img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài rừng Xà Nu chi tiết

Tác giả Minh Châu 14:17 30/11/2023 40,586 Tag Lớp 12

Rừng Xà Nu của tác giả Nguyễn Trung Thành là một tác phẩm nổi bật trong chương trình Ngữ Văn 12. Sau đây Vui hoc sẽ hướng dẫn các em soạn bài rừng xà nu chi tiết và đầy đủ để chuẩn bị tốt cho bài học ở trên lớp. Cùng tham khảo bài viết ngay nhé!

Soạn bài rừng Xà Nu chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài rừng Xà Nu phần tác giả

1.1 Tiểu sử 

- Tác giả Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu, ông sinh ra trong gia đình viên chức bưu điện. 

- Ông sinh năm 1932 tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 

- Ngay khi còn đang học trung học, ông đã xung phong tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam, là tay bút gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên với bút danh Nguyên Ngọc.

1.2 Thành tựu sáng tác  

- Ông biết tiểu thuyết nổi tiếng Đất nước đứng lên ngay sau hiệp định Geneve, khi ông được tập kết ra Bắc. Đây là tác phẩm nổi tiếng về cuộc chiến tranh chống Pháp, được nhân dân biết đến qua bộ phim chuyển thể. 

- Vào năm 1962, ông quay lại miền Nam giữ chức chủ tịch chi hội văn nghệ giải phóng miền Trung, đồng thời phụ trách Tạp chí Văn nghệ quân khu năm. Chính trong thời gian này ông đã sáng tác tác phẩm Rừng xà nu.

 

2. Soạn bài rừng Xà Nu phần tác phẩm 

2.1 Hoàn cảnh sáng tác 

- Truyện ngắn Rừng xà nu được tác giả Nguyễn Trung Thành sáng tác năm 1965, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ diễn ra. 

- Ngay sau khi sáng tác được ra mắt tại tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng, sau đó được in lại trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc năm 1969.

2.2 Bố cục 

Có thể chia bố cục truyện thành 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”: với nội dung chính là hình ảnh rừng xà nu - biểu tượng của dân làng Xô Man.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “Hà hà… được!”: Sau khi Tnú đi ba năm lực lượng trở về thăm làng.
  • Phần 3. Đoạn còn lại: Là câu chuyện kể của Cụ Mết về cuộc đời bi tráng của Tnú và cuộc đấu tranh đánh giặc của dân làng Xô Man.

Bạn đã có trong tay bộ sổ tay hack điểm thi THPT và kỳ thi đánh giá năng lực của vuihoc chưa? Nếu chưa thì nhanh tay đăng ký để được nhận ưu đãi lên đến 50% bạn nhé! 

2.3 Tóm tắt tác phẩm Rừng Xà Nu

Truyện ngắn rừng xà nu kể về ngôi làng Xô man ở sâu trong cánh rừng xà nu bạt ngàn ở vùng Tây Nguyên. Ngôi làng nhỏ này đang ngày ngày phải chịu đựng những trận pháo thả của đội quân Mỹ. Sau ba năm kể từ ngày gia nhập lực lượng vũ trang, Tnú - nhân vật chính của câu truyện trở về thăm ngôi làng mình. Nhưng để đánh trả cũng như phòng thủ trước quân địch, ngôi làng đã trang bị rất nhiều cạm bẫy nguy hiểm như hầm chống, giàn thò,... mà đến cả người dân làng như Tnú cũng phải có người dẫn vào. Khi về đến làng, Tnú ngay lập tức được toàn dân đón tiếp rất nồng hậu, mọi người kéo đến nhà cụ Mết thăm Tnú ngay trong đêm đó. Mọi người rất tiếc khi thời gian Tnú có thể ở nhà chỉ có một đêm. Trong đêm ngắn ngủi này Tnú đã được mọi người kể rất nhiều chuyện, về ngôi làng Xô Man ba năm nay. Cụ Mết rất tự hào vì năm nay làng Xô man đã giữ vững sức mạnh, chưa để một chiến sĩ cán bộ nào bị giặc bắt. Nhưng đánh đổi vào sự bình an đó chính là việc anh Xút bị treo cổ, bà Nhan bị quân giặc chặt đầu và câu chuyện tuổi thơ của Tnú và Mai nhỏ nhưng đã vào rừng nuôi anh Quyết cán bộ.

