img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp

Tác giả Minh Châu 15:14 30/11/2023 37,832 Tag Lớp 12

Biện pháp tu từ thường gặp trong văn học, nếu nắm được cách sử dụng sẽ giúp bài văn của các em trở nên trau chuốt, mượt mà và gây được ấn tượng với người đọc. Biết được điều này, VUIHOC đã tóm tắt và hướng dẫn soạn bài Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp để giúp các em học phần kiến thức này dễ dàng hơn.

Soạn bài Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1.Tóm tắt nội dung bài Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp 

1. Phép lặp cú pháp

- Phép lặp cú pháp là một biện pháp thể hiện sự lặp đi lặp lại của một cấu trúc cú pháp, trong đó lặp lại một số từ ngữ nhất định và có vai trò cùng diễn đạt về một nội dung chủ đề, sử dụng để nhấn mạnh hoặc khẳng định nội dung hoặc hình ảnh nào đó mà tác giả muốn hướng đến.

- Lặp kết cấu cú pháp thường xuất hiện trong các tác phẩm văn xuôi, thơ hoặc trong một số thể loại văn học dân gian như là câu đối, thành ngữ, tục ngữ, thậm chí là trong thể loại cổ điển hơn như thơ Đường luật và văn biền ngẫu, nhằm mục đích tạo ra những giá trị về mặt biểu cảm hoặc giá trị mặt tạo hình. 

Ví dụ:

Con sóng dưới lòng sâu.

Con sóng trên mặt nước.

                             ( Xuân Quỳnh – Sóng )

2. Phép liệt kê

- Phép liệt kê là phép tu từ thể hiện sự sắp xếp, nối tiếp liên tục với nhau bởi các từ hoặc cụm từ cùng thể loại nhằm diễn tả được các khía cạnh hoặc những tâm tư, tình cảm một cách đầy đủ, rõ ràng và sâu sắc hơn cho người đọc, người nghe dễ dàng nhận biết và cảm nhận.

- Các loại liệt kê bao gồm:

+ Dựa vào cấu tạo: kiểu liệt kê sắp xếp theo từng cặp và kiểu liệt kê sắp xếp không theo từng cặp.

Ví dụ:

"Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đồi De, núi Hồng."

+ Dựa vào ý nghĩa: loại liệt kê tăng tiến hoặc liệt kê không tăng tiến

Ví dụ:

"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán,..."

3. Phép chêm xen

- Phép chêm xen là bổ sung vào câu một cụm từ có quan hệ không trực tiếp với ngữ pháp trong câu, nhưng có vai trò rõ rệt trong việc thêm thông tin cần thiết hoặc bộc lộ những cảm xúc, thường đứng phía sau dấu gạch nối hoặc bên trong ngoặc đơn.

Ví dụ: 

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)                                    

 Cũng vào du kích!                                      

 Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích                                   

 Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”

                              [Quê hương – Giang Nam]

4. Một số biện pháp khác

- Đảo ngữ: là quá trình thay đổi trật tự giữa các cấu tạo ngữ pháp thông thường trong câu, nhằm nhấn mạnh cũng như làm nổi bật ý chính cần diễn đạt, khiến cho câu thơ, câu văn trở nên sinh động, gợi cảm và hài hòa hơn về mặt âm thanh,…

- Đối: Là việc sử dụng những từ ngữ, các thành phần câu, hình ảnh cùng các vế câu song song, cân đối trong câu nói nhằm tăng hiệu quả diễn đạt: giúp nhấn mạnh vào ý chính, tăng sự liên tưởng và gợi lên hình ảnh sống động, tạo nhịp điệu cho từng lời nói, biểu đạt được cảm xúc tâm tư…  Có 2 loại: đối tương phản (mang ý nghĩa trái ngược nhau) và đối tương hỗ (mang ý nghĩa bổ sung cho nhau).

- Câu hỏi tu từ: là việc đặt ra các câu hỏi nhưng không cần đến câu trả lời mà nó muốn nhấn mạnh vào một ý nghĩa khác.

