img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Một người Hà Nội - Ngữ văn 12 tập 2

Tác giả Minh Châu 14:14 30/11/2023 15,198 Tag Lớp 12

Một cách soạn bài chi tiết nhất về tác phẩm Một người Hà Nội theo từng biến đổi trong suy nghĩ và hành động của nhân vật chính “cô Hiền”. Cách chia ý dưới đây sẽ giúp các em có thể hiểu rõ hơn về tác phẩm theo mạch thời gian, giúp em học tốt hơn trên lớp.

Soạn bài Một người Hà Nội - Ngữ văn 12 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1.Soạn bài Một người Hà Nội phần tác giả 

1.1 Cuộc đời 

- Nhà văn Nguyễn Khải (3/12/1930 - 15/01-2008) tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải.

- Ông quê ở Nam Định nhưng tư nhỏ đã di chuyển sống ở nhiều nơi khác nhau.

- Trong thời gian học trung học thì ông tham gia Cách mạng tháng Tám, rồi gia nhập đội tự vệ chiến đấu ở Hưng Yên. Sau đó ông làm y tá ở bộ đội rồi chuyển sang viết báo. 

- Sau năm 1975, ông chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh sống.

- Ông giải ngũ năm 1988 với quân hàm đại tá để tập trung vào sự nghiệp văn học của mình tại Hội Nhà văn Việt Nam.

- Ông đã từng giữ khá nhiều chức như Ủy viên ban chấp hành hội nhà văn Việt Nam, Phó tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam khóa 3 và là đại biểu quốc hội khóa VII.

1.2 Sự nghiệp 

- Nguyễn Khải bắt đầu sự nghiệp văn học của mình từ những năm 1950 với nhiều đề tài khác nhau. Mỗi giai đoạn khác nhau của xã hội là ông lại tập trung vào một chủ đề mới. Tròn khi kháng chiến chống Mỹ, ngòi bút của ông hướng về người bộ đội, chiến sĩ.

- Khi đất nước lập lại hòa bình ông lại viết về quá trình xây dựng cuộc sống mới ở vùng nông thôn Việt Nam. Ông hay xoáy sâu vào các vấn đề chính trị xã hội, mang tính thời sự và về đời sống tinh thần của người dân trước những đổi thay của xã hội.

- Giai đoạn 1954 - 2006 là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông khi ông liên tục hoàn hiện những tác phẩm nổi tiếng như: Truyện ngắn Mùa lạc (Năm 1960),Xung đột (năm 1962), Ký sự Họ sống và chiến đấu (Năm 1966), Thời gian của người (Năm 1985), tiểu thuyết Thượng đế thì cười (năm 2003),...cho đến tác phẩm cuối cùng được viết trước khi ông mất là tùy bút Đi tìm cái tôi đã mất (Năm 2006)

- Những tác phẩm của Nguyễn Khải được đánh giá rất nhạy bén với các vấn đề xã hội và ông luôn có góc nhìn rất riêng để khám phá muôn mặt cuộc sống.

- Ông cũng luôn giữ cho mình giọng văn sắc sảo nhưng đầy lý trí tỉnh táo trước biến đổi của thời đại. Với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm, ông đã nhận được Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (Năm 1982) và Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về văn học nghệ thuật năm 2000. 

2. Soạn bài Một người Hà Nội phần tác phẩm 

1.1 Xuất xứ 

- Đoạn trích “Một người Hà Nội” được rút ra từ tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi” xuất bản năm 1995 của tác giả Nguyễn Khải. Ông viết năm 1990, khi đất nước ta trong thời kỳ cách mạng đổi mới chế độ, đổi mới cuộc sống.

- Tác phẩm là những đúc kết của nhà văn sau thời gian khám phá, quan sát con người trong suốt thời gian dài từ lúc chiến tranh đến hòa bình. Ông đã làm nổi lên được vẻ đẹp sâu trong tâm hồn, tính cách của nhân dân Việt Nam ta.

