img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Quyết định khó khăn nhất| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:16 26/08/2024 923 Tag Lớp 12

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài thực hành đọc hiểu - quyết định khó khăn nhất cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Văn 12 tập 1 Cánh diều để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Quyết định khó khăn nhất| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Quyết định khó khăn nhất Trang 94 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1: Phần chuẩn bị

- Xem lại các phần kiến thức ngữ văn mà em đã được học để vận dụng vào phần đọc hiểu văn bản trên.

- Đọc trước văn bản Quyết định khó khăn nhất. Tìm hiểu thêm đôi nét những thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tác phẩm hồi kí Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử.

- Đọc những nội dung giới thiệu dưới đây để hiểu hơn bối cảnh của đoạn trích.

Phương pháp trả lời câu hỏi:

Tìm hiểu đôi nét những thông tin nổi bật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tác phẩm hồi kí Điện Biên Phủ- điểm hẹn lịch sử.

Câu trả lời chi tiết:

a. Tiểu sử, cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp::

-Tiểu sử:

+ Tên khai sinh: Võ Giáp( năm sinh 1911-2013), bí danh hay sử dụng: Văn

+ Quê quán của đại tướng: làng An Xá, tổng Phong Lộc, huyện Lệ Thủy, phủ Quảng Ninh ( hiện nay đổi thành là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình)

+ Ông chính là vị đại tướng đầu tiên và Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời cũng là một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược

+ Trong các chiến dịch lớn, quan trọng trong các cuộc kháng chiến, ông đóng vai trò lớn và vô cùng quan trọng, điển hình như: Chiến dịch Biên Giới (9-10/1950), Trung Du (12/1950), Đồng Bằng (5/1951), Hòa Bình (12/1951- 2/1952),…

-Cuộc đời của đại tướng:

+ Tháng 12/ 1944, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao trọng trách lớn hoàn thành nhiệm vụ đó chính là thành lập lên Đội Việt Nam  tuyên truyền giải phóng quân( tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam)

+ Tháng 8/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bổ nhiệm là Ủy viên Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ đồng thời cũng là thành viên Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

+ Từ năm 1951-1982, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bổ nhiệm là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Từ năm 1946-1980, Đại tướng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

+ Từ năm 1978-1992, Đại tướng giữ chức vụ Phó thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Năm 2013, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.

b. Sự nghiệp văn chương của Đại tướng

+ Phong cách nghệ thuật sáng tác chủ yếu trong văn học: Đại tướng mang một tầm tư tưởng lớn, Các tác phẩm được viết bởi Đại tướng chủ yếu nhằm xoay quanh thể loại hồi kí viết về những đề tài trong các cuộc chiến tranh và kháng chiến của dân tộc, nhằm tại hiện lại những chặng đường lớn của lịch sử hình thành dân tộc.

+ Các tác phẩm nổi tiếng được đại tướng viết: Những chặng đường lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng…

- Tác phẩm chính Hồi kí Điện Biên Phủ- điểm hẹn lịch sử:

+ Tác phẩm là hồi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp ( được nhà văn Nguyễn Hữu Mai ghi lại)

+ Tác phẩm bao gồm trong đó là 14 chương, mỗi chương được viết ra là một dấu ấn lớn của mỗi một giai đoạn diễn ra trong thời đó. Nhằm kể lại toàn bộ diễn biến giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mở màn cho cuộc kháng chiến đó chính là cuộc chiến Đông Xuân năm 1953-1954 và đỉnh cao của cuộc kháng chiến đó chính là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của dân tộc. Ngoài ra trong tác phẩm còn có thêm một số phần “Để thay lời kết luận”, phần Phụ lục và một số ảnh tư liệu lịch sử quý giá.

