img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1- Ngữ văn 12

Tác giả Minh Châu 14:20 30/11/2023 2,448 Tag Lớp 12

Bài viết dưới đây là hướng dẫn ôn tập kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1- ngữ văn 12 do VUIHOC biên soạn nhằm giúp các em học sinh nắm kĩ nội dung kiến thức môn ngữ văn trong học kì 1 để có thể ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kì thi sắp tới.

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1- Ngữ văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1.Hướng dẫn chung soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì

1.1 Những nội dung cần chú ý

a. Văn học Việt Nam: 

b. Lí luận văn học

- Về Tiếng Việt: 

- Về Làm văn: 

  • Nghị luận về một tư tưởng đạo đức, một hiện tượng đời sống, một ý kiến đối với văn học; 
  • Nghị luận về một tác phẩm, một trích đoạn văn, thơ, truyện;
  • Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận chứng minh và giải thích;
  • Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận;
  • Sửa chữa về lỗi lập luận trong văn nghị luận.

1.2 Về cách ôn tập và làm bài kiểm tra

a. Cách ôn tập 

- Xem và ôn lại các bài giảng để nắm chắc các bài đã học. Cố gắng hệ thống chi tiết, dễ hiểu các kiến thức đã học, đồng thời học thuộc, ghi nhớ các đoạn hay, đặc sắc. Để ý kĩ phần tiểu dẫn về những giá trị nội dung và nghệ thuật mà các tác phẩm đem lại.

- Cần nắm chắc lý thuyết liên quan đến phong cách ngôn ngữ khoa học và các yêu cầu về giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

- Chú trọng vào luyện tập, thực hành. Xem lại tất cả các bài tập trong cả ba phần: Văn, Tiếng Việt và Làm văn để chuẩn bị cho bài kiểm tra được tốt nhất.

- Chú ý nắm được cách làm bài kiểm tra tổng hợp, ôn lại cách làm bài kiểm tra tổng hợp cuối lớp 12.

b. Cách làm bài

- Bài kiểm tra gồm có hai phần: Trắc nghiệm và tự luận. Tỉ lệ điểm giữa hai phần này là 3/7. Chính vì vậy, các em học sinh cần bố trí khoảng thời gian hợp lí cho từng câu, từng phần. Cố gắng làm nhanh phần trắc nghiệm khách quan nhưng không được ẩu (khoảng 15 đến 20 phút).

- Khi làm những câu hỏi trắc nghiệm, lưu ý cân nhắc làm nhanh nhất có thể nhưng thật thận trọng để có thể tìm một phương án đúng trong bốn phương án đề bài đưa ra.

- Cách làm phần tự luận tương tự như cách viết các bài làm văn trong học kì. Chú ý cần phải đọc kĩ, nắm rõ yêu cầu của đề bài để lập dàn ý đại cương nhanh trước khi viết. Cuối cùng trước khi nộp bài hãy kiểm tra sửa chữa bài viết cho cẩn thận.

Combo sổ tay tổng hợp kiến thức các môn học hot nhất năm nay đang được giảm giá nhân dịp đầu năm học mới. Nhanh tay đăng ký để được nhận ưu đãi tốt nhất từ vuihoc bạn nhé! 

 

2. Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì

2.1 Phần trắc nghiệm 

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
C A A C B B B B C B D C

2.2 Hướng dẫn giải đề 1 

Câu 1: trang 221 sgk ngữ văn 12/1: “Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Trả lời:

- Hồ Chí Minh viết và đọc Tuyên ngôn độc lập vào mùa thu năm 1945, trong hoàn cảnh khi nhân dân Việt Nam ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng Sản đã làm cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 thắng lợi. Tuy nhiên do chính quyền của chúng ta còn non trẻ, đang bị âm mưu quay trở lại xâm lược lần 2 của thực dân Pháp. Lần quay trở lại xâm lược này, bọn chúng sử dụng chiêu bài lừa bịp công luận quốc tế. Một là, chúng có công bảo hộ, khai hóa văn minh nước Việt Nam ngót một thế kỷ qua. Hai là, trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai thực dân Pháp đã đứng về phía quân đồng minh Liên Xô để có thể chống lại Phát Xít Nhật trên chiến trường Đông Dương. Bởi vậy, bọn thực dân Pháp nắm trong tay quyền quay trở lại thu hồi mảnh đất Việt Nam- đó là một mảnh đất đã từng nằm trong tay quân phát xít.

  •  13/8/1945: Nhật đầu hàng quân đồng minh Liên Xô vô điều kiện, cũng là ngày Đảng ta chớp thời cơ ngàn năm có một làm cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 thắng lợi.

