img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn| Văn 12 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:21 26/08/2024 5,461 Tag Lớp 12

Văn bản Khúc tráng ca nhà giàn nói về những vẻ đẹp và giá trị ẩn náu phía sau những hòn đảo chìm cùng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên dữ dội đã đưa tới biết bao sự hi sinh và mất mát của các chiến sĩ nhà giàn. Cùng VUIHOC trả lời những câu hỏi trong phần soạn bài dưới đây để hiểu hơn về tác phẩm độc đáo này nhé!

Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn| Văn 12 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn: Chuẩn bị

Đọc trước văn bản Khúc tráng ca nhà giàn sau đó tìm hiểu những thông tin về tác giả Xuân Ba

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thông tin về tác giả ở trên sách, báo và internet,...

Lời giải chi tiết:

- Tiểu sử và cuộc đời:

+ Ông sinh vào năm 1954

+ Quê quán ở Thanh Hóa

+ Sinh ra và lớn lên ở trong một gia đình với truyền thống âm nhạc 

+ Trở thành Hội viên của Hội nhà văn Việt Nam vào năm 1998

- Sự nghiệp văn chương:

+ Phong cách sáng tác mang hơi hướng độc diễn 

+ Tác phẩm nổi tiếng: Vẫn phải tin vào những giọt nước mắt (năm 1995), Khang khác mây thường (năm 2004), Chuyện buồn kể muộn (năm 2005)….

2. Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn: Đọc hiểu 

2.1 Giá trị ẩn sâu trong đảo chìm là gì ?

Trả lời:

Đảo chìm chỉ là một phần vô cùng nhỏ nhoi của tảng băng san hô khổng lồ. Trong đó chứa rất nhiều tài nguyên quý giá và mang lại giá trị quân sự, đến mức tác giả phải ví như “Nhật Bản vớ được dạng đảo chìm như thế quá bằng vớ được kim cương”

2.2 Khu vực Ba Kè có điểm gì đặc biệt ?

Trả lời:

Khu vực Ba Kè không cồn và không nhô lên những mỏm để tạo ra thứ đảo chìm nhưng đã tạo ra được một độ sâu vừa phải cho phép dựng lên những nhà giàn

2.3  Chuyện này đã xảy ra vào giai đoạn nào?

Trả lời:

Chuyện đã xảy ra vào giai đoạn từ năm 1990 tới 2000, khi những cơn bão cấp 11 và 12 liên tục đánh vào nhà giàn

2.4 Nội dung của phần 3 kể về chuyện gì?

Trả lời:

Phần 3 kể về lịch sử ba thế hệ của nhà giàn và đặc điểm ở bên trong nó và những giá trị cũng như sự đóng góp của ngành công binh ở trong việc xây dựng những nhà giàn trên biển.

2.5 Tác giả đã bày tỏ thái độ và cảm xúc như thế nào trong phần cuối ?

Trả lời:

Tác giả đã bày tỏ thái độ và cảm xúc vô cùng ngưỡng mộ, ngợi ca những người chiến sĩ, đặc biệt là tướng Nam và quân của ông, đã góp phần phần to lớn vào việc thiết kế nên những nhà giàn vô cùng kiên cố như hiện nay, điều đó, làm nên cái neo hết sức vững chãi chủ quyền biển đảo và là cơ sở để xây dựng nên sân bay cùng với thành phố biển sau này. 

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều 

3. Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 93 sgk văn 12/1 Cánh diều 

Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết đến vấn đề gì? Tóm tắt lại nội dung chính của mỗi phần được đánh số ở trong văn bản. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại tác phẩm. 

Lời giải chi tiết:

- Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn viết về chủ đề sự thay đổi của ba thế hệ nhà giàn theo dòng thời gian. Đồng thời, thể hiện được cuộc sống gian khổ, nhiều mất mát và hy sinh của các cán bộ ở quần đảo Trường Sa qua đó muốn ca ngợi sự hi sinh, cống hiến của những cán bộ chiến sĩ với những khó khăn dữ dội của biển cả. Những đóng góp của con người và người lính thời bấy giờ với vai trò phát triển cũng như nâng cao cuộc sống của con người vào thời điểm hiện tại.

- Tác phẩm bao gồm 4 phần với những nội dung chính như sau:

+ Phần 1: “ Con tàu xé sóng… đến những Đại Hùng”: Đây là những cái nhìn của tác giả với khu vực Ba Kè

+ Phần 2: “ Biển đã tờ mờ… dập dềnh theo tàu hồi lâu”: Những cán bộ chiến sĩ đã phải hy sinh vì sự dữ dội của biển cả

+ Phần 3: “ Đất có tuần nhân có vận… đến thứ năm nữa không thì chịu!”: Điểm khác nhau giữa ba thế hệ nhà giàn. 