+ Năm 2004, tác phẩm trên được một nữ nhà văn, nhà báo người Mỹ - Lady Borton dịch ra thành bản tiếng Anh và sau đó đem đi xuất bản ở rất nhiều nước trên thế giới

- Giá trị của tác phẩm đem lại : Cuốn hồi ký được viết bởi đại tướng giúp cho người đọc có thêm nhiều hơn những cái nhìn toàn diện, đầy đủ và sâu sắc về một chiến dịch “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” qua góc nhìn của một người giữ cương vị vô cùng đặc biệt đó chính là vị Tổng Tư lệnh của cuộc chiến dịch lịch sử dân tộc.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều 

2. Soạn bài Quyết định khó khăn nhất Trang 94 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều: Phần đọc hiểu 

* Nội dung chính của tác phẩm: Văn bản viết về một sự kiện vô cùng quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ của dân tộc, một sự kiện đã đưa đến những bước ngoặt lớn, đưa đến một chiến thắng vang dội, vẻ vang của quân dân và dân tộc ta. Đó cũng chính là lúc tác giả của tác phẩm, cũng chính là đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn, nhằm thay đổi phương châm tác chiến, chiến đấu dựa trên sự thay đổi về chiến lược của địch. Văn bản chính là những dòng hồi kí của tác giả về diễn biến của giai đoạn diễn ra của sự kiện lớn mang tầm quan trọng này.

2.1 Vì sao Đại tướng quyết định triệu tập Đảng ủy Mặt trận họp gấp ?

Phương pháp giải đáp câu hỏi:

Đọc lại phần đầu của cuốn hồi kí và trả lời câu hỏi.

Câu trả lời chi tiết:

Đại tướng đã đưa ra quyết định triệu tập Đảng ủy Mặt trận họp gấp vì nhằm mục đích muốn thay đổi phương án tác chiến, chiến đấu từ phương án ban đầu là "đánh nhanh thắng nhanh" chuyển sang phương án sau đó chính là"đánh chắc tiến chắc".

2.2 Chú ý nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng nhấn mạnh

Nguyên tắc cao nhất trong cuộc chiến đánh địch đã được Đại tướng đưa ra và nhấn mạnh: Để có thể đảm bảo được nguyên tắc cao nhất đó chính là “đánh chắc thắng”, ta cần phải chuyển đổi phương châm tiêu diệt địch từ phương châm“đánh nhanh thắng nhanh” chuyển sang thành “đánh chắc tiến chắc”.

→  Quyết định ra lệnh hoãn lại cuộc tổng tiến công, bắt đầu thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại để theo phương châm chiến đấu “ đánh chắc tiến chắc”

2.3 Chú ý bài học sâu sắc về dân chủ nội bộ

Bài học về sự vận dụng linh hoạt các phương án chiến lược là điều cần thiết phải có ở trong mọi tình huống chiến đấu, đặc biệt khi chúng ta phải đối đầu với những thay đổi không ngừng từ phía của địch. Để có thể đảm bảo đủ hiệu quả, các hoạt động diễn ra phải được tiến hành trên một nền tảng cơ sở chiến đấu vững chắc và phải tuân thủ một nguyên tắc cụ thể xuyên suốt trong quá trình chiến đấu. Chỉ khi có được sự kết hợp chặt chẽ giữa tính linh hoạt và sự nhất quán trong nguyên tắc chiến đấu, chúng ta mới có thể đối phó được một cách hiệu quả trước những thách thức không ngừng lớn dần của tình hình chiến sự.

2.4 Vì sao Đại tướng quyết định thay đổi phương châm tác chiến?

Phương pháp giải đáp câu hỏi:

Đọc lại toàn bộ phần hai của đoạn hồi kí và trả lời các câu hỏi.

Câu trả lời chi tiết:

Đại tướng đã đưa ra quyết định thay đổi toàn bộ phương châm tác chiến vì: 

+ Tình hình về kế hoạch chiến lược của địch có sự thay đổi: trở thành vị trí của một tập đoàn cứ điểm có sự phòng ngự kiên cố, không còn ở trong trạng thái lâm thời giữ thế phòng ngự

+ Nhận ra ba khó khăn mà bộ đội của ta đang phải đối mặt thời điểm đó

→  Quyết định đưa ra lệnh hoãn đối với cuộc tiến công, thu quân trở về lại vị trí tập kết ban đầu, chuẩn bị lại phương hướng chiến đấu làm theo phương châm “ đánh chắc tiến chắc”. 

