img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài phát biểu tự do - Ngữ Văn 12

Tác giả Minh Châu 14:30 30/11/2023 4,952 Tag Lớp 12

Phát biểu tự do là một bài thuộc chương trình Ngữ văn 12. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ xin gửi tới các em hướng dẫn soạn bài phát biểu tự do chi tiết và dễ hiểu giúp các em có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài học mới trước đến lớp. Cùng VUIHOC tham khảo nhé!

Soạn bài phát biểu tự do - Ngữ Văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Kiến thức trọng tâm bài phát biểu tự do:

1.1 Khái niệm

– Trong cuộc sống, phát biểu tự do là dạng dễ dàng thường gặp ở đó người ta hào hứng trao đổi, truyền đạt, hay phát biểu ý kiến của bản thân mình với người nghe. Đó là những ý kiến hoàn toàn không theo những chủ đề nào đã chuẩn bị trước, quy định trước.

1.2 Nhu cầu phát biểu tự do của con người

– Trong quá trình sống, học tập và làm việc, con người có rất nhiều say mê, ham muốn với chủ để là điểm mạnh của bản thân mình. Họ luôn muốn chia sẻ, phát biểu ý kiến cá nhân với mọi người xung quanh thông qua cách phát biểu tự do. Đó vừa là cách chia sẻ tri thức, cũng vừa là cách trau dồi thêm kiến thức bản thân để từ đó cải thiện và nỗ lực nhiều hơn nữa. 

>> Mời bạn xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12 

2.Soạn bài phát biểu tự do phần lý thuyết 

2.1 Câu 1 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Ví dụ như trong một số trường hợp sau đây:

- Nêu cảm nghĩ khi được hỏi một câu hỏi ngẫu nhiên trong một chương trình truyền hình thực tế.

- Nêu cảm tưởng về một buổi sinh nhật, buổi đi chơi, buổi liên hoan mà mình được tham gia

- Nêu cảm xúc khi được nghe một bài hát.

- Nêu quan điểm, nhận xét của bản thân mình về một hiện tượng, hành vi mình nhìn thấy.

- Nêu cảm tưởng khi được mời lên sân khấu để phát biểu trước đám đông và không có sự chuẩn bị trước đó.

- Nêu cảm nghĩ, quan điểm khi được gọi đứng lên bất chợt để phát biểu ý kiến xây dựng bài học hay khi bị thầy cô giáo gọi lên kiểm tra bài cũ khi chưa học bài.

- Nêu cảm nghĩ khi được mời tham gia phỏng vấn ngẫu nhiên trên đường phố.

- Nêu cảm nhận sau khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật.

- Nêu quan điểm về một vấn đề đang gây tranh cãi hiện nay.

2.2 Câu 2 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Nhu cầu phát biểu tự do của con người xuất hiện từ việc: 

- Trong cuộc sống, con người có rất nhiều say mê hay thực sự muốn bày tỏ quan điểm của bản thân mình về một lĩnh vực nhất định, một đối tượng cụ thể nào đó. Bởi tri thức là vô biên mà hiểu biết của mỗi người là vô hạn nên việc chia sẻ và được chia sẻ là điều vẫn  thường gặp.

- “Con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Vì vậy, phát biểu tự do là một nhu cầu (muốn người khác lắng nghe mình nói) đồng thời là yêu cầu (người khác muốn nghe mình nói). Qua phát biểu tự do, con người sẽ học đọc cách chia sẻ, thu nhận thêm các ý kiến để hiểu mình, hiểu người và hiểu đời hơn.

2.3 Câu 3 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Người phát biểu tự do thường không có nhiều cơ hội được chuẩn bị nội dung trước khi phát biểu. Vậy để đạt được thành công trong việc phát biểu tự do, người phát biểu phải:

– Không phát biểu điều gì mình mơ hồ, không hiểu biết và không nắm được thông tin chính xác về lĩnh vực đó..

– Phải bám sát chủ đề để không bị xa đà hay lạc đề.

– Phải tự rèn luyện khả năng để nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý một cách hợp lý, lôgic.

– Nên tập trung khai thác nhiều vào các nội dung làm người nghe cảm thấy thú vị, mới mẻ, có hứng thú

– Thường xuyên quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.

Bộ sổ tay hack điểm mọi kỳ thi chung và riêng chính là bí kíp giúp các sĩ tử hoàn thành tốt bài thi của mình. Nhanh tay đặt hàng để nhận được nhiều ưu đãi từ vuihoc bạn nhé! 

2.4 Câu 4 (trang 164 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a) Lựa chọn chủ đề phát biểu: Hiện tượng bạo lực học đường trong giới trẻ hiện nay.

b) Lựa chọn chủ đề trên bởi vì: 

– Đây đang là hiện tượng như thế nào, có sức ảnh hưởng lớn ra sao?

