img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Tác giả Minh Châu 15:26 30/11/2023 11,884 Tag Lớp 12

Các kiến thức về các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận cũng rất dễ gây nhầm lẫn. Bởi vậy, bài viết này gợi ý cho các em các mẫu Soạn bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận để các em có thể dễ dàng trong việc tiếp thu phần kiến thức quan trọng này.

Soạn bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận - Mẫu 1 

1.1 Luyện tập trên lớp 

Câu 1. Vận dụng những kiến thức đã học từ cấp THCS, anh chị hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

a. Trong mỗi bài văn nghị luận, cần vận dụng đầy đủ các phương thức biểu đạt bao gồm tự sự, miêu tả và biểu cảm kết hợp với nhau:

- Sử dụng phương thức tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày các luận cứ trong một bài văn trở nên cụ thể, rõ ràng và sống động hơn.

- Yếu tố biểu cảm thì giúp cho bài văn nghị luận tăng hiệu quả thuyết phục hơn, bởi nó tác động vô cùng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm của người đọc (hoặc người nghe).

b. Để quá trình vận dụng các phương thức biểu đạt có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng, cần phải lưu ý:

- Các phương thức bao gồm tự sự và miêu tả phải được sử dụng với mục đích làm rõ luận điểm, không được phép phá mạch văn nghị luận trong bài.

- Để bài văn nghị luận tăng sức biểu cảm, người viết cần phải có cảm xúc thật sự đối với những gì mình viết và phải biết diễn đạt những cảm xúc đó dựa vào những từ ngữ, câu văn có khả năng truyền cảm.

- Ví dụ: Với những bài văn nghị luận có chủ đề về thói ích kỉ, khi viết có thể kể những câu chuyện liên quan đến thói ích kỉ, miêu tả về những đặc điểm vốn có của người sống ích kỉ kết hợp với việc bày tỏ thái độ đối với người sống ích kỉ.

Câu 2. Biết vận dụng kết hợp giữa các phương thức biểu đạt bao gồm tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần thiết nhưng chưa phải đầy đủ. Trong nhiều trường hợp, để bài (hoặc đoạn) văn nghị luận mang sức thuyết phục mạnh mẽ thì người viết cần phải biết vận dụng thêm phương thức biểu đạt thuyết minh. Nói như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

- Ý kiến: Nói như vậy là đúng.

- Nguyên nhân: Phương thức biểu đạt thuyết minh sẽ bổ sung thông tin một cách chi tiết và chính xác hơn về vấn đề đang được nói đến.

- Trong đoạn trích, người viết luôn muốn khẳng định đến sự cần thiết của chỉ số GNP (bên cạnh chỉ tiêu GDP).

- Người viết đã sử dụng thêm phương pháp thuyết minh nhằm đưa ra những chỉ số GDP và GNP ở Việt Nam một cách rõ ràng, chi tiết và chính xác để bài viết trở nên thuyết phục hơn.

Câu 3. Viết một bài văn nghị luận ngắn nhằm phát biểu ý kiến trong một buổi họp với chủ đề: “Nhà văn tôi hâm mộ” do chính CLB Văn học dưới sự điều hành của nhà trường tổ chức.

Gợi ý:

a. Chủ đề mà CLB đưa ra: nhà văn tôi hâm mộ

b. Luận điểm cần phải có:

- Giới thiệu khái quát về nhà văn: những thông tin như tiểu sử, cuộc đời, các hoạt động trong văn học nghệ thuật cùng những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực ấy,…

- Nguyên nhân hâm mộ nhà văn: có thể nói về những gì nổi bật trong phong cách sáng tác, kèm theo giá trị của những tác phẩm đó…

- Mong muốn gì với nhà văn đó.

c. Phương thức biểu đạt cần sử dụng kết hợp: có thể sử dụng nhiều phương thức biểu đạt với nhau (có thể là miêu tả, biểu cảm hoặc thuyết minh).

d. Nam Cao sinh vào năm 1917 và mất vào năm 1951, tên khai sinh của ông là Trần Hữu Tri, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân. Quê ông ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, phủ Lý Nhân (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông chính là một trong những nhà văn hiện thực vô cùng xuất sắc của nền văn học Việt Nam.