Tnú khi nhỏ học con chữ thì nhanh quên nhưng riêng việc làm rừng làm giao liên thì rất sáng dạ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thân hình nhỏ bé đó mạnh mẽ vượt thác, vượt đèo, xé rừng vượt vòng vây quân địch để hỗ trợ cán bộ. Dù khi bắt, bị quân giặc tra tấn dã man Tnú vẫn mạnh mẽ tự hào chỉ vào bụng nói “Cộng sản ở đây này”. Sau thời gian ba năm đằng đẵng bị giặc bắt, Tnú vượt ngục trở về cùng dân làng nghe theo lời giặc của anh Quyết cùng đứng lên đánh giặc. Bọn giặc mang một tiểu đội đến làng đúng thời điểm Mai vừa sinh con, chúng bắt mẹ con Mai để đe dọa Tnú. Chúng dã man tra tấn người phụ nữ mới sinh và đứa trẻ sơ sinh bé bỏng. Tnú vừa không cứu được vợ con vừa bị giặc bắt, chúng còn tra tấn Tnú bằng cách lấy nhựa cây xà nu đốt cháy các ngón tay anh. Đúng khi đó, cụ Mết dẫn theo dân làng đến đánh đuổi quân giặc, giết chết thằng Dục giải cứu Tnú. Dù bọn giặc được trang bị súng máy hiện đại, nhân dân ta cũng sẽ can đảm đứng lên cầm giáo mác đánh lại. Tnú cũng kể lại chuyện mình đánh giặc, bóp chết thằng chỉ huy vì với anh thằng giặc nào cũng là thằng Dục. Sau một đêm sống trong hồi ức, cụ Mết và Dít đã đưa Tnú ra khỏi làng, ba người cùng nhau nhìn rừng xà nu bạt ngàn đang bảo vệ ngôi làng mình. 

2.4 Ý nghĩa nhan đề Rừng Xà Nu

Nhan đề Rừng xà nu tuy không phải là nhân vật chính trong câu chuyện nhưng lại là hình ảnh bao trùm toàn bộ nhân vật

  • Ý nghĩa thực: Xà nu là loài cây xuất hiện nhiều nhất ở khu vực Tây Nguyên. Chính vì thế cây xà nu gắn mật thiết với cuộc  sống của người dân, từ gỗ làm củi nấu cơm, khói giúp làm bảng cho học sinh học tập, nhựa cây cũng là chất giúp đuốc phát sáng,...

  • Ý nghĩa biểu tượng: Rừng xà nu xuất hiện từ đầu câu chuyện, là nhân chứng cho cuộc đấu tranh kiên cường của dân làng Xô man. Xà nu cũng tượng trưng cho con người Tây Nguyên, tuy chịu nhiều tổn thương nhưng vẫn không chịu khuất phục. Cây bị tổn thương ngã xuống lập tức cây non sẽ mọc lên tiếp tục chiến đấu ngoan cường 

2.5 Giá trị nội dung và nghệ thuật 

  • Giá trị nội dung: Rừng xà nu như một bản hùng ca ca ngợi sức sống mãnh liệt của người dân Xô man. Nhà văn đã khắc họa thành công chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cũng như hình ảnh người dân Tây Nguyên bất khuất, kiên cường khi được giác ngộ và đi theo đường lối của Đảng.

  • Giá trị nghệ thuật: Lối viết văn ngắn gọn, xúc tích, mang lại hấp dẫn cho người đọc. Kèm theo giọng văn hào hùng mang tính chất thời đại. Bút pháp nghệ thuật xây dựng thành công hình tượng rừng xà nu hùng vĩ tượng trưng cho con người kiên cường trước số phận.