  •  19/8/1945: Sau hàng nghìn năm sống dưới chế độ quân chủ, hàng trăm năm sống dưới chế độ thực dân, và chế độ Phát xít., chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay dân tộc ta. 

  •  26/8/1945: ngày ta giải phóng Huế Sài Gòn và đây cũng là ngày chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn độc lập tại số nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

  •  02/9/1945: bản Tuyên Ngôn đã được Bác đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử trước hơn 50 vạn đồng bào cả nước với một cảm xúc đặc biệt. Giọng của người là giọng của non sông thấm vào tâm trí của mỗi con người Việt Nam.

Câu 2: trang 221 sgk ngữ văn 12/1: “Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

Xác định ba phần văn bản và nội dung của từng phần, trên cơ sở đó phân tích rõ tính logic chặt chẽ của lập luận.”

Trả lời: 

a. Nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

- Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực, tác phẩm đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận

- Trong đó nghệ thuật lập luận:

+  Vừa chặt chẽ vừa sắc bén, có sự thống nhất trong quan điểm chính trị xuyên suốt từ đầu đến cuối bản tuyên ngôn độc lập.

+ Lí lẽ: mỗi lí lẽ được nêu trong bài đều được xuất phát từ niềm tin yêu công lí, thái độ tôn trọng lẽ phải, dựa vào những điều đúng đắn đã được toàn thế giới công nhận và từ các cuộc chiến tranh vì độc lập, chính nghĩa trong lịch sử nhân loại.

+ Dẫn chứng: những dẫn chứng chi tiết, cụ thể, số liệu chính xác được lấy từ thực tế lịch sử được đưa ra rất đanh thép.

+ Ngôn ngữ: bên cạnh vốn từ hùng hồn, cách xưng hô của Bác chan chứa tình cảm tạo được sự gần gũi với toàn thể dân ta trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

b. Ba phần văn bản và nội dung của từng phần, trên cơ sở đó phân tích rõ tính logic chặt chẽ của lập luận.

- Phần 1: Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập: khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu về hạnh phúc của mỗi con người. Bác Hồ đã trích dẫn 2 câu văn nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn bất hủ của Mỹ và Pháp làm cơ sở pháp lý cho bản Tuyên ngôn của nước Việt Nam ta.

+ Lời văn trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng..."

+ Lời văn trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi"

???? Tác giả đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.

- Ý nghĩa của việc trích dẫn:

+ Vừa có tính chiến thuật sắc bén, khôn khéo, vừa khóa miệng, chặn đứng âm mưu tái chiếm lược nước ta của đối phương bằng cách dùng "gậy ông đập lưng ông".

+ Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc khi đặt cuộc cách mạng, nền độc lập, bản tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với 2 nước Pháp, Mỹ.

+ Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”: nhằm khẳng định một cách hùng hồn, đanh thép chân lí của thời đại: Độc lập, tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của mỗi con người và của mỗi dân tộc, đất nước cần phải được tôn trọng và bảo vệ.

⇒ Đoạn mở đầu với lập luận chặt chẽ đã thể hiện rõ sự kiên quyết, khéo léo, và đầy tính sáng tạo.

- Phần 2: Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn: Là bản án chung để thẩm kết tội chủ nghĩa của thực dân Pháp, đồng thời khẳng định vai trò chính trị của nhân dân Việt Nam ta và mặt trận Việt Minh. Hồ Chí Minh đã lập luận bác bỏ những luận điệu Pháp có công “khai hóa” nước Việt Nam, Người đã sử dụng những dẫn chứng trên hai phương diện: kinh tế và chính trị.

+ Pháp rêu rao khắp nơi "khai hóa tự do" cho nhân dân Việt Nam nhưng thực chất chúng "lập ra nhà tù nhiều hơn trường học".

+ Pháp rêu rao rằng "khai hóa bình đẳng" cho dân tộc Việt Nam nhưng thực ra lại "lập ra ba chế độ khác nhau ở Bắc, Trung, Nam để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết".

+ Chúng còn rêu rao "khai hóa bác ái" cho nước Việt Nam nhưng sâu bên trong "chúng thi hành những luật pháp dã man".

- Bác Hồ cũng đã lập luận để bác bỏ những luận điệu Pháp có công “bảo hộ”, bản Tuyên ngôn dùng sự thật trong lịch sử để mang tính thuyết phục:

+ "Năm 1940, Nhật đến Đông Dương, thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật".

+ Năm 1945, Nhật hất cẳng Pháp "Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng".

+ Khẳng định "Trong 5 năm Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật".

- Bác lập luận bằng cách đưa ra sự so sánh bằng sự thật lịch sử để bác bỏ luận điệu Pháp ủng hộ Đồng minh:

+ Pháp đã hai lần bán nước ta cho quân Nhật.