+ Phần 4: Phần còn lại: Niềm vui mừng và sự tự hào của tác giả về đội quân của tướng Nam.

3.2 Câu 2 trang 93 sgk văn 12/1 Cánh diều

Tính phi hư cấu của bài phóng sự đã được thể hiện ở những yếu tố gì? Điều đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện về mặt nội dung và ý nghĩa của tác phẩm?

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về tính phi hư cấu sau đó tìm những chi tiết thể hiện tính phi hư cấu ở trong phóng sự

Lời giải chi tiết:

- Tính phi cấu của bài phóng sự đã được thể hiện thông qua việc người viết thường bám sát vào hiện thực cuộc sống, phát hiện những sự việc và vấn đề gay cấn, có ý nghĩa thời sự… Cụ thể, trong phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn, tính phi hư cấu được thể hiện ở:

+ Nội dung phóng sự chính là hiện thực cuộc sống khó khăn, gian khổ và rất nhiều mất mát, hi sinh của những cán bộ, chiến sĩ ở trên những nhà giàn ở quần đảo Trường Sa. Vì thế, nội dung mang tính chất thời sự.

+ Tác giả trực tiếp đến vùng biển Ba Kè để có thể quan sát, ghi chép và thu nhập thông tin

+ Những thông tin của phóng sự được tác giả điều tra và ghi chép thông qua những cuộc trò chuyện với người thật: thiếu tướng Nguyễn Nam, chủ nhiệm chính trị đại tá Chấn,… 

- Ý nghĩa của việc sử dụng đến tính chất phi hư cấu:

+ Cung cấp cho người đọc những bằng chứng xác thực và cụ thể để cho họ có thể đánh giá đúng người và sự việc mà họ muốn quan tâm, theo dõi

+ Bảo đảm tính chất xác thực trong việc ghi chép những sự kiện và nhân vật của đời sống. 

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé!

3.3 Câu 3 trang 93 sgk văn 12/1 Cánh diều

Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng đến biện pháp đặc trưng gì của thể loại phóng sự? Hãy chỉ ra một vài dẫn chứng cụ thể.

Phương pháp giải:

Đọc thật kĩ lại tác phẩm. 

Lời giải chi tiết:

- Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng đến thủ pháp đặc trưng của thể loại phóng sự đó là: thủ pháp Tả -Thuật- Bình. Trong đó:

+ Thuật: tái hiện, trần thuật, kể lại câu chuyện, sự kiện

+ Tả: miêu tả nhưng luôn phải gắn bó và xuất phát từ hiện thực

+ Bình: bình bàn, thẩm định và đánh giá sự kiện của tác giả

→ Việc kết hợp giữa bút pháp Tả – Thuật  – Bình không chỉ làm rõ được thông tin sự kiện mà còn thông tin lí lẽ, đi sâu và khám phá bản chất của sự kiện 

- Một số dẫn chứng cụ thể ở trong những đoạn văn :

+ “ Tôi đang nói đến cái nhà giàn không mấy kiên cố những năm xa chứ không phải loại giàn thế hệ mới bây giờ có thể chịu được cấp 12, trên cả cấp 12! Những cơn bão năm 1990, 1996, 1999 và sau chót là năm 2000 đã lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt vào nhà giàn. Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi anh em một số nhà giàn điện về là chòi khó thế này…đó là những thông điện cuối cùng mà Sở chỉ huy Quân chủng nhận được…”

→ Đoạn văn chính là lời trần thuật vào thời điểm trước những năm 2000, khi xảy ra những trận mưa bão, các chiến sĩ biển khơi gặp phải nhiều khó khăn. Kết hợp với yếu tố miêu tả là: “nhà giàn không mấy kiên cố” và “ Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi..”,.. đã khiến cho câu chuyện lẫn nhân vật càng thêm sinh động và chân thực

+ “ Tôi chỉ biết láng máng rằng cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn. Tôi cũng láng mạng thêm…Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”

→ Đoạn văn chính là lời kể lại câu chuyện khi đứng trước nhà giàn ở trong chuyến đi của tác giả. Những yếu tố miêu tả được thể hiện thông qua việc khắc họa nhà giàn “cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn” và “ hệ thống nhà giàn ấy được mọc lên, được trụ vững…” kết hợp với lời bình của tác giả: “Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”. Qua việc miêu tả nhà giàn, có thể thấy được tài năng và sức mạnh của những chiến sĩ nhà giàn cũng như cảm xúc tự hào, yêu mến, ngưỡng mộ với các chiến sĩ ấy.