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

3. Soạn bài Quyết định khó khăn nhất Trang 94 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều: Phần trả lời câu hỏi ở cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 99 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều 

Văn bản kể lại sự kiện gì? “Quyết định khó khăn nhất” ở đây là gì? Ai là người kể lại?

Phương pháp giải đáp câu hỏi:

Đọc lại toàn bộ phần đầu của cuốn hồi kí và trả lời câu hỏi.

Câu trả lời chi tiết: 

Văn bản nhằm kể lại về những giai đoạn quan trọng của sự kiện: 

-Phần thứ nhất: Đại tướng Võ Nguyên Giáp triệu tập toàn bộ Đảng ủy Mặt trận chiến đấu để chuyển phương án tác chiến sang một phương pháp phù hợp hơn với sự thay đổi nhanh chóng của địch

-Phần thứ hai: Sự thay đổi nhanh chóng của phương châm tác chiến và nguyên tắc cao nhất trong phương châm đánh địch được Đại tướng đề ra trong cuộc chiến

-Phần thứ ba: Bài học sâu sắc, đặc biệt quan trọng về dân chủ nội bộ.

“Quyết định khó khăn nhất” ở đây nói đến đó chính là việc buộc phải thay đổi phương châm tác chiến ban đầu từ “đánh nhanh thắng nhanh” chuyển sang thành phương châm mới “đánh chắc tiến chắc” đáp ứng nhanh với sự thay đổi của địch.

Người đã kể lại câu chuyện chiến đấu trên chinhs là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những người Đảng viên đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương và bắt đầu hoạt động theo con đường cách mạng từ năm 1925.

3.2 Câu 2 trang 99 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Dẫn ra một số câu văn cho thấy thái độ và suy nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh phải đưa ra “ Quyết định khó khăn nhất”?

Phương pháp giải đáp câu hỏi:

Đọc lại toàn bộ phần đầu của cuốn hồi kí và trả lời câu hỏi.

Câu trả lời chi tiết:

Một số câu văn cho thấy thể hiện rõ thái độ và suy nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh buộc phải đưa ra “ Quyết định khó khăn nhất” bởi những lý do sau:

- “Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc.”

- “ Phải họp ngay Đảng ủy Mặt trận… Suốt đêm, tôi chỉ mong trời chóng sáng”

- “ Tôi nghĩ đồng chí Vi sẽ không dễ dàng thuyết phục các chuyên gia đã cho rằng chỉ có “ đánh nhanh thắng nhanh” mới giành thắng lợi…”

- “ Tinh thần bộ đội rất quan trọng, nhưng quyết tâm phải có cơ sở… Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối cùng, quyết định là phải có cách đánh đúng”.

- Tình hình diễn ra khẩn trương. Cần sớm phải đưa ra quyết định. Bất luận tình hình nào diễn ra ta cũng vẫn phải nắm theo nguyên tắc cao nhất: "Đánh chắc thắng…”

3.3 Câu 3 trang 99 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Tính xác thực của hồi kí được thể hiện qua những yếu tố nào của văn bản 

Phương pháp giải đáp câu hỏi:

Đọc lại toàn bộ phần đầu hồi kí và trả lời câu hỏi.

Câu trả lời chi tiết:

Tính xác thực của thể loại văn học hồi kí được thể hiện rõ qua những yếu tố ở trong văn bản:

- Người kể câu chuyện diễn ra chính là người đã trực tiếp trải qua sự kiện lịch sử đó: Đây chính là cuốn hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã trực tiếp bắt tay vào tham gia và chứng kiến toàn bộ các sự kiện diễn ra mà ông kể lại. Điều này đã tạo nên một tính xác thực và độ tin cậy rất cao của văn bản.