– Hiện tượng này có đang được xã hội quan tâm hay biết đến hay không

– Bản thân có quan điểm cá nhân đối với hiện tượng ấy không?

Tình trạng bạo lực học đường đang trở nên nhức nhối và trở thành điểm nóng được nhiều phụ huynh học sinh quan tâm. Lâu dần nó dần trở thành nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi những ảnh hưởng xấu của hiện tượng này.

c) Phác thảo sơ qua và sắp xếp các ý cơ bản theo thứ tự:

– Hiện tượng bạo lực học đường là gì? Biểu hiện, cách thức và thực trạng của nó như thế nào? Nguyên nhân do đâu?  Ví dụ cụ thể.

+ Là những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến thể xác lẫn tinh thần của các bạn bị bạo hành trong trường học bằng nhiều cách qua lời ăn tiếng nói, lời nói khiếm nhã, miệt thị hay bằng cử chỉ, hành động.

+ Nguyên nhân chủ yếu có thể do chính bản thân của bạn đó chưa có đủ nhận thức, xuất phát từ hành vi ghen ghét, đố kị, cách giáo dục chưa đầy đủ từ phía gia đình, nhà trường hay từ ảnh hưởng xấu của môi trường xung quanh.

– Quan điểm cá nhân:

+Trước hết, đó là những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức của con người, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. 

+ Đó là hành động phản cảm, gây ảnh hưởng xấu trong nhận thức của giới trẻ ngày nay. Họ sẽ nghĩ bạo lực người khác để ra oai, thể hiện bản thân mình với bạn bè cùng trang lứa nhất là trong độ tuổi vị thành niên hành động bồng bột và thiếu suy nghĩ.

+ Không chỉ thế còn tác động và gây hệ lụy không nhỏ tới đời sống tâm lý và thể xác của nạn nhân, gây ra những hệ lụy, hậu quả đáng khôn lường

- Đưa ra những biện pháp góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng này trong xã hội ngày nay.

+  Giáo dục con trẻ có nhận thức được vấn đề này, sự giáo dục đến từ phía nhà trường cũng như gia đinh

+ Kịp thời uốn nắn, dạy dỗ con trẻ khi bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng xấu, tư tưởng độc hại dẫn đến những hành vi không đáng có

d) Cách tiếp cận người nghe:

– Nhấn mạnh các ý cốt lõi, điểm then chốt của bài nói từ cách mở đầu của bài phát biểu, cho đến quan điểm cá nhân đối với bài học giá trị và phương hướng, biện pháp giảm thiểu tình trạng đó như thế nào?

– Cập nhật thêm những thông tin mới mẻ, thiết thực gần gũi và thu hút khiến người nghe cảm thấy hứng thú việc lắng nghe ý kiến, quan điểm bổ ích của người phát biểu

– Lồng ghép, xen kẽ các  hình thức truyền đạt quan điểm  trong bài phát biểu bằng cách kể những câu chuyện liên quan đến vấn đề mình nhắc tới. Từ đó đúc kết ra bài học, thông điệp qua câu chuyện đó khiến người nghe thu hút và muốn nghe bài phát biểu của mình.

– Diễn tả những cử chỉ, giọng điệu hài hước nhằm tạo sự thích thú, lôi cuốn người nghe hơn.

– Có sự giao lưu, kết nối với thính giả để buổi phát biểu trở nên thành công hơn.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

3. Soạn bài phát biểu tự do phần luyện tập 

3.1 Câu 1(trang 164 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- “Bạn sẽ không thành công nếu chưa bao giờ thất bại”( Barack Obama)

- “Rằng để yêu người thì trước hết chúng ta phải biết yêu mình, phải trân trọng và giữ gìn niềm hạnh phúc của chính mình. Rằng ta phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp và cảm nhận được niềm hạnh phúc, trước khi nghĩ đến việc mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai hay đóng góp điều tốt đẹp gì cho xã hội. Bởi vì, bạn biết đó, chúng ta không thể mang đến cho người khác thứ mà ta không có" (Phạm Lữ Ân)

- “Với thế giới, bạn có thể chỉ là một người, nhưng với một người, bạn có thể là cả thế giới“(Khuyết danh).

- “Bí quyết của thành công là hãy bắt đầu. Bí quyết để bắt đầu là chia nhỏ các công việc nặng nề, phức tạp thành những việc nhỏ dễ quản lý hơn, rồi bắt đầu với việc thứ nhất” (Mark Twain).

