí sự Cao Lạng của tác giả Nguyễn Huy Tưởng, Xung kích của tác giả Nguyễn Đình Thi.…

– Thơ ca cũng đạt được rất nhiều thành tựu xuất sắc.

Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh; Bên kia sông Đuống của tác giả Hoàng Cầm, Tây Tiến của tác giả Quang Dũng, đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu,…

– Một số vở kịch cũng gây được sự chú ý từ phía khán giả như Bắc Sơn, Những người ở lại của tác giả Nguyễn Huy Tưởng…

– Lý luận, phê bình văn học: Nhận đường, Mấy vấn đề về nghệ thuật của tác giả Nguyễn Đình Thi, Nói chuyện thơ ca kháng chiến của tác giả Hoài Thanh…

* Chặng đường của giai đoạn những năm 1955 đến 1964:

– Văn xuôi cũng mở rộng đề tài và bao quát được rất nhiều vấn đề, ví dụ như nội dung tập trung vào việc thể hiện hình ảnh của người lao động và ngợi ca những thay đổi từ đất nước và con người trong công cuộc XHCN.

  • Văn xuôi: Đi bước nữa của tác giả Nguyễn Thế Phương; Mùa lạc của tác giả Nguyễn Khải; Anh Keng của tác giả Nguyễn Kiên, …
  • Một số tác phẩm cũng đã khai thác được nội dung đề tài kháng chiến chống Pháp như Sống mãi với Thủ đô của tác giả Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của tác giả Hữu Mai…
  • Một số tác phẩm cũng đã khai thác liên quan đến những đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng tháng Tám nổi bật như: Tranh tối tranh sáng của tác giả Nguyễn Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài; Vỡ bờ của tác giả Nguyễn Đình Thi; Cửa biển của tác giả Nguyên Hồng  …..
  • Tổng quan một số tác phẩm được viết về đề tài công cuộc xây dựng CNXH: Sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân, Mùa lạc của tác giả Nguyễn Khải…

– Thơ ca với cảm hứng nổi bật liên quan đến hiện thực đời sống và vẻ đẹp của con người trong CNXH cũng đã phát triển vô cùng mạnh mẽ với những tập thơ: Gió lộng của tác giả Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của tác giả Chế Lan Viên,Trời mỗi ngày lại sáng và Đất nở hoa, … của tác giả Huy Cận.

– Kịch nói ở giai đoạn này cũng được biết đến là rất phát triển. Nổi bật là những vở kịch nói như Một đảng viên của tác giả Học Phi, Ngọn lửa của tác giả Nguyên Vũ….

* Chặng đường của giai đoạn những năm 1965 đến 1975

– Chủ đề bao trùm của văn học là việc khai thác đề tài về chống Mỹ cứu nước và  đề cao tinh thần yêu nước, đồng thời ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

– Văn xuôi thì tập trung vào việc phản ánh và làm sáng tỏ cuộc sống chiến đấu và lao động, phác họa hình ảnh của người Việt Nam anh dũng, kiên trung, sắt đá, bất khuất: Người mẹ cầm súng của tác giả Nguyễn Thi, Rừng xà nu của tác giả Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của tác giả Nguyễn Quang Sáng …và vô vàn tác phẩm đặc sắc khác.

– Thơ của những năm chống Mỹ cứu nước đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật. Thơ ca thể hiện rõ nét về những khuynh hướng đào sâu, mở rộng về những chất liệu hiện thực; đồng thời cũng tăng sức khái quát, chất chính luận và suy tưởng. Nhiều những tập thơ đã để lại nhiều ấn tượng đặc sắc như: Ra trận, Máu và hoa của tác giả Tố Hữu, Hoa ngày thường – Chim báo bão cùng Những bài thơ đánh giặc của tác giả Chế Lan Viên, Đầu súng trăng treo của tác giả Chính Hữu…

– Kịch cũng đóng góp những thành tựu đáng được chú trọng. Các vở kịch tạo được nhiều tiếng vang như: Thời tiết ngày mai và Quê hương Việt Nam của tác giả Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của tác giả Đào Hồng Cẩm,…

 

2.3. Câu 3 (Trang 18 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Đề bài: “Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975”

* Nền văn học được vận động chủ yếu theo hướng cách mạng hóa và nó có sự gắn bó vô cùng sâu sắc với vận mệnh chung của nước nhà.