 

3. Hướng dẫn soạn bài rừng Xà Nu 

3.1 Câu 1 ( SGK Ngữ văn 12 tập 2) 

a. Nhan đề: Hình tượng rừng xà nu là hình ảnh trọng tâm, mang ý nghĩa tả thực về loài cây xà nu mọc rất nhiều ở vùng đất Tây Nguyên. Đây cũng là loài cây gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào nơi đây. Ý nghĩa thứ hai chính là cây xà nu cũng là nhân vật đã chứng kiến những sự kiện trọng đại của dân làng, là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất con người nơi đây. 

b. Hình ảnh rừng xà nu cây nào cũng bị tổn thương bởi đại bác, giống như những đau thương và mất mát mà người dân đồng bào Tây Nguyên phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh này. 

c. Hình ảnh ngọn đồi, cánh rừng xa hút tầm mắt, tít tắp đến tận chân trời luôn xuất hiện trong tác phẩm nhằm ca ngợi sức sống mãnh liệt của cây xà nu và cũng là lòng tin về sự trường tồn của dân tộc. 

3.2 Câu 2 ( SGK Ngữ văn 12 tập 2) 

a. Những phẩm chất của Tnú:  dũng cảm, trung thực, gan góc, trung thành với cách mạng, yêu thương gia đình, có tinh thần yêu đất nước và quê hương.

Khi so sánh với hình ảnh nhân vật A Phủ thì hình ảnh của Tnú có những điểm mới hơn đó chính là sự giác ngộ với cách mạng ngay từ khi còn rất nhỏ. 

b.Cách cụ Mết nhắc đi nhắc lại chuyện Tnú không bảo vệ được vợ con và khắc ghi vào tâm trí người nghe câu nói “ Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo” mang ý nghĩa trong chiến tranh khi kẻ địch có vũ khí còn chúng ta chỉ có đôi bàn tay thì sẽ không thể bảo vệ được những người mà chúng ta quan tâm. Và chính Tnú cũng không cứu được vợ con mình. 

c. Qua câu chuyện của Tnú và người dân làng Xô Man, chúng ta thấy được một chân lý đó là để đất nước trường tồn, người dân được sống trong hòa bình thì không có cách nào khác ngoài cách cùng nhau đứng lên, cầm lấy vũ khí đánh đuổi quân thù.

Cách cụ Mết kể lại câu chuyện cũng chính là cách để truyền đạt lại cho con cháu đời sau ghi nhớ được chân lý đó, không có gì đáng quý hơn nền độc lập của dân tộc. 

d. Hình tượng nhân vật cụ Mết, Mai, Dít rồi đến bé Heng chính là hình ảnh các thế hệ nối tiếp nhau, nổi bật tinh thần của người dân làng Xô Man. 

  • Cụ Mết chính là hiện thân của thế hệ đi trước, đại diện cho sức mạnh cộng đồng, là người có tiếng nói kêu gọi cộng đồng. 

  • Mai, Dít là hiện thân của thế hệ hiện tại, đại diện cho sự kiên định, niềm tin vững vàng trong chiến tranh

  • Còn bé Heng, là hiện thân của tương lai, là đại diện cho thế hệ nối tiếp con đường cách mạng của cha ông, và đưa cuộc chiến đến hồi chiến thắng.

>>> Chiến thắng kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia - vượt qua giới hạn của bản thân với khóa học PAS THPT <<< 

3.3 Câu 3 ( SGK Ngữ văn 12 tập 2) 

Theo anh/chị, hình ảnh cánh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ, khăng khít với nhau như thế nào?

- Rừng cây xà nu với Tnú cũng như dân làng Xô man có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Từ thời thơ ấu, gỗ xà nu đã được dùng để nấu từng bữa ăn cho Tnú, khói xà nu dùng để hun bảng đen cho lũ trẻ học còn nhựa xà nu dùng làm đuốc thắp sáng cho người dân đi đường

- Đến khi trưởng thành, đi theo cách mạng xà nu lại là nhân chứng chứng kiến nỗi đau của Tnú khi anh không thể cứu được vợ con mình. Bọn giặc còn dùng nhựa xà nu để đốt cháy ngón tay tra tấn anh

- Chính rừng xà nu tiễn anh tiếp tục nhiệm vụ cao cả đánh đuổi quân giặc nhưng cũng chính rừng xà nu đã chào đón anh trở về với vòng tay của dân làng, soi sáng đêm đoàn tụ của anh ở nhà cụ Mết