- Trùng điệp: là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố dùng để diễn đạt (có thể đó là thanh, âm vần, từ, cụm từ hoặc câu) nhằm mục đích nhấn mạnh ý, biểu đạt được cảm xúc và ý nghĩa, có vai trò gợi hình tượng nghệ thuật.

- Câu đặc biệt: là loại câu không theo cấu trúc chủ - vị, có vai trò nhấn mạnh sự có mặt, sự tồn tại của hiện tượng, sự vật, bộc lộ cảm xúc…

Học văn không khó với lộ trình online cùng các thầy cô có nhiều năng kinh nghiệm giảng dạy. Nhanh tay đăng ký khóa học PAS THPT để được nhận ưu đãi từ VUIHOC nhé! 

 

2. Soạn bài Thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp 

2.1 Phép lặp cú pháp 

Câu 1: Trang 150 sgk ngữ văn 12/1 

Hãy đọc đoạn văn a và đoạn thơ b, c trong SGK, xác định những câu nào có sử dụng phép lặp cú pháp? Những cú pháp nào được lặp lại? Tác dụng (hay hiệu quả nghệ thuật) của chúng như thế nào?

a) Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân ca nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

b)

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đô nặng phù sa.

(Nguyễn Đình Thi, Đất nuớc)

c) 

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

(Tố Hữu, Việt Bắc)

Câu trả lời:

a. Những câu lặp cú pháp xuất hiện trong đoạn văn a là: câu 1-3, 4-5

- Cấu trúc lặp lại đó là:

+ Sự thật là .... , chủ ngữ (dân ta) + vị ngữ (thành thuộc địa ...), + BN

+ Dân ta (đã/lại) + vị ngữ

-   Hiệu quả nghệ thuật của phép lặp: dùng để nhấn mạnh tính khẳng định; giúp lời văn trở nên hài hoà, có nhịp điệu và bổ sung ý nghĩa cho nhau.

b. Những cấu trúc lặp cú pháp xuất hiện trong đoạn thơ b là:

-  Câu 1 và 2: chủ ngữ - đây - vị ngữ (là của chúng ta)

-  Câu 3, 4, 5: Những - danh từ - Định tố

- Hiệu quả nghệ thuật: dùng để nhấn mạnh cũng như khẳng định về niềm tự hào cũng như thể hiện tình yêu vô cùng tha thiết đối với đất nước của nhà thơ.

c. Cấu trúc câu lặp lại trong đoạn thơ c là: Nhớ sao...

Hiệu quả nghệ thuật: Phép lặp đó có vai trò làm tăng thêm mức độ nhớ của người về xuôi (hay chính là của tác giả) đối với quê hương Việt Bắc.

Câu 2: Trang 151 sgk ngữ văn 12/1 

So sánh sự giống nhau và khác nhau trong các hiện tượng xuất hiện phép lặp kết cấu cú pháp của những trường hợp văn xuôi, những câu thơ ở câu 1 với kết cấu của những câu thuộc những thể loại khác dưới đây (về số tiếng xuất hiện trong câu, sự đối xứng, về nhịp điệu và cuối cùng là tác dụng,…) của chúng:

a) Các câu tục ngữ

– Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

– Gần mực thì đen, gằn đèn thì rạng.

b) Câu đối:

Cụ già ăn củ ấu non.

Chú bé tạo cây đại lớn.

Thơ Đường luật:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn)

c) Văn biền ngẫu

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Câu trả lời:

- Giống nhau: Tất cả các thể loại văn hay thơ đều có sự xuất hiện của phép lặp kết cấu cú pháp.

- Khác nhau: 

+ Về số lượng tiếng: 

Ở các thể loại cổ hiện như thơ Đường luật, câu đối hay văn biền ngẫu (và ở khá nhiều các câu tục ngữ), số lượng tiếng xuất hiện trong câu phía trước (hoặc còn gọi là vế trước) và câu phía sau (hoặc còn gọi là vế sau) phải bằng nhau. Trong thể loại văn xuôi và thơ tự do thì những câu lặp kết cấu cú pháp không cần thiết phải có số tiếng bằng nhau như thế.