– Văn học chính là một vũ khí bí mật, được phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến và cách mạng.

– Quá trình vận động và phát triển của nền văn học mới có thể khớp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc Việt Nam, theo sát mỗi nhiệm vụ chính trị của đất nước ta.

– Các đề tài nổi bật như :

  • Đề tài liên quan đến Tổ quốc.
  • Đề tài liên quan đến chủ nghĩa xã hội.
  • Hai đề tài này có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau trong những sáng tác của từng tác giả.

* Một nền văn học luôn hướng về đại chúng

– Cảm hứng chủ đạo chính là: Đất nước là của nhân dân.

– Nhân dân là các đối tượng phản ánh, tiếp nhận và cũng là một lực lượng tham gia sáng tác

– Nhân dân chi phối mặt hình thức nghệ thuật, với những quan điểm về thẩm mỹ.

– Những nhà văn cũng đã quan tâm sâu sắc đến đời sống của những người dân lao động, nỗi bất hạnh của những người dân lao động còn nghèo khổ trong xã hội cũ.

– Đặc điểm:

  • Với những sáng tác vô cùng ngắn gọn, súc tích cùng nội dung thì dễ hiểu, chủ đề luôn rõ ràng.

  • Với những chủ đề quen thuộc đối với nhân dân, ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, dễ thuộc.

* Nền văn học mang khuynh chủ yếu là hướng tới sử thi và những cảm hứng lãng mạn

– Khuynh hướng sử thi:

  • Các tác phẩm phản ánh sắc nét những vấn đề cơ bản nhất, mang ý nghĩa sống còn đối với đất nước.
  • Người cầm bút nhìn nhận cuộc đời bằng đôi mắt có tầm bao quát về mặt dân tộc, lịch sử và thời đại.
  • Những tác phẩm nổi bật được nhắc đến như : Đất nước đứng lên, Rừng xà nu của tác giả Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng của tác giả Nguyễn Thi, thơ ca của tác giả Tố Hữu…

– Cảm hứng lãng mạn:

  • Trong nhiều năm chiến tranh, dù có những khó khăn, chồng chất và hi sinh nhưng lòng người vẫn luôn tràn ngập hy vọng, mơ ước và hướng tới tương lai.
  • Ca ngợi các anh hùng cách mạng và đặt niềm tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của dân tộc ta.
  • Tác động đến cảm hứng lãng mạn, giúp nâng đỡ những người Việt Nam vượt lên trên số phận, gian lao, thử thách,vất vả.

– Khuynh hướng lãng mạn kết hợp với khuynh hướng sử thi đã làm cho văn học giai đoạn đó dần thấm những tinh thần vui vẻ, lạc quan và đáp ứng được những yêu cầu của quá trình vận động và phát triển của cách mạng.

 

2.4. Câu 4 (Trang 18 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Đề bài: “Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ những năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới như thế”

Văn học sau những năm 1975 đến hết thế kỷ XX cần phải đổi mới là vì:

– Chiến tranh đã kết thúc, đất nước được thống nhất, từ đó đất nước bắt đầu bước vào một thời kỳ mới – thời kỳ tự do, độc lập và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, từ những năm 1975 đến 1985, đất nước chúng ta lại lâm vào những hoàn cảnh khó khăn, thử thách nhất là những khó khăn về vấn đề kinh tế. Dựa trên tình hình đó đòi hỏi nước ta phải có sự đổi mới.

– Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã chỉ rõ quá trình đổi mới là một nhu cầu cần thiết, là vấn đề mang ý nghĩa sống còn với toàn thể dân tộc Việt Nam

  • Kinh tế: từng bước, từng bước một chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
  • Văn hóa cũng phải có những điều kiện phát triển rõ nét như: có điều kiện tiếp xúc rộng với những nước khác trên thế giới. Văn học dịch, báo chí cùng những phương tiện truyền thông mạnh mẽ khác ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của văn học.

⇒ Từ đó đòi hỏi nền văn học cần phải đổi mới nhằm phù hợp với nguyện vọng của cả tác giả và người đọc.

– Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản lãnh đạo, kinh tế nước ta dần chuyển sang nền kinh tế thị trường và văn hóa nước ta cũng có những điều kiện nhằm tiếp xúc rộng rãi với các nước khác trên thế giới. Văn học dịch, báo chí cùng các phương tiện truyền thông khác cũng bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Từ đó thúc đẩy nền văn học cần phải đổi mới nhằm phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cùng với các quy luật phát triển khách quan thuộc về nền văn học Việt Nam.

 

2.5. Câu 5 (Trang 18 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Đề bài: “Hãy nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX”

Những thành tựu ban đầu của nền văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỷ XX có thể nói đến như:

– Thơ ca: dù không đạt được quá nhiều sự lôi cuốn hấp dẫn nhưng cũng đã có sự đổi mới, mở rộng đề tài hơn về cả nội dung lẫn hình thức, có những tác phẩm cũng ít nhiều hấp dẫn được sự chú ý của người đọc: Tự hát của tác giả Xuân Quỳnh, Ánh trăng của tác giả Nguyễn Duy…

– Văn xuôi khởi sắc: một số tác giả đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới về cách viết chủ đề chiến tranh, với cách tiếp cận hiện thực đời sống như tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của tác giả Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của tác giả Lê Lựu và những tuyển tập truyện ngắn nổi bật như Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê của tác giả Nguyễn Minh Châu,…

– Từ năm 1986, văn học Việt Nam đã chính thức bước tới chặng đường đổi mới. Gắn bó và cập nhật hơn về những vấn đề từ đời sống hằng ngày. Các tập truyện ngắn như: Cỏ lau và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Tường…

– Những phóng sự cũng đã xuất hiện, đề cập đến những vấn đề bức xúc từ đời sống.

– Kịch nói cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Những vở kịch nổi bật như: Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của tác giả Xuân Trình,… là những vở kịch gây được sự chú ý đến người đọc .

– Lý luận và phê bình của văn học cũng đã có những sự đổi mới.

 

3. Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam: Phần luyện tập

(Trang 19 SGK Ngữ Văn 12 tập 1)

Đề bài: Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mật trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”.

Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

– “Văn nghệ phụng sự kháng chiến”: Đây chính là một quan điểm văn nghệ mà Đảng ta đề ra, của các văn nghệ sĩ mang ngòi bút của mình đến phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến của toàn dân tộc.

– “Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới..” ý nói đến mối liên hệ giữa hiện thực kháng chiến với văn nghệ. Hiện thực đem tới cho văn nghệ những chất liệu vô cùng phong phú. Trong đó, cuộc kháng chiến cũng đem đến cho văn nghệ một nguồn sức sống vô cùng mới mẻ, khỏe khoắn, trẻ trung để văn nghệ phụng sự cho kháng chiến tốt hơn. Nội dung này đã được tác giả Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh: “sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Nền văn học Việt Nam từ trước đến nay luôn là niềm tự hào đối với dân tộc Việt Nam bởi sự sáng tạo và phát triển trong bất kỳ hoàn cảnh nào. VUIHOC soạn bài khái quát văn học Việt Nam này nhằm giúp cho các em nắm được những kiến thức trọng tâm, giải đáp các câu hỏi và luyện tập về phần đó. Để có thể nắm bắt được kiến thức và phương thứ Soạn văn 12 cũng như các kiến thức thi THPT thì các em học sinh có thể truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học để học thử cùng các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>>> Xem thêm: Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990