3.4 Câu 4 trang 93 sgk văn 12/1 Cánh diều

Chi tiết nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt nhất đối với em? Tại sao?

Phương pháp giải:

Đọc lại tác phẩm sau đó tìm ra chi tiết ấn tượng nhất đối với bản thân 

Lời giải chi tiết:

Chi tiết gây ấn tượng nhất đối với em chính là tên của những người chiến sĩ đã ngã xuống lòng biển khơi mà không bao giờ có thể tỉnh dậy. Mỗi cái tên như thêm một lần đau xót và thêm một lần mất mát, khiến cho lòng em cũng cảm thấy xót xa và thương tiếc cho những con người hết mình vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân mà dám chấp nhận hiểm nguy tính mạng.

3.5 Câu 5 trang 93 sgk văn 12/1 Cánh diều

Việc kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật giúp kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản với mục đích gì? Người viết thể hiện thái độ và sự đánh giá ra sao về vấn đề đó.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung của tác phẩm. 

Lời giải chi tiết:

- Việc kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật giúp kể về lịch sử ba thế hệ nhà giàn của văn bản với mục đích:

+ Giúp việc miêu tả sự kiện và nhân vật ở trong phóng sự hiện ra sinh động: Kể lại quá trình hình thành và phát triển của ba thế hệ nhà giàn: từ khu nhà giàn hết sức đơn sơ, chỉ là những chiếc cọc bê tông cắm xuống nền san hô, trên bắc hoặc thưng ván hay bát nhưng đến nay khu nhà giàn trở nên tiện nghi và hiện đại hơn, “là một tổ hợp kiến trúc nói chung cũng bắt mắt giữa dân sinh quốc phòng.”

+ Góp phần thể hiện về vẻ đẹp của những chiến sĩ biển khơi. Bên cạnh việc miêu tả khu nhà giàn, hình ảnh những chiến sĩ biển khơi vẫn phải thay phiên nhau canh giữ biển đảo, từ thế hệ này qua thế hệ khác

 →  Mặc dù công việc vô cùng khó khăn và nguy hiểm nhưng ai cũng hết sức nhiệt huyết, am hiểu về công việc lẫn nhiệm vụ của mình.

3.6 Câu 6 trang 93 sgk văn 12/1 Cánh diều

Theo em, vấn đề nêu ra trong bài phóng sự có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội hiện nay?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại nội dung của tác phẩm. Từ đó, liên hệ với thực trạng xã hội hiện nay và nêu ý nghĩa phóng sự. 

Lời giải chi tiết:

Theo em, tác giả đã đưa ra một vấn đề hết sức quan trọng và ý nghĩa đối với xã hội ngày nay. Thông qua bài phóng sự đã giúp cho người đọc thấm thía hơn về những nỗi vất vả, mất mát của những người chiến sĩ nhà giàn và gia đình của họ, bài viết đã làm lay động đến trái tim người đọc. Vì vậy bài phóng sự giống như một lời kêu gọi và thức tỉnh mọi người trong xã hội cần phải có lòng biết ơn và luôn nhớ tới công ơn của những con người đã và đang ngày đêm đối mặt với biết bao hiểm nguy để bảo vệ Tổ quốc.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!


Trên đây là phần Soạn bài Khúc tráng ca nhà giàn Văn 12 tập 1 Cánh diều vô cùng chi tiết và dễ hiểu. Qua văn bản chúng ta có thể nhận ra được những vẻ đẹp và giá trị ẩn náu đằng sau những hòn đảo chìm cùng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên dữ dội đã đưa tới biết bao sự hi sinh, mất mát của các chiến sĩ nhà giàn. Qua đó muốn ngợi ca sự kiên cường, bền bỉ cùng với việc không ngừng sáng tạo và phát triển để thiết kế ra được những công trình vững chãi của những chiến sĩ nhà giàn.

Ngoài phần soạn văn phía trên, nếu các em cũng mong muốn được tham khảo về những bài soạn văn khác hay là những bài soạn của những môn học khác thì hãy nhanh tay truy cập vào website chính thức vuihoc.vn để có thể tự đăng ký một cách nhanh chóng khoá học cho bản thân và được giải đáp những câu hỏi trực tiếp từ đội ngũ giáo viên dễ thương với trình độ chuyên môn cao của VUIHOC nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990