- Tác phẩm được sáng tác khi đất nước đang có nhiều biến động thăng trầm do đói nghèo chiến tranh. Đây chính là lúc những giá trị tốt đẹp của con người có khả năng lớn sẽ thay đổi đặc biệt là những người dân tại thủ đô Hà Nội.

1.2 Bố cục 

Đoạn trích có thể chia thành năm phần theo từng thay đổi của thời đại và cô Hiền

  • Phần 1: Từ đầu đến “dính líu nhiều có ngày lại rắc rối”: Giới thiệu về nhân vật cô Hiền.

  • Phần 2: Tiếp theo đến “rút lui ngay”: Hình ảnh cô Hiền khi hòa bình đã được lập lại ở đất nước

  • Phần 3: Tiếp theo đến “đại khái là như thế”: Những thay đổi của cô Hiền trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước

  • Phần 4: Tiếp theo đến “từ mấy tháng nay rồi”: Cô Hiền như thế nào sau chiến thắng mùa xuân 1975.

  • Phần 5: Còn lại: Cô Hiền trong những năm thời kỳ đất nước đổi mới.

>> Mời bạn tham khảo: Soạn bài Ngữ Văn 12

1.3 Tóm tắt 

Tác phẩm xoay quanh nhân vật chính là cô Hiền, người được tác giả đánh giá là “ hạt bụi vàng” của thủ đô ngàn năm văn hiến. Cô sinh ra trong gia đình giàu có, gia giáo lại có ngoại hình xinh đẹp. Hiền lại còn là một cô nàng có bản chất tính cách lương thiện, thông minh khiến cho đa số cô gái khác có cả nhân vật “tôi” cảm thấy ngưỡng mộ. Khi còn trẻ, cô mở cho mình một xa-lông văn học, là nơi cô có thể giao lưu với những khách văn chương trí thức. Đến khi lựa chọn lập gia đình, trong sự ngỡ ngàng của bao người cô chọn một giáo viên Tiểu học. Dù sống trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp đói khổ, giữa rất nhiều thoái hóa của đạo đức thì hai vợ chồng cô vẫn sống tại Hà Nội với lối sống sinh hoạt nề nếp lễ nghi, đường hoàng, sung túc. Với lượng tài sản của mình có thể gọi cô là tư sản vì cô vẫn làm nghề hoa giấy những tư sản này lại không bị biến tạo, không hề bóc lột chèn ép ai. Cô vẫn sẵn sàng đồng ý khi cậu con trai cả xin ra chiến trường, còn cậu con thứ hai ở lại trường vì được điểm cao. Khi cậu con trai cả về nhà năm 1975 với hàm thượng úy, cô Hiền vẫn tổ chức bữa liên hoan với bạn bè như các cô vẫn làm hàng tháng trong mấy chục năm nay. Dù nhân vật “tôi” đã di chuyển vào Hồ Chí Minh sinh sống nhưng cứ mỗi lần ra Hà Nội là lại ghé tới thăm cô Hiền. Không chỉ vậy “tôi” còn tâm sự với cô Hiền về lối ứng xử ngày càng thụt lùi của người Hà Nội thời này. Cô Hiền thì kể lại cho anh về những câu chuyện mới xảy ra ở Hà Nội.

>>> Combo sổ tay các môn học đã có mặt trên kệ sách của bạn chưa? <<< 

3. Hướng dẫn Soạn bài Một người Hà Nội 

3.1 Câu 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 98 

- Phân tích nhân vật cô Hiền

  • Gia cảnh: sinh ra trong gia đình gia giáo, giàu có. Mẹ là thương nhân buôn nước mắm còn cha là tú tài mê văn chương. 

  • Ngoại hình: xinh đẹp

  • Tính cách: lương thiện, nề nếp, thông minh

- Những thay đổi trong suy nghĩ và hành động của cô Hiền trong mỗi thời kỳ biến đổi của đất nước

  • Thời kỳ chống Pháp: Cô vẫn sống ở Hà Nội, vẫn cuộc sống sung túc, đường hoàng, vẫn giữ được nề nếp và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội. Gia đình cô vẫn không dính líu gì đến chính phủ.