+ Về từ loại và về cấu tạo của các từ:

Ở các thể loại như thơ Đường luật, câu đối, văn biền ngẫu (và ở khá nhiều các câu tục ngữ), trong những câu (hoặc các vế câu) có lặp kết cấu cú pháp thì các từ tương ứng với nhau phải thuộc cùng loại và chung kiểu cấu tạo từ (ví dụ như "lao xao", "vắng vẻ" cùng là từ láy và thuộc tính từ,...). 

Ngược lại, với thể loại văn xuôi và thơ tự do, những câu lặp kết cấu cú pháp không cần phải có sự nghiêm ngặt trong sự đối xứng về từ loại hay cấu tạo từ (hai câu ví dụ "những dòng sông đỏ nặng phù sa" và  "những ngả đường bát ngát" có kết cấu cú pháp khá giống nhau, nhưng phần định ngữ ở câu phía sau là một từ láy với 2 âm tiết - bát ngát, còn câu phía trước là một cụm từ với 4 âm tiết - đỏ nặng phù sa)

+ Về nhịp điệu:

Trong thể loại thơ Đường luật, văn biền ngẫu, câu đối (và ở khá nhiều các câu tục ngữ), ở những câu (hoặc là vế câu) lặp kết cấu cú pháp thì kết cấu nhịp điệu cũng yêu cầu sự lặp ở mức độ rất rõ ràng (ví dụ: trong hai câu "ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ” và “người khôn, người đến chốn lao xao”, kết cấu nhịp điệu đều tương tự nhau là 2/5 hoặc 2/2/3). Còn đối với văn xuôi, thơ tự do, những câu lặp kết cấu cú pháp thì kết cấu nhịp điệu không cần thiết phải lặp.

Câu 3 : Trang 151 sgk ngữ văn 12/1

Xác định 3 câu văn hoặc câu thơ có sử dụng phép lặp cú pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12. Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật  của phép lặp đó.

Câu trả lời:

– Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập: lặp 2 cú pháp (một dân tộc đã gan góc… và dân tộc đó phải được…)

⇒ Khẳng định sự đanh thép trong tinh thần anh dũng và khẳng định dân tộc Việt Nam xứng đáng được độc lập, tự do và hạnh phúc.

– Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn

⇒ Lặp mình về mình có nhớ…: thể hiện nỗi nhung nhớ và trạng thái băn khoăn, suy nghĩ của người ở lại hướng tới người ra đi.

– Lặp cú pháp Đất là…, Nước là…, Đất Nước là… ở trong tác phẩm “Đất nước” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

⇒ Giải thích, phân chia ý nghĩa của đất nước.

2.2 Phép liệt kê 

Câu hỏi về phép liệt kê trang 152 SGK Ngữ văn 12/1

Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê xuất hiện trong hai đoạn trích dưới đây:

a) Các người ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bỏng; đi thuỷ thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so nới Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chằng kém gì.

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

b) Về chính trị chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, đề ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn đề làm cho nòi giống ta suy nhược.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Câu trả lời:

a) Đoạn trích “Hịch tướng sĩ” có sự xuất hiện của phép liệt kê kết hợp với phép lặp cú pháp. Nhiều vế câu liên tiếp cùng một kiểu kết cấu gồm 2 vế theo mô hình khái quát:

…thì ta…

Ví dụ: không có mặc thì ta cho áo

Tác dụng: giúp nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi vô cùng chu đáo và đầy tình nghĩa yêu thương của tác giả đối với tướng sĩ.

b) Lặp cú pháp: các câu với kết cấu ngữ pháp rất giống nhau: Chủ ngữ – Vị ngữ – B, kết hợp với phép tu từ liệt kê nhằm vạch trần tội ác của thực dân Pháp, chỉ ra mặt độc ác của kẻ thù.

2.3 Phép chêm xen 

Câu 1: Trang 152 sgk ngữ văn 12 /1 

Phân tích các bộ phận được in đậm trong các câu dưới đây về các mặt:

– Vị trí và chức năng ngữ pháp trong câu.

– Dấu câu dùng để tách biệt bộ phận đó.

– Tác dụng của bộ phận đó đối với việc thêm thông tin, giúp bộc lộ tâm tư, cảm xúc,…

a) Thị Nở xích lại. Đặt bàn tay lên ngực hắn (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong), thị hói hắn:

– Vừa thổ hả?

(Nam Cao, Chí Phèo)

b) Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét bà ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.

(Nam Cao, Chí Phèo)

c) Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích.
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).

(Giang Nam, Quê hương)

d) Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi độc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Câu trả lời:

a) Phần chêm xen “thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong” nằm ở vị trí giữa câu, được đặt phía trong của dấu ngoặc đơn, giúp bổ sung ý nghĩa về phản ứng chậm chạp, bất bình thường của Thị Nở.

b) Phần chêm xen “cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau” nằm ở vị trí cuối câu, phía sau dấu “,” giúp giải thích thông tin: trong những vất vả sắp xảy ra, Chí Phèo sợ nhất chính là nỗi cô độc.

c) Phần chêm xen “thương thương quá đi thôi” nằm ở vị trí cuối câu, được đặt phía trong của dấu ngoặc đơn, giúp bộc lộ tình cảm thương mến của người viết.

d) Phần chêm xen “Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam” nằm ở vị trí ngay chính giữa câu, đặt phía sau dấu “,” giúp giải thích thông tin, làm rõ thêm về đối tượng “chúng tôi”.

Câu 2: Trang 153 sgk ngữ văn 12/1

Hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 3 - 5 câu) về nhà văn Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc, trong đó cần sử dụng phép tu từ chêm xen. Phân tích vai trò của phép chêm xen trong trường hợp này:

Câu trả lời:

Mối ân tình của người ở lại (người dân Việt Bắc) và người ra đi (chiến sĩ cách mạng) chính là nội dung theo suốt toàn bộ tác phẩm “Việt Bắc”. Bởi vậy, tác phẩm này còn được đánh giá như là một khúc tình ca cách mạng đối với quân và dân ta. Tố Hữu, người nghệ sĩ – cũng là người chiến sĩ, đã ngâm mình trong nghĩa tình cao đẹp ấy và chắp bút viết lại thành thơ với tất cả những cảm xúc hết sức chân thật của mình.

⇒ Vai trò của phép chêm xen:

– Phần chêm xen “người dân Việt Bắc” hay “chiến sĩ cách mạng” bổ sung ý nghĩa đối với đối tượng người ở lại và người ra đi ở trong tác phẩm.

– Phần chêm xen “người nghệ sĩ – cũng là người chiến sĩ bổ sung về những thông tin liên quan đến nhà thơ Tố Hữu.

Đăng ký học thử tất cả các môn học trong khóa học PAS THPT của VUIHOC ngay nếu bạn muốn được học tập theo lộ trình "cá nhân hóa" . Môn văn không hề khó nếu học đúng phương pháp. Còn chờ đợi gì nữa, gửi ngay thông tin để được tư vấn chi tiết về khóa học bạn nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NH N HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Các biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong các tác phẩm văn thơ, thậm chí trong cả các câu tục ngữ, thơ Đường luật,... Việc soạn bài thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp sẽ giúp các em nắm được khái niệm và chức năng để áp dụng vào bài làm của mình. Ngoài ra, để bổ sung những kiến thức hay về môn ngữ văn 12 nói riêng và các môn học khác nói chung, nhanh tay truy cập website vuihoc.vn hoặc đăng ký các khoá học với thầy cô ngay nhé!

>> Mời các bạn tham khảo thêm

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}
Hotline: 0987810990