+ Pháp  đã "thẳng tay khủng bố Việt Minh" khi Việt Minh kêu gọi Pháp liên minh để chống lại Nhật.

- Những lập luận về lập trường chính nghĩa của nhân dân Việt Nam ta:

+ Toàn thể dân ta đã đứng về phe Đồng Minh để chống bọn Phát xít.

+ Nhân dân Việt Nam đã làm nên một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ: tiên phong chống Phát xít Nhật để giành lấy đất nước từ tay chúng. Từ đó đã lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Làm cho "Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị".

+ Quyền độc lập của dân tộc Việt Nam phù hợp với nguyên tắc dân chủ, bình đẳng của Đồng Minh ở hội nghị Tê- hê - răng và Cựu Kim Sơn.

=> Phần thứ 2  với sự lập luận chặt chẽ, có tính logic theo quan hệ nhân quả, cùng với những dẫn chứng xác thực và đầy sức thuyết phục đã làm nổi bật cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn.

- Phần 3: Lời tuyên bố độc lập với thế giới: khẳng định nền độc lập tự do của dân tộc, đất nước Việt Nam, thể hiện sự quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do ấy.

+ Khẳng định quyền của Nước Việt Nam được hưởng tự do, độc lập và "Sự thật đã trở thành một nước độc lập". Đây vừa là lời khẳng định vừa là lời tuyên bố công khai.

+ Bày tỏ sự quyết tâm của toàn thể dân ta: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” → kêu gọi đồng bào cả nước thể hiện quyết tâm chung tay giữ gìn độc lập, tự do mà ta đã giành được.

=> Lời tuyên ngôn với những lời lẽ thuyết phục dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn của bản tuyên ngôn độc lập. Đây chính là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh.

Lộ trình học giúp các em đạt điểm 9+ tất cả các môn thi THPT Quốc Gia. Nhanh tay đăng ký để được nhận nhiều ưu đãi từ vuihoc nhé! 

2.3 Hướng dẫn giải đề 2 

Câu 1: trang 221 sgk ngữ văn 12/1: “Giới thiệu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng”.

Trả lời:

a. Hoàn cảnh sáng tác.

Tây Tiến là đội quân đơn vị được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với chiến sĩ, bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lão và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam .  Địa bàn đóng quân và hoạt động của trung đoàn là miền rừng núi lớn và nguy hiểm của biển giới Việt Lào, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và Sầm Nưa.  Sau một thời gian hoạt động ở Lào, đoàn quân Tây Tiến trở về Hoà Bình, thành lập trung đoàn 52.

Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thư sinh, thanh niên Hà Nội nên tâm hồn mang đậm nét hào hoa, lãng mạn.  Bài thơ được tác giả viết trong thời kỳ đầu của kháng chiến chống Pháp, đời sống bộ đội gặp rất nhiều khó khăn.  Đặc biệt đơn vị Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu vật chất, sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ vẫn sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm với tinh thần “quyết tử vì Tổ quốc quyết sinh”. 

Năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng trong trung đoàn Tây Tiến, đến cuối năm 1948, ông nhận lệnh  chuyển sang đơn vị khác. Một thời sau, khi đang ở Phù Lưu Chánh, một làng thuộc tỉnh Hà Đông, nhớ đơn vị cũ, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Năm 1957, Quang Dũng đã đổi nhan đề bài thơ thành Tây Tiến. Và sau này, bài thơ được in lại trong tập Mây đầu ô.

b. Bố cục

Bài thơ được chia làm 4 phần, bao gồm:

Phần 1: 14 câu thơ đầu tiên: Nỗi nhớ da diết của nhà thơ về binh đoàn Tây Tiến gắn liền với hình ảnh thiên nhiên vùng rừng núi Tây Bắc hùng vĩ.

Phần 2: 8 câu tiếp theo: Kỉ niệm về đêm liên hoan văn nghệ và bức tranh sông nước miền Tây Bắc hư ảo.

Phần 3: 8 câu tiếp theo: Chân dung những người chiến sĩ Tây Tiến vừa hào hùng vừa hào hoa, lãng mạn. Sự hi sinh mất mát lớn lao.

Phần 4: 4 câu còn lại: Khái quát lại nỗi nhớ Tây Tiến chân thành cùng những kỉ niệm không thể nào phai.

c. Thể thơ

Bài thơ Tây Tiến được tác giả viết theo thể thơ bảy chữ.

d. Nhan đề:

Ban đầu,  Quang Dũng đã đặt tiêu đề tác phẩm là “nhớ Tây Tiến”. Có thể thấy nhan đề này cụ thể quá. Sau này, tác giả đã bỏ bớt từ “nhớ” và chỉ để lại hai từ “Tây Tiến”. Rõ ràng “Tây Tiến” mang lại hàm ý sâu xa hơn. Không cần nói ra nỗi nhớ mà khi người ta đọc bài thơ này lên người ta cũng biết là nhớ rồi.