- Chi tiết xuất hiện và sự thật: Văn bản đã cung cấp nhiều chi tiết cụ thể kể về sự kiện điển hình như việc triệu tập Đảng ủy Mặt Trận, sự thay đổi nhanh chóng về phương châm tác chiến, và bài học sâu sắc về dân chủ nội bộ. Những chi tiết được mô tả này không chỉ làm cho câu chuyện trở nên đặc biệt sống động hơn, mà còn chứng minh một điều rằng tác giả chính là người đã trực tiếp trải qua những sự kiện lịch sử đặc biệt này mà ông mô tả.

- Ngôn ngữ và cách diễn đạt trong tác phẩm: Ngôn ngữ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sử dụng ở trong văn bản này rất chân thực và cũng rất tự nhiên, phản ánh rõ ràng những quan điểm và cảm xúc của ông gửi gắm trong tác phẩm. Điều này giúp tăng cường thêm tính xác thực cho văn bản.

- Ngữ cảnh lịch sử của bài viết: Văn bản được tác giả viết ở trong một ngữ cảnh lịch sử cụ thể, đó chính là thời kì đặc biệt trong chiến tranh của Việt Nam. Sự hiểu biết về việc miêu tả ngữ cảnh này giúp độc giả có thể hiểu rõ hơn về sự kiện và những quyết định khó khăn mà bắt buộc Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải đưa ra trong bối cảnh lịch sử đó.

3.4 Câu 4 trang 99 SGK Ngữ Văn lớp 12 1 Cánh diều

Hãy nhận xét thủ pháp trần thuật ở phần 2 của văn bản

Phương pháp giải:

Đọc lại phần hai của văn bản và trả lời câu hỏi.

Câu trả lời chi tiết:

- Ở phần hai của văn bản đã kể lại cuộc họp diễn ra vào buổi sáng ngày 26 tháng 1 năm 1954 của đại tướng Võ Nguyên Giáp với toàn bộ các cán bộ trong Đảng uỷ để cùng nhau ngồi bàn về quyết định thay đổi toàn bộ phương châm tác chiến của lực lượng.

- Người kể chuyện chính là tác giả vị đại tướng vĩ đại của dân tộc Võ Nguyên Giáp, được kể theo ngôi thứ nhất- là người trực tiếp tham gia vào cuộc họp → đảm bảo đầy đủ tính khách quan, chính xác của sự việc.

→  Nhận xét thủ pháp trần thuật:

- Việc sử dụng thủ pháp trần thuật đã giúp cho người đọc nhận thấy được khung cảnh diễn ra trong toàn bộ cuộc họp của Mặt trận Đảng ủy qua những lời lẽ đối thoại đanh thép của đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với các đồng chí Vi Quốc Thanh, Chủ nhiệm chính trị Lê Liêm, chủ nhiệm cung cấp Đặng Kim Giang…

- Miêu tả về cuộc họp diễn ra với một không khí khẩn trương, căng thẳng, quyết liệt để có thể nhanh chóng đưa ra những quyết định cuối cùng cho trận đánh đặc biệt quan trọng đối với cuộc chiến. 

- Góp phần thể hiện rõ về tầm nhìn chiến lược sâu rộng, tài năng quân sự xuất chúng, sự nhạy bén vô cùng sâu sắc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 

3.5 Câu 5 trang 99 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Theo em, tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “ Quyết định khó khăn nhất”?

Phương pháp giải đáp câu hỏi:

Đọc lại toàn bộ phần đầu của cuốn hồi kí và trả lời câu hỏi.

Câu trả lời chi tiết:

Theo em, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến chính là “Quyết định khó khăn nhất” phải đưa ra bởi vì việc buộc quân ta phải thay đổi chuyển từ phương châm “đánh nhanh thắng nhanh” sang phương châm “đánh chắc tiến chắc” ngay ở cái thời điểm then chốt trước khi giờ nổ súng chiến đấu đã cận kề, điều đó có nghĩa là mọi công tác chuẩn bị của chúng ta sẽ phải làm lại từ đầu.