- Hình ảnh rừng xà nu luôn song hành với Tnú, luôn đối chiếu làm nổi bật nhau. Nếu cậu bé Dít là cây xà nu nhỏ bé, là tương lai của ngôi làng thì Tnú chính là cây xà nu trưởng thành mạnh mẽ và tràn đầy khát vọng vào tương lai. Như rừng xà nu bất diệt, dù cả rừng không cây nào lành lặn nhưng quân giặc không bao giờ giết hết được vì vết thương nhanh chóng lành, lớn lên còn cây non luôn mọc lên nhanh chóng thay thế cho những cây ngã xuống. Tnú cũng vậy, càng sau những đau thương mất đi người thân, sau khi bị tra tấn thì anh càng mạnh mẽ hơn càng có khát vọng đánh đuổi kẻ thù. 

3.4 Câu 4 ( SGK Ngữ văn 12 tập 2) 

Nêu và phân tích cảm nhận về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm rừng xà nu

a. Nhan đề: 

- Trong thời kỳ chiến tranh, các tác phẩm ca ngợi anh hùng thường lấy nhân vật trung tâm làm nhan đề. Nhan đề của tác phẩm mang nhiều tính biểu tượng và liên tưởng cao. 

=> Hình ảnh rừng xà nu chính là biểu tượng của đồng bào Tây Nguyên anh hùng

b. Giọng điệu: 

-Tác giả chọn kể câu chuyện qua lời của cụ Mết - già làng. Đối với đồng bào dân tộc, già làng là những người có uy tín với cả cộng đồng. 

-Câu chuyện được kể trong không gian sử thi với cơn mưa rả rích, ngọn lửa bập bùng. 

Cách kể chuyện: Lời kể của cụ Mết không phải như kể một câu chuyện bình thường mà như đang kể lại một phán truyền lịch sử quan trọng và ý nghĩa 

=> Tác giả sử dụng giọng điệu đầy trang trọng khi kể lại câu chuyện đầy thiêng liêng này. 

c. Kết cấu truyện: 

Tác giả Nguyễn Trung Thành sử dụng kết cấu đầu cuối cho tác phẩm của mình. Đây là kết cấu rất thường gặp trong các bản anh hùng ca. Tạo nên ấn tượng đặc biệt với người đọc qua hình ảnh rừng xà nu ở đầu câu chuyện và kết thúc câu chuyện. 

 

4. Soạn bài Rừng xà nu: Hướng dẫn luyện tập 

Viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm xúc và suy nghĩ của anh chị về đôi bàn tay của Tnú

Gợi ý trả lời: 

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm rừng xà nu và hình ảnh nhân vật chính Tnú. Dẫn dắt đến hình ảnh đôi bàn tay của Tnú

- Đưa ra những ý nghĩa về hình ảnh đôi bàn tay đó: 

+ Đôi bàn tay của Tnú thể hiện sự trung thành, một lòng với cách mạng thông qua chi tiết khi Tnú bị địch bắt, anh ấy đã dùng đôi tay úp vào bụng và trả lời “Cộng sản ở đây này” 

+ Đôi bàn tay của Tnú chính là bằng chứng cho tội ác của quân địch “ mười đầu ngón tay bị tẩm nhựa cây xà nu” “bị thiêu cháy”. Hình ảnh đôi bàn tay bị thiêu cháy chứng tỏ một chân lý cách mạng “ chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo” 

+ Đôi bàn tay của Tnú còn là đôi bàn tay tràn đầy tình yêu thương khi Tnú cầm tay Mai vượt ngục trở về, đôi bàn tay che chở cho mẹ con Mai

=> Hình ảnh đôi bàn tay của Tnú mang tính biểu tượng cao. Cho thấy một tinh thần giác ngộ cách mạng, quyết liệt với bọn giặc nhưng cũng tràn đầy tình yêu thương giữa người với người. 

Khóa học PAS THPT giúp xây lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+ điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Đăng ký ngay để được lên lộ trình càng sớm càng tốt bạn nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Trên đây là hướng dẫn soạn bài Rừng Xà Nu của tác giả Nguyễn Trung Thành trong chương trình Văn 12. Để xem thêm nhiều bài soạn và bài phân tích khác thuộc hệ thống kiến thức Soạn văn 12, hãy truy cập trang web vuihoc.vn hàng ngày bạn nhé! 

>> Mời các bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Hotline: 0987810990