- “Muốn thành công thì phải có khát vọng, muốn hạnh phúc phải phụng sự, trách nhiệm càng cao, vinh quang càng lớn.” (Đặng Lê Nguyên Vũ)

- “Cuộc sống vốn dĩ không công bằng nên hãy tập làm quen với điều đó” (Bill Gates)

- “Đừng nên cố trở thành một người thành công mà hãy cố trở thành người có giá trị” (Albert Einstein) 

3.2 Câu 2 (trang 165 SGK Ngữ văn 12 tập 2) 

Gợi ý bài phát biểu mẫu

* Bài mẫu:

Có một câu nói của Oprah Winfrey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nỗi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn đều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Đó là một câu nói trong cuốn sách “” Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách dạo gần đây được nhiều bạn trẻ tìm đọc và bản thân tôi cũng là một trong số đó.

“Hạt giống tâm hồn” là một cuốn sách được xuất bản và sưu tầm bởi công ty First News Trí Việt viết về những câu chuyện nghệ thuật mang giá trị ý nghĩa, sự đồng cảm cùng đánh thức những giá trị cốt lõi, khả năng tiềm tàng ở sâu trong tâm hồn của con người. Bộ sách được coi như là liều thuốc chữa lành bao tâm hồn gục ngã trước những hoàn cảnh éo le, khó khăn khó thể vượt qua. Những trước cuộc đời, trước hoàn cảnh dù có tuyệt vọng, bế tắc tới đâu thì bạn vẫn tìm được một điểm tựa, một điểm tựa vững trãi, chỗ dựa kéo bạn ra khỏi đống tiêu cực, sự áp lực mà cuộc đời đang thách thức bạn.

Mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau về cuốn sách “Hạt giống tâm hồn”. Nhưng theo riêng quan điểm cá nhân tôi, đó là một cuốn sách tôi rất thích, thích ở cách nhân vật trong cuốn sách chiến đấu thử thách bằng sự kiên trì, ý chí vươn lên chống lại chông gai. Cuốn sách như món quà tặng trời ban, là bài học quý giá dành cho những người dễ dàng gục ngã trước trở ngại trước mắt, là người bạn tâm sự mỗi khi nỗi buồn ập đến, nuôi dưỡng, chữa lành những vết thương trong lòng ta, và cũng là cuốn sách chạm gần tới trái tim người đọc và lấy đi không biết bao nhiêu giọt nước mắt. Đọc cuốn sách tôi như hiểu được rằng là ở ngoài kia có thật nhiều người vất vả hơn mình nhưng bằng cách diệu kì nào đó, họ vẫn vượt qua được. Vậy cớ sao bản thân mình không nỗ lực, cố gắng, không thử sống hết mình nhỉ?

Trước đó tôi cũng đã đặt hàng trăm, hàng vạn câu hỏi để chỉ cần tìm một lời giải đáp làm sao để đi tới thành công, làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt. Đó luôn là một khúc mắc trong tôi nhưng hầu hết những lí do đó không có câu trả lời cũng không có cách giải quyết nào hết cả. Nhưng đến giờ tôi đã tìm thấy câu trả lời sau khi đọc cuốn “Hạt giống tâm hồn” gói gọn trong hai chữ nỗ lực.

“Hạt giống tâm hồn” tựa như phép màu kì lạ ngay cả khi bạn bế tắc nhất, tuyệt vọng nhất tưởng như không thể vượt qua nổi thì chỉ cần có ý chí, nỗ lực bạn sẽ chạm tới đích thành công sớm thôi. Cuốn sách như là người thầy mở ra cho tôi những trang đầu phát triển, cải thiện bản thân, biến tôi từ con số không trở thành người biết tự đứng dậy sau những lần ”ngã đau”. Trong bất cứ hoàn cảnh nào đi nữa, nếu bạn mang trong mình sự cố gắng gạt đi nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng chiến đấu với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận lại được những trái ngọt, niềm vui và sự hạnh phúc.

Trong cuộc sống, có những lúc ta muốn lùi  bước vì chùn bước ngay trước những thất bại nhưng hãy tiến lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh kỳ diệu ấy. “Hạt giống tâm hồn”- cuốn sách mang lại niềm tin giá trị của cuộc sống và tương lai tốt đẹp của mỗi cá nhân nếu biết cố gắng để thành công. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi khai phá giá trị tiềm tàng nơi bản thân và là nguồn động lực khi tôi vấp ngã trong cuộc sống.

Bạn đang tìm kiếm một khóa học có lỗ trình rõ ràng? Vậy thì đừng bỏ qua khóa học PAS THPT của vuihoc bạn nhé! 

Qua bài tổng hợp này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết và đầy đủ nhất soạn bài Phát biểu tự do thuộc chương trình Ngữ Văn lớp 12. Hy vọng bài soạn này sẽ giúp ích các em học sinh lớp 12 trong quá trình tự học và trau dồi kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức môn Ngữ Văn và các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990