  • Khi Hà Nội được giải phóng: Cô vẫn ở nhà lo chuyện làm ăn, quán xuyến việc gia đình. Vẫn giữ nguyên được nếp sống, cách sống của người Hà Nội

  • Thời kỳ chống Mỹ: Cô suy nghĩ rất hiện đại, không ngăn cấm nhưng cũng không khuyến khích các con mình lên đường tòng quân.

  • Đến giai đoạn sau năm 1975: Mỗi tháng một lần cô vẫn tổ chức những bữa tiệc thân mật với bạn bè, với những cựu công dân tại thủ đô Hà Nội.

  • Trong cuộc sống hôn nhân, cô chọn kết hôn với giáo viên tiểu học tuy không giàu có nhưng cuộc sống sẽ hòa hợp, ổn định.

  • Về việc sinh con: Cô dừng lại việc sinh con ở tuổi 40 với 5 đứa con. Cô quyết dừng để đảm bảo sau này có thể chăm lo dạy dỗ cho con mình chu đáo nhất.

  • Dạy con: Cô nghiêm túc dạy con từ những chi tiết nhỏ nhất, từ từng câu nói, cách ăn uống đến cách sống làm người Hà Nội, phải giữ gìn phẩm chất của người Hà Nội hào hoa tế nhị dù trong hoàn cảnh nào.

  • Cô cùng đất nước, cùng Hà Nội trải qua biết bao thăng trầm trong mỗi thời kỳ nhưng cô vẫn luôn giữ được cốt cách của người Hà Nội gốc. Cô luôn lịch sự, sống tử tế chân thành 

3.2 Câu 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 98 

a. Phân tích nhân vật “Tôi”

  • “Tôi” là người từng trải qua nhiều biến động của đất nước, là người giỏi quan sát cả về bề ngoài thực tế xã hội đến những biến đổi trong tâm lý con người. “Tôi” nhận ra sự nhất quán trong suy nghĩ và hành động dù hoàn cảnh thay đổi của cô Huyền, nhưng cũng nhận ra được sự biến chất dần của con người trước hoàn cảnh chiến tranh, đói nghèo.

  • Giọng điệu của “Tôi” vừa khôi hài, nói như vui đùa nhưng cũng đầy khôn khéo trải đời. “Tôi” là một người lính cũng là góc nhìn của một người dân bình thường, nói lên những điều trong lòng. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu những nét đẹp thanh lịch của người Hà Nội xưa.

=>  Nhà văn Nguyễn Khải như hóa thân nhập vào cốt truyện qua bóng dáng của nhân vật “Tôi”. Đây là người kể chuyện, là người giữ mạch liên kết các nhân vật, các giai đoạn lịch sử tạo nên một góc nhìn cả chủ quan cả khách quan cho người đọc cảm nhận hết được hiện thực những năm chiến tranh và hậu chiến tranh đó. 

b. Nhân vật “Dũng”: Dũng là đại diện cho lớp thanh niên trong thời kỳ đất nước có ngoại xâm. Dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng chiến đấu khi tổ quốc cần mình. Anh cùng với hơn 660 thanh niên lên đường đi cứu nước dù biết có thể đó là một đi không trở về.

c. Nhân vật “mẹ Tuất”: là hình ảnh của người mẹ Việt Nam anh hùng, yêu thương con, làm tất cả vì con. Nhưng khi tổ quốc có lời gọi, bà vẫn phải nén lại đau thương xót xa để tiễn con lên đường chiến đấu. Bà là hậu phương ở nhà cổ vũ cho con mình, nhưng cũng là người mạnh mẽ nhất khi biết trước con mình có thể trở nên thương tật, thậm chí là không thể quay trở về với bà nữa.

d. Còn có những thanh niên Hà Nội và những người làm xấu đi hình ảnh của Hà Nội. Có những người đã không giữ được mình trước những cám dỗ xã hội, những thay đổi của cuộc đời. Nếu cô Hiền được đánh giá là “hạt bụi vàng” thì những người này lại là “hạt sạn của Hà Nội”. Đó là câu chuyện của “ông bạn trẻ đạp xe như gió” làm cho xe người đi đường suýt đổ nhưng dừng lại xin lỗi mà còn phóng vượt lên chửi người “Tiên sư cái anh già”. Đó còn là những người qua đường mà nhân vật “tôi” phải hỏi thăm khi không nhớ đường,...

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

3.3 Câu 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 98 

Ý nghĩa của hình ảnh cây si cổ thụ bị bật rễ:

  • Có thể hiểu hình ảnh cây si cổ thụ bị bật rễ là sự khắc nghiệt của tự nhiên nhưng cũng có thể hiểu đây là quy luật của xã hội. 

  • Nhưng cây si đó sau khi được trồng lại thì lại hồi sinh lần nữa, đây cũng là quy luật của sự sống. Sức sống luôn là bất diệt, dù khó khăn gì xảy ra cũng có thể hồi sinh nếu ta có ý chí, có niềm tin vào cuộc sống.

  • Cây si là biểu tượng nghệ thuật, được tác giả sử dụng biện pháp hoán dụ với vẻ đẹp tâm hồn của con người Hà Nội. Dù có khó khăn ra sao, giông bão hay sự biến đổi của thời đại thì người Hà Nội vẫn luôn giữ được cốt cách sang trọng lịch sự của mình. Vì những nét đẹp đó đã được vun đắp và nuôi dưỡng theo suốt bề dài lịch sử, là tinh hoa là linh hồn của đất nước. Những thứ trân quý đó sẽ giống như cây si, có thể bị lung lay, có thể bị tổn thương nhưng chắc chắn sẽ hồi sinh ngay sau khi những khó khăn đi qua.

3.4 Câu 4 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 98 

Các nghệ thuật có trong đoạn trích “Một người Hà Nội”

  • Sử dụng giọng văn trần thuật: Tác giả đã ẩn mình qua nhân vật “tôi” để kể rất chân thật xã hội, con người khi đó. Nhưng dù có xấu đến đâu thì giọng văn của tác giả không hề nặng nề chỉ trích mà rất tự nhiên, trải đời, vui vẻ. Tuy vậy nó vẫn mang theo từng dòng suy tư, triết lý để người đọc tự hiểu được những gì đang xảy ra. Cách sử dụng giọng điệu trần thuật khiến cho tác phẩm vừa tự nhiên dân dã nhưng vẫn rất hiện đại.

  • Cách diễn đạt của tác giả còn mang tính đa thanh, khi hóa thân vào nhiều vai khác nhau để kể chuyện.

  • Nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật tài tình. Nhà văn Nguyễn Khải đã khắc họa hình ảnh nhân vật không chỉ qua ngoại hình mà còn qua từng câu nói, mạch suy nghĩ trong từng thời kỳ hay từng hành động dù rất nhỏ. Từng nhân vật được cá thể hóa rất cao, đại diện cho từng lứa tuổi khác nhau, từng tính cách hay từng giai cấp từng cuộc sống.

  • Ở mỗi vai khác nhau tác giả sử dụng giọng điệu khác nhau. Với nhân vật cô Hiền thì ngôn ngữ trở nên ngắn gọn, lịch sự nhưng rất rõ ràng và dứt khoát. Chuyển đến nhân vật “Tôi” thì lại suy tư hơn, trải đời hơn nhưng cũng hài hước trào phúng hơn.

Khóa học PAS THPT đang có ưu đãi cực hời dành cho bạn đấy! 

Hy vọng gợi ý soạn bài Một người Hà Nội sẽ giúp các em chuẩn bị tốt cho bài học trên lớp cũng như hiểu thêm về con người tại vùng thủ đô. Vuihoc có rất nhiều tài liệu thuộc chương trình Ngữ văn 12 và các môn học khác nhau, các em hãy truy cập vuihoc.vn hàng ngày để cập nhập những bài đăng mới nhất nhé.

>> Mời các bạn tham khảo thêm: 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990