Bề ngoài thì Nam Cao là một người có vẻ lạnh lùng, ít nói, nhưng trái lại thì đời sống nội tâm của ông vô cùng phong phú. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu, chan chứa tình yêu thương, gắn bó sâu sắc, giàu ân tình với làng quê, cảm thông với những người khốn khổ bị áp bức bóc lột trong xã hội cũ.

Trong suốt cuộc đời sáng tác, Nam Cao luôn suy nghĩ đến “sống và viết”, rất có ý thức với quan điểm nghệ thuật của bản thân. Khi vừa mới cầm bút, Nam Cao còn phải chịu ảnh hưởng của nền văn học lãng mạn đương thời. Nhưng ông dần nhận ra rằng những thứ văn chương đó còn rất xa lạ đối với đời sống lầm than, gian khổ của nhân dân lao động. Bởi vậy, ông quyết định từ bỏ nó để đi theo con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được các thầy cô lên lộ trình học tập tối ưu chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT bạn nhé! 

1.2 Luyện tập tại nhà 

Câu 1. Những nhận xét dưới đây là đúng hay sai ? Vì sao ?

a) Tác phẩm nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh nhất định phải hay hơn tác phẩm nghị luận không sử dụng bất kỳ phương thức nào.

b) Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng kết hợp một trong các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh thì không hay bằng tác phẩm vận dụng đồng thời tất cả các phương thức nói trên.

Gợi ý:

Cả 2 nhận định a và b đều sai.

Nguyên nhân: Cái hay của một đoạn/bài văn nghị luận không phụ thuộc vào việc sử dụng nhiều hay ít các phương thức biểu đạt. Quan trọng là việc kết hợp cần đúng chỗ, đúng lúc và phục vụ hiệu quả cho mục đích nghị luận.

Câu 2. Viết một bài/một đoạn văn nghị luận với đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự được đặt ra một cách vô cùng cấp thiết trong đời sống.

Gợi ý:

Nền tảng để xây dựng mối quan hệ trong một gia đình hiện đại không gì khác chính là vật chất. Khi một trong hai người vợ hoặc chồng không có khả năng làm chủ tài chính hoặc duy trì được tài chính trong gia đình nhằm nâng cấp cuộc sống thì rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột. Khi có xung đột, những đứa con sẽ không trốn được việc trở thành “nạn nhân” .

Một người đàn ông đã trưởng thành, cũng đã lập gia đình, nhưng lương trung bình mỗi tháng của anh ta kiếm được tại thành phố Hà Nội đắt chỉ có 5 triệu đồng, và với môi trường đắt đỏ này, anh ta còn phải lo hàng trăm vấn đề cho vợ và cho các con: tiền đi lại, ăn uống, nước sinh hoạt, điện và cả tiền học cho con. Trong khi đó, vợ của anh ta cũng chẳng kiếm được bao nhiêu và cứ thế hai vợ chồng luôn bận rộn trong tình trạng đầu tắt, mặt tối để kiếm từng đồng bạc nhằm duy trì cuộc sống gia đình. Điều này rất dễ gây ra căng thẳng tột độ trong từng cá nhân, và đó sẽ là ngòi nổ cho xung đột giữa các thành viên trong gia đình, khi những nỗi bận tâm luôn tồn tại, không còn thời gian để quan tâm, chăm sóc và dành tình yêu thương cho nhau.

Đối với gia đình khuôn mẫu, gia đình kiểu xưa, thì vợ chồng chỉ cần: “một túp lều tranh, hai trái tim vàng” là đủ, còn đối những gia đình trong thời kỳ phát triển, tiến bộ ngày nay, nhu cầu đòi hỏi sự chăm chỉ để xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc từ cả hai phía trong một gia đình. Đáng buồn rằng, chính sự thay đổi đó lại khiến cho những bộ phận được gọi là “gia đình” khiến những đứa con trở thành “nạn nhân” của công nghệ thông tin, của những trận đòn roi, của những trò quảng cáo trên sóng truyền hình ngay từ bé. Thiết nghĩ, việc duy trì và hòa hợp trong nếp sống cần coi trọng đến cả tinh thần, phù hợp với mức sống hiện có trong mỗi gia đình thì mới có thể duy trì hạnh phúc một cách lâu dài, nuôi nấng và dạy dỗ con cái lớn khôn ngoan ngoãn.

2. Soạn bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận - Mẫu 2 

2.1 Luyện tập trên lớp 

Câu 1. Vận dụng những kiến thức đã học từ cấp THCS, anh chị hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

a. Trong mỗi bài văn nghị luận, cần vận dụng đầy đủ các phương thức biểu đạt bao gồm tự sự, miêu tả và biểu cảm kết hợp với nhau:

- Việc kết hợp giữa các phương thức biểu đạt với nhau làm rõ ràng và sinh động hơn cho nội dung của bài viết.

- Yếu tố biểu cảm làm cho văn nghị luận tăng tính thuyết phục hơn, bởi nó tác động vô cùng mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm của người đọc (hoặc người nghe).

b. Để quá trình vận dụng các phương thức biểu đạt có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng, cần phải lưu ý:

- Các phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả cần thiết cho việc làm rõ những luận điểm trong bài mà không phá đi mạch nghị luận.

- Người làm cần nắm được cảm xúc chân thực trước những điều mình viết (hoặc nói) để biết cách diễn đạt cảm xúc thông qua những từ ngữ, câu văn có khả năng truyền cảm.

- Ví dụ: Đề bài nghị luận về sự nhân ái (Sự nhân ái là gì? Biểu hiện cụ thể của sự nhân ái trong xã hội?).

Câu 2. Biết vận dụng kết hợp giữa các phương thức biểu đạt bao gồm tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần thiết nhưng chưa phải đầy đủ. Trong nhiều trường hợp, để bài (hoặc đoạn) văn nghị luận mang sức thuyết phục mạnh mẽ thì người viết cần phải biết vận dụng thêm phương thức biểu đạt thuyết minh. Nói như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

- Để bài/đoạn văn nghị luận tăng sức thuyết phục với người đọc, người nghe thì người viết cần phải biết vận dụng thêm cả phương thức biểu đạt thuyết minh. Ý kiến này là chính xác.

- Bởi thuyết minh sẽ giúp bổ sung những thông tin chi tiết, chính xác hơn về những vấn đề đang được nói tới.

Câu 3. Viết một bài văn nghị luận ngắn nhằm phát biểu ý kiến trong một buổi họp với chủ đề: “Nhà văn tôi hâm mộ” do chính CLB Văn học dưới sự điều hành của nhà trường tổ chức.

Gợi ý:

Nguyễn Tuân (sinh năm 1910 - mất năm 1987), sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho khi nền Hán học đã lụi tàn. Quê hương ông ở làng Mọc, nay là phường Nhân Chính, thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khi còn bé, Nguyễn Tuân chuyển nơi ở cùng gia đình tới rất nhiều tỉnh thành thuộc miền Trung. Ông học đến hết bậc Thành chung (hay cấp THCS ngày nay) ở tỉnh Nam Định. Học xong, ông quay trở lại Hà Nội để viết văn thơ và làm báo.

Sau chiến thắng của Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân hướng tới cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình phục vụ cho hai cuộc kháng chiến đáng tự hào của dân tộc. Từ năm 1948 đến 1958, ông đảm nhiệm chức vụ Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam. Nguyễn Tuân có rất nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại chính là phát triển thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ cao, góp phần đa dạng hoá cho ngôn ngữ văn học của nước ta. Năm 1996, Nguyễn Tuân được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật do Nhà nước trao tặng.

2.2 Luyện tập tại nhà 

Câu 1. Những nhận xét dưới đây là đúng hay sai ? Vì sao ?

a) Tác phẩm nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh nhất định phải hay hơn tác phẩm nghị luận không sử dụng bất kỳ phương thức nào.

b) Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng kết hợp một trong các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh thì không hay bằng tác phẩm vận dụng đồng thời tất cả các phương thức nói trên.

Gợi ý:

Hai câu nhận định ở ý a và b đều sai.

Nguyên nhân: Cái hay trong một đoạn/bài văn nghị luận không phụ thuộc hoàn toàn vào việc sử dụng nhiều hơn hay ít hơn các phương thức biểu đạt. Quan trọng nhất chính là việc kết hợp các phương thức cho đúng chỗ, đúng lúc và nhằm tăng hiệu quả cho mục đích nghị luận.

Câu 2. Viết một bài/một đoạn văn nghị luận với đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự được đặt ra một cách vô cùng cấp thiết trong đời sống.

Gợi ý:

Trong cuộc sống ngày càng phát triển của khoa học - công nghệ, con người đôi lúc đã làm mất đi những giá trị văn hóa, phong tục tốt đẹp của người dân Việt Nam. Chúng là những giá trị gây dựng nên bản sắc dân tộc, chi tiết hơn là bản sắc văn hóa dân tộc. Đó có thể là những truyền thống tốt đẹp được truyền từ đời này qua đời khác như truyền thống yêu nước hay truyền thống hiếu học, thậm chí là cả truyền thống thủy chung. Tất cả thể hiện nhân cách sống tốt đẹp của mỗi con người Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta, đặc biệt là những người trẻ cần phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp đó. Mỗi người đều phải nhận thấy ý nghĩa vô cùng to lớn của nền văn hoá dân tộc - đó cũng chính là những giá trị được tích lũy từ ngàn đời đã và đang khắc sâu vào trong máu của mỗi con người Việt Nam. Những giá trị ấy đã giúp dân tộc ta luôn giữ gìn, duy trì được lối sống tốt đẹp, vượt qua những khó khăn trong lịch xây dựng và giữ nước.

Tiếp đến mỗi gia đình cùng với xã hội chung sức, chung lòng để làm nổi bật thêm nữa những nét văn hoá tốt đẹp ấy trong sự xáo trộn phức tạp giữa những luồng văn hoá với nhau. Mặt khác, cũng cần nhận thức rằng, giữ gìn không có nghĩa là bảo thủ, phải giữ nguyên những giá trị vốn có. Chúng ta cũng phải kế thừa và phát huy bằng cách kết hợp có lựa chọn cùng những nền văn hoá mới theo chiều hướng tích cực. Từ đó tạo nên một nền văn hoá Việt Nam vừa mang nét truyền thống, lại vừa hiện đại, đa dạng, nhưng vẫn phải đảm bảo được “hoà nhập nhưng không hoà tan” trong một giai đoạn mới. Để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa trong cuộc sống đầy biến động hôm nay, thế hệ trẻ chính là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất. Mỗi học sinh, sinh viên đều cần tích cực trong học tập, rèn luyện để sử dụng trí tuệ xây dựng đất nước ngày một phát triển.

Lên lộ trình ôn tập ngữ văn sớm chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia cùng VUIHOC với khóa học PAS THPT tối ưu "cá nhân hóa". Đăng ký sớm để được hưởng nhiều ưu đãi và học thử miễn phí nhé bạn! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận là một phần kiến thức không thể thiếu trong chương trình Ngữ Văn 12. Bởi vậy, việc Soạn bài Luyện tập vận dụng các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận sẽ là đề cương giúp các em có thể vượt qua được tất cả các các kỳ thi sắp tới, đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia. Ngoài ra, nếu muốn luyện tập thêm những kiến thức hay về môn ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung, nhanh tay truy cập website vuihoc.vn hoặc đăng ký các khoá học với thầy cô VUIHOC ngay nhé!

>> Mời các bạn xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990