Câu 2: trang 221 sgk ngữ văn 12/1: “Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay”.

Trả lời: 

a. Mở bài:

  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “đồng cảm và chia sẻ" trong xã hội ngày nay.

  • Đưa ra khái quát về vấn đề nghị luận: Đã là con người mà sống không có tình thương, sự đồng cảm và sẻ chia thì chẳng khác chi một cái xác không hồn, tồn tại giữa dòng đời một cách vô nghĩa. Khẳng định đây là một đức tính tốt đẹp, rất cần thiết trong cuộc sống và là truyền thống của dân tộc ta.

b. Thân bài:

- Khái quát vấn đề: 

Trong xã hội hiện đại như ngày nay, Đồng cảm và sẻ chia là một lối ứng xử vô cùng tốt đẹp. Hơn bao giờ hết, tình yêu thương chính là vũ khí hạt nhân để con người có thể hoàn thiện bản thân mình.

- Giải thích vấn đề:

  • Đồng cảm: là sự cảm thông, rung cảm, có chung một mối cảm xúc, suy nghĩ để có thể cảm nhận và chia sẻ mọi việc với một người nào đó trong cuộc sống hàng ngày.

  • Chia sẻ là hành động quan tâm, cùng hưởng hoặc cùng chịu, san sẻ vật chất và tinh thần giữa người với người mà không hề toan tính, hoàn toàn là tự nguyện.

  • Đồng cảm và chia sẻ: đều là lối ứng xử biểu hiện của tình người, của ý thức vì đồng loại.

  • Bàn luận vấn đề: Tại sao cần cảm thông và chia sẻ?

- Cuộc sống không thể thiếu đi tình thương yêu, sự quan tâm, đồng cảm, sẻ chia giữa người với người:

  • Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, không phải ai cũng luôn gặp được may mắn, cũng không phải ai đều có thể thành công ngay từ lần đầu tiên và… hơn hết không phải ai sinh ra trên đời này cũng đều hạnh phúc.

  • Mỗi người đều có cho mình một cuộc sống với hoàn cảnh và số phận riêng của bản thân, không ai giống ai. Từ các em nhỏ mồ côi không nơi nương tựa, những người già, người nghèo khổ phải lang thang kiếm sống, hay cả những nạn nhân của chiến tranh bị thương tật hoặc nhiễm chất độc màu da cam…,và bao cảnh ngộ khác. Họ luôn cần sự quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, sẻ chia, an ủi của người khác trong cộng đồng

  • Chia sẻ, đồng cảm chính là động lực, sức mạnh giúp con người hướng tới những điều tốt đẹp. Nó đóng vai trò quan trọng trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay, là cơ sở để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người, từ đó giúp đất nước ngày càng phát triển vững mạnh.

  • Đồng cảm, sẻ chia không chỉ làm cho chính bản thân mình mà cả người được chia sẻ sẽ cảm thấy thanh thản, hạnh phúc và cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. 

  • Bởi vậy, có thể khẳng định: đồng cảm, sẻ chia là lối ứng xử đẹp, luôn luôn tồn tại, hiện hữu xung quanh cuộc sống con người, nó luôn cần được lan tỏa rộng rãi hơn nữa trong xã hội.

  • Dẫn chứng: Đức tính tốt ấy đã trở thành truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta: “Thương người như thể thương thân” “Lá lành đùm lá rách/ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

Phản đề: Phê phán lối sống ích kỉ, thờ ơ , vô cảm của một bộ phận thế hệ trẻ ngày nay.

  • Đưa ra bài học nhận thức và hành động:

  •  Nhận thức: Đồng cảm và sẻ chia giúp con người có thêm động lực và sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", nó kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người.

  •  Hành động: Mỗi chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia để có thể phân biệt đồng cảm, sẻ chia khác với sự thương hại, ban ơn... Ai cũng có thể quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và trong khả năng có thể của bản thân.

c. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận.

  • Cuộc sống càng đẹp hơn khi con người biết yêu thương, giúp đỡ,đồng cảm, sẻ chia lẫn nhau. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.

>>> Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được các thầy cô lên lộ trình ôn thi THPT Quốc Gia sớm nhất <<< 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 trong chương trình Ngữ văn THPT. Hi vọng rằng có thể giúp các em ôn tập thật tốt để chuẩn bị cho bài thi học kì sắp tới. Để học nhiều hơn các bài tham khảo Soạn văn 12 cũng như các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời các em xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990