- Trước đó, để có thể mở được 82 km đường và kéo được pháo vào trong trận địa, chúng ta đã phải hi sinh biết bao mồ hôi xương máu của bộ đội, bao nhiêu tiền của của nhân dân mới có thể làm được. Nếu đột ngột thay đổi kế hoạch sẽ phải nhanh chóng kéo pháo ra khỏi trận địa.

- Bởi lý do đó, trận đánh đã phải lùi lại 5 ngày (từ ngày 20 lùi lại ngày 25 tháng 1 năm 1954) do việc kéo pháo vào trong trận địa gặp rất nhiều khó khăn, đến nay lại tiếp tục phải trì hoãn mà chưa xác định lại được thời gian mở màn cho chiến dịch và ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần chiến đấu của mọi người.

Ý nghĩa của trận đánh: trận chiến Điện Biên Phủ chính là trận quyết chiến hình thành trong sự tính toán của toàn bộ lãnh đạo ở trong chiến dịch Đông – Xuân 1953 – 1954. Trước khi xảy ra chiến dịch, Bác Hồ đã căn dặn Đại tướng một điều rằng “trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng thì không đánh”.

Đây có thể coi là một quyết định đặc biệt khó khăn và có ý nghĩa tác động vô cùng tới toàn bộ cuộc chiến nên Đại tướng mới cho rằng việc bắt buộc phải thay đổi phương châm tác chiến chính là một quyết định khó khăn nhất ở trong cuộc đời cầm quân của bản thân. Cuối cùng, quyết định nhanh chóng ấy đã tạo ra một chiến thắng vang dội để kết thúc chín năm kháng chiến chống Pháp, mở tra một trang sử hoàn toàn mới cho Việt Nam và ghi dấu cho một dấu son chói lọi vào lịch sử quân sự dân tộc cũng như trên thế giới. Bên cạnh đó, cũng thể hiện một sự sáng suốt và tài cầm quân vô cùng tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tầm nhìn chiến lược vô cùng sắc bén, dám đưa ra những quyết định lớn và chịu trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc để có thể đưa ra được những quyết định đặc biệt quan trọng ấy.

3.6 Câu 6 trang 99 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản là gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?

Phương pháp giải đáp câu hỏi:

Đọc lại toàn bộ nội dung của cuốn hồi kí và trả lời câu hỏi.

Câu trả lời chi tiết

Bài học sâu sắc được đặt ra ở trong văn bản là nói về tầm quan trọng của tính dân chủ nội bộ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kể lại việc lắng nghe ý kiến của mọi người, thậm chí khi ông buộc phải đưa ra một quyết định khó khăn nhất, là một yếu tố đặc biệt quan trọng để có thể đạt được thành công. 

Ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay:

- Trong khía cạnh công việc: Dân chủ nội bộ là nơi giúp tạo ra một môi trường làm việc năng động, tích cực, nơi mà mọi người cảm thấy có được sự tôn trọng và những giá trị của bản thân họ được công nhận. Điều này không chỉ tăng thêm sự hài lòng trong công việc mà còn góp phần tăng cường hiệu suất và sáng tạo trong công việc

- Trong khía cạnh gia đình: Việc lắng nghe và tôn trọng quan điểm của mỗi thành viên trong gia đình giúp tạo ra một môi trường sống đầy yêu thương và hòa thuận. 

- Trong khía cạnh xã hội: Dân chủ nội bộ là một trong những nguyên tắc cốt lõi cần phải có của một xã hội dân chủ. Nó giúp đảm bảo một điều rằng mọi người đều có quyền trong việc đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến cuộc sống của họ và cộng đồng.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Quyết định khó khăn nhất trong chương trình văn 12 